Ngày điện ảnh đầu tiên của Việt Nam được đánh dấu bằng lễ trao giải Cánh diều vàng bị báo chí mô tả là "luộm thuộm và thiếu chuyên nghiệp". Nói chung điều này không có gì ngạc nhiên, vì thực trạng của điện ảnh Việt Nam đúng là như thế.
Tại sao lại có thực trạng ấy? Chắc không ít người đưa ra câu hỏi như vậy. Có một nguyên nhân rất đơn giản là ở xứ ta điện ảnh thường bị (được) nhầm lẫn và bị (được) đánh đồng với truyền hình. Những bộ phim chiếu trên tivi cứ hồn nhiên được cả những người có học gọi là "điện ảnh".
Có một chuyện hơi hơi buồn trong lễ trao giải Oscar vừa rồi. Farrah Fawcett, cô đào một thời nổi danh như cồn trong series truyền hình "Những thiên thần của Charlie", đã không được vinh danh trong đoạn tưởng niệm những gương mặt điện ảnh Mỹ qua đời trong năm 2009. Gia đình cô ra thông cáo lấy làm tiếc về sự bỏ qua này của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Hoa Kỳ (AMPAS). Nhưng đại diện của AMPAS đã lịch sự trả lời rằng, chúng tôi không quên, nhưng cô là diễn viên truyền hình, nên hãy để cô được tôn vinh tại lễ trao giải thưởng truyền hình EMMY.
Cái thời nước ta chưa có và chớm có truyền hình, điện ảnh đã từng có những bộ phim hay, những đạo diễn tài danh và những diễn viên tên tuổi. Nhưng từ khi đổi mới đến nay, mọi thứ đều thay đổi và phát triển, trừ điện ảnh. Hình như nó ngày một lụi tàn.
Những đạo diễn điện ảnh chuyển sang làm phim truyền hình (tôi không có ý định chê phim truyền hình, bởi tôi vẫn xem phim truyền hình và biết có những bộ phim truyền hình hay), các nghệ sĩ điện ảnh phải đi đóng phim truyền hình cho đỡ nhớ nghề, các gương mặt nghiệp dư tràn ngập màn ảnh nhỏ và hồ hởi khoác vào mình danh hiệu mỹ miều "diễn viên điện ảnh".
Làn sóng nghiệp dư hóa từ truyền hình tràn sang điện ảnh. Các diễn viên chẳng cần học hành gì, cứ hồn nhiên như cô tiên xuất hiện trên các phim, hồn nhiên được đề cử và hồn nhiên ẵm giải diễn xuất. Nói như thế hẳn sẽ có những người phản bác: điện ảnh thế giới cũng có những diễn viên nghiệp dư tỏa sáng đấy thôi. Vâng, đúng là như thế. Họ tỏa sáng với tài năng thiên bẩm của mình, nhưng không ở đâu mà các ca sĩ, những người đẹp chân dài có cơ hội đóng phim nhiều như ở xứ ta (Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh đã lâu không đào tạo diễn viên điện ảnh).
Thực ra điện ảnh Việt Nam đã bao giờ chuyên nghiệp chưa? Theo tôi có thể mạnh dạn nói là chưa. Ngay cả thời điện ảnh hoàng kim trong thập niên 1970-1980, thì nó cũng vẫn chỉ là một nền điện ảnh bán chuyên nghiệp (máy móc thiết bị lạc hậu, không đầy đủ quy trình sản xuất...). Đổi mới đã quăng các nghệ sĩ vào kinh tế thị trường và họ đã lúng túng không thể tìm được đường ra.
Tại sao lại có thực trạng ấy? Chắc không ít người đưa ra câu hỏi như vậy. Có một nguyên nhân rất đơn giản là ở xứ ta điện ảnh thường bị (được) nhầm lẫn và bị (được) đánh đồng với truyền hình. Những bộ phim chiếu trên tivi cứ hồn nhiên được cả những người có học gọi là "điện ảnh".
Có một chuyện hơi hơi buồn trong lễ trao giải Oscar vừa rồi. Farrah Fawcett, cô đào một thời nổi danh như cồn trong series truyền hình "Những thiên thần của Charlie", đã không được vinh danh trong đoạn tưởng niệm những gương mặt điện ảnh Mỹ qua đời trong năm 2009. Gia đình cô ra thông cáo lấy làm tiếc về sự bỏ qua này của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Hoa Kỳ (AMPAS). Nhưng đại diện của AMPAS đã lịch sự trả lời rằng, chúng tôi không quên, nhưng cô là diễn viên truyền hình, nên hãy để cô được tôn vinh tại lễ trao giải thưởng truyền hình EMMY.
Cái thời nước ta chưa có và chớm có truyền hình, điện ảnh đã từng có những bộ phim hay, những đạo diễn tài danh và những diễn viên tên tuổi. Nhưng từ khi đổi mới đến nay, mọi thứ đều thay đổi và phát triển, trừ điện ảnh. Hình như nó ngày một lụi tàn.
Những đạo diễn điện ảnh chuyển sang làm phim truyền hình (tôi không có ý định chê phim truyền hình, bởi tôi vẫn xem phim truyền hình và biết có những bộ phim truyền hình hay), các nghệ sĩ điện ảnh phải đi đóng phim truyền hình cho đỡ nhớ nghề, các gương mặt nghiệp dư tràn ngập màn ảnh nhỏ và hồ hởi khoác vào mình danh hiệu mỹ miều "diễn viên điện ảnh".
Làn sóng nghiệp dư hóa từ truyền hình tràn sang điện ảnh. Các diễn viên chẳng cần học hành gì, cứ hồn nhiên như cô tiên xuất hiện trên các phim, hồn nhiên được đề cử và hồn nhiên ẵm giải diễn xuất. Nói như thế hẳn sẽ có những người phản bác: điện ảnh thế giới cũng có những diễn viên nghiệp dư tỏa sáng đấy thôi. Vâng, đúng là như thế. Họ tỏa sáng với tài năng thiên bẩm của mình, nhưng không ở đâu mà các ca sĩ, những người đẹp chân dài có cơ hội đóng phim nhiều như ở xứ ta (Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh đã lâu không đào tạo diễn viên điện ảnh).
Thực ra điện ảnh Việt Nam đã bao giờ chuyên nghiệp chưa? Theo tôi có thể mạnh dạn nói là chưa. Ngay cả thời điện ảnh hoàng kim trong thập niên 1970-1980, thì nó cũng vẫn chỉ là một nền điện ảnh bán chuyên nghiệp (máy móc thiết bị lạc hậu, không đầy đủ quy trình sản xuất...). Đổi mới đã quăng các nghệ sĩ vào kinh tế thị trường và họ đã lúng túng không thể tìm được đường ra.
Vài năm trở lại đây, điện ảnh đã manh nha hồi sinh. Nhưng sự quan tâm của nhà nước thông qua việc trợ vốn để làm tác phẩm này hay tác phẩm kia nhân các dịp kỷ niệm, hoặc cấp vốn cho một vài hãng phim quốc doanh thì khó có khả năng giúp điện ảnh trở nên tráng kiện, mà chỉ có thể để nó tiếp tục sống lây lắt mà thôi.
Muốn có một nền điện ảnh thực sự phát triển sau 10 - 15 năm nữa, thì chỉ có cách thay đổi toàn bộ tư duy, đặt vấn đề xây dựng điện ảnh như một ngành công nghiệp (industry) theo đúng những quy chuẩn của một ngành kinh doanh. Đừng lo cái ngành kinh doanh ấy sẽ chỉ làm những thứ nhảm nhí, chiều theo thị hiếu khán giả. Sau giai đoạn đầu kiếm tiền nuôi thân, nó sẽ đầu tư và làm được những tác phẩm điện ảnh xứng tầm thế giới.
Người Việt thông minh lắm mà!
Chú thích: Ảnh bìa tạp chí Thế giới Điện ảnh của Hội Điện ảnh VN đăng ảnh các diễn viên truyền hình và giới thiệu những bộ phim truyền hình.
22 comments:
1. Giải Cánh Diều vàng, nếu anh không nhầm, lần trao giải nào cũng bị phê phán là luộm thuộm. Thật không thể hiểu tại sao nữa. Toàn những người xinh đẹp, thời thượng, mà mỗi cái việc làm cho đẹp đẽ, cho quy củ cũng không xong. Với con mắt của người làm event, nói thật, anh ngứa mắt lắm ấy.
2. Diễn viễn của ta thì đúng là hầu hết không được đào tạo bài bản. Có danh hiệu người đẹp, người mẫu nào đó... là các bạn ấy lên ngay phim được. Vui vui thì được, chứ tầm cỡ như Trà Giang, Tố Uyên, Thế Anh, Thương Tín... chắc là khó, nếu không muốn nói là không thể!
3. Phim được giải, chưa chắc đã có nhiều khán giả. Cái này thì cả thế giới cũng như thế chứ không riêng gì Việt Nam. Nhưng những tác phẩm "tử tế" như thế chính là cái nền tảng phát triền của điện ảnh. Thiếu nó, điện ảnh của ta vẫn chỉ mãi mãi loằng ngoằng thế này mà thôi.
4. Nói thì dễ, làm mới khó. Vì thế, để có tác phẩm điện ảnh xứng tầm, Nhà nước chỉ nên chi tiền cho những tác phẩm như thế thôi. Còn các phim kỷ niệm, phim "cúng cụ"... cứ xã hội hóa, tư nhân làm hơi bị tốt.
5. Nói gì thì nói, Trường Sân Khấu Điện ảnh mà không đào tạo diễn viên nữa thì nói thật cũng nên mang bác Hiệu trưởng ở đây ra cắt.... đi thôi!
Hic!
Hình như em mới chỉ xem cái lễ trao giải này 1 lần từ năm ngoái hay năm kia gì đó. Và từ đó em không bao giờ xem nữa :)). Không biết có phải em cực đoan với nền điện ảnh và âm nhạc Việt nam hiện tại không, nhưng em không thể nghe/ xem được, hic :((. Nhưng nếu cho em xem lại "vĩ tuyến 17 ngày và đêm" hay "chiến trường chia nửa vầng trăng"...thì em vẫn không thấy chán dù đã xem cả chục lần. Thành thật mà nói, có thể bây giờ các diễn viên chân dài hơn, mặt xinh hơn, nhưng không ai có thể "đọ" được với Trà Giang, Như Quỳnh, Tố Uyên, Chánh Tín...anh nhỉ?
Haizz, thật buồn cho "cái rìu chì" của mình (ha..ha..Có bạn nào đã gọi "cánh diều vàng" như vậy đấy anh ạ)
Ôi nói đến phim việt bây giờ thì thật tệ. "Thoại" thì lủng cà lủng củng, vừa thừa, vừa thiếu. "Sạn" thì hàng thúng. "Sạn" to bằng quả mít ấy chứ chẳng phải là nhỏ.
Nói đến công nghiệp điện ảnh VN bây giờ thì, "Chán" chả buồn nói!
Chỉ thấy lễ trao giải điện ảnh, giống như đang diễn hề.
Đạo diễn Lê Hoàng, nhà sản xuất-diễn viên Phước Sang là những người phê phán gay gắt đường đi của ĐAVN từ khá lâu rồi.
Một bộ phim chưa cần biết ra sao, nhưng ra rạp chiếu, sau vài ba ngày, không bán được vé, khán giả không chen nhau, chửi nhau, xô đẩy nhau, để có được 1 tấm vé xem, thì chưa thể gọi là PHIM HAY được.
Em thích cái cụm từ "nền điện ảnh lay lắt" rất chính xác với hiện trạng yêu và bit về sức mạnh của nghệ thuật thứ 7 nhưng ứ làm nổi kiểu nghệ thuật hết sức phức tạp nhưng cũng hết sức long lanh này cho ra trò của ta hiện nay.
Vẫn nghe: Điện ảnh không dành cho con nhà nghèo. Trước đây em hong tán thành câu trên lắm nhưng bi giờ em hiểu Nghèo đây không chỉ là nghèo xiền mà còn nghèo tiến bộ, nghèo tư duy đa chiều, nghèo khát vọng, nghèo đổi mới, nghèo cạnh tranh, nghèo cả ý thức tự phê nữa. Hic...bao giờ các bác ở Hội ĐAVN tự thấy là mình vừa già, vừa lạc hậu, vừa góp phần kéo chân lớp trẻ ...mà rút lui, nhường lại chỗ đứng cho hậu sinh thì may ra ĐAVN mới có cơ khởi sắc, anh ơi. Hic...
Một năm chỉ có vài phim chuyện nhựa thì đúng là khó mà làm cho lễ trao giải hay được, và cũng khó làm khán giả quan tâm.
Em luôn tự nhủ: có 3 thứ ở VN không nên xem: Bóng đá, phim (Cả điện ảnh lẫn truyền hình) và ca nhạc.
@ĐHP: oạch, ca nhạc không xem được nhưng vẫn nghe được chứ bác? CÓ nhiều tác phẩm tốt mừ. Bác tìm nghe nhạc phẩm của Phạm Duy, Phạm Minh Tuấn, Trần Tiến, Quốc Bảo, Đỗ Bảo, Quốc Trung... sẽ không thất vọng đâu ạ :-)
Điện ảnh VN em chỉ thích mỗi chị Tư Hậu thôi.
Em chỉ ngạc nhiên là tại sao ngày trước VN kỹ thuật còn kém hiện đại hơn bây giờ, cái gì cũng cũ kỹ hơn bây giờ mà có thể cho ra những film phải gọi là xuất sắc, Chị Tư Hậu, Sao Tháng Tám, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm...ect. Còn bây giờ tiền vốn dư dã, máy móc tối tân mà sao toàn là quay những hình hộm di động thế anh?
Đọc tự truyện Yêu và sống của Lê Vân, cô ấy có giải thích một lý do rất thú vị về cái gọi là "tiền vốn dư dả, máy móc tối tân mà sao toàn là quay những hình nộm di động",
@Lan : kể cho Lu nghe đi, cô ấy giải thích ra sao?
"Dần dà, nói đến một bộ phim, người ta chỉ bàn đến chuyện bộ phim này có tổng kinh phí bao nhiêu, kiếm được bao nhiêu tiền chứ không phải nó có tác động xã hội hay giá trị thẩm mỹ ra sao! Sau mỗi bộ phim, ai cũng thấy các thành phần chính của đoàn làm phim ngày một giàu có lên. Nhưng đáng tiếc là cư xử của họ với diễn viên, với công nhân làm phim lại tệ đi, giảm chi để tận thu tối đa cho bản thân. Thế có nghĩa là ăn chặn. Ví dụ, một bộ phim có tài trợ nước ngoài, tổng dự toán cao thì anh phải trả thù lao cho những người lao động cùng anh cao hơn, không thể rẻ mạt như những phim bình thường chẳng hạn. Bộ phim là công sức của cả tập thể chứ đâu phải của riêng anh!
Ngược lại, làm phim xong, anh ra sức đánh bóng cho tên tuổi của mình mà quên hết những người khác. Như vậy là không công bằng. Cuối cùng, hiển nhiên, tất cả đều trở thành công cụ cho một vài người bóc lột. Các thành phần chủ chốt của đoàn phim đều sắm xe, xây nhà. Họ cũng chỉ ăn lương của điện ảnh, vậy cái gì làm họ giàu lên? Rõ ràng là họ ăn bớt chứ còn gì. Bớt xén cảnh quay, chi phí ít đi, tiền thừa ra sẽ chảy vào túi ai? Trong khi đó với công luận, họ lem lẻm nhân danh làm nghệ thuật; trên trường quay, họ lem lẻm hô hào người khác phải hi sinh cho nghệ thuật? Tình trạng đó lúc đầu còn kín đáo, về sau thì trắng trợn, nó đầu độc môi trường làm nghệ thuật khiến người ta chỉ nghĩ về nó thôi đã thấy ngạt thở. Thấy mình bị lừa. Một câu hỏi day dứt không nguôi: Tại sao mình lại phải chịu để cho người ta lừa?"
Chỉ là một đoạn trích thôi nhưng từ khóa chính là "tư túi"
@Lan: đó chỉ là một nét trong nhiều nét đáng xấu hổ của hậu trường thôi em ơi :-(
@Titi: Vầng chị à, dự án nào chả thứ nhất thiên đình, thứ nhì thổ địa, thành ra việc rút ruột, cắt xén hiển nhiên sẽ là những đứa con èo uột, lay lắt. Chung quy cũng tại chữ nghèo,nên ngành nào cũng phải sống đã rồi hãy viết, hãy cống hiến, kết cục là hãy đợi đấy, sẽ đến thời điểm của chúng ta mà thôi, khi chúng ta hết đói, hết khát, chúng ta sẽ có thể nuôi dưỡng tinh thần, tâm hồn một cách hoành tráng, hi hi
@Thụy: Chẳng khó khăn gì trong việc tổ chức lễ trao giải trang trọng và chuyên nghiệp. Vấn đề là Hội chỉ có tiền ngân sách (eo hẹp) để tổ chức, nên bao giờ nó cũng chỉ làng nhàng như thế.
@MCVB: Ngày xưa công nhận có nhiều phim hay.
@Hoàng Nguyên: Đã có công nghiệp điện ảnh đâu, nếu không nói thì chẳng bao giờ có.
@MC3: Trong mớ hổ lốn ấy cũng có một vài phim xem được. Nhưng vì khán giả luôn nghĩ rằng phim VN chán, nên ngay cả phim hay cũng ít có người xem.
@Titi: Chia sẻ với Titi về cái sự nghèo.
@Lvu: Đúng thế, không có cái gì để thi thố, cạnh tranh.
@ĐHP: Thế thì ở ta chẳng còn gì đáng xem nữa rồi.
@Lu: Lên mạng sợt Lê Vân Yêu và sống là đọc được ngay.
@Lan: Cám ơn em vì những thông tin "nội mạng". Anh cũng nghe chỗ này chỗ nọ nói là ngân sách phim được nhà nước đầu tư cũng bị cấu véo.
"@Hoàng Nguyên: Đã có công nghiệp điện ảnh đâu, nếu không nói thì chẳng bao giờ có."
Ừ nhỉ! Vừa chê "Phim Việt 'Thoại' thì lủng cà lủng củng, vừa thừa, vừa thiếu." xong, hóa ra comment cũng thừa, đáng ra chỉ nói: "điện ảnh VN bây giờ". Bác VMC nhặt được cục "Sạn" còn to hơn cả quả Mít nữa.
Thanks :D
đồng ý với ý kiến của bạn ĐHP, nói thật, ko xem thì không bực, xem rồi mang bực vào người lắm. Mấy cô diễn viên béo hú béo hý, mắt môi hấp háy,cô nào cũng nhăm nhăm bỏ chồng, rồi bồ bịch, rồi kêu ca,lời thoại phim thì vô duyên không chịu được. Ca nhạc thì la hét và ăn mặc thì phản cảm, bóng đá thì chưa đá đã thở như hấp hối. Sao mà chán thế chứ.
VMC: Nói chung là anh rất là bực cái vụ tổ chức lùm xùm, năm nào cũng nói mà không sửa. OK là tiền có hạn, thì đi vận động ở đâu đó đi. Tom nhom quá, chán lắm!
Đã thế, nghe đâu các diễn viên, đạo diễn... đến dự ăn mặc cũng lôm côm nữa. Lạy giời là không phải, chứ phải thì .... ôi thôi!
@Thụy:
Có lần em phê phán các nghệ sĩ đến dự lễ tôn vinh mình ăn mặc lôm côm quá, thế mà có người chỉ trích em là mắc bệnh hình thức, các nghệ sĩ họ giản dị. Thật bó tay.
Đăng nhận xét