Những câu chuyện mắt thấy tai nghe về người Việt chúng ta trong những lần ra nước ngoài...
Tóm tắt kỳ 1: Tháng 7.1994 tôi cùng 4 đồng nghiệp đi Thái Lan dự một hội nghị khu vực. Ông H lần đầu tiên đi nước ngoài, mang theo lối suy nghĩ và những thói quen cố hữu. Trong đoàn còn có hai nhân vật khả kính khác. Và sau đây là câu chuyện của họ.
CUỘC DU NGOẠN ĐẮT GIÁ Ở PATPONGTóm tắt kỳ 1: Tháng 7.1994 tôi cùng 4 đồng nghiệp đi Thái Lan dự một hội nghị khu vực. Ông H lần đầu tiên đi nước ngoài, mang theo lối suy nghĩ và những thói quen cố hữu. Trong đoàn còn có hai nhân vật khả kính khác. Và sau đây là câu chuyện của họ.
Ông T chính là nhân vật ngót nghét 60 mà tôi đề cập trong entry trước. Ông là cây bút lừng lẫy trong địa hạt kinh tế, nên chuyến đi Thái Lan chẳng phải là chuyến xuất ngoại đầu tiên. Ông sắp về hưu, do vậy cơ quan dành ưu ái này cho ông. Tuy chẳng biết gì về quan hệ quốc tế, nhưng ông vẫn vui vẻ nhận lời. Vì cao tuổi nhất, lại uy tín nhất, nên ông được 4 chúng tôi bầu làm trưởng đoàn.
Ít hơn ông T gần chục tuổi, ông C là gương mặt đang lên của báo giới Sài Gòn. Trông ông đàng hoàng, ăn mặc chải chuốt và từ cơ thể luôn toát ra mùi dầu gió rất không hợp mũi với người Bắc. Mặc dù không thích cái mùi ấy, nhưng tôi lại có cảm tình với ông C, vì ông tỏ ra gần gũi và cởi mở theo đúng phong cách Nam Bộ.
Cả ông T và ông C đều không thích ông H. Đương nhiên rồi. Giữa họ là cả một khoảng cách về học thức, tư duy, vị trí và lối sống. Song sau ngày đầu khó chịu với kiểu hành xử tự nhiên chủ nghĩa của ông H, cả hai ông đều tỏ ra bao dung. Ông T thì không thèm chấp, còn ông C thì không coi đó là vấn đề. Người Nam Bộ vốn suy nghĩ đơn giản.
Sau bữa tối ngày thứ 2, anh bạn Thái hỏi: "Các vị có muốn thưởng ngoạn Bangkok by night không?". Ông H hào hứng nhất: "Có. Sang đến đây mà không đi thì phí". Ông T nhìn ông C: "Cậu thấy thế nào? Đi chứ". Ông C trả lời: "Dạ!". Dạ tức là OK. Thế là đi. Người Thái nói với lái xe: "Chở chúng tôi đến Patpong".
Hic, Patpong quả là hấp dẫn: Cả khu chợ trời khổng lồ bán đủ thứ trên trời dưới biển, lẫn cả mấy cái soi (hẻm) với các quán bar tươi mát. Anh bạn Thái dẫn chúng tôi vào một soi, nơi những tiệm go-go bar điện đóm nhấp nháy mời chào. Những tay macô trẻ măng tóc vuốt keo bóng mượt, mặc sơmi trắng thắt cravate chỉnh tề, giúi tay từng người đàn ông đi qua những tờ rơi in hình các cô gái trong tình trạng cực kỳ thiếu vải: "15 đô, nếu chỉ nhìn và uống một ly bia"!
Có một toan tính nào đó lướt rất nhanh trên trán ông T. Nhưng ông không nói thêm gì nữa.
Anh chàng người Thái đương nhiên không dẫn chúng tôi vào bên trong. Anh là nhân viên chính phủ, chứ không phải tour guide. Đưa chúng tôi đến đây là quá với phận sự của anh rồi. Anh bảo: "Các vị cứ đợi, thỉnh thoảng họ lại kéo riđô che cửa cho người đi qua nhìn vào bên trong đấy. Tha hồ mà ngắm". Quả nhiên, vài phút sau một chàng macô kéo rèm và bên trong hiện ra quang cảnh cực kỳ kích động: Những cô gái hầu như khoả thân uốn éo trên chiếc bục cao bên cạnh những cột inox bóng loáng.
Tất cả chỉ kéo dài trong vòng 15 giây, đủ để chúng tôi chép miệng tiếc rẻ. Người Thái cười: "Thôi, đã 9 giờ rồi. Tôi phải đưa quý vị về khách sạn". Chúng tôi khó nhọc lách qua biển người chật ních trong con soi nhỏ ra đường Silom lên xe về khách sạn. Dọc đường đi chẳng ai nói với nhau câu nào.
Khoảng 10h xe mới về được đến Khách sạn Imperial Queen's Park nơi chúng tôi ở. Tôi ở cùng phòng với ông T. Khi tôi đang mải mê ngắm nhìn khung cảnh Bangkok ban đêm từ tầng 22, thì có chuông điện thoại. Ông T nghe máy và nói: "Vâng, tôi xuống ngay đây". Rồi ông quay sang tôi: "Mấy anh bạn chú bên thương vụ đang đợi dưới lobby, chú xuống gặp họ một lát". Tôi đi tắm và lát sau chìm vào giấc ngủ.
Khá lâu sau, tôi nghe tiếng lục cục. Tôi cựa mình mở mắt thì thấy ông T đang lúi húi bên chiếc vali của ông. "Chú đấy ạ?" - tôi hỏi. Không quay lại, ông đáp: "Ừ!". Ông đóng vali để vào chỗ cũ rồi lặng lẽ đi ra.
Tôi sẽ chẳng thể nào biết được chuyện gì đã xảy ra với ông T, nếu sau đó 2 năm không tình cờ gặp lại ông ở đám cưới một người bạn. Lúc này ông đã về hưu, đã trở thành một người bình thường. Hai chú cháu ngồi cùng bàn và cùng nhớ lại ông H và những kỷ niệm ở Bangkok. Đột ngột, ông hỏi: "Mày có biết cái đêm chú về mở vali là chú đi đâu không?". Tôi nói không. Quả thực tôi vẫn đinh ninh ông đi gặp mấy "anh bạn thương vụ". Hoá ra lại chẳng phải như vậy.
Cú điện thoại lúc sau 10h đêm chính là từ ông C. Hai ông thống nhất với nhau quay trở lại Patpong ngay đêm đó và dàn cảnh gọi điện để khỏi phải mang tôi theo. Hêhê, vì hai ông có tiền, tự nhiên lại bao thêm tôi làm gì???
Ông T xuống lobby thì ông C đã đợi sẵn ở đó. Hai ông vẫy taxi và đi đến đúng cái quán go-go bar ghi trong tờ rơi. Bọn macô đón hai ông như những ông hoàng. Các cô gái xúm vào. Ông C dõng dạc nói: "Nô gơn. Xi ôn li" (No girls, see only). Tay macô hỏi: "Beer?". Ông C lần này không nói "dạ" nữa, mà nói OK! Ông thừa hiểu: Dạ là đối nội, còn OK mới là đối ngoại.
Hai ông nhấm nháp ly bia mát lạnh, thích thú theo dõi các màn múa kích động của các cô gái, nhưng cố giữ im lặng chứ không ồ à như đám du khách phàm tục ngả ngớn xung quanh. Các cô gái cũng chẳng thèm để ý đến hai ông nữa, họ không đến nỗi thiếu khách. Hai ông không dám uống thả phanh, mà chỉ cho phép mỗi người thêm một ly.
Gần 1 giờ sáng, khi quán đã bắt đầu vãn khách, hai ông kêu bồi đến tính tiền để ra về và suýt bổ ngửa khi thấy cái bill cho vụ "ăn phở ngó" + 4 ly bia và vài ba gói đậu phộng có tổng là 150 USD.
Nhưng mà hai ông đã tính nhẩm rồi nên chỉ mang theo 50 USD.
Với vốn tiếng Anh hạn chế, ông C cố gắng giải thích rằng chiểu theo quảng cáo trong tờ rơi, các ông chỉ phải trả 50 USD.
Bọn macô lột 50 đô đó và kiên quyết bắt các ông đưa thêm. Phải trả đủ! Hai ông lộn hết túi quần túi áo mà chúng vẫn không chịu.
Bọn chúng chỉ vào ông T: Du gô hô ten, măn ni! (Thằng này về khách sạn lấy tiền), chỉ vào ông C: Du stây hia (Thằng này ở đây). Vẻ đàng hoàng thường ngày của ông C biến mất, ông gần như mất hết nhuệ khí. Ít ra vào lúc đấy ông T vẫn còn giữ được bình tĩnh và ngoan ngoãn gật đầu. Một tay macô áp tải ông T lên taxi về tận khách sạn và chờ ở dưới.
Lấy được tiền, ông T lộn trở lại Patpong giải thoát cho ông C. Ông cú nhất là thẳng macô bắt ông tự trả tiền cho cuốc taxi, chứ nhất định không chịu chi.
Ông T kết luận: "Sau này chú mới biết là cứ thấy ai lớ ngớ, không biết tiếng Anh là chúng nó đều thịt kiểu ấy. Giá hôm đấy cho cả mày đi cùng thì có khi lại không mất 100 đô!".
Tôi cười tít mắt: "Hè hè, ai bảo chú ăn mảnh! Nhưng mà biết thế nào? Nhỡ đâu lại mất 200 thì sao. Có mỗi chú có ngoại tệ, chứ cháu lấy đâu ra!!!".
(còn tiếp)
Ít hơn ông T gần chục tuổi, ông C là gương mặt đang lên của báo giới Sài Gòn. Trông ông đàng hoàng, ăn mặc chải chuốt và từ cơ thể luôn toát ra mùi dầu gió rất không hợp mũi với người Bắc. Mặc dù không thích cái mùi ấy, nhưng tôi lại có cảm tình với ông C, vì ông tỏ ra gần gũi và cởi mở theo đúng phong cách Nam Bộ.
Cả ông T và ông C đều không thích ông H. Đương nhiên rồi. Giữa họ là cả một khoảng cách về học thức, tư duy, vị trí và lối sống. Song sau ngày đầu khó chịu với kiểu hành xử tự nhiên chủ nghĩa của ông H, cả hai ông đều tỏ ra bao dung. Ông T thì không thèm chấp, còn ông C thì không coi đó là vấn đề. Người Nam Bộ vốn suy nghĩ đơn giản.
Sau bữa tối ngày thứ 2, anh bạn Thái hỏi: "Các vị có muốn thưởng ngoạn Bangkok by night không?". Ông H hào hứng nhất: "Có. Sang đến đây mà không đi thì phí". Ông T nhìn ông C: "Cậu thấy thế nào? Đi chứ". Ông C trả lời: "Dạ!". Dạ tức là OK. Thế là đi. Người Thái nói với lái xe: "Chở chúng tôi đến Patpong".
Hic, Patpong quả là hấp dẫn: Cả khu chợ trời khổng lồ bán đủ thứ trên trời dưới biển, lẫn cả mấy cái soi (hẻm) với các quán bar tươi mát. Anh bạn Thái dẫn chúng tôi vào một soi, nơi những tiệm go-go bar điện đóm nhấp nháy mời chào. Những tay macô trẻ măng tóc vuốt keo bóng mượt, mặc sơmi trắng thắt cravate chỉnh tề, giúi tay từng người đàn ông đi qua những tờ rơi in hình các cô gái trong tình trạng cực kỳ thiếu vải: "15 đô, nếu chỉ nhìn và uống một ly bia"!
Có một toan tính nào đó lướt rất nhanh trên trán ông T. Nhưng ông không nói thêm gì nữa.
Anh chàng người Thái đương nhiên không dẫn chúng tôi vào bên trong. Anh là nhân viên chính phủ, chứ không phải tour guide. Đưa chúng tôi đến đây là quá với phận sự của anh rồi. Anh bảo: "Các vị cứ đợi, thỉnh thoảng họ lại kéo riđô che cửa cho người đi qua nhìn vào bên trong đấy. Tha hồ mà ngắm". Quả nhiên, vài phút sau một chàng macô kéo rèm và bên trong hiện ra quang cảnh cực kỳ kích động: Những cô gái hầu như khoả thân uốn éo trên chiếc bục cao bên cạnh những cột inox bóng loáng.
Tất cả chỉ kéo dài trong vòng 15 giây, đủ để chúng tôi chép miệng tiếc rẻ. Người Thái cười: "Thôi, đã 9 giờ rồi. Tôi phải đưa quý vị về khách sạn". Chúng tôi khó nhọc lách qua biển người chật ních trong con soi nhỏ ra đường Silom lên xe về khách sạn. Dọc đường đi chẳng ai nói với nhau câu nào.
Khoảng 10h xe mới về được đến Khách sạn Imperial Queen's Park nơi chúng tôi ở. Tôi ở cùng phòng với ông T. Khi tôi đang mải mê ngắm nhìn khung cảnh Bangkok ban đêm từ tầng 22, thì có chuông điện thoại. Ông T nghe máy và nói: "Vâng, tôi xuống ngay đây". Rồi ông quay sang tôi: "Mấy anh bạn chú bên thương vụ đang đợi dưới lobby, chú xuống gặp họ một lát". Tôi đi tắm và lát sau chìm vào giấc ngủ.
Khá lâu sau, tôi nghe tiếng lục cục. Tôi cựa mình mở mắt thì thấy ông T đang lúi húi bên chiếc vali của ông. "Chú đấy ạ?" - tôi hỏi. Không quay lại, ông đáp: "Ừ!". Ông đóng vali để vào chỗ cũ rồi lặng lẽ đi ra.
Tôi sẽ chẳng thể nào biết được chuyện gì đã xảy ra với ông T, nếu sau đó 2 năm không tình cờ gặp lại ông ở đám cưới một người bạn. Lúc này ông đã về hưu, đã trở thành một người bình thường. Hai chú cháu ngồi cùng bàn và cùng nhớ lại ông H và những kỷ niệm ở Bangkok. Đột ngột, ông hỏi: "Mày có biết cái đêm chú về mở vali là chú đi đâu không?". Tôi nói không. Quả thực tôi vẫn đinh ninh ông đi gặp mấy "anh bạn thương vụ". Hoá ra lại chẳng phải như vậy.
Cú điện thoại lúc sau 10h đêm chính là từ ông C. Hai ông thống nhất với nhau quay trở lại Patpong ngay đêm đó và dàn cảnh gọi điện để khỏi phải mang tôi theo. Hêhê, vì hai ông có tiền, tự nhiên lại bao thêm tôi làm gì???
Ông T xuống lobby thì ông C đã đợi sẵn ở đó. Hai ông vẫy taxi và đi đến đúng cái quán go-go bar ghi trong tờ rơi. Bọn macô đón hai ông như những ông hoàng. Các cô gái xúm vào. Ông C dõng dạc nói: "Nô gơn. Xi ôn li" (No girls, see only). Tay macô hỏi: "Beer?". Ông C lần này không nói "dạ" nữa, mà nói OK! Ông thừa hiểu: Dạ là đối nội, còn OK mới là đối ngoại.
Hai ông nhấm nháp ly bia mát lạnh, thích thú theo dõi các màn múa kích động của các cô gái, nhưng cố giữ im lặng chứ không ồ à như đám du khách phàm tục ngả ngớn xung quanh. Các cô gái cũng chẳng thèm để ý đến hai ông nữa, họ không đến nỗi thiếu khách. Hai ông không dám uống thả phanh, mà chỉ cho phép mỗi người thêm một ly.
Gần 1 giờ sáng, khi quán đã bắt đầu vãn khách, hai ông kêu bồi đến tính tiền để ra về và suýt bổ ngửa khi thấy cái bill cho vụ "ăn phở ngó" + 4 ly bia và vài ba gói đậu phộng có tổng là 150 USD.
Nhưng mà hai ông đã tính nhẩm rồi nên chỉ mang theo 50 USD.
Với vốn tiếng Anh hạn chế, ông C cố gắng giải thích rằng chiểu theo quảng cáo trong tờ rơi, các ông chỉ phải trả 50 USD.
Bọn macô lột 50 đô đó và kiên quyết bắt các ông đưa thêm. Phải trả đủ! Hai ông lộn hết túi quần túi áo mà chúng vẫn không chịu.
Bọn chúng chỉ vào ông T: Du gô hô ten, măn ni! (Thằng này về khách sạn lấy tiền), chỉ vào ông C: Du stây hia (Thằng này ở đây). Vẻ đàng hoàng thường ngày của ông C biến mất, ông gần như mất hết nhuệ khí. Ít ra vào lúc đấy ông T vẫn còn giữ được bình tĩnh và ngoan ngoãn gật đầu. Một tay macô áp tải ông T lên taxi về tận khách sạn và chờ ở dưới.
Lấy được tiền, ông T lộn trở lại Patpong giải thoát cho ông C. Ông cú nhất là thẳng macô bắt ông tự trả tiền cho cuốc taxi, chứ nhất định không chịu chi.
Ông T kết luận: "Sau này chú mới biết là cứ thấy ai lớ ngớ, không biết tiếng Anh là chúng nó đều thịt kiểu ấy. Giá hôm đấy cho cả mày đi cùng thì có khi lại không mất 100 đô!".
Tôi cười tít mắt: "Hè hè, ai bảo chú ăn mảnh! Nhưng mà biết thế nào? Nhỡ đâu lại mất 200 thì sao. Có mỗi chú có ngoại tệ, chứ cháu lấy đâu ra!!!".
(còn tiếp)
0 comments:
Đăng nhận xét