3/8/10

LÝ TƯỞNG GIÁO DỤC



Hoàng Hồng Minh

Cũng đã lâu lắm rồi nhỉ, hồi tôi có dịp gặp một chàng sinh viên triết học trường Sorbonne. Tình cờ thôi, chàng Stéphane, sau thành bạn, trong một cái quán cafe ở cái khu vực vui vẻ trẻ trung này.

Anh chàng này thật toàn tài, thấy cái gì cũng tinh sắc cả. Chàng lại rất hứng thú triết học xứ Đông, nào những «âm dương ngũ hành», «dĩ nhu thắng cương»…

Cuối cùng anh chàng bảo không hiểu nổi là tại sao Nho giáo và Lão giáo đều cứ cố dạy người ta phải «thắng người» là làm sao? Hý hoáy suốt đời lo thành thánh nhân là lẽ sống ư?
Nho thì xúi người ta tranh đằng trước nơi quan trường, tranh nhau nịnh phò vua để sấn lên. Lão thì khuyên «bất tranh nhi thiện thắng», «chót vót đằng sau thiên hạ», hơn người trong thế dỗi. Không thể chịu chấp nhận kém ai ở sâu trong tâm khảm mình.

Phật giáo thì lại không hướng chỉ dẫn người ta vươn lên tổ chức đời sống cộng đồng, mỗi ai chỉ lo tu riêng cái đức của mình, để tự thành La Hán.

Thế thì lý tưởng tu tập là để có một xã hội ai biết người nấy, không ai chịu ai?

Mà cuộc sống tôi nghĩ căn bản là cái khác. Là chia sẻ, là hợp tác, là học hành, là giúp đỡ, là vui chơi, là hạnh phúc cùng nhau.

Hay là tôi hiểu sai xứ Đông? Anh có chỉ dẫn gì khác vậy?


Ở xứ ta, năm nào cũng có các học sinh đoạt giải thế giới về các môn khoa học. Như thế là người ta biết luyện người giỏi rồi, ít ra ở mức tú tài ! Chuyện này hiển nhiên.

Nói rộng ra, để luyện thánh nhân, xứ ta đã sẵn sàng.

Hơn thế nữa xã hội xứ ta đã là xã hội của những thánh nhân. Cứ nhìn xe chạy trên đường thì biết, rặt cao thủ.

Bây giờ vấn đề là thế này.

Chúng ta đã thực sự mệt mỏi và chán cái xã hội của những thánh nhân chưa? Chưa chán thì chịu. Coi như bài viết hết ở chỗ này nghen, “goto end”.

Nếu chúng ta đã mệt mỏi và chán cái xã hội của những thánh nhân rồi, thì phải dựng lại mô hình.

Nghĩa là phải bắt đầu lại từ đầu, từ tuổi thơ.

Để cho mỗi em bé trong nhà là một công dân trong nhà, chứ không là «vua chã». Em bé phải hiểu các qui tắc đời sống trong nhà, biết sống đầm ấm, qui củ, sáng tạo, tự do với ông bà, bố mẹ, anh em, vật nuôi, cây cỏ.

Để cho mỗi em bé đến trường là một công dân nhà trường, chứ không phải là một tay giang hồ đi tìm các chiêu võ hiệp để đoạt ngôi các kì thi. Nhà trường cho em một xã hội ưu tiên học và tập, trong mọi lĩnh vực, từ thể chất tới kiến thức, từ khoa học tới thể thao, văn hóa, nghệ thuật, từ kỉ cương tới tự do, từ ý chí tới niềm vui dào dạt.

Để cho mỗi thanh niên có thể thay đổi lại định hướng của cuộc đời mình sau những năm tháng đầu tiên lao động chuyên nghiệp lại thấy mình còn say mê ngành khác hơn. Và cả các bậc trung niên hay tiền cao niên đi nữa. “Đào tạo lại” ngắn ngày, dài ngày là công việc phải được luật pháp hóa và mỗi ai đều có quyền và qui chế để được hưởng quyền này.

Để cho mỗi người phát triển được những năng lực khác nữa của mình, không chỉ làm mỗi cái công việc robot hóa của mình, dù mình có đang là đại tướng giáo sư tiến sĩ gì đi nữa.

Để cho các cụ già vẫn say mê đến các cơ sở đào tạo, bắt gặp lại niềm vui cắp sách và nỗi lo thi cử cái môn mình vẫn đang đam mê.

Để cho học tập là niềm vui dai dẳng nhất, bền lâu nhất, kiến thiết nhất, hữu ích nhất.

Nguồn
Lý tưởng giáo dục - Tạp chí Tia sáng

Entries liên quan:
HỌC BỔNG 322 - AI CẦN?
BA CÂU CHUYỆN NHÂN NGÀY 20.11
"TÔI HỌC Ở HARVARD"
Ở TRƯỜNG CÔ DẠY EM THẾ
TÔI ĐI CHẤM THI



10 comments:

Titi on lúc 00:15 4 tháng 8, 2010 nói...

Nho giáo và Lão giáo đều cứ cố dạy người ta phải «thắng người» là làm sao? Hý hoáy suốt đời lo thành thánh nhân là lẽ sống ư? - cái này là do đời xưa chưa có nhiều trường học, con người thiếu nơi chốn học hành, phần lớn sống hoang dã quá nên rất ngu dốt, mê tín, tăm tối. Nho và Lão muốn người ta chú trọng việc học hơn là cứ sống thả phanh theo bản năng, không biết đâu là cái đẹp của kiến thức ạ. Chữ Thánh nhân là một cách nói thậm xưng chỉ một điểm cao nhất của kiến thức và nhân đức , tức có kiến thức mới thực sự có nhân đức được .
Mà quả thật, ngày xưa có thánh nhân mà sao ngày nay hiếm thế cơ chứ :-D

Phật giáo thì lại không hướng chỉ dẫn người ta vươn lên tổ chức đời sống cộng đồng, mỗi ai chỉ lo tu riêng cái đức của mình, để tự thành La Hán.
Thực ra, Phật có nhắc đến việc cùng chung xây dựng xã hội nhân tâm thái hòa. Nhưng nhấn mạnh mỗi cá nhân cần chiến thắng chính bản tính của mình trước . Chiến thắng chính mình là chiến thắng khó nhất mà :-)

Đỗ on lúc 07:09 4 tháng 8, 2010 nói...

Thật đáng để suy nghĩ.

Lana on lúc 07:48 4 tháng 8, 2010 nói...

Mình bắt đầu khoái cái ông Hoàng Hồng Minh này đến nỗi phải theo link liếc qua Tạp chí Tia Sáng. Viết quá hay.

Tuy nhiên, không có đạo nào là đáng để lên án cả. Đạo nào cũng hướng con người ta đến những điều tốt đẹp. Nhưng, điều gì thì cũng có kèm theo mặt trái, vì thế vấn đề là người vận dụng nhìn theo hướng nào.

Nếu nhìn Nho Giáo qua cách răn người ta sống phải có 'nhân, lễ, nghĩa, chí, tín' (Ngũ thường)/ hoặc 'công, dung, ngôn, hạnh' (Tứ đức) thì cũng đáng để học lắm chứ.

Nếu vươn lên mà nhìn theo hướng để 'thắng người' thì có vẻ không ổn, nhưng vươn lên để đạt đến một tầm cao hơn thì đó là động lực cho xã hội phát triển. Vấn đề chỉ là vươn lên theo cách nào: cách của người quân tử hay tiểu nhân? (câu này lại là ảnh hưởng Nho giáo rồi :).

HY on lúc 08:41 4 tháng 8, 2010 nói...

Chi Lana oi, bac HHM co blog o day: http://nuocdenchan.com/

Titi on lúc 09:58 4 tháng 8, 2010 nói...

Thực ra, bài viết trên chỉ nêu hiện tượng chứ không nêu ra bản chất của vấn đề. Trung QUỐC cũng xây dựng xã hội trên những nền tảng nhiều dòng triết lý như Nho và Lão. Nhưng TQ có khủng hoảng giáo dục như ta đâu?

Ở ta, cái xấu nhất là bị mất phân tầng xã hội. THói quen cào bằng mọi thứ đã làm cho trật tự xã hội không những đảo lộn mà rối ren vô đối, con người không có chuẩn để vươn tới và tôn trọng. Người nghèo cần vật chất nhưng không biết tôn trọng giá trị vật chất, người giàu cần tinh thần nhưng không nhìn thấy những giá trị tinh thần xung quanh , người ít chữ kính nể tri thức nhưng không biết làm cách nào để đến với tri thức, người nhiều chữ hầu hết thiếu kinh nghiệm thực tế thành ra chỉ múa trên giấy và coi thường chữ của người khác. Hu hu...

LU on lúc 10:59 4 tháng 8, 2010 nói...

hê hê, bài này sao mờ hay thế :))

Lana on lúc 14:47 4 tháng 8, 2010 nói...

@HY: Cảm ơn HY nhé. Vừa ghé nhà 'cụ', hay ghê người.
:)

Thuy Dam Minh on lúc 14:51 4 tháng 8, 2010 nói...

Nói đến giáo dục ở ta mà khiếp vía. Thấm thía nhất là ai đang phải lo lắng cho con đi học. Bi hài nhất là bắt đầu lớp 1.
Hôm trước, làm đề án về một chương trình mới, anh thấy một bức thư "Mẹ và cô giáo ơi! Con có nhất thiết phải học giỏi như mẹ và cô mong muốn không? Nếu con học giỏi và lúc nào cũng xếp ở thứ nhất thì các bạn có ai được xếp thứ nhất nữa không? Con xếp thứ nhất rồi thì sẽ phải xếp ở đâu nữa?".
Nản thế, nhưng đọc bài này, thấy chúng ta phải bắt đầu lại từ đầu, từ tuổi thơ ngẫm ra còn nản hơn nữa. Hic!
Chưa thấy bài viết về giáo dục nào hay, thâm thúy và chua xót như bài này.

LU on lúc 20:21 4 tháng 8, 2010 nói...

Đúng là xã hội Việt Nam ko thiếu người tài, chỉ là cách giáo dục từ bé đa số nhồi nhét sao cho thành "người tài trên kệ sách". Có nghĩa là lý thuyết thì ngon lành, như khi thẩy vào thực tế 100 người chỉ vài người đậu, còn lại thì rơi rụng như sung rụng, rồi cả trăm ngàn lí do được dựng lên...tại, bởi, vì, bị...vân vân và vân vân.

Những xã hội tiên tiến và giàu có, người ta ít chú trọng nặng lý thuyết hình thức, họ quan tâm nhiều đến thực hành trong thực tế thôi. Thay vì giáo dục cho con mình từ bé hiểu rằng, kiến thức đó dùng để con tự lực cánh sinh, những môn thể thao văn hóa dùng cho con refresh bộ não, thì cha mẹ cố gắng dạy con thành "thiên tài trên kệ sách".

Nobody perfect, đời này làm gì có thánh nhân? nên dạy trẻ từ bé "biết sống" hơn là "sống là diễn". Cũng như đừng nhồi nhét từ bé cho con cái tính phù phiếm, nhà hàng xóm có cái ti vi to hơn nhà mình là "láo". Thay vì ngồi vắt óc suy nghĩ mãi làm sao vác được cục tạ 100kg, ta có thể chia ra thành 5 cục 20kg và nhắc từ từ dễ ko cần kễ luôn.

Đừng dạy con và tự dạy mình thành thánh nhân trên kệ sách, không được ngủ yên trên một thành công nào cả. Xã hội cần người công dân, bình thường và khỏe mạnh, để xây dựng tốt xã hội hơn...chứ không cần nhiều thánh nhân chi cho tốn bàn thờ và khói hương!

Titi on lúc 20:46 4 tháng 8, 2010 nói...

@Lu: Ha ha..chit cười với cái comt của Lu :=))

Đăng nhận xét

 

VMC Copyright © 2009 | Power by Blogger | Template redesigned by Lý Minh Triết