Phan Văn Santos, Đinh Hoàng La, Đinh Hoàng Max... là những cái tên nửa tây nửa ta của các cầu thủ nước ngoài nhập tịch Việt Nam.
Phan Văn Santos tên thật là Fabio Dos Santos, người Brazil, đầu quân cho CLB Gạch Đồng Tâm - Long An từ ngày đầu của CLB này. Santos nhập tịch Việt Nam, lấy họ của người anh em Phan Văn Tài Em làm họ của mình và trở thành Phan Văn Santos.
Phan Văn Santos là cầu thủ nhập quốc tịch đầu tiên được gọi vào đội tuyển bóng đá Việt Nam, nhưng thi đấu không thành công.
Đinh Hoàng La tên thật là Mykola (không rõ họ là gì), người Ukraina, đá cho Thanh Hoá, rồi The Vissai Ninh Bình. Đinh Hoàng Max có tên thật là Maxwell (không rõ họ), cũng đá cho The Vissai Ninh Bình. Hai cầu thủ này nhập quốc tịch Việt Nam mới đây và được HLV Henrique Calisto gọi vào đội tuyển đá trận giao hữu với Olympiakos Hy Lạp.
Chuyện nhập tịch thi đấu trong các đội tuyển quốc gia không còn là chuyện lạ nữa. Thế giới đã làm từ lâu, Việt Nam muốn hay không cũng không đứng ngoài trào lưu đó. Nên vui, khi có những người tài năng và giỏi giang muốn làm công dân nước mình, thi đấu vì màu cờ sắc áo của nước mình.
Trước trận đấu với Olympiakos, thấy em Hoàng Max lên VTV, nói đại ý là: Khi tôi đến thi đấu ở đất nước các bạn, tôi rất yêu đất nước của các bạn, nên... Chả hiểu cậu Max này nghĩ thế nào, cậu đã thành công dân VN rồi mà vẫn chưa chịu nhớ VN không còn là đất nước của "các bạn" mà là đất nước của "chúng ta" rồi.
Nhưng đáng trách là mấy bạn truyền hình, dịch dọt đại từ nhân xưng tự nhiên chủ nghĩa, chẳng chịu để ý rằng Max đã nhập tịch rồi.
Quay lại chuyện tên của La với Max, một bạn báo nào đó hồ hởi cho rằng đó là những cái tên "thuần Việt". Đinh Hoàng La thì còn tương đối thuần, chứ Đinh Hoàng Max thì không thuần tẹo nào. Nghe đâu, chính vị quan chức cấp cao nhất tỉnh Ninh Bình đã chọn họ Đinh Hoàng cho La và Max, lấy cảm hứng từ Đinh Tiên Hoàng.
Thú thực, tôi chẳng thấy có điểm gì hay ho trong những cái tên nửa tây nửa ta như vậy. Các cầu thủ dù có nhập quốc tịch Việt Nam, thì vẫn là những con người với tính cách, tư duy, ứng xử... của những nền văn hoá khác. Họ cần được nhìn nhận và tôn trọng như chính con người họ với tài năng và tính cách của họ, mà không phải Việt hoá tên để tỏ ra gần gũi.
Phan Văn Santos sau một thời gian mang tên họ chẳng giống ai đã phải thốt lên: Xin đừng gọi tôi là Phan Văn Santos, hãy gọi tôi theo đúng tên cha sinh mẹ đẻ của tôi là Fabio Dos Santos! Cầu thủ này thú thật là lúc đầu cũng muốn làm người anh em với Phan Văn Tài Em, nhưng sau đó mới thấy những bất lợi do cái tên mới mang lại.
Thế nên, tôi thích gọi Đinh Hoàng La là Mykola, Đinh Hoàng Max là Maxwell. Như thế tôi mới nhận ra sự mặc định của họ, còn những cái tên kia chỉ gây ảo giác và khó hiểu.
P/S: Tôi thực sự phục những người Việt sống ở nước ngoài mà vẫn mang họ tên của mình, vẫn thành công và vẫn được tôn trọng mà không cần phải mang những cái tên xa lạ.
Phan Văn Santos tên thật là Fabio Dos Santos, người Brazil, đầu quân cho CLB Gạch Đồng Tâm - Long An từ ngày đầu của CLB này. Santos nhập tịch Việt Nam, lấy họ của người anh em Phan Văn Tài Em làm họ của mình và trở thành Phan Văn Santos.
Phan Văn Santos là cầu thủ nhập quốc tịch đầu tiên được gọi vào đội tuyển bóng đá Việt Nam, nhưng thi đấu không thành công.
Đinh Hoàng La tên thật là Mykola (không rõ họ là gì), người Ukraina, đá cho Thanh Hoá, rồi The Vissai Ninh Bình. Đinh Hoàng Max có tên thật là Maxwell (không rõ họ), cũng đá cho The Vissai Ninh Bình. Hai cầu thủ này nhập quốc tịch Việt Nam mới đây và được HLV Henrique Calisto gọi vào đội tuyển đá trận giao hữu với Olympiakos Hy Lạp.
Chuyện nhập tịch thi đấu trong các đội tuyển quốc gia không còn là chuyện lạ nữa. Thế giới đã làm từ lâu, Việt Nam muốn hay không cũng không đứng ngoài trào lưu đó. Nên vui, khi có những người tài năng và giỏi giang muốn làm công dân nước mình, thi đấu vì màu cờ sắc áo của nước mình.
Trước trận đấu với Olympiakos, thấy em Hoàng Max lên VTV, nói đại ý là: Khi tôi đến thi đấu ở đất nước các bạn, tôi rất yêu đất nước của các bạn, nên... Chả hiểu cậu Max này nghĩ thế nào, cậu đã thành công dân VN rồi mà vẫn chưa chịu nhớ VN không còn là đất nước của "các bạn" mà là đất nước của "chúng ta" rồi.
Nhưng đáng trách là mấy bạn truyền hình, dịch dọt đại từ nhân xưng tự nhiên chủ nghĩa, chẳng chịu để ý rằng Max đã nhập tịch rồi.
Quay lại chuyện tên của La với Max, một bạn báo nào đó hồ hởi cho rằng đó là những cái tên "thuần Việt". Đinh Hoàng La thì còn tương đối thuần, chứ Đinh Hoàng Max thì không thuần tẹo nào. Nghe đâu, chính vị quan chức cấp cao nhất tỉnh Ninh Bình đã chọn họ Đinh Hoàng cho La và Max, lấy cảm hứng từ Đinh Tiên Hoàng.
Thú thực, tôi chẳng thấy có điểm gì hay ho trong những cái tên nửa tây nửa ta như vậy. Các cầu thủ dù có nhập quốc tịch Việt Nam, thì vẫn là những con người với tính cách, tư duy, ứng xử... của những nền văn hoá khác. Họ cần được nhìn nhận và tôn trọng như chính con người họ với tài năng và tính cách của họ, mà không phải Việt hoá tên để tỏ ra gần gũi.
Phan Văn Santos sau một thời gian mang tên họ chẳng giống ai đã phải thốt lên: Xin đừng gọi tôi là Phan Văn Santos, hãy gọi tôi theo đúng tên cha sinh mẹ đẻ của tôi là Fabio Dos Santos! Cầu thủ này thú thật là lúc đầu cũng muốn làm người anh em với Phan Văn Tài Em, nhưng sau đó mới thấy những bất lợi do cái tên mới mang lại.
Thế nên, tôi thích gọi Đinh Hoàng La là Mykola, Đinh Hoàng Max là Maxwell. Như thế tôi mới nhận ra sự mặc định của họ, còn những cái tên kia chỉ gây ảo giác và khó hiểu.
P/S: Tôi thực sự phục những người Việt sống ở nước ngoài mà vẫn mang họ tên của mình, vẫn thành công và vẫn được tôn trọng mà không cần phải mang những cái tên xa lạ.
11 comments:
hehe, anh nói đúng roài, tại sao lại phải đổi tên khi nhập tịch? tèo là tèo mà mít là mít. Tèo và mít có mần nên sự nổi tiếng cho dân mình thì càng phải tôn trọng tên mẹ đẽ chứ. Hơ hờ, mít là mít mừ tèo là tèo, sau này mít mí tèo có thành Bill Gate thì cũng là tèo và mít :D
Hehehe ... đọc bài này Muffin cười quá trời . Cahtherine Tran, Kathie Le, Kim Nguyen ... thì M không lạ nhưng mà ở Vietnam có Phan Văn Santos , Đinh Hoàng Maxell ... thì mới nghe lần đầu :D .
Còn chuyện người Việt sống ở nước ngoài mang tên Tây thì còn phải xét đó là thế hệ nào, vì sao ... cái này còn phải đi sâu Muffin xin miễn lạm bàn .
mắc cười qué với mí cái tên nửa nạc nửa mỡ này. Thông thường, chỉ có người yếu thế mới chịu đổi tên không theo dòng giống, cội nguồn của mình :D
@Titi: Hương Titi cũng là tên nửa tây nửa ta. Haha!
Có bao giờ em dùng 2 tên một lúc đâu anh. Chúng đứng riêng và làm nhiệm vụ riêng biệt đấy. Anh đừng ghép nó lại giống các bác lãnh đạo đầy quyền uy trên kia chớ :P
Cũng có nhiều ngoại binh nhập tịch chỉ vì là làm kinh tế thôi mà anh. Ý thức, tinh thần công dân lấy đâu ra.
Ngày trước em định gọi anh là William Cường, nhưng sợ anh giận, nên thôi, hahaha!
Mà cái vụ đổi tên cầu thủ nghe kỳ cục quá! Đổi Quốc tịch và đổi tên là hai việc hoàn toàn khác nhau. Hoặc là gọi họ bằng một cái tên Việt thuần túy, nếu họ đồng ý, nhưng tên cha mẹ họ đặt thế nào thì vẫn phải giữ nguyên như vậy chứ!
Trong bóng đá, cái tên lại càng quan trọng, nhất là với cầu thủ giỏi. Một phần cũng tại những cầu thủ này, nên ý thức cái chuyện người ta đặt tên cho mình ngay từ đầu hơn là để đặt rồi mới phản ứng, anh nhỉ?
Phải phong giải mâm xôi vàng cho bác nào có ý tưởng đặt tên kiểu này cho các đông chí ngoại cầu thủ
@Tri Thức: Quả cũng có chuyện đấy. Không nên đòi hỏi và trông chờ quá cao, đúng không?
@HNV: Chắc họ định xây dựng thương hiệu cá nhân lại từ đầu.
@Anh: Thử trao xem thế nào nhỉ?
thay doi ten cung la muon cho gan gui hon khi nhap tich thoi chu co gi to tac dau ..theo toi neu tre thanh cong dan vn thi thay doi ten chut xiu cha co gi la van de,,toi hoan nghenh anh Dinh Hoang Max
đọc bài này của bác buồn cười rung rốn ! Bên nhà em cũng có một bài nhưng là về người ta-tên tây, rảnh bác ghé qua chơi !
Đăng nhận xét