Sắp đến kỷ niệm 5 năm vụ khủng bố nước Mỹ ngày 11.9. Đúng vào ngày đó tôi đang thơ thẩn tại Tượng đài Chiến tranh Việt Nam ở thủ đô Washington, cách Lầu năm góc con sông Potomac. Xin giới thiệu lại với mọi người những bài viết từ cách đây 5 năm.
TRẬN "TRÂN CHÂU CẢNG THỨ 2"
Vào thời điểm chiếc máy bay thứ ba đâm vào toà nhà Pentagon, tôi có mặt tại đại lộ Independent, cách địa điểm bị tấn công chừng hơn 1km. Từ chiếc cầu Arlington Memorial Bridge tôi thấy rõ khói đen bốc lên cuồn cuộn từ lầu Pentagon. Người dân Washington đổ dồn ra ngoài đường. Đối với họ, có lẽ ở ngoài phố vào lúc này là an toàn hơn cả. Mặc dù được thông báo là bầu trời đã được dọn sạch, song nỗi âu lo vẫn hiện rõ trên gương mặt người dân Washington. Rất có thể hiểm hoạ không xuất hiện từ trên trời mà từ chính dưới đất với những vụ đánh bom tương tự như vụ đánh bom vào toà nhà liên bang ở Oklahoma City năm 1995".
Trân Châu cảng ở thế kỷ 21
Người ta không sao hình dung nổi 4 chiếc máy bay dân dụng của hai hãng hàng không lớn nhất nước Mỹ là American Airlines và United Airlines lại có thể trở thành "vũ khí" trong tay bọn khủng bố tấn công vào chính các mục tiêu mang tính chất đầu não ở bên trong nước Mỹ, trong đó có Bộ Quốc phòng vốn là cơ quan được bảo vệ vô cùng nghiêm ngặt.
Rõ ràng là những chiếc máy bay này đã bị không tặc uy hiếp. Người ta không hiểu tại sao bọn khủng bố lại có thể uy hiếp được hai chiếc máy bay ấy: Bằng cách nào mà chúng qua mắt được bộ phận an ninh hàng không nghiêm ngặt của Mỹ, đưa trót lọt vũ khí lên khoang máy bay để tấn công cảm tử các mục tiêu quan trọng của nước Mỹ. Kế hoạch thành công đến mức hoàn hảo của bọn khủng bố đã trở thành đòn tấn công bất ngờ và chí tử vào chính CIA - cơ quan tình báo vẫn tự hào với thành tích khám phá được nhiều âm mưu khủng bố lớn.
Lầu Năm Góc nằm ở gần Sân bay quốc tế Ronald Reagan ở thủ đô Washington. Những chiếc máy bay dân dụng cất cánh và hạ cánh bay qua khu vực này là chuyện bình thường. Phải chăng bọn khủng bố đã tính đến yếu tố này để dùng máy bay dân dụng làm vũ khí tấn công bất ngờ vào Lầu Năm Góc? "Đây quả thực là trận Trân Châu Cảng thứ hai. Tôi không nghĩ rằng là tôi đã thổi phồng điều đó" - Thượng nghị sĩ Chuck Hagel phát biểu, 60 năm trước đây, quân đội Nhật hoàng đã bất ngờ tấn công vào Trân Châu Cảng, căn cứ hải quân của Mỹ ở Hawaii (Thái Bình Dương), khiến bộ máy tình báo của Mỹ phải ngỡ ngàng.
Có một điểm tương đồng giữa hai vụ "Trân Châu Cảng". Vụ thứ nhất xảy ra ngày 7.12.1941 vào lúc 8 giờ sáng; vụ thứ hai cũng xảy ra vào lúc sáng sớm. Trong vụ thứ nhất, 6 hàng không mẫu hạm của quân đội Nhật hoàng đã huy động tới 353 máy bay ném bom, phóng ngư lôi và máy bay chiến đấu để tấn công quân đội Mỹ. Tại vụ thứ hai quân khủng bố sử dụng lực lượng gọn nhẹ và bất ngờ: Uy hiếp và sử dụng chính 4 máy bay thương mại của Mỹ để tấn công. Trong vụ thứ nhất phía Mỹ bị thiệt mạng 2.390, bị thương 1.178 người, nhiều phương tiện chiến tranh như hàng không mẫu hạm, máy bay, tàu chiến, tàu chở hàng bị đánh chìm. Còn trong vụ thứ hai này số người thiệt mạng ước tính cũng phải lên đến hàng nghìn người; các công trình tài chính và quân sự quan trọng bị phá huỷ. Hình ảnh của nước Mỹ bị sứt mẻ nghiêm trọng.
Cuộc chiến mới
Khu vực xung quanh Nhà Trắng bị phong toả. Những chiếc xe buýt để chở du khách bị án binh bất động sáng 11.9. Du khách vây quanh một chiếc xe hơi có máy thu thanh chăm chú nghe tin tức về đợt không kích. Cảnh tượng những đám đông người tụ tập xung quanh máy thu thanh hay thu hình để nghe tin tức còn thấy ở nhiều nơi tại thủ đô Washington. "Tôi thấy thực sự lo ngại. Lo ngại cho tính mạng của những người thân và của chính mình" - chị Denise Brown nói với phóng viên báo Lao Động trên đường phố Washington. Nhiều người xem truyền hình trực tiếp đều khẳng định rằng đợt không kích này không khác gì so với trí tưởng tượng của Hollywood trong các bộ phim về khủng bố.
Không chỉ riêng ở New York và Washington mà toàn bộ các thành phố của Mỹ đều áp dụng những biện pháp an ninh nghiêm ngặt để tránh bị khủng bố. Các trường học được nghỉ sớm, thị trường chứng khoán, các công sở, các nơi vui chơi giải trí đều bị đóng cửa. Rất nhiều toà nhà đã treo cờ sao vạch rủ trước cửa để tưởng niệm những người mới bị thiệt mạng. Quân đội Mỹ trên toàn quốc được đặt vào tình trạng báo động cao.
"Chúng ta đã bị tấn công, chưa bao giờ bị tấn công như vậy kể từ trận Trân Châu Cảng đến nay" - Đô đốc Robert J.Natter nói tại căn cứ hải quân Norfolk. Theo Đô đốc Natter, hạm đội Đại Tây Dương của Mỹ đã phái các tàu chiến của hải quân Mỹ đến New York và Washington để trợ giúp hệ thống phòng không ở hai địa điểm này. Trân Châu Cảng trước đây đã kéo nước Mỹ vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Còn "Trân Châu Cảng" hôm nay sẽ cuốn nước Mỹ vào hành động nào?
(Báo Lao Động, ngày 13.9.2001) TRẬN "TRÂN CHÂU CẢNG THỨ 2"
Vào thời điểm chiếc máy bay thứ ba đâm vào toà nhà Pentagon, tôi có mặt tại đại lộ Independent, cách địa điểm bị tấn công chừng hơn 1km. Từ chiếc cầu Arlington Memorial Bridge tôi thấy rõ khói đen bốc lên cuồn cuộn từ lầu Pentagon. Người dân Washington đổ dồn ra ngoài đường. Đối với họ, có lẽ ở ngoài phố vào lúc này là an toàn hơn cả. Mặc dù được thông báo là bầu trời đã được dọn sạch, song nỗi âu lo vẫn hiện rõ trên gương mặt người dân Washington. Rất có thể hiểm hoạ không xuất hiện từ trên trời mà từ chính dưới đất với những vụ đánh bom tương tự như vụ đánh bom vào toà nhà liên bang ở Oklahoma City năm 1995".
Trân Châu cảng ở thế kỷ 21
Người ta không sao hình dung nổi 4 chiếc máy bay dân dụng của hai hãng hàng không lớn nhất nước Mỹ là American Airlines và United Airlines lại có thể trở thành "vũ khí" trong tay bọn khủng bố tấn công vào chính các mục tiêu mang tính chất đầu não ở bên trong nước Mỹ, trong đó có Bộ Quốc phòng vốn là cơ quan được bảo vệ vô cùng nghiêm ngặt.
Rõ ràng là những chiếc máy bay này đã bị không tặc uy hiếp. Người ta không hiểu tại sao bọn khủng bố lại có thể uy hiếp được hai chiếc máy bay ấy: Bằng cách nào mà chúng qua mắt được bộ phận an ninh hàng không nghiêm ngặt của Mỹ, đưa trót lọt vũ khí lên khoang máy bay để tấn công cảm tử các mục tiêu quan trọng của nước Mỹ. Kế hoạch thành công đến mức hoàn hảo của bọn khủng bố đã trở thành đòn tấn công bất ngờ và chí tử vào chính CIA - cơ quan tình báo vẫn tự hào với thành tích khám phá được nhiều âm mưu khủng bố lớn.
Lầu Năm Góc nằm ở gần Sân bay quốc tế Ronald Reagan ở thủ đô Washington. Những chiếc máy bay dân dụng cất cánh và hạ cánh bay qua khu vực này là chuyện bình thường. Phải chăng bọn khủng bố đã tính đến yếu tố này để dùng máy bay dân dụng làm vũ khí tấn công bất ngờ vào Lầu Năm Góc? "Đây quả thực là trận Trân Châu Cảng thứ hai. Tôi không nghĩ rằng là tôi đã thổi phồng điều đó" - Thượng nghị sĩ Chuck Hagel phát biểu, 60 năm trước đây, quân đội Nhật hoàng đã bất ngờ tấn công vào Trân Châu Cảng, căn cứ hải quân của Mỹ ở Hawaii (Thái Bình Dương), khiến bộ máy tình báo của Mỹ phải ngỡ ngàng.
Có một điểm tương đồng giữa hai vụ "Trân Châu Cảng". Vụ thứ nhất xảy ra ngày 7.12.1941 vào lúc 8 giờ sáng; vụ thứ hai cũng xảy ra vào lúc sáng sớm. Trong vụ thứ nhất, 6 hàng không mẫu hạm của quân đội Nhật hoàng đã huy động tới 353 máy bay ném bom, phóng ngư lôi và máy bay chiến đấu để tấn công quân đội Mỹ. Tại vụ thứ hai quân khủng bố sử dụng lực lượng gọn nhẹ và bất ngờ: Uy hiếp và sử dụng chính 4 máy bay thương mại của Mỹ để tấn công. Trong vụ thứ nhất phía Mỹ bị thiệt mạng 2.390, bị thương 1.178 người, nhiều phương tiện chiến tranh như hàng không mẫu hạm, máy bay, tàu chiến, tàu chở hàng bị đánh chìm. Còn trong vụ thứ hai này số người thiệt mạng ước tính cũng phải lên đến hàng nghìn người; các công trình tài chính và quân sự quan trọng bị phá huỷ. Hình ảnh của nước Mỹ bị sứt mẻ nghiêm trọng.
Cuộc chiến mới
Khu vực xung quanh Nhà Trắng bị phong toả. Những chiếc xe buýt để chở du khách bị án binh bất động sáng 11.9. Du khách vây quanh một chiếc xe hơi có máy thu thanh chăm chú nghe tin tức về đợt không kích. Cảnh tượng những đám đông người tụ tập xung quanh máy thu thanh hay thu hình để nghe tin tức còn thấy ở nhiều nơi tại thủ đô Washington. "Tôi thấy thực sự lo ngại. Lo ngại cho tính mạng của những người thân và của chính mình" - chị Denise Brown nói với phóng viên báo Lao Động trên đường phố Washington. Nhiều người xem truyền hình trực tiếp đều khẳng định rằng đợt không kích này không khác gì so với trí tưởng tượng của Hollywood trong các bộ phim về khủng bố.
Không chỉ riêng ở New York và Washington mà toàn bộ các thành phố của Mỹ đều áp dụng những biện pháp an ninh nghiêm ngặt để tránh bị khủng bố. Các trường học được nghỉ sớm, thị trường chứng khoán, các công sở, các nơi vui chơi giải trí đều bị đóng cửa. Rất nhiều toà nhà đã treo cờ sao vạch rủ trước cửa để tưởng niệm những người mới bị thiệt mạng. Quân đội Mỹ trên toàn quốc được đặt vào tình trạng báo động cao.
"Chúng ta đã bị tấn công, chưa bao giờ bị tấn công như vậy kể từ trận Trân Châu Cảng đến nay" - Đô đốc Robert J.Natter nói tại căn cứ hải quân Norfolk. Theo Đô đốc Natter, hạm đội Đại Tây Dương của Mỹ đã phái các tàu chiến của hải quân Mỹ đến New York và Washington để trợ giúp hệ thống phòng không ở hai địa điểm này. Trân Châu Cảng trước đây đã kéo nước Mỹ vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Còn "Trân Châu Cảng" hôm nay sẽ cuốn nước Mỹ vào hành động nào?
0 comments:
Đăng nhận xét