Bài “Các em thật giỏi quá” để lại trong tôi một ấn tượng mạnh hơn bất cứ lời bình nào về nền giáo dục của nước Mỹ. Người thầy giáo trong bài báo ấy chẳng khác một thiên thần. Ông đem lại cho lũ trẻ lòng công bằng, tình yêu thương, tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, tư duy lý tính, ý nghĩa của cuộc đời … Với cách giáo dục như thế, sao mà lũ trẻ không có tình thương, sao mà chúng còn chịu sự ràng buộc và hạn chế của những điều này khoản nọ nào đấy?
Tôi bỗng nhớ lại hồi học trung học, thầy giáo có tổ chức cho chúng tôi học tập tấm gương Lại Ninh.
Chuyện Lại Ninh như sau: Ngày 13 tháng 3 năm 1988, thiếu niên Lại Ninh 14 tuổi bỗng phát hiện thấy có đám cháy trong rừng, anh liền tức tốc chạy tới chỗ cháy và cầm lấy một cành cây hăng hái quên mình dập lửa. Tuy các đội viên đội chữa cháy từng khuyên mọi người chớ chạy đến gần đám lửa, nhưng vì không đành lòng nhìn thấy tài sản của Nhà nước bị thiệt hại, Lại Ninh vẫn tiếp tục dập lửa. Sau cùng đám cháy rừng bị dập tắt, hơn 3500 mẫu rừng được cứu thoát, trạm vệ tinh chuyển tiếp truyền hình trong rừng và nhà kho của công ty dầu lửa cũng bình yên vô sự. Sáng hôm 14, người ta tìm thấy xác Lại Ninh trong đống tro rừng. Tay phải anh vẫn còn nắm chặt cành cây, mặt hướng lên đồi, cặp kính cận thị văng đâu mất, tay trái bám lấy mặt đất, chân phải ở tư thế leo lên đồi. Lại Ninh đã vĩnh biệt chúng ta nhưng tinh thần của anh mãi mãi còn sống với chúng ta. Anh là tấm gương để chúng ta học tập noi theo! Anh mãi mãi là niềm kiêu hãnh của chúng ta!
Lại Ninh là một thiếu niên tốt và có tinh thần quý trọng của công rất cao. Thế nhưng tại sao chúng ta không dạy dỗ trẻ em cách phòng tránh khi có cháy rừng mà lại khuyến khích các em chạy tới đám cháy? Có “tài sản Nhà nước” nào quý hơn tính mạng con người chăng ? Những người thân của Lại Ninh sẽ phải chịu đựng nỗi đau như thế nào vì chuyện ấy ? Còn có cách giáo dục nào thiếu đạo đức hơn lối dạy trẻ em như thế không ? Nhất là ngày nay, trong khi một lũ quan tham ra sức chiếm đoạt “tài sản Nhà nước” thì ta vẫn tiếp tục dạy dỗ các em hy sinh thân mình để bảo vệ một loại tài sản nào đó, thử hỏi đạo trời ở đâu?
Tại nước Mỹ, khi xảy ra nguy hiểm, các thầy cô giáo bao giờ cũng khuyên răn học trò rời xa ngay nơi đó và hướng dẫn chúng rất tường tận cách tránh né. Họ hiểu rằng tính mạng giữ được thì lại có thể làm ra tài sản… Cách giáo dục của chúng ta thì có thể đưa bao nhiêu thanh thiếu niên ưu tú đi tới chỗ chết!
Thế nhưng trước đây tôi đâu có biết đạo lý ấy. Tôi từng mong muốn mình cũng được như Lại Ninh liều thân chữa cháy, dẫu có hy sinh trong đám lửa thì cũng không quản ngại. Cho tới năm học lớp 12, tôi được một thầy giáo trẻ dạy môn sử có lương tri bảo ban cho dần dần hiểu rõ thực chất của nhiều vấn đề, từ đó tôi bắt đầu suy nghĩ sâu sắc. Sau khi trở thành nhà báo, đi nhiều thấy nhiều, tôi dần dần hiểu ra rằng tính mạng con người, tình thương yêu, lòng khoan dung và niềm tin mới là thứ đáng quý nhất.
Kiểu giáo dục khuyên bảo lũ trẻ con ấu trĩ xông vào cứu cái gọi là “tài sản Nhà nước” ấy thật đáng trách, ngay cả loài cầm thú cũng chẳng làm thế. Tất cả mọi thứ vật chất đều có thể làm lại, riêng sinh mạng thì không thể.
Cách giáo dục ấy hủy hoại lũ trẻ từ nhỏ, xóa bỏ thiên tính của chúng, ươm trồng hạt giống tính nô lệ. Ngay từ ở nhà trẻ, có cô giáo đã quyết định thái độ đối xử với từng cháu tùy theo bố mẹ cháu chức vụ cao hay thấp, giàu hay nghèo; ngay từ tuổi ấy chúng đã dần dần học được cách lấy lòng cô giáo. “Nô tính” ấy thâm căn cố đế tới mức sau này có người leo lên địa vị lãnh đạo rồi mà vẫn còn giữ thói cũ, thậm chí còn nặng hơn. Thấy khách nước ngoài thì cung kính vâng vâng dạ dạ; thấy quần chúng bình thường thì nạt nộ ra oai … Thật là đáng buồn làm sao !
Chế độ giáo dục xóa bỏ lương tri, tính người, hủy hoại tình thương yêu, trau dồi nô tính và tính phục tùng, gạt người nghèo ra khỏi ghế nhà trường chẳng những chỉ đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo mà còn hủy hoại tiền đồ của một dân tộc. Nếu không thấy rõ sự khác biệt giữa chúng ta với người Mỹ ngay từ cách giáo dục trẻ em, nếu không cải tổ nền giáo dục mà cứ phát triển theo kiểu giết gà lấy trứng như thế này thì chúng ta sẽ mãi mãi chẳng đuổi kịp người Mỹ và con cháu chúng ta sau này sẽ phải trả giá đau khổ cho cách tăng trưởng kinh tế này.
10 comments:
Đúng roải anh ợ. Anh đã qua Mỹ nên cũng quen với cái tiếng còi xe cứu thương và xe police nó rú tối này chứ gì. Đôi khi ko có gì cả, chỉ là một người vấp vũng nước té, một kụ đi lạc, một hàng xóm chửi hàng xóm bên kia bằng tiếng nhạc hơi bị ồn...vân vân và vân vân...nhưng cứ nghe dân gọi 911 là bộ ba cứu thương, cứu hỏa, police phải cóa mặt ngay tức khắc. Tính mạng con người được tụi Mỹ nó dạy từ nhỏ coi như là vốn quý nhất. Khi có tiếng còi báo động reo lên thì công nhân tất cả phải rời bỏ ngay chổ làm việc, sinh viên đang học cũng phải đi ngay xa ra khỏi nơi báo động. Mình mừ lảng vảng gần thì police nó túm cổ mừ lôi di. Nơi nguy hiểm đó chỉ được dành cho police đi vào, đội chống khủng bố đặc bịt đi vào rà mìn, hay tìm sự cố thôi à. Nói chung em thấy sống ở Mỹ cuộc sống thật thanh bình.
Hàng ngày, em vẫn thường phải mục kích rất nhiều ví dụ về kiểu giáo dục nô lệ của các bậc cha mẹ Việt nam, thầy cô giáo Việt nam. Chính vì thế, em đang làm mọi cách để Tí không phải chịu đựng một nền giáo dục (khi đã là mẹ, em mới thấy rõ là) lạc hậu, mất nhân bản và giáo điều của ta hiện nay đó anh.
hờ hờ, chị sui nó cố gắng cho thèng con rể học ên-lít từ nhỏ đi, sau này cho nó đi du học, mẹ Nu nó mừ kèm cho học thì bảo đảm danh sư xuất cao đồ :))
Oài, ở Vịt Nam "nô tính" thâm căn cố đế khó thay đổi lắm. Tình hình là thế kỷ 20 nhưng vẫn dạy trẻ em cô Tấm hiền lành, ăn ở có phúc, nên lấy làm tấm gương thì hỏng hết xôi chè rồi còn gì.
em nhớ lúc học lớp ngôn ngữ ở trường, có mần 1 research về sự khác bịt giữa nền giáo dục tây phương và châu á. Em tìm nguồn tài liệu để vít thì thấy rõ là Châu á có lối dậy nhồi nhét thụ động, ko khơi gợi được tính sáng tạo cho học sinh. Thầy cô nói gì thì đó là chân lí ko cần bàn cải nữa, cứ thế mừ học thuộc lòng.
Lâu ngày hình thành nên một tính cách an phận, tính cách đó theo học sinh ngay cả khi ra trường tìm việc làm. Đa số ngại thay đổi xông xáo tự khám phá và khẳng định mình. Và tính cách thụ động này đã ngăn cản kiến thức mỗi ngày cần được update của học sinh. Cuối cùng nhà trường chỉ đào tạo ra những con máy lờ đờ ở công sở, mần cho hít giờ chứ ko thật sự yêu công việc, và từ đó đời họ bắt đầu chít ở tuổi đôi mươi.
Bên phương tây thì khác, giáo sư giảng bài chủ yếu là khơi gợi tính sáng tạo trong sinh viên, cho dù đó là lời phán đúng của một cuón sách có giá trị thì giáo sư vẫn mún sinh viên bình lựng và tìm lỗi. Giáo sư bên phương tây hoan nghênh sinh viên cho í kiến để làm tốt hơn, vì họ quan niệm thế hệ sau phải khá hơn thì mới mong xã hội phát triển.
Lúc em còn đi học một điều em nhận thấy rõ là sinh viên Mỹ nó hay ở chỗ tự động não, tự si nghĩ, và ko bao giờ thấy chúng nó copy khi đi thi. Làm bài ko được nó chấp nhận quăng bút đi về, lần sau học kĩ lại và thi típ. Đối với giảng đường bên Mỹ gian lận bài vở thi cử là có tội ngang như một vết xấu đó. Họ sẽ cho vào số ID của mình, và mình đi xin học ở bất cứ trường nào nó điều show lên đỏ lòm thế là trường đó từ chối mình ngay.
Ngược lại, sinh viên Vietnam đa phần em thấy vẫn còn tính gian lận trong học hành và thi cử. Họ ngại tìm hỉu về tiếng mẹ đẽ của người ta, nên có xảy ra tình trạng mượn bài bạn roài chép lại đem đi nộp. Lí do này mừ khi ra trường họ ko thể nào ngoi lên cao được như tụi Mỹ, trình độ của họ bị hạn chế chỉ vì thói quen học tập ko tốt. Ngày nào chúng ta nhận ra được nên đi lên bằng chính đầu óc và công sức của chính mình, thì cuộc đời chúng ta mới mong thành công, no choice!
Càng nói về nền giáo dúc VN càng thấy nhiều vấn đê`. Mà muffin thấy có lẽ vì chủ blog trích bài viết của một tác giả Trung Quốc nên chưa có bạn nào khiêu khích chủ blog . Chứ lướt một vòng trên nhiều blog, muffin gặp nhiều bạn khá nhạy cảm khi ai đó so sánh VN với một nước tiến bộ khác . Một ví dụ là mới đây thôi có blog này của một anh chị ở Hà nội sang làm postdoc ở Havard ca ngợi Boston, thế là có bạn nhào vô đập ngay . (http://my.opera.com/Huyen-Phan/blog/). Quả thật, nếu bàn về giáo dục Mỹ vs VN thì VN cần học hỏi nhiều . Hehehe... muffin nói vậy mấy bạn đừng "đập" muffin, muffin lý luận lại không nổi đâu . :D
@Lu: chị sui vẫn nhớ mờ, mẹ Lu đã hứa trên 1 lần roài mờ :D Tí đang đứng đầu lớp về môn anh văn đới mẹ Lu à. Mỗi môn ẩm thực là đứng bét thoai :P
Việt Nam mình giống Trung Quốc nhỉ? Dù sao thì con cháu của đạo Khổng làm sao có thể khác đi được? Nói về cải tổ, rất khó. Bởi nếu cải tổ triệt để, lại đụng chạm đến vấn đề chính trị nhạy cảm. Nền giáo dục phương Tây bắt nguồn từ mô hình dân chủ, từ Hy Lạp xa xưa, đến tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1789, và những mốc sự kiện sau nữa; theo đó khơi nguồn nền giáo dục tiên tiến.
Cậu có biết rất nhiều người đang sinh sống ở nước ngoài muốn trở về quê hương nhưng không dám , chỉ vì họ sợ phải đem theo đám con họ về theo học 1 nền giáo dục ở nước nhà . Cuối cùng mọi người đó đều phải tặc lưỡi rằng hy sinh đời bố , củng cố đời con vậy . Buồn nhỉ !
@LU: Làm ơn viết "Việt Nam" thay vì "Vietnam" khi dùng tiếng Việt nhé
Đăng nhận xét