ROBERTINO
Vào đầu thập niên 1960, thế giới sững sờ khi nghe giọng hát cao vút và trong vắt của cậu bé 13 tuổi người Italia có gương mặt thiên thần tên là Robertino Loreti.
Robertino sinh ra trong một gia đình nghèo có tới 8 người con. Năm cậu lên 10, bố cậu đau yếu và cậu buộc phải giúp cha mẹ bằng cách đem bỏ mối bánh mì cho các nhà hàng. Cậu rất thích ca hát và người ta cũng nhận ra giọng hát tuyệt vời của cậu. Robertino bắt đầu được mời đến hát tại các đám cưới, rồi dần dà các nhà hàng trong vùng đều mời cậu đến hát. Cậu thôi công việc giao bánh mì.
Tình cờ trong một lần hát tại Cafe Grand Italia, cậu thu hút được sự chú ý của hai vị khách đặc biệt. Đó là Toto - diễn viên kiêm nhạc sĩ và ca sĩ nổi tiếng của Italia và Volmer Sørensen - nhà sản xuất truyền hình của Đan Mạch. Lúc đó Sorensen đến Roma nghỉ mát cùng vợ là nữ ca sĩ Grethe Sønck. Họ mời cậu bé hát cho một chương trình truyền hình ở Đan Mạch, rồi thu âm album đầu tiên của Robertino tại Copenhagen.
Cậu mang hơi thở mới, làn gió mới đến với những ca khúc vốn dĩ đã nổi tiếng của Italia như Mama, O sole mio, Torna a Surriento, Jamaica, Ave Maria... Cuộc sống của Robertino thay đổi hoàn toàn. Những khoản tiền mà cậu kiếm được chẳng những giúp cha mẹ mua được nhà và giúp gia đình sống sung túc hơn, mà còn là khoản vốn lớn để Robertino làm ăn sau này khi không còn hát hay được như xưa vì mất giọng.
Robertino nổi tiếng toàn cầu trong thập niên 1960. Thế giới khi đó bị phân chia làm đôi, nhưng giọng hát của cậu đã xoá nhoà mọi ranh giới và mọi khác biệt. Chẳng thế mà Robertino rất nổi tiếng ở Liên Xô (cũ) và nay, khi cậu đã trở thành ông già 60 và hầu như bị cả thế giới lãng quên, thì ở Nga người ta vẫn còn nhớ tới ông, vẫn mời ông tới đó để hát cho hàng vạn người.
Robertino sinh ra trong một gia đình nghèo có tới 8 người con. Năm cậu lên 10, bố cậu đau yếu và cậu buộc phải giúp cha mẹ bằng cách đem bỏ mối bánh mì cho các nhà hàng. Cậu rất thích ca hát và người ta cũng nhận ra giọng hát tuyệt vời của cậu. Robertino bắt đầu được mời đến hát tại các đám cưới, rồi dần dà các nhà hàng trong vùng đều mời cậu đến hát. Cậu thôi công việc giao bánh mì.
Tình cờ trong một lần hát tại Cafe Grand Italia, cậu thu hút được sự chú ý của hai vị khách đặc biệt. Đó là Toto - diễn viên kiêm nhạc sĩ và ca sĩ nổi tiếng của Italia và Volmer Sørensen - nhà sản xuất truyền hình của Đan Mạch. Lúc đó Sorensen đến Roma nghỉ mát cùng vợ là nữ ca sĩ Grethe Sønck. Họ mời cậu bé hát cho một chương trình truyền hình ở Đan Mạch, rồi thu âm album đầu tiên của Robertino tại Copenhagen.
Cậu mang hơi thở mới, làn gió mới đến với những ca khúc vốn dĩ đã nổi tiếng của Italia như Mama, O sole mio, Torna a Surriento, Jamaica, Ave Maria... Cuộc sống của Robertino thay đổi hoàn toàn. Những khoản tiền mà cậu kiếm được chẳng những giúp cha mẹ mua được nhà và giúp gia đình sống sung túc hơn, mà còn là khoản vốn lớn để Robertino làm ăn sau này khi không còn hát hay được như xưa vì mất giọng.
Robertino nổi tiếng toàn cầu trong thập niên 1960. Thế giới khi đó bị phân chia làm đôi, nhưng giọng hát của cậu đã xoá nhoà mọi ranh giới và mọi khác biệt. Chẳng thế mà Robertino rất nổi tiếng ở Liên Xô (cũ) và nay, khi cậu đã trở thành ông già 60 và hầu như bị cả thế giới lãng quên, thì ở Nga người ta vẫn còn nhớ tới ông, vẫn mời ông tới đó để hát cho hàng vạn người.
SEREZHA PARAMONOV
Một thập niên sau, giọng hát của một cậu bé khác người Nga đã làm chấn động những người yêu nhạc. Đó là Serezha Paramonov - đơn ca trong Dàn Đại đồng ca Thiếu nhi của Đài Phát thanh Mátxcơva (Liên Xô). Sở hữu một giọng hát cao và trong vắt không hề thua kém Robertino, cậu trở thành siêu sao của Liên Xô trong thập niên 1970.
Giống như Robertino, Serezha sinh trưởng trong một gia đình lao động bình thường. Chính sự xuất thân đó khiến Serezha trở thành một đội viên ưu tú. Cậu xuất hiện tại những chương trình biểu diễn đỉnh cao của Liên Xô, thường xuyên xuất hiện trên sóng phát thanh và truyền hình, đi lưu diễn ở các nước trong khối xã hội chủ nghĩa. Serezha còn thay mặt cho toàn bộ thiếu nhi Liên Xô tặng hoa Tổng bí thư Leonid Brezhnev tại Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô.
Sống trong vinh quang đến năm 15 tuổi, Serezha bị mất giọng. Không một ai chuẩn bị tâm lý cho cậu và cậu đã rơi vào cú sốc khi thấy mình từ vị trí soloist bị đẩy xuống dàn đồng ca, rồi ra khỏi hẳn dàn đồng ca. Ngay cả khi không còn hát được nữa, thì cậu vẫn đến Đài Phát thanh và thực sự không hiểu chuyện gì đã xảy ra với mình. Có hôm cậu lặng lẽ ngồi khóc khi nghe những cậu bé khác hát các bài của mình...
Những năm tháng sống trong vinh quang đã không mang đến cho Serezha những giá trị vật chất đáng kể. Được đặc cách vào nhạc viện, nhưng Serezha chỉ học được một thời gian ngắn. Hào quang của ngôi sao cản trở con đường học vấn của cậu. 17 tuổi, cậu tham gia vào một ban nhạc, đi lưu diễn và bắt đầu chìm ngập vào rượu.
Serezha chỉ thực sự thức tỉnh khi yêu và kết hôn lần thứ hai ở tuổi ngoài 30. Anh quyết tâm làm lại cuộc sống mới, trở thành producer trong các phòng thu và tham gia vào các dự án âm nhạc khác nhau. Nhưng định mệnh dường như không buông tha anh. Liên Xô tan rã, công việc không có nhiều, cuộc sống gia đình khó khăn, rồi dẫn đến ly dị. Anh lại trượt sâu vào vũng lầy của rượu và cô độc. Paramonov qua đời ở tuổi 36.
Bộ phim tài liệu mới đây về Paramonov phát trên truyền hình Nga đã ngậm ngùi: "Không phải Paramonov chán sống, mà anh không biết phải sống tiếp như thế nào?"
Link:
Trang tưởng niệm PARAMONOV
6 comments:
Tiếc cho trường hợp thứ nhì anh nhỉ. Có tài năng cũng chỉ là bonus nếu như mình không gặp thời. Khi đã may mắn thời thế đến mà ko biết nắm vững, chưa đổ thèng ghè đã...thì tài cũng vứt đi. Thật ra em thấy ko có gì gọi là thiên tài cả đâu. Thiên tài chỉ là chút năng khiếu trời cho cộng với rèn luyện và rèn luyện.
Loài ngừi hay nhầm lẫn một điều là thiên tài sinh ra đã là thiên tài. Nằm mơ ban ngày roài, thiên tài nào chã trãi qua sự cực khổ tập luyện chứ? Khi nổi tiếng thì loài ngừi dùng từ hoa mỹ ca ngợi như, sinh ra từ âm nhạc, ngủ trong âm nhạc, và thức cũng trong âm nhạc...nhưng thực sự đâu có lởng mợng thế đâu, họ cũng tập ngày tập đêm quên ăn quên ngủ, chỉ có điều khác là họ đã tập với niềm đam mê và cảm giác thích thú chứ ko ai ép họ phải mần thế, đây chính là điều đễ có thể nhận ra thế nào là thiên tài, và thế nào là loài ngừi hông phải thiên tài. :D
Muffin nghĩ cũng đúng khi nói sinh ra đã là thiên tài . Họ có tài năng bẩm sinh cộng với khổ luyện thì họ xuất chúng . Khoa học nói gene + environment chiếm tỉ lệ 50/50 trong quá trình phát triển 1 cá thể nên nếu được thừa hưởng gene thông minh thì đúng là khác hẳn . Mà tố chất xuất chúng thì việc luyện tập cũng nhẹ như lông đối với người thông minh nhỉ ? :). Người Việt mình có câu "cần cù bù thông minh" nhưng mà để phiêu được, thăng hoa được thì dường như cần cái gọi là "bẩm sinh thiên tài" này một tí .
Muffin tranh luận cho vui một tí . Không có ý khiêu khích bạn Lu đâu nha :). Chủ trương là tranh luận hòa bình .
he he, cứ lựng thoải mái đi bạn, hông việc gì phải khách sáo thế. Tên của Lu là "nước" nên cool lém, hông cóa dễ nổi giận đâu. Lu lựng theo cách mở một con đường lạc quan cho loài ngừi thoai, đó là ai cũng có thể trở thành thiên tài nếu chịu khó. Cứ động viên thế để loài ngừi lên tinh thần tin tưởng rằng nếu ta cố gắng ta cũng là thiên tài. Lở như không thành tài thì cũng thành nhân. Còn Muffin lựng theo pha học thì loài ngừi sẽ hơi bị nản, vì mún thành thiên tài phải đi thử máu, lần theo nòi giống ông cha coi cóa ai IQ cao hông, có ai mần quan, mần trạng hông? lở như hông thấy cóa thì tự an ủi thoai an phận cho nó lành :D
Muffin là "lửa" cho nên lúc nào ý kiến cũng trái chiều ... hehehe. Nhưng không sao, dzị mới có chuyện nói :) .
Ồ, trường hợp thứ 2 quá đáng tiếc nhỉ. Anh ta đã đứng dậy được rồi mà lại vẫn ngã tiếp. Hic... con người phụ thuộc hoàn cảnh thế sao? :(
mừ em thấy xã hội tư bản thật tuyệt khi con người được ưu đãi xứng đáng với tài năng, bất kể tuổi nào. Nếu Paramonov hồi nhỏ được trả công xứng đáng với giọng hát của mình thì đã có thể sống tốt suốt đời như Robertino mà có thể không bị ngã gục trước sự thay đổi của giọng hát khi lớn lên :(
Đăng nhận xét