...Ngồi trước mặt tôi là một cô gái mảnh khảnh, gương mặt chất phác, trang phục giản dị.
Cô giới thiệu mình là giáo viên, đến từ Điện Biên.
Tôi nhớ ra hôm trước thi tài năng, cô biểu diễn điệu múa "Ngày hội bản em" trong trang phục của người Khơmú.
- Em là người dân tộc nào?
- Dạ, em là người Kinh.
- Em tốt nghiệp cao đẳng sư phạm à?
- Vâng, Cao đẳng Sư phạm Thái Bình ạ.
- Ồ, ở Điện Biên không có trường cao đẳng sư phạm sao?
- Có chứ ạ. Nhưng quê em ở Thái Bình, nên em học ở Thái Bình.
- Em dạy cấp học nào?
- Em dạy mầm non, anh ạ.
- Em học ở Thái Bình, sao lại lên tận Điện Biên công tác? Em không muốn làm việc ở dưới xuôi sao?
- Tốt nghiệp xong thì em cũng làm ở dưới xuôi một thời gian. Nhưng sau đó, bố mẹ em nói tìm được việc cho em ở Điện Biên, nên em quyết định trở lại Điện Biên làm việc cho gần bố mẹ.
Nghe cô gái kể thế, tôi nghĩ thầm, chắc bố mẹ cô xin được cho cô làm việc tại một trường mầm non nào đó ở ngay thành phố Điện Biên Phủ.
- Em làm việc cách nhà xa không?
- Dạ, xa anh ạ!
- Xa như thế nào?
- Dạ, cách Điện Biên Phủ khoảng 100 km ạ.
Tôi hơi giật mình, cách Điện Biên Phủ 100 km tức là vùng sâu vùng xa rồi. Chắc chắn đó là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số.
- Thế đường đi có khó không?
- Cũng hơi khó khăn thôi ạ.
- Mất bao nhiêu thời gian để đi từ Điện Biên đến đó?
- Khoảng 2 tiếng rưỡi, bằng xe máy ạ.
- Em đi xe máy từ Điện Biên đến đó à?
- Vâng.
- Đi một mình?
- Vâng ạ.
- Thế em không sợ à? Đường miền núi, chắc cũng có những đoạn hoang vắng...
- Lúc đầu em cũng ngại, nhưng đi mãi cũng quen, - cô gái cười.
Hóa ra, chỗ làm mà bố mẹ cô tìm được cho cô không phải là một nơi "mưa không đến mặt nắng không đến đầu", thế mà cô vẫn trở về, vẫn nhận công việc khó khăn đó.
- Bao lâu em lại về nhà thăm bố mẹ?
- Tuần nào em cũng về anh ạ.
- Tức là cứ chiều thứ Sáu em về Điện Biên, chiều Chủ nhật lại trở lại trường?
- Vâng.
- Như thế thì mệt lắm...
- Em vẫn phải về. Vì ở chỗ em dạy không có thực phẩm, nên em phải về Điện Biên Phủ mua thực phẩm mang lên. Với lại ở đó cũng thiếu nước, nên về nhà tắm giặt cho thoải mái.
Chuyện này thì tôi không ngờ tới: Một cô gái cao 1m71, dáng dấp như người mẫu, thí sinh cuộc thi Hoa hậu toàn quốc, lại dạy mầm non ở một ngôi trường vùng cao hẻo lánh, nơi chắc chắn không có nhiều ánh sáng văn minh. Ở đó những điều kiện sinh sống tối thiểu cũng vẫn còn thiếu thốn...
- Học sinh của em là ai?
- Toàn con em đồng bào dân tộc ít người, anh ạ.
- Chúng nó có nói được tiếng Kinh không?
- Nói được, nhưng ít thôi ạ. Cũng may em không phải là giáo viên đầu tiên đến dạy ở trường. Các chị đến trước đã dạy bọn trẻ con nói được một ít tiếng Kinh rồi, nên em cũng đỡ khó khăn hơn.
Tôi thích tinh thần lạc quan trong cô, thích cái cách nhìn sự vật ở khía cạnh tích cực nơi cô.
Cô tên là Đỗ Thị Hương.
Chung cuộc Hương không lọt vào top 20 của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2010, nhưng đối với tôi cô là một thí sinh thực sự đặc biệt, vì cô đã bước qua được những khó khăn hữu hình và vô hình để chứng minh rằng mình có quyền thể hiện và khẳng định bản thân như bất cứ một cô gái xinh đẹp nào đang sống ở những nơi phồn hoa đô hội.
Entries liên quan:
HOA HẬU VIỆT NAM 2010 - ĐỐI THOẠI 1
THÁNH THIỆN VÀ GỢI TÌNH
VẺ ĐẸP NHÂN CÁCH CỦA HOA HẬU
TẠI SAO NHAN SẮC THUẦN VIỆT MỚI ĐƯỢC ĐĂNG QUANG?
Trẻ hơn thì là Hoa hậu
20 comments:
Anh thích và thực sự cảm phục cô bé này. Em biết là anh đã từng nhiều lần đi công tác vùng sâu, vùng xa, anh biết thế nào là gian khó, lạc hậu và khó khăn của những người sống và làm việc ở đó.
Cô bé này xứng đáng được nhận một món quà từ cuộc thi.
Bác Thụy có dịp anh em mình lên Điện Biên đi, nhân thể thăm cô giáo luôn.
Giỏi! cả thí sinh HH và bố mẹ của cô này. Em thích cách giáo dục con như thế này, nếu em có con gái em cũng training nó như thế! ;))
Ko được vào top 20, ko có cơ hội thành HH xem ra cũng tốt. Nhờ thế học sinh vùng cao còn có được một cô giáo xinh đẹp, bố mẹ cô vẫn hướng con mình làm việc có ích chứ ko là bình hoa di động. Em thích tính cách cô gái này!:)
Cô này nói thật là em rất chú ý vì "mặt mũi thế mà cũng đi thi hoa hậu" (nói khí các bác bỏ qua, em thì xấu rồi nhưng em vẫn là khán giả, được quyền chê phỏng ạ :P)
Nhưng đọc xong bài này đang hình dung ra cảnh
rũ bỏ áo dài, đồ dạ hội, bikini cùng sân khấu sáng choang và bánh khảo, cô ấy lại quay trở lại nhịp sống ấy. Cuối tuần một cô cao nghều, phóng veo veo trên con xe máy từ miền hoang vu về quê rồi lại chở cả tải đồ ăn lên trên trường, thương quá cơ!
http://www.youtube.com/watch?v=w93y9057rsY&feature=player_embedded#!
Em có một thắc mắc, Ban giám khảo không được biết về hoàn cảnh/gia cảnh của thí sinh hay sao anh?
Cô bé rất đáng phục!
Cô bè đáng yêu quá, luôn nhìn mọi việc ở góc độ tích cực. Tiếc ko có một giải thưởng nào dành cho cô.
Học trò cũ của mình có nhiều cô gái kiểu kiểu như thế này lắm, giá kể VMC mà có thời gian, làm một loạt bài về các cô ấy nhỉ ? Đi xe máy 100 km vẫn còn là may, chuyện các em đi bộ nửa ngày đường mới tới điểm trường, cả bản có duy nhất cô giáo là người Kinh thì nhiều lắm !
à, mà cũng xinh cỡ cô bé này đấy nhé.
Hong hỉu sao em nghĩ, cô bé khó mà giữ được nghề giáo sau đợt thi này :-(
@A Thụy:
Cô ấy nói rằng món quà lớn nhất đối với cô ấy là những kỷ niệm đẹp từ cuộc thi và cả những kinh nghiệm sống mà cô có được sau 2 tuần đồng hành cùng các thí sinh khác.
@MC3:
Sáng kiến hay ghê.
@LU:
Điểm khác biệt chính là bố mẹ cô ấy đã hướng con mình làm việc có ích đấy. Có những vị phụ huynh vì quá thương con và lo cho con, mà luôn bảo bọc khiến con cái mất hết tự lập.
@Dứa:
Cựu nhà báo vẽ ra hình ảnh rất đẹp.
@Thanh Mai:
Không, em ạ. Anh cũng thấy nể cô gái ấy.
@Haukhaoco:
Em cũng thấy tiếc về điều đó.
@PTN:
Báo mình viết nhiều về những trường hợp như vậy rồi.
@Titi:
Có thể là như thế, nhưng những khó khăn mà cô ấy đã vượt qua sẽ có tác động tích cực đến cuộc đời cô ấy sau này.
anh Cường : uhm, đúng là những đứa con mà từ bé cha mẹ cứ bọc trong nhung thì lớn lên sẽ có tính lệ thuộc. Cái gì cũng đợi cha mẹ lo lắng. Em mờ nẹn ra con thì trước tiên chính em sẽ tự lo cho nó, bắt nó ăn bắt nó ngủ theo chế độ dinh dưởng của em. Có thế nó mới có óc phát triển tốt và sức phẻ của hẹc quin. Lí do, phải khỏe mạnh lành lặn thế mới chịu nổi được sự huấn luyện theo chế độ lính tráng của em. Huấn luyện trẻ em như bài China của anh thì vẫn chưa nhằm nhò giè...;))
@a.C : Vâng ạ. Viết rồi ạ. Nhưng những chuyện ấy vẫn chìm nghỉm nghìm nghim trong cuộc sống ồn ào này. Em nghĩ, sau thế hệ "thanh niên xung phong" sẽ là thế hệ "cô giáo vùng cao", không biết lúc ấy, chuyện về những "xóm không chồng" sẽ như thế nào nhỉ ?
:). Thật là một tâm hồn đẹp
Không quá toàn diện và xuất sắc, nhưng đẹp...
Siêu mẫu Nga Polima Lomakina tố kết quả HHVN đã biết trước...
http://danviet.vn/12268p1c30/sieu-mau-nga-to-ket-qua-hhvn-2010-da-biet-truoc.htm
Đăng nhận xét