Tôi vừa đi nghỉ từ Indonesia trở về. Indonesia là một trong số vài ba nước ASEAN tôi chưa có dịp đặt chân, nên cũng cần phải thăm thú khám phá để biết láng giềng của mình như thế nào.
Sau chặng dừng chân ở Singapore để trả khách và lấy thêm khách mới, chuyến bay từ TPHCM của Hãng hàng không Lion Air (Indonesia) tiếp tục hành trình đến Jakarta, thủ đô của đất nước vạn đảo.
Tôi rất ấn tượng đẹp về sân bay quốc tế Sukarno-Hatta của Jakarta. Có lẽ đây là cái sân bay đẹp nhất mà tôi đã từng đến (tôi đã qua 45 sân bay của 25 quốc gia). Sân bay này mang đậm bản sắc kiến trúc, văn hóa và tâm hồn của một dân tộc, thực sự đem lại cho người ta cảm giác bình an, thoải mái và ấm cúng.
Các phòng chờ ra máy bay được đứng độc lập nối với khu nhà làm thủ tục bằng những hành lang thoáng mát lát gạch đỏ dẫn qua những khu vườn đầy hoa lá như trong resort chứ không phải là những kết cấu bằng kim loại và kính thấy nhan nhản ở bất cứ sân bay nào trên thế giới.
Có thể nói Jakarta là một thành phố đẹp, được quy hoạch tốt. Đường sá rộng rãi, những tòa nhà (dù là nhà cao tầng trong phố) cũng có không gian riêng để cựa mình, chứ không chen vai thích cách như Bangkok, và không bát nháo như Hà Nội hay TP HCM.
Trước khi đặt chân đến Indonesia tôi không hề biết rằng đất nước này có văn hóa tượng đài. Thế nhưng những tượng đài mà tôi trông thấy trong thành phố tuy không to lớn, hoành tráng nhưng đều đẹp. Đặc biệt cây xanh rất nhiều. Trước đây cứ nghĩ Hà Nội có lẽ là thành phố xanh nhất Đông Nam Á, bây giờ mới biết là nhầm. Danh vị ấy nên thuộc về Jakarta.
Nhưng Jakarta quả thực là một thành phố của sự tương phản và đối chọi. Nhà thờ Thiên chúa giáo mái nhọn nằm ngay đối diện với Thánh đường Hồi giáo mái vòm. Những cao ốc tối tân lộng lẫy nằm xen kẽ với những ngôi nhà sập xệ và đổ nát. Giàu sang phô trương hiện diện ngay bên cạnh cái nghèo đói, như một lẽ đương nhiên. Người ta chấp nhận và không thấy xốn mắt.
Tại Jakarta tôi gặp lại một người bạn Malaysia hiện đang làm việc cho Ban thư ký ASEAN. Anh không thích Indonesia. Anh nói Jakarta là thành phố tẻ nhạt (anh thích Hà Nội vì trong sự bát nháo có hồn và duyên), không khí thì ô nhiễm, con người thì không mấy thân thiện (tôi thì lại thấy ngược lại).
Anh nói cả ASEAN đang "ghen tị" với sự phát triển của Việt Nam. Theo anh, Việt Nam đã tiếp nhận (adopt) rất nhanh những điều mới và thích ứng (adapt) cũng rất nhanh với môi trường phát triển. Những quốc gia hàng đầu của ASEAN như Singapore, Thái Lan nhìn thấy nguy cơ họ sẽ bị Việt Nam cho qua mặt trong vòng 15-20 năm tới.
Thấy tôi cười có vẻ bán tín bán nghi, anh khẳng định: "Sự thật là như vậy, thực tế cho đến giờ cho thấy đúng là như vậy".
15-20 năm nữa chắc chắn không phải là một khoảng thời gian dài và những mối "quan ngại" của Sing của Thái về Việt Nam hoàn toàn có thể được kiểm chứng. Chắc chắn chúng ta sẽ phải "adopt và adapt" nhiều hơn nữa thì may ra mới có thể đuổi kịp được họ.
Nhưng chỉ cần Hà Nội hay TPHCM có được hệ thống đường sá và quy hoạch đô thị được như Jakarta thì có khi cũng phải adopt và adapt mệt.
Sau chặng dừng chân ở Singapore để trả khách và lấy thêm khách mới, chuyến bay từ TPHCM của Hãng hàng không Lion Air (Indonesia) tiếp tục hành trình đến Jakarta, thủ đô của đất nước vạn đảo.
Tôi rất ấn tượng đẹp về sân bay quốc tế Sukarno-Hatta của Jakarta. Có lẽ đây là cái sân bay đẹp nhất mà tôi đã từng đến (tôi đã qua 45 sân bay của 25 quốc gia). Sân bay này mang đậm bản sắc kiến trúc, văn hóa và tâm hồn của một dân tộc, thực sự đem lại cho người ta cảm giác bình an, thoải mái và ấm cúng.
Các phòng chờ ra máy bay được đứng độc lập nối với khu nhà làm thủ tục bằng những hành lang thoáng mát lát gạch đỏ dẫn qua những khu vườn đầy hoa lá như trong resort chứ không phải là những kết cấu bằng kim loại và kính thấy nhan nhản ở bất cứ sân bay nào trên thế giới.
Có thể nói Jakarta là một thành phố đẹp, được quy hoạch tốt. Đường sá rộng rãi, những tòa nhà (dù là nhà cao tầng trong phố) cũng có không gian riêng để cựa mình, chứ không chen vai thích cách như Bangkok, và không bát nháo như Hà Nội hay TP HCM.
Trước khi đặt chân đến Indonesia tôi không hề biết rằng đất nước này có văn hóa tượng đài. Thế nhưng những tượng đài mà tôi trông thấy trong thành phố tuy không to lớn, hoành tráng nhưng đều đẹp. Đặc biệt cây xanh rất nhiều. Trước đây cứ nghĩ Hà Nội có lẽ là thành phố xanh nhất Đông Nam Á, bây giờ mới biết là nhầm. Danh vị ấy nên thuộc về Jakarta.
Nhưng Jakarta quả thực là một thành phố của sự tương phản và đối chọi. Nhà thờ Thiên chúa giáo mái nhọn nằm ngay đối diện với Thánh đường Hồi giáo mái vòm. Những cao ốc tối tân lộng lẫy nằm xen kẽ với những ngôi nhà sập xệ và đổ nát. Giàu sang phô trương hiện diện ngay bên cạnh cái nghèo đói, như một lẽ đương nhiên. Người ta chấp nhận và không thấy xốn mắt.
Tại Jakarta tôi gặp lại một người bạn Malaysia hiện đang làm việc cho Ban thư ký ASEAN. Anh không thích Indonesia. Anh nói Jakarta là thành phố tẻ nhạt (anh thích Hà Nội vì trong sự bát nháo có hồn và duyên), không khí thì ô nhiễm, con người thì không mấy thân thiện (tôi thì lại thấy ngược lại).
Anh nói cả ASEAN đang "ghen tị" với sự phát triển của Việt Nam. Theo anh, Việt Nam đã tiếp nhận (adopt) rất nhanh những điều mới và thích ứng (adapt) cũng rất nhanh với môi trường phát triển. Những quốc gia hàng đầu của ASEAN như Singapore, Thái Lan nhìn thấy nguy cơ họ sẽ bị Việt Nam cho qua mặt trong vòng 15-20 năm tới.
Thấy tôi cười có vẻ bán tín bán nghi, anh khẳng định: "Sự thật là như vậy, thực tế cho đến giờ cho thấy đúng là như vậy".
15-20 năm nữa chắc chắn không phải là một khoảng thời gian dài và những mối "quan ngại" của Sing của Thái về Việt Nam hoàn toàn có thể được kiểm chứng. Chắc chắn chúng ta sẽ phải "adopt và adapt" nhiều hơn nữa thì may ra mới có thể đuổi kịp được họ.
Nhưng chỉ cần Hà Nội hay TPHCM có được hệ thống đường sá và quy hoạch đô thị được như Jakarta thì có khi cũng phải adopt và adapt mệt.
0 comments:
Đăng nhận xét