Tối thứ Bảy trời mưa, rỗi việc, đành bật tivi lên xem.
Tivi cũng chẳng có gì hay, ngoại trừ chung kết Sao Mai 2007 khu vực phía Bắc, nên cố gắng ngồi xem sau hai năm, Sao Mai có khá hơn không.
Phải nói thẳng ngay là tình hình chẳng sáng sủa hơn mà có nguy cơ còn dở hơn những năm trước. Xem hết cả 18 thí sinh, nhưng chẳng thấy có ai nổi bật.
Không biết các thí sinh miền Trung miền Nam thế này, nếu nhìn vào bộ phận chủ lực của một cuộc thi hát quốc gia (thường các thí sinh miền Bắc bao giờ cũng chiếm ưu thế), thì thấy cái Sao Mai năm nay sẽ khó tìm được gương mặt nào có thể đọ được với Trọng Tấn, Vương Dung, Tân Nhàn của các năm trước.
Tại sao vậy nhỉ? Có phải do các thí sinh quá yếu không?
Cũng một phần thôi, cái chính là cách thức tổ chức anh chàng Sao Mai này đã trở nên lạc hậu quá, cứng nhắc quá, không tạo được đủ không gian cho các thí sinh sáng tạo.
Từ đầu đến cuối toàn phải nghe những bài hát cũ: Từ "Tôi là người thợ mỏ" đến "Xa khơi", hết "Bóng cây Kơnia" lại đến "Đá trông chồng" với "Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh".
Nghĩa là lặp lại hầu như toàn tập.
Đã thế, các thí sinh lại còn hát không hay bằng những người đã hát trước đó. Nghe tức anh ách. Bởi vì các bài đó có phải bài của họ đâu mà họ hát được hay cơ chứ. Hơn nữa phải hát trong tình cảnh bị cái bóng quá to của người đi trước đè xuống, ca sĩ trẻ làm sao có đủ bản lĩnh mà vượt qua được???
"Sao Mai" đang mất đi sự hấp dẫn bởi vì nó đang bắt chước căn bệnh "bài văn mẫu" bên ngành giáo dục. Nếu không có dòng chữ Sao Mai 2007 trên phông, mà gắn vào đó bất cứ con số nào, thì người xem cũng sẽ tưởng là chương trình cũ phát lại.
Một điểm dở nữa là ý kiến của ba vị khách mời. Chẳng vị nào dám nói thật suy nghĩ của mình, cứ vòng vo tam quốc, ai cũng phải tìm từ tìm ý để nói cho êm, nên lúng ta lúng túng.
Còn nhớ tại Sao Mai 2005, ba mẹ con ca sĩ Vũ Dậu - nhạc sĩ Ngọc Châu - ca sĩ Khánh Linh đã nhận xét rất chuyên nghiệp, rất chân thành, xem rất thú vị.
Tại sao ba vị khách lần này lại không dám nói thẳng là em này hát dở, em kia không có giọng mà cứ phải tìm những từ đèm đẹp vuốt ve nhau nhỉ? Các vị cũng góp phần làm cho Sao Mai chán đi đấy.
Ảnh: Tuấn Anh, Tân Nhàn, Vương Dung - các thí sinh đoạt giải Nhất Sao Mai 2005.
Tivi cũng chẳng có gì hay, ngoại trừ chung kết Sao Mai 2007 khu vực phía Bắc, nên cố gắng ngồi xem sau hai năm, Sao Mai có khá hơn không.
Phải nói thẳng ngay là tình hình chẳng sáng sủa hơn mà có nguy cơ còn dở hơn những năm trước. Xem hết cả 18 thí sinh, nhưng chẳng thấy có ai nổi bật.
Không biết các thí sinh miền Trung miền Nam thế này, nếu nhìn vào bộ phận chủ lực của một cuộc thi hát quốc gia (thường các thí sinh miền Bắc bao giờ cũng chiếm ưu thế), thì thấy cái Sao Mai năm nay sẽ khó tìm được gương mặt nào có thể đọ được với Trọng Tấn, Vương Dung, Tân Nhàn của các năm trước.
Tại sao vậy nhỉ? Có phải do các thí sinh quá yếu không?
Cũng một phần thôi, cái chính là cách thức tổ chức anh chàng Sao Mai này đã trở nên lạc hậu quá, cứng nhắc quá, không tạo được đủ không gian cho các thí sinh sáng tạo.
Từ đầu đến cuối toàn phải nghe những bài hát cũ: Từ "Tôi là người thợ mỏ" đến "Xa khơi", hết "Bóng cây Kơnia" lại đến "Đá trông chồng" với "Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh".
Nghĩa là lặp lại hầu như toàn tập.
Đã thế, các thí sinh lại còn hát không hay bằng những người đã hát trước đó. Nghe tức anh ách. Bởi vì các bài đó có phải bài của họ đâu mà họ hát được hay cơ chứ. Hơn nữa phải hát trong tình cảnh bị cái bóng quá to của người đi trước đè xuống, ca sĩ trẻ làm sao có đủ bản lĩnh mà vượt qua được???
"Sao Mai" đang mất đi sự hấp dẫn bởi vì nó đang bắt chước căn bệnh "bài văn mẫu" bên ngành giáo dục. Nếu không có dòng chữ Sao Mai 2007 trên phông, mà gắn vào đó bất cứ con số nào, thì người xem cũng sẽ tưởng là chương trình cũ phát lại.
Một điểm dở nữa là ý kiến của ba vị khách mời. Chẳng vị nào dám nói thật suy nghĩ của mình, cứ vòng vo tam quốc, ai cũng phải tìm từ tìm ý để nói cho êm, nên lúng ta lúng túng.
Còn nhớ tại Sao Mai 2005, ba mẹ con ca sĩ Vũ Dậu - nhạc sĩ Ngọc Châu - ca sĩ Khánh Linh đã nhận xét rất chuyên nghiệp, rất chân thành, xem rất thú vị.
Tại sao ba vị khách lần này lại không dám nói thẳng là em này hát dở, em kia không có giọng mà cứ phải tìm những từ đèm đẹp vuốt ve nhau nhỉ? Các vị cũng góp phần làm cho Sao Mai chán đi đấy.
Ảnh: Tuấn Anh, Tân Nhàn, Vương Dung - các thí sinh đoạt giải Nhất Sao Mai 2005.
0 comments:
Đăng nhận xét