24/2/11

NGƯỜI PHỎNG VẤN HÀNG ĐẦU CỦA TRUYỀN HÌNH MỸ



Từ Phố Wall, Washington đến thung lũng Silicon, giới trí thức đều thích tham gia chia sẻ quan điểm với Charlie Rose. Rose trò chuyện với đủ loại người, từ trùm băng đảng khét tiếng tại California, tới ca sĩ Bruce Springsteen, tỉ phú Bill Gates hay Warren Buffett.

Tại sao là Charlie Rose?

Chương trình “Trò chuyện cùng Charlie Rose” thực chất là một cuộc đối thoại mở rộng, sâu sắc về nhiều vấn đề: chính trị, văn hóa, kinh doanh, khoa học, y tế, kỹ thuật, truyền thông, luật pháp, giáo dục… Chương trình được phát trên đài PBS (đài truyền hình phi lợi nhuận của Mỹ) trong suốt 18 năm qua với 6.500 vị khách mời tham gia. Mỗi tối lượng người xem chương trình này lên tới khoảng hơn 1 tỉ người, theo hãng nghiên cứu thị trường Nielsen (Mỹ).

Duyên dáng và bền bỉ, có khả năng chế ngự và xoay chuyển cuộc đối thoại, Rose có thể điều khiển một cuộc thảo luận khó và khơi gợi ra những câu trả lời bí mật mà thông tin chưa bị chọn lọc hay gọt giũa. Hank Paulson, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ, nhận định: “Ông ấy có thể khiến bạn bị cuốn hút vào cuộc nói chuyện và hỏi bạn những câu hỏi khó nhưng theo một cách rất mềm mại”.

Chiếc bàn nổi tiếng của Charlie Rose trong trường quay
mà rất người muốn được ngồi vào
.

Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu, là nhà sản xuất kiêm dẫn chương trình, Rose đã gặp không ít khó khăn. Được Michael Bloomberg, chủ hãng tin Bloomberg, cho mượn trường quay, Rose chỉ phải lo trả lương nhân viên, phí dịch vụ truyền hình vệ tinh và đi lại. Tất cả chỉ được chi trả trong khoản ngân sách 3,5 triệu USD/năm.

Để phát triển chương trình, Rose bắt đầu gây quỹ. Tuy nhiên, điều này không dễ. Rose nói, ông thích sự độc lập và ghét bị can thiệp vào việc lựa chọn khách mời. Do đó, dù xem Warren Buffett và Bill Gates như là những người bạn tốt, nhưng ông không bao giờ mời họ tài trợ cho chương trình của mình. Ông cũng không hỏi tiền từ PBS.

Trong khi các chương trình khác có hẳn một tổ chức để gây quỹ thì Rose chỉ có chiếc điện thoại di động và một danh sách liên lạc. Rose thiết lập một trang web để nối mạng với những người ông nhắm đến.

Sở hữu chương trình truyền hình “Trò chuyện cùng Charlie Rose” từ năm 1994, Rose chưa bao giờ nghĩ đến chuyện làm sao kiếm ra tiền từ nó. Một trong những nhà tài trợ của Rose, James B. Lee, Phó Chủ tịch của J.P Morgan Chase, không ngừng khuyến khích Rose trở thành nhà kinh doanh. “Charlie là một nghệ sĩ. Anh ta thích vẽ tranh nhưng không lo nghĩ nhiều về việc bức tranh sẽ được bán bao nhiêu. Tôi nhắc thì anh ta đáp: “Tôi không có 3 tuần để làm một dự án kinh doanh. Nếu dành thời gian cho việc đó, tôi sẽ không có đủ thời gian để làm phỏng vấn”.

Sau bức màn nhung


Gia đình Rose sống gần ga xe lửa. Lúc còn bé, Rose đã nói rằng, cậu mơ ước sẽ đến một nơi xa xôi, không còn tiếng còi hú của xe lửa, chẳng hạn như Manhattan (New York) để lập nghiệp.

Sau kỳ thực tập ở Thượng nghị viện Mỹ, Rose phát hiện ra mình có nhiều sở thích và hay thay đổi. Rose chuyển sang học lịch sử, sau đó là luật. Cuối cùng, anh đón tàu lửa đến ngân hàng Bankers Trust. Làm việc ở đó được vài năm, anh lại chán và chuyển đi nơi khác.

Rose gặp lại bạn học cũ Mary King và cưới cô ấy sau khi tốt nghiệp ngành luật. Mary là một nhà nghiên cứu tại đài CBS.

Chưa đầy 30 tuổi, Rose đã ký hợp đồng làm báo tự do tại BBC và sau đó được đề nghị làm phóng viên cho đài truyền hình WPIX tại New York. Dù vậy, Rose vẫn thích làm công việc sản xuất chương trình hơn là phụ trách đưa tin về hỏa hoạn và biểu tình. Năm 1974, vợ của Rose gặp Bill Moyers của PBS và thuyết phục ông ta nói chuyện với Rose.

Đó là điểm then chốt trong sự nghiệp của Rose. Ông trở thành nhà sản xuất trong chương trình của Moyers và được Moyers đỡ đầu. Chương trình “Một cuộc đối thoại với Jimmy Carter” của Rose đã đoạt giải thưởng Peabody (giải thưởng quốc tế hằng năm dành cho những chương trình truyền hình hoặc phát thanh xuất sắc nhất) vào năm 1976.

Sau 2 năm làm việc với Moyers, Rose tiếp tục thành công tại đài NBC News ở Washington, sau đó là một nhà phỏng vấn cho chương trình thị trường trong nước Dallas Roft Worth tại Chicago. Nhưng Rose vẫn chưa dừng lại ở đó. Ba năm gắn bó với chương trình phỏng vấn hằng đêm Nightwatch của CBS, Rose gần như không ngủ. Chương trình này đã đạt giải Emmy năm 1987.

Ngay cả những lúc có bộ dạng xấu thế này, Charlie Rose vẫn lên hình.

Bỏ việc tại CBS, Rose lên Los Angeles để dẫn chương trình mới Personalities của Fox. Không muốn làm những chuyện trống rỗng, lần thứ sáu, Rose bỏ việc phóng viên truyền hình vào năm 1990. Lúc này, ông đang bị khủng hoảng tinh thần sau khi cha mất. “Trong mắt của cha tôi, tôi chỉ là một đứa trẻ của một người cha yêu tôi sâu sắc. Nhưng chúng tôi đã không có nhiều dịp trò chuyện hay chơi với nhau”, Rose nói.

Từ sau cuộc phẫu thuật van tim vào năm 2006, nhịp thở của Rose trở nên rối loạn. Alain Carpentier, một người bạn của Rose, nói: “Tình trạng của Charlie lúc ấy rất tệ. Nếu không có lòng tin vào bản thân và sự can đảm, có lẽ anh ấy đã không thể vượt qua”.

Rose từng nói, ước gì ông có 1 đứa con trai hay con gái (Rose chấm dứt cuộc hôn nhân kéo dài 12 năm với Mary King vào năm 1980 và họ chưa có con). Amanda Burden, bạn lâu năm của Rose và là Giám đốc Sở Quy hoạch thành phố New York, cho biết: “Mỗi khi chiều xuống, lúc Rose cởi giày ra và đặt lên chiếc ghế chỗ chiếc bàn lớn bằng gỗ sồi, có lẽ đó là lúc ông ấy cảm thấy cô đơn”. Rose thì cho biết: “Đối với tôi, hạnh phúc nhất là lúc lên truyền hình”

Nguồn:
Vì sao giới kinh doanh thích Charlie Rose?



5 comments:

Titi on lúc 19:40 24 tháng 2, 2011 nói...

Bức ảnh Rose bị thương vẫn lên hình thật ấn tượng. Em rất thích nghệ thuật phỏng vấn, câu chuyện chỉ sâu sắc khi mình hiểu rõ lĩnh vực đang nói và có sự khâm phục thực lòng với người được phỏng vấn. Ngoài ra, phẩm chất hài hước, sự trung thực và độ nhạy cảm trong những giây phút quyết định cũng rất cần thiết.
Nói vậy nhưng chưa bao giờ em được làm talk đúng nghĩa, chỉ chạy loăng quăng phỏng vấn lẻ tẻ thoai. Những câu chiện thú vị nhất em có với nhân vật lại thường là chiện bên lề với nhiều tin nóng và chưa bao giờ được đưa ra công luận :-P Cũng khá tiếc nhưng biết làm sao giờ :-D

VMC on lúc 19:50 24 tháng 2, 2011 nói...

@Titi:
Những câu chuyện bên lề đó có thể tập hợp thành một cuốn sách rất hay. Đừng bỏ phí những chi tiết độc đáo đó.

lvu on lúc 19:51 24 tháng 2, 2011 nói...

Hoàn toàn chính xác. Ông này có một ma lực lúc nói chuyện và rất khác biệt vơi những PV khác, Toát ra ở ông là vẻ hiền lành, khiêm tốn, thân thiện [không hề có 1 tí chút aggressive hoặc arrogant nào]. Nhưng ông cũng là người tìm hiểu rất kỹ đối tượng phỏng vấn nên các cuộc nói chuyện lúc nào cũng hấp dẫn.

LU on lúc 21:27 24 tháng 2, 2011 nói...

Nói chuyện cũng là một nghệ thuật, ko phải ai cũng có thể trở thành người nói chuyện hấp dẫn được cả.

Titi on lúc 08:30 25 tháng 2, 2011 nói...

Hi hi...phải đảm bảo giữ bí mật thì các nhân vật ấy mới chịu nói đấy anh :-)

Đăng nhận xét

 

VMC Copyright © 2009 | Power by Blogger | Template redesigned by Lý Minh Triết