Sáng sớm, vừa ôm báo mở cửa vào phòng làm việc đã thấy điện thoại kêu liên hồi. Nhấc máy chưa kịp allo, thì ở đầu dây bên kia, giọng chị bực tức vang lên: "Này, cậu đến mà đón thằng cháu quý hóa của cậu về nuôi đi nhé. Nó dám cự nự tôi và đang dỗi kia kìa".
Đó là giọng chị tôi. Lần đầu tiên tôi thấy chị nói giọng bức xúc như vậy về cậu con trai của chị. Cậu chàng là học sinh lớp 12, thanh niên tuấn tú cao trên mét bẩy, con ngoan trò giỏi, có chân trong Ban chấp hành Đoàn trường của một trong những trường trung học phổ thông hàng đầu ở Thủ đô.
Chẳng cần tôi hỏi sao, có chuyện gì, thì chị cũng kể ngay.
Con trai ở trong ban tổ chức lễ hội kỷ niệm thành lập trường (lễ năm chẵn, bao nhiêu thì tôi không rõ). Không những thế, cậu còn lãnh trách nhiệm đạo diễn màn văn nghệ của trường. Gần đến ngày lễ, cậu phải đi tập cả ngày nghỉ.
Tối chủ nhật, 7 giờ tối chưa thấy con trai về, chị gọi điện thì cậu báo rằng đang tập ở trường, chắc sẽ về muộn.
Tập à? Sao giờ này mà còn tập? Chị thoáng nghĩ nhủ vậy. Không hiểu sao chị quyết định thay quần áo, bắt taxi đến trường.
Đến cổng bảo vệ, chị xưng là hội trưởng phụ huynh học sinh, muốn đến úy lạo các cháu đang tập văn nghệ. Ông bảo vệ niềm nở chỉ cho chị đường đi đến hội trường.
Quả thật, hội trường đèn đóm sáng trưng, tiếng loa đài huyên náo. Chưa cần đến nơi, chị đã thấy giọng con trai chỉ đạo qua micro. Đến cửa sổ, chị ghé đầu nhìn vào thấy con trai chị mặc áo phông ướt đẫm mồ hôi đang thị phạm cho các diễn viên nghiệp dư phải đi theo đội hình nào, làm động tác gì.
Cô hiệu phó ngồi ở hàng ghế đầu nhìn chàng trìu mến.
Các nữ diễn viên múa (bạn học) nhìn chàng ngưỡng mộ và tuân lệnh chàng răm rắp.
Chị thở phào nhẹ nhõm và đi ra. Qua cổng bảo vệ, chị nói: "Các cháu đang tập, em chờ ngoài này."
Chị kiếm một quán càphê gần cổng trường, gọi nước uống và nhắn tin: "Mẹ có việc tiện thể đi qua trường con, đang đợi con ở quán cà phê ngoài cổng để cùng về".
Một lát sau, con trai nhắn lại: "Thế ạ? Phải 10 giờ mới xong, mẹ cứ về trước đi".
Chị nhắn lại: "Không sao, mẹ chờ được".
Khoảng hơn 9 giờ chị thấy đội văn nghệ lục tục dắt xe máy ra cổng. "Đấy, giờ này đã về, thế mà nó bảo mình là 10 giờ".
Cậu con trai chạy ùa vào quán: "Bọn con xong rồi, nhưng chưa về được. Con đưa mấy bạn nữ đi uống nước một tí".
Chị bảo: "Con bảo các bạn vào đây, mẹ khao".
Chàng nhăn mặt: "Ai lại thế, bọn con có tiền bồi dưỡng của trường mà."
Hai ba đứa con gái xinh xắn thò mặt vào, líu ríu chào bác ạ và xin phép: "Bác cho phép bạn ấy đi với chúng cháu một tí, lát nữa chúng cháu đưa bạn ấy về tận nhà". Chàng trai nghe thấy thế cười, ngượng đỏ cả mặt.
Chị cười rất tươi: "Con cứ đi với các bạn đi, mẹ chờ ở đây cũng được".
Mấy cô gái bấm nhau, thì thào gì đó, chào chị rồi đi ra. Chàng đạo diễn cũng đi theo, rồi mấy phút sau quay lại, ngùng ngoằng: "Nào, đi về!"
Chị trả tiền nước và hỏi: "Thế con không đi với các bạn nữa à".
Chàng trai bực bội đáp: "Đi gì nữa mà đi"!!!
Hai mẹ con chị lên xe taxi. Suốt dọc đường, chàng trai nhìn ra cửa xe. Chị hỏi: "Con giận mẹ đấy à", nhưng anh chàng không trả lời.
Về đến nhà, chị dọn cơm cho con trai. Nó đi tắm, rồi lên phòng, đóng cửa lại. Chị lên gõ cửa gọi nó xuống ăn cơm, nhưng nó nói vọng ra: "Con không ăn. Con mệt".
Sáng sau, nó mang bộ mặt đưa đám xuống nhà. Chị gắt: "Con làm sao thế? Mẹ làm gì sai mà con giận dỗi thế hả".
Nó đột ngột trừng mắt: "Lần sau mẹ đừng làm thế nữa nhé. Ngượng mặt với bạn bè".
Nó nói xong, dắt xe đi học, không ăn bữa sáng mà chị đã nấu, bỏ mặc chị ấm ức...
Tôi cười: "Sai quá, sao chị lại làm thế bao giờ"?
Chị hỏi lại giọng nghi hoặc: "Cả cậu cũng nói là tôi sai à"?
- Sai quá còn gì. Người ta là bí thư đoàn, là tổng đạo diễn, chỉ đạo hàng bao nhiêu con người. Thế mà lại kè kè mẹ ra đón. Thật đúng là chả ra làm sao! Mà chị lo cái gì chứ? Lo nó đi chơi, thì chỉ cần hỏi cô giáo chủ nhiệm là ra. Ai lại người ta muốn galant cho chót với các bạn gái cũng bị mẹ ám thế thì ai mà chịu được. Tóm lại là con trai chị là người lớn rồi. Hãy để nó làm đàn ông!
Đó là giọng chị tôi. Lần đầu tiên tôi thấy chị nói giọng bức xúc như vậy về cậu con trai của chị. Cậu chàng là học sinh lớp 12, thanh niên tuấn tú cao trên mét bẩy, con ngoan trò giỏi, có chân trong Ban chấp hành Đoàn trường của một trong những trường trung học phổ thông hàng đầu ở Thủ đô.
Chẳng cần tôi hỏi sao, có chuyện gì, thì chị cũng kể ngay.
Con trai ở trong ban tổ chức lễ hội kỷ niệm thành lập trường (lễ năm chẵn, bao nhiêu thì tôi không rõ). Không những thế, cậu còn lãnh trách nhiệm đạo diễn màn văn nghệ của trường. Gần đến ngày lễ, cậu phải đi tập cả ngày nghỉ.
Tối chủ nhật, 7 giờ tối chưa thấy con trai về, chị gọi điện thì cậu báo rằng đang tập ở trường, chắc sẽ về muộn.
Tập à? Sao giờ này mà còn tập? Chị thoáng nghĩ nhủ vậy. Không hiểu sao chị quyết định thay quần áo, bắt taxi đến trường.
Đến cổng bảo vệ, chị xưng là hội trưởng phụ huynh học sinh, muốn đến úy lạo các cháu đang tập văn nghệ. Ông bảo vệ niềm nở chỉ cho chị đường đi đến hội trường.
Quả thật, hội trường đèn đóm sáng trưng, tiếng loa đài huyên náo. Chưa cần đến nơi, chị đã thấy giọng con trai chỉ đạo qua micro. Đến cửa sổ, chị ghé đầu nhìn vào thấy con trai chị mặc áo phông ướt đẫm mồ hôi đang thị phạm cho các diễn viên nghiệp dư phải đi theo đội hình nào, làm động tác gì.
Cô hiệu phó ngồi ở hàng ghế đầu nhìn chàng trìu mến.
Các nữ diễn viên múa (bạn học) nhìn chàng ngưỡng mộ và tuân lệnh chàng răm rắp.
Chị thở phào nhẹ nhõm và đi ra. Qua cổng bảo vệ, chị nói: "Các cháu đang tập, em chờ ngoài này."
Chị kiếm một quán càphê gần cổng trường, gọi nước uống và nhắn tin: "Mẹ có việc tiện thể đi qua trường con, đang đợi con ở quán cà phê ngoài cổng để cùng về".
Một lát sau, con trai nhắn lại: "Thế ạ? Phải 10 giờ mới xong, mẹ cứ về trước đi".
Chị nhắn lại: "Không sao, mẹ chờ được".
Khoảng hơn 9 giờ chị thấy đội văn nghệ lục tục dắt xe máy ra cổng. "Đấy, giờ này đã về, thế mà nó bảo mình là 10 giờ".
Cậu con trai chạy ùa vào quán: "Bọn con xong rồi, nhưng chưa về được. Con đưa mấy bạn nữ đi uống nước một tí".
Chị bảo: "Con bảo các bạn vào đây, mẹ khao".
Chàng nhăn mặt: "Ai lại thế, bọn con có tiền bồi dưỡng của trường mà."
Hai ba đứa con gái xinh xắn thò mặt vào, líu ríu chào bác ạ và xin phép: "Bác cho phép bạn ấy đi với chúng cháu một tí, lát nữa chúng cháu đưa bạn ấy về tận nhà". Chàng trai nghe thấy thế cười, ngượng đỏ cả mặt.
Chị cười rất tươi: "Con cứ đi với các bạn đi, mẹ chờ ở đây cũng được".
Mấy cô gái bấm nhau, thì thào gì đó, chào chị rồi đi ra. Chàng đạo diễn cũng đi theo, rồi mấy phút sau quay lại, ngùng ngoằng: "Nào, đi về!"
Chị trả tiền nước và hỏi: "Thế con không đi với các bạn nữa à".
Chàng trai bực bội đáp: "Đi gì nữa mà đi"!!!
Hai mẹ con chị lên xe taxi. Suốt dọc đường, chàng trai nhìn ra cửa xe. Chị hỏi: "Con giận mẹ đấy à", nhưng anh chàng không trả lời.
Về đến nhà, chị dọn cơm cho con trai. Nó đi tắm, rồi lên phòng, đóng cửa lại. Chị lên gõ cửa gọi nó xuống ăn cơm, nhưng nó nói vọng ra: "Con không ăn. Con mệt".
Sáng sau, nó mang bộ mặt đưa đám xuống nhà. Chị gắt: "Con làm sao thế? Mẹ làm gì sai mà con giận dỗi thế hả".
Nó đột ngột trừng mắt: "Lần sau mẹ đừng làm thế nữa nhé. Ngượng mặt với bạn bè".
Nó nói xong, dắt xe đi học, không ăn bữa sáng mà chị đã nấu, bỏ mặc chị ấm ức...
Tôi cười: "Sai quá, sao chị lại làm thế bao giờ"?
Chị hỏi lại giọng nghi hoặc: "Cả cậu cũng nói là tôi sai à"?
- Sai quá còn gì. Người ta là bí thư đoàn, là tổng đạo diễn, chỉ đạo hàng bao nhiêu con người. Thế mà lại kè kè mẹ ra đón. Thật đúng là chả ra làm sao! Mà chị lo cái gì chứ? Lo nó đi chơi, thì chỉ cần hỏi cô giáo chủ nhiệm là ra. Ai lại người ta muốn galant cho chót với các bạn gái cũng bị mẹ ám thế thì ai mà chịu được. Tóm lại là con trai chị là người lớn rồi. Hãy để nó làm đàn ông!
Ảnh minh họa, không liên quan đến bài viết
54 comments:
Còn dỗi mẹ thì cũng chưa làm đàn ông được đâu anh ạ, chả nên ép.
Oài, chị anh chăm con quá, lo cho con quá... đó là bệnh của nhiều người mẹ bên ta. Vì họ coi con là tất cả cuộc đời mình, nếu không có con thì mình sẽ thế nài thế nọ, ròi khi con không làm theo ý mình thì giận dỗi, la mắng ... trong khi con cũng là một thực thể, cá nhân độc lập, nhất là con trai lớn có tự trọng và độ liêm sỉ cao tót vời.
Thực tế là các bà mẹ vĩnh viễn không bao giờ thấy con đủ lớn nhưng ít nhất phải tôn trọng các quyết định của con và khoảng không gian riêng của chúng. Chỉ có thể đưa ra lời khuyên, còn thì phải để nó quyết định. Thậm chí là khi nào con xin lời khuyên thì hãy nói. Như vậy, con mới lớn và trưởng thành thực sự. Nếu con trai cứ ngoan ngoãn làm theo ý mẹ, chịu sự kìm kẹp của mẹ thì làm sao nó có cái của riêng mình. Làm sao trở thành một người chủ gia đình, có thể giải quyết những việc lớn trong tương lai đây.
Nói thực là tại chính cách giáo dục ấy mà ngày nay, nam giới Việt nam vướng khá nhiều điểm yếu. Nhất là các anh nào chỉ ngồi ở VN, không giao tiếp với thế giới văn minh bên ngoài :-P
Trời đất ơi! Cái vụ đi đón con trai đã học lớp 12, đang chỉ huy cả bao nhiêu bạn như thế thực sự là làm mất điểm của con trước mặt các bạn, nhất là các bạn gái rồi.
Em nói đúng: Phải để cho cậu ấy là đàn ông. Nhưng anh thì nghĩ, bạn Nặc Danh trên kia nói đúng (dù có phần hơi nghiêm khắc. Hì!) Nếu đã lỡ có mặt mẹ ở đấy rồi thì có lẽ chàng nên kiếm một cách xử sự khéo léo hơn một tí. Ví dụ: Mẹ tớ đi có việc qua đây, tiện thể chờ thôi. Các bạn uống nước ở đây luôn đi chẳng hạn. Giải pháp tình thế thôi chứ nói thật là không hay lắm!
Về chị em, em góp ý nhé! Nếu không, để anh góp ý cho (hic). Xử sự như thế, không khéo sau này con trai có bạn gái, rồi có vợ, mẹ lại ghen với bạn gái, ghen với vợ của con thì chít! Anh biết và cũng được nghe kể là có chuyện đó đấy.
Hic hà!
Lại thêm một trường hợp điển hình nuôi con kiểu "gà tây"
Em có cô chú rất thân. 2 vợ chồng rất tuyệt trừ chuyện kiểm soát con cái. Ai lại giờ này, tuy con chưa lập gia đình nhưng đã là một giám đốc công ty rồi mà cô chú ấy vẫn kiên quyết không cho con đi quá khuya, nhất định chờ con về mới ngủ. Kết quả là càng cấm nó càng về muộn. Tắt máy không nghe bố mẹ gọi. 3 giờ sáng mò về mà bố mẹ khóa cửa thì đi thẳng đến hôm sau luôn. Lại còn chẳng chịu cưới vợ vì quá sợ cảnh bị tù túng.
Không đợi được con về , 2 ông bà đành đi ngủ trước nhưng vẫn canh cánh là nó bị làm sao. Hic...còn chính nó thì tâm sự với bạn bè rằng, ở nhà nó cảm thấy quá ngột ngạt, không thể chịu được, chỉ cần bố mẹ tin nó một chút và để cho nó thấy nó là người bình thường chứ không phải tù nhân của bố mẹ thôi là nó sẽ cố gắng về nhà sớm và biết đâu sẽ muốn lập gia đình. hic hic...
Sao anh VMC lại có một Entry như thế này về chị vào đúng ngày 8/3 thế nhỉ?
Tội nghiệp "Cậu Ấm" - Thương con kiểu này thì...
Nhắn cậu con trai trong Entry này: Em nên san Nhật Bản một chuyến và tham dự lễ hội Trưởng Thành nhé em. Tiếc là ở Vietnam mình chưa có loại hình lễ hội nên có này, mong là sẽ sớm có.
@ Mr Thụy:
Anh chơi thân với anh VMC, em nghĩ anh có thể góp ý được mà. Chúc hai anh góp ý thành công.
Sửa lỗi chính tả:
"Em nên sang Nhật Bản một chuyến..."
Anh ơi, theo em thì không hẳn trách chị của anh là sai đâu. Cha mẹ thấy con đi khuya thì quan tâm là lẽ bình thường, vã lại chị ấy cũng chỉ ngồi bên ngoài uống cafe chờ con trai thôi.
Và khi cậu con ngõ ý đi chơi với bạn bè thì chị ấy cũng bảo cứ đi, chị ấy ngồi lại uống nước chứ có đòi "cho mẹ đi cùng" đâu anh?
Em không biết bên VN thì thế nào, nhưng theo em biết thì thanh niên tuổi dễ hư nhất, mà cha mẹ bên Mỹ rất sợ, đó là từ lớp 9 đến lớp 12. Bên nhà gọi là phổ thông bên Mỹ gọi là high school.
Ở tuổi này người con bắt đầu thích làm người lớn, nghe lời bạn bè nhiều hơn là thích nghe cha mẹ. Chính nhà trương và báo chí cũng kêu gọi cha mẹ nên theo sát con vào lứa tuổi này nhằm uốn nắn kịp thời những lệch lạc.
Ở tuổi này bắt đầu có thể có quan hệ sex hoặc ở thiếu niên nam là hút chích rồi. Chỉ khi người con lên được college hay đại học thì cha mẹ mới yên tâm, vì lúc này sự chửng chạc tập trung cho nghề nghiệp giúp cho đứa con trưởng thành về mặt suy nghĩ hơn.
Thật ra em thấy chỉ vì tự ái chút ít mà cháu anh trừng mắt và nói với chị anh như thế là sai. Có thể hai mẹ con nên ngồi lại nói chuyện phân tích đúng sai với nhau thì hay hơn là con dỗi mẹ bỏ ăn như thế đòi làm người lớn sao được? và như thế là đã vô phép với mẹ mình rồi. Chả lẽ sau này có vợ vì bênh vợ mà la mắng lại bố mẹ à?
Em không biết lối giáo dục bên nhà có khác bên Mỹ không, nhưng thật sự ở tuổi của cháu anh nếu cha mẹ ít quan tâm đến nó, vì bận bịu việc làm ăn, để nó tâm sự với bạn bè nhiều sẽ xảy ra ra nhiều vấn đề đó.
Bên Mỹ có rất nhiều trường hợp lúc bé đứa con ngoan ngoãn học giỏi dễ dạy, nhưng khi vào high school thì trở nên đổ đốn ham chơi hút chích bỏ cả học, hoặc quan hệ nam nữ quá sớm.
Chị anh cùng chồng nên ngồi lại nói rõ cho con trai biết, ko việc gì cũng hờn lẫy gọi cho anh bảo đem cháu đi về nuôi đâu. Như thế chỉ làm sâu thêm hố ngăn cách cha mẹ ko thấu hiểu con cái thôi à.
Mình cũng có con trai 15 tuổi, và mình đồng tình với quan điểm của bạn LU đấy. Trẻ con rời ra là nhiều trò lắm, nên kể cả cu cậu có hờn giận mẹ, nhưng cũng sẽ nhận ra là mẹ luôn ở bên cạnh nên không chơi bời quá đà. Kể cả làm việc gì cũng có điểm dừng để bố mẹ đỡ lo lắng, nên về nhà sớm còn học hành chứ. Eo, có con trai tuổi này nhiều khi khó xử lắm, cậu ta vẫn tỏ ra ngoan ngoãn, nhưng vì bây giừo có quá nhiều thứ cho cai tuổi ấy thể hiện là 1 man, nên rất dễ sa ngã. Mệt mà, chia sẻ với chị gái VMC
@ Lu: Đọc đi đọc lại comment của Lu, mà vẫn thích đọc.
Bạn HwoangNguyen có một người chị lấy chồng ở Cali, đã hai năm nay, cứ mùa Hè là mang con về Vietnam canh me, nếu lỗi nhẹ thì khuyên răn, lỗi nặng là bắt nằm sấp và cho ăn roi. Hóa ra Nuôi, Dạy con bên Mỹ khó thật.
Ồ, hóa ra đa số lại tán đồng cách tăng cường giám sát, thay vì tin con nhỉ? Hơi bị bất ngờ về điều này.
@VMC: hí hí...bà con mình bắt con trai mới lớn phải đầy đủ bình tĩnh để không hờn giận mẹ những lúc giám sát mình í mà. Khà khà khà...nếu các chàng í đã có thể control được như vầy thì các bà lại càng không nên giám sát nữa :-D
Đến người lớn mà bị giám sát còn khó chịu nữa là đứa trẻ với si nghĩ non nớt và cái tôi cực to :-( Việc dành thời gian cho con khác hoàn toàn với việc con đi đâu mình cũng nhằng nhẵng theo đó. Riêng trong trường hợp này em chẳng bênh chị kia (như thường lệ em vẫn thường bênh phụ nữ, kè kè kè)
Chưa tính đến việc con có tốt hơn hay xấu đi với sự giám sát quá tù treo thế nài, chỉ cần các bậc cha mẹ nghĩ đến sự khó chịu của con thôi , các vị hãy nghĩ đến quyền được sống trong tin tưởng, quyền được trải nghiệm, quyền được sai lầm , quyền được sống cho mình chứ không phải cho các vị...của con cái chúng ta. Các vị sẽ buộc phải nghĩ khác.
Nếu vị nào theo đạo Phật thì sẽ phải biết Phật đã dạy về đạo làm cha mẹ như sau:
Con cái là kiếp trước của một sinh linh có duyên với ta, đầu thai sau ta để lãnh trách nhiệm tiếp nối sự sống. Vì vậy, con cái có nghĩa vụ lớn hơn ta rất nhiều với con đường rộng hơn ta, nhiều thử thách hơn ta. Theo nghĩa đó, cha mẹ không nên coi con cái là bậc dưới mình mà nên xem đó là những người bạn đồng hành cùng chung mái ấm, chung sức lực tạo dựng cuộc sống và con đường viên mãn cho cả dòng tộc.
Như vậy, các bậc cha mẹ nào mà dùng đến roi là bạo hành thể xác, dùng đến giám sát kè kè là bạo hành tinh thần đó.
Kể cả bạn không theo đạo Phật thì những lời trên cũng rất đáng si nghĩ :-)
Ý kiến của Lana là đồng ý với người mẹ riêng việc lo lắng, đi đến trường con. Tuy nhiên khi đã yên tâm về buổi tập có thật ở trường, chị nên để con đi với các bạn, hẹn giờ con về, rồi chị về trước. Đi theo quá mức khiến con phản ứng -> nếu chị không nhận ra để rút kinh nghiệm thì hậu quả là dần dần sẽ khó gần nó hơn.
Đồng ý với LU rằng tụi Tây sợ nhất khi con cái họ bước vào lứa tuổi 'lỡ cỡ'/ teenagers. Lana được nghe một bà chuyên gia về tuổi vị thành niên nói là các cha mẹ có câu "giá như có thể đông lạnh (freez) chúng trong 5 năm cho qua lứa tuổi đó", để biết họ sợ thế nào.
Trẻ vị thành niên có một đặc điểm là rất tin bạn, thích khẳng định mình. Chúng bắt đầu khám phá cuộc sống nhưng lại chủ yếu qua bạn bè, trong khi chúng chưa đủ tri thức và sự vững vàng để luôn lựa chọn đúng. Vì thế ở những hội thảo, tư vấn cho cha mẹ về tâm sinh lý lứa tuổi này, các chuyên gia đều căn dặn "không phải đi theo, nhưng các bạn phải biết con các bạn đang ở đâu, làm gì, với ai". Đó là lý do mọi người "ủng hộ giám sát".
Tuy nhiên lại phải là sự giám sát rất khéo và tế nhị. Trẻ vị thành niên nhạy cảm và dễ phản ứng, lại muốn làm người lớn nên muốn 'được tôn trọng'. Giám sát (có thể chỉ là sự lo lắng quá mức) không khéo và lộ liễu như người mẹ ở trên sẽ khiến trẻ có những phản ứng tiêu cực như cậu bé trong câu chuyện. Điều này thì mình lại không đồng tình với LU - theo các chuyên gia thì bố mẹ nên hiểu sự phản ứng của trẻ lứa tuổi này là do đặc điểm lứa tuổi, không gán chuyện này với 'sau này lấy vợ' để la con hư được đâu LU ạ.
Và, lại cũng tùy đứa trẻ nữa. Cha mẹ là người hiểu rõ con mình nhất: ngoan, ý thức, hay hư, đua đòi. Cậu bé là cháu VMC, theo VMC kể thì cậu đã học lớp 12 và rất ổn. Vậy thì trong câu chuyện này người mẹ có sai đấy. Cách giải quyết bây giờ là chị nên nói chuyện với con chân thành, nhận mình do lo lắng quá mà thiếu tế nhị. ĐỂ SAU ĐÓ chị có thể nhẹ nhàng 'ý kiến' với con là cách con phản ứng khiến mẹ buồn. Nhận sai với con chẳng thiệt thòi gì, vấn đề là để mẹ con gần nhau.
cac bạn đừng hiểu là mẹ cháu quản lý con một cách thô thiển quá làm cháu mất sỹ diện. Tôi nghĩ mẹ cháu trong câu chuyện này đủ mềm mại để các bạn con không chê cười bạn. Mà phản ứng của câu bé ở đây chỉ là bột phát ở tuối của cháu thôi. Những người mẹ có kinh nghiệm và trình độ sẽ biết thế nào là vừa đủ. Tôi rất gay gắt với con trai khi cháu mắc lỗi, nhưng sau những lúc đấy cháu lại rất muốn gần mẹ kể lể chuyện trò, tôi nhận thấy cháu tuy có những lúc rât người lớn, nhưng đa phần là vẫn còn trẻ con đấy.Nên vẫn phải răn đe.
Định viết vài hàng gọi là ăn theo nhưng chị Lana đã viết hết rồi. Căn cứ vào kinh nghiệm đã từng phải dõi theo (chứ không được theo dõi) một thằng em trai, em hoàn toàn đồng ý với chị.
.
@ anh Cường : anh ơi là anh, nuôi dạy con mỗi lứa tuổi nó khác nhau. Câu còm của chị Lana là chuẩn nhất đấy. Em ở trường cũng được làm research về đề tài tuổi dễ hư nhất của thanh thiếu niên này đây. Cách chị ấy nói là cách nuôi con khoa học nhất. Chử "tin" được đặt ra nhưng cha mẹ khéo léo giám sát một cách tế nhị, vì tuổi này : they are too young to know right from wrong. Em chỉ còm theo những gì em được hướng dẫn khi làm research ở trường thôi. Anh không thấy đa số thanh thiếu niên ngày nay cha mẹ vì "tin" con theo kiểu thiếu khéo léo giám sát mà vài hôm có đứa bỏ học, có đứa có mang thai ngoài ý muốn, có đứa đang học trò ngoan mà tự dưng...chấm chấm chấm...
Hè hè...bà con tíu tít bày tỏ nhỉ. Chứng tỏ mọi người quan tâm tới con cái ghê.
Nhưng theo em, ta đang bàn về lòng tự trọng đàn ông của một bé trai đang bị tổn thương bởi sự lo lắng thái quá của bà mẹ. Vậy thì hỡi các bậc đàn ông, các anh hãy lên tiếng đi nào. Ít nhất là các anh đã từng bị thế hay chưa? Hoặc các anh đã từng thấy bạn mình bị bẽ bàng khi bị bạn bè chế diễu là núp váy mẹ hay chưa?
Tại sao các bậc cha mẹ luôn cho là mình đúng trong khi chẳng thèm hiểu cảm giác của con mình là gì khi bị quản thúc như vậy nhỉ?
Chị Lana có nói ý là giám sát tế nhị, khéo léo...nhưng vấn đề thế nào là tế nhị, khéo léo? Chị anh C cũng cho cái kiểu giám sát của chị ấy là đủ tế nhị ròi thì ta nói sao đây?
Tại sao lại phải giám sát kể cả giám sát tế nhị? Tại sao không tạo thói quen cho con tự nói những nơi mình sẽ đến, tạo điều kiện trang bị cho con kiến thức về giới tính để xử lý những tình huống tế nhị, đủ kiến thức tự bảo vệ hoặc biết tìm trợ giúp khi gặp khó khăn....
Với lị, tuổi nào chẳng dễ hư? Kể cả khi bé tí mà cha mẹ không có phương pháp giáo dục tốt, bé ngoan đấy nhưng khi lớn , thanh niên đàng hoàng, vẫn hư như thường ạ.
Em đồ rằng nhiều ông bố bà mẹ ở ta còn chưa có kiến thức giới tính đủ để bảo vệ và giữ tự trọng cho nên đã đổ lo lắng sang con em. Các vị hãy bớt thời gian kiếm xiền, du lịch... hãy đọc sách để trang bị cho mình, ròi cho con em mình kiến thức về giới tính, không có ích hôm nay thì có ích về sau. Các vị theo bảo vệ con về đêm nhưng nếu không có kiến thức thì ngay sáng hôm sau nó vẫn sa ngã như thường. Hờ hờ...
Titi ơi liệu chị có máu quá không đấy?
@NLVD: em làm ơn oánh giá comment chứ đừng oánh giá commenter :-D
@All:
Cá nhân tôi lại rất không tán thành cách giám sát con trai của bà chị. Chàng trai 18 tuổi, làm bí thư chi đoàn, làm ủy viên ban chấp hành đoàn trường, lâu nay là đứa con ngoan, và hiện đang thực hiện một sự vụ công, như vậy cần tôn trọng cậu như vai trò mà cậu đang nắm giữ. Nếu chưa tin con, muốn kiểm tra thì chỉ cần đến đoạn ngó vào cửa sổ thấy con đang làm việc là đủ. Không một chàng trai nào có thể an tâm đi ăn với các bạn gái trong khi mẹ đang ngồi chờ. Để con trai mới lớn mất điểm trước mặt các bạn nữ cùng tuổi là không hay ho một chút nào. Lẽ ra phải giáo dục cho cậu biết làm gentlement là như nào, phải đưa từng bạn về nhà rồi mới về, chứ không thể để các bạn gái nói: "Lát nữa chúng cháu đưa bạn ấy về tận nhà". Cậu ấy có dỗi mẹ thì cũng là hợp lý với tâm lý của một chàng trai mới lớn.
Hoan hô anh Cường đã có chính kiến. Em bức xúc nhất là đàn ông thường đứng bên lề việc giáo dục con trong khi các anh có thừa năng lực và sự tỉnh táo cũng như đồng cảm cùng giới với bé trai.
Hoan hô anh lần nữa :-)
@ anh Cường : thì em chẳng đã nói chị anh và cháu anh nên ngồi lại nói chuyện phân tích với nhau là gì? con dỗi mẹ cũng dỗi mà cả hai đều có một ít sai trong đó. Nhưng cháu anh trừng mắt và nói thế với chị anh thì em không đồng í. Dù gì cũng mẹ của mình, ko nên làm thế.
dong y hay ko that kho, vi cach xu su nay chi trong khoanh khac, hay xem cach nguoi me doi xu voi con va tinh cam cua con voi me trong khoang thoi gian qua co tot khong. Chac me cau be nay cung rat cham chut nen cau moi duoc nhu the.
@Lu:
Trừng mắt chỉ là phản ứng tức thời. Thử kiểm điểm lại xem trong cuộc đời mình, có khi nào mình chưa cự nự với mẹ không? Chắc là rất hiểm người không cự nự với mẹ lần nào.
@Thu Hương:
Đây chỉ là một trường hợp tế nhị trong quan hệ mẹ - con, chứ không nêu lên bản chất của mối quan hệ đó bạn à.
Tôi có 2 con trai cũng ở độ tuổi này nên có đôi dòng đóng góp:
- trước hết bố mẹ và con cái phải cố gắng coi nhau như bạn thì rất dễ nói chuyện thẳng thắn, thoải mái với nhau. Chúng nó sẽ dễ dàng kể chuyện bạn bè cho bố mẹ nghe. Khi đã là bạn bè thì bố mẹ sẽ có lòng tin vào con và ngược lại.
- bố mẹ phải quan tâm đến con cái. Nên biết con đi đâu làm gì là thể hiện sự quan tâm chứ không phải để theo dõi. Theo dõi con cái là điều tối kỵ. Con có về muộn thì phải nhắc con thông báo để bố mẹ khỏi lo lắng, đấy thể hiện sự quan tâm của bố mẹ và tạo cho con cái nghĩ đến bố mẹ.
@Titi: đúng là bố mẹ phải có kiến thức thì mới có thể làm bạn với con được
@ anh Cường : he he... coi chừng anh lầm đấy! với những người sống ko có mẹ, hoặc từ nhỏ ko gần mẹ thì...làm gì có cơ hội mà trừng mắt, và cự nự mẹ mình chứ anh ;))
và quên, em ko đọc kỹ anh nói "hiếm khi" có nghĩa là vẫn có những người ko trừng mắt mẹ. Đính chính ngay ko thôi bị hố ;))
@Lu:
Anh thấy Lu hay hấp tấp comment trong khi chưa đọc hết ý người khác. Nhớ bình tĩnh nhé, kẻo cứ thỉnh thoảng lại phải "đính chính".
Sao entry này không có tên là " Hãy để con được lớn" nhỉ?
Con mình là con gái, đang học lớp 10, đã đôi lần xin mình đừng đi theo các buổi dã ngoại của lớp. Nó nói đơn giản:" Thỉnh thoảng con cũng không muốn "mất điện" trước mặt các bạn, con lớn rồi mà.
Hiểu con mình là đứa trẻ như thế nào để tìm cách ứng xử cho mình,như vậy là hơn. Giám sát con quá mức, đến độ ngồi chờ con trai ngoan đi uống cà phê để đón về thì hơi quá. Nhưng thú thật, mình cũng thỉnh thoảng làm thế, khó nói là vì sao lắm. Hình như đơn giản là cảm giác bất an khi con mình ở ngoài tầm mắt khiến mình trở nên thiếu tế nhị.
Vậy là mình cũng sai phương pháp mất rồi. Nhưng mình thông cảm với chị của Cường.
@ anh Cường : yes sir, em đọc lại rồi nên đính chính lại rồi...anh cũng bình tĩnh đừng nổi cáu nhá, thỉnh thoảng em cũng ko đồng tình với những gì anh đưa ra đâu. Em học bên này, thầy em dạy là phải có ý kiến độc lập riêng của mình mà..he he ;))
VMC: Nói gì thì nói, anh hoàn toàn đồng ý với em, là cái cách của chị em đối với con trai đã 18 tuổi như thế là không được ổn lắm. Thậm chí, anh nói hơi quá một tí, nhưng nên nói, là nếu cứ tiếp tục, sẽ rất không tốt cho con trai.
Ntd: Tôi thích nhất đoạn này của bạn "bố mẹ phải quan tâm đến con cái. Nên biết con đi đâu làm gì là thể hiện sự quan tâm chứ không phải để theo dõi. Theo dõi con cái là điều tối kỵ. Con có về muộn thì phải nhắc con thông báo để bố mẹ khỏi lo lắng, đấy thể hiện sự quan tâm của bố mẹ và tạo cho con cái nghĩ đến bố mẹ". Và xin nhấn mạnh "theo dõi con cái là điều tối kỵ".
@Titi ơi, vì Tí còn nhỏ, em chưa thực tế nên mới nói chắc "tại sao cha mẹ không abcd...". Chị Lana, có thời (giống NLVD) thay mẹ 'theo' cậu em trai út hồi cậu 'choai choai', gain ít nhiều kinh nghiệm, rồi khi có DM cũng tưởng mình đã đọc nhiều, trang bị cho mình kha khá kiến thức về tuổi vị thành niên từ khi con mới 8-9 tuổi, đã làm bạn với con rất tốt, vậy mà từ khi Dim vào cấp 2, mỗi khi nghe tư vấn, nghe các chuyên gia nói chuyện, vẫn thấy nhiều điều hay mà mình muốn lắng nghe và điều chỉnh.
Tuổi vị thành niên, 'lòng tự trọng' của trẻ đôi khi thái quá, có một phần là 'thích làm người lớn' chứ chưa hẳn là 'lòng tự trọng đàn ông' đâu Ti. Trong khi đó, dù có hướng dẫn con cũng khó mà chắc rằng ở lứa tuổi 16-17-18 trẻ đã thật sự đủ "kiến thức về giới tính để xử lý những tình huống tế nhị, đủ kiến thức tự bảo vệ hoặc biết tìm trợ giúp khi gặp khó khăn...".
@VMC, Titi, LU, anh Thụy: Lana thấy VMC và Titi hơi quá 'căng' với sự giám sát của người mẹ. Lana và LU thì thống nhất rằng sự giám sát nhất định là cần thiết. Chưa kể sự quan tâm là bản năng người mẹ (gọi là 'sự quan tâm' hay 'giám sát' hay 'theo dõi'- một phần do cách xử sự của người mẹ, phần khác do góc nhìn của người đánh giá).
Ngay từ đầu ở comment trên Lana đồng ý với VMC rằng người mẹ chỉ cần 'theo' đến khi nhìn thấy con làm việc ở trường thật. Giả thiết lúc đó chị chỉ cần nhắn tin dặn, rồi đi về để con tự thu xếp, thì đó là sự quan tâm lo lắng đúng của người mẹ, hoặc nếu có là giám sát thì là giám sát tế nhị đấy Titi.
Nếu thế, cậu con trai sẽ biết mẹ dõi theo mình nhưng không lộ diện và vẫn để cậu thoải mái với các bạn. Sẽ không có chuyện dỗi, hay phản ứng, đúng không? (trường hợp giả thiết này em dùng từ 'dõi theo' không phải 'theo dõi' anh Thụy ạ.
@ Tối qua Lana rủ Dim đọc bài này của bác VMC, và đọc cả các comments nữa, nhất là cố tình nháy vào comments của cô LU và mẹ. hihi. Cảm ơn Entry này và các comments của các cô, bác rất nhiều. :)
Trời đất ơi,các bà mẹ Việt Nam sao cứ luôn lấy việc ủ ấp con để biện minh cho việc yêu thương con thế này, hệ quả là có khi con lập gia đình nhỏ và có con rồi vẫn không thể tự lập được rồi lúc đó cũng kêu. Vậy theo các bạn "bọn tây" dạy con tự lập từ bé là không yêu con à?Trường hợp này thì vote 1 phiếu cùng VMC.Cậu con trai đã học lớp 12(tức là 18 tuổi rồi chứ không phải còn 14,15 nữa nhé),vừa học giỏi, vừa năng nổ hoạt bát đứng đầu cả một trường điểm mà vẫn không thể tin con thì thật là buồn cho cách nghĩ của các bà mẹ VN quá.
Note: Xin lỗi Lana đính chính: Lana viết "sự giám sát nhất định là cần thiết" không được rõ nghĩa, ý Lana là cha mẹ cần có một sự giám sát nhất định đối với con ở tuổi vị thành niên.
Cheers.
@Lana: chị iu si nghĩ đúng như các bà mẹ truyền thống VN. Nhưng theo e nghĩ trong thời buổi dân chủ này, các bà mẹ truyền thống cần phải thay đổi tư duy và cách nuôi con, như thế con mới chóng trở thành một công dân có khả năng hòa nhập với thế giới đang tiến trước chúng ta cả trăm năm, chị à.
Tranh luận thế nhưng em bit chị và các bà mẹ truyền thống sẽ khó thay đổi lắm. Chỉ mong chị có thêm một kênh thông tin, rằng ngày nay các bậc cha mẹ tiên tiến không còn giám sát con, thay vào đó là một lịch học và sinh hoạt rõ ràng dựa trên cơ sở hiểu biết và tin tưởng nhau, chị à.
À, chị iu nói Tí còn nhỏ, em chưa có thực tế là ko đúng đâu. Em trai em chính là thực tế của gia đình em. Vì bố mẹ rất tin tưởng và nuôi dạy con theo kiểu tự lập, cho nên em trai em cũng rất tự lập và có trách nhiệm với gia đình. Nó chỉ còn một hạn chế nhỏ, đó là yêu cầu quá cao ở hôn thê tương lai. CHo nên bi giờ trên 30 ròi mà vẫn ê sắc ... :-P
@LânA11: Chị Lân ơi cái còm của chị hơi thái cực rồi. Em không nghĩ chị anh Cường là người có cách nuôi dạy con 'ấp ủ' đâu - cậu bé con chị cứng cáp thế cơ mà.
Em đang muốn bàn luận (và lắng nghe) xem cha mẹ nên thể hiện sự quan tâm/ giám sát con thế nào. Và chị anh Cường đã bị con 'dỗi' giờ nên xử sự sao.
'Bọn Tây' dạy con tự lập từ bé nhưng luôn nhắc nhở kêu gọi các bậc cha mẹ hãy quan tâm thật nhiều đến con tuổi vị thành niên, đúng như cái còm của LU ở trên ấy chị ạ.
Em không nghĩ quan tâm, dành thời gian có nghĩa là giám sát đâu chị. Kể cả chỉ là cách nói, ta cũng phải nói thế nào để thể hiện sự tôn trọng trẻ, tin tưởng trẻ. Giám sát tế nhị thì vẫn là giọng của người theo dõi và không tin tưởng :-(
Trong trường hợp này, em sẽ như thế này: giám sát con từ xa, kín đáo, có thể sẽ đi theo con đưa bạn về nhà (chắc chắn con không hề bít rùi), luôn để con và bạn bè được tự nhiên. Ai cũng sẽ lo lắng giống mình thôi khi khuya rồi mà con chưa về, biết bao nhiêu tình huống có thể xảy ra chứ. Nhưng hãy để con làm đàn ông!
E, cũng có 1 bé gái, mới hơn 2tuổi thôi, nhưng nghe các anh các chị bàn về cách dạy con, nghe mà lo quá, đúng là dạy con là cả 1 nghệ thuật, nhưng em vẫn tán đồng cái câu " theo dõi con cái là điều tối kỵ". Kiểu gì cũng nên để con phát huy bản thân, giống như câu ba em hay nói " tự do trong khuôn phép" nghe có vẻ ngược đời nhưng lại rất có lý đó.
Em thích cách xử lý của nhân vật người mẹ trong entry này vì:
- Cách làm của chị có thể đúng, có thể sai, quan trọng nhất là khi chị cảm thấy việc làm của chị có vẻ không ổn, chị gọi điện hỏi "chuyên gia" ngay (cách anh VMC kể lại cảm tưởng là chị hờn dỗi, nhưng thực ra là cách nói chuyện tình cảm của 2 chị em, đúng không anh? Em nghĩ chắc chắn chị sẽ rất bất ngờ nếu biết câu chuyện của chị được nhiều người quan tâm, và chắc chị sẽ học thêm được nhiều kinh nghiệm từ trao đổi của mọi người ở đây).
- Chị đã xử lý rất là ổn trong tình huống con chưa xin phép, mà lại về muộn: gọi điện, kiểm tra, tế nhị đứng ngoài, bình tĩnh chờ đợi, cởi mở với các bạn của con, ân cần chăm sóc...
Em không có kinh nghiệm gì, nhưng nếu là một người ngoài có thể góp ý thì theo em chị nên để con trai tự lo bản thân hơn, ví dụ tự dọn cơm ăn, tự lo bữa ăn sáng (các anh chị nói chuyện bên tây, hình như bên đó học trường cấp 3 là nhiều bạn đã đi làm kiếm tiền rồi đúng không ạ).
Nhân vật con trai là một bạn có (quá) nhiều ưu điểm. Nhưng nếu em được nói chuyện với bạn ấy thì chắc là em sẽ nhắc rằng sự ga-lăng nhiều khi rất đơn giản, ví dụ như giúp Mẹ (người phụ nữ vĩ đại nhất) dọn cơm cho... chính mình, hoặc nói chuyện với Mẹ thật bình tĩnh. Con trai mà giận dỗi thì ở tuổi nào, bao giờ, ở đâu cũng không phù hợp!
Điểm chính của câu chuyện trên là việc người mẹ ngồi đợi con, và nhiều người cho là giám sát thái quá. Em thấy việc đợi con sau 9 giờ tối là hoàn toàn hợp lý trong bối cảnh xã hội hiện nay. Em nghĩ ngay cả ở nước ngoài, bậc bố mẹ cũng làm như vậy đối với học sinh phổ thông, việc học sinh ra ngoài buổi tối không có người lớn đi kèm là rất hạn chế (những người ở nước ngoài hay đã từng ở nước ngoài có thấy thế không ạ?).
Em ủng hộ ý kiến cho rằng phải có một lịch học và sinh hoạt rõ ràng. Nhưng mà theo em,thế chưa đủ. Lập kế hoạch rồi phải có giám sát kiểm tra xem có thực hiện đúng không nữa cơ.
Nói tóm lại là em thích cách xử lý của nhân vật người mẹ tron tình huống cụ thể trong entry này!
@Lana: không có 1 phương pháp nào đúng cho tất cả các trường hợp em ạ.Lana thử xem trong các anh chị em của mình, cùng sự nuôi dạy của 1 bố 1 mẹ, vậy kết quả có giống nhau không em ơi?Ở đây chúng ta đang nói đến trường hợp cụ thể là cậu cháu của VMC.Với sự thể hiện của cậu ấy (qua những điều VMC miêu tả về cậu cháu) thì em Lana thấy cậu ấy thể hiện điều gì để em không thể tin tưởng mà phải mất hàng tiếng đồng hồ theo dõi ,chờ đợi và em Lana hy vọng sẽ rút ra được kết luận gì sau ngần ấy "công sức" của mình + sự khó chịu của cậu con trai?
Trời đất, có nuôi con mới biết lòng cha mẹ! Con mình ngoan đã đành rồi! Nhưng nhiều sự đã rồi vẫn xảy ra hằng ngày. Con mình đang vị thành niên thì những gì bạn Lu hay chị Lana nói là điều đương nhiên thôi các bạn ơi. Chỉ có điều có những cơ hội để con mình thể hiện là người bạn trai, là người trưởng thành mình nên để con phát huy. Các bậc cha mẹ cũng cần khéo léo hơn trong những tình huống đó!
Hí hí...em mới làm mẹ hơn 5 năm nay thoai. Nhưng em học từ những gì nhìn thấy hàng ngày quanh mình, đặc biệt là trong những cuốn sách về tất cả những gì liên quan đến giáo dục con người, cách tự trưởng thành và tạo dựng cuộc sống hạnh phúc thì thấy:
- Không chỉ có đạo làm con mà còn có đạo làm cha mẹ. Điều này là rất quan trọng. Ai nghĩ làm cha mẹ là tự nhiên mà làm được, tự nhiên mà áp tất cả suy nghĩ của mình lên con là sai lầm nghiêm trọng.
- Bạn muốn con là gì thì hãy nuôi dạy con theo cach đó. Muốn con là nô lệ thì sẽ bắt con nghe theo mình, chịu sự áp đặt, theo dõi của mình, làm những điều mình cho là phải...Còn muốn con làm nhà lãnh đạo thì vứt hết các áp đặt của mình cho nhanh. Nhưng cái muốn thứ 2 này rất khó, rất rất khó vì nó đòi hỏi cha mẹ phải dành thời gian thuyết phục, tranh luận và tư duy rất tinh tế với trẻ.
Oài, bàn về giáo dục trẻ thì em có thể bàn cả ngày. Dưng mừ e bit ít người đồng ý với em lắm :-D
Các trại hè quốc tế, các em vị thành niên tham gia, vẫn có người giám sát - gọi là anh chị đội viên hay gì gì đó mình không biết gọi tên thế nào. Hoặc một số bậc cha mẹ gửi con em đi học nội trú bên các nước phát triển, những em dưới 18 tuổi vẫn kèm một thầy cô phụ trách mà.
Một số ví dụ tiêu biểu để chúng ta thấy là các em vị thành niên cần cơ chế giám sát nhưng dựa trên cơ sở tôn trọng quyền chuẩn bị, sắp sửa bước sang giai đoạn trưởng thành, hòa nhập xã hội rộng lớn của các em.
Các em độ tuổi 15-18 đang trong giai đoạn quá độ từ tuổi nhỏ lên tuổi lớn - nhỡ, cũng là giai đoạn hoàn thiện thể chất, tâm sinh lý, vì thế tính tình thất thường hơn cả, dễ nổi nóng, vui buồn vô cớ, hay nghĩ đến chuyện tự tử nếu như lâm vào bế tắc, bla bla - cha mẹ hiểu được thì sẽ cảm thông hơn với tuổi này. Cơ chế giám sát rất cần thiết để điều chỉnh kịp thời hành vi sai lệch của các em nhưng cần ở cha mẹ thái độ hết sức mềm dẻo, cảm thông, tôn trọng!
Tạm thời là như thế
Cha mẹ tôn trọng nên sẽ không kè kè cùng con đi những dịp lớp tổ chức dã ngoại trong 1 ngày - trừ khi là bác đại diện hội phụ huynh - khi đó chỉ có đi cùng đàm đạo với cô giáo, thấy trẻ lân la những hồ ao nguy hiểm cấm tắm táp thì phải kịp thời ngăn chặn ngay - còn lại tùy trẻ; hoặc không lỡ tám những chiện thuở con nít tè dầm của trẻ trước bất kể public nào hay gọi tên nhà dễ nuôi của trẻ; trẻ là rất ngại những gì gọi là làm mất mặt ban đại diện - vì trẻ làm sao giống chúng ta đã vững vàng cười xòa khi có người nói xấu mình ngay trước mặt mình hay nghĩ ra chước thứ 36
Chuyện tình cảm ở lứa tuổi này cũng là thách thức đối với các bậc làm cha làm mẹ! Dưng mừ em đợi entry khác của anh VMC.
Không comment gì hơn là lập lại: "hãy để nó làm đàn ông"
Theo em thì nên tôn trọng con,tin tưởng con. Hãy trở thành một người bạn LỚN của con thôi anh ạ. Mẹ em là một người mẹ tuyệt vời, từ nhỏ bà đã tạo ra cho em sự tin cậy để em có thể tâm sự với bà tất cả mọi chuyện. Ngay cả bây giờ, mỗi ngày mẹ con em vẫn còn thói quen "buôn" chuyện điện thoại với nhau, có khi cả tiếng đồng hồ. Chính vì sự tin cậy của mẹ mà em luôn luôn tự nhủ mình không làm mẹ buồn lòng. Tuy em cũng là một đứa bướng bỉnh, thích làm theo ý mình và đôi khi mẹ cũng phải "chịu" cái bướng của em, nhưng cuối cùng mẹ con em vẫn rất thân thiết và tin tưởng nhau.
Đó là tình cảm của mẹ và con gái, làm mẹ của con trai còn khó hơn nhiều (hic, em không có vinh hạnh này chứ)- ở tuổi của cháu anh, nó bắt đầu có những chính kiến riêng, cần được tôn trọng, cần được hiểu và chia sẻ và rất là ...sĩ diện (nhất là trước bạn gái), nếu chị ấy không khéo sẽ làm nó có những phản ứng tiêu cực. Em hiểu điều này cũng nhờ một vài học sinh đang ở tuổi ẩm ương của em đấy ạ.
Em cũng luôn tự nhủ sẽ cố gắng trở thành một người bạn của Bống và Cua, không biết em có mắc cái bệnh lo cho con quá đáng như nhiều bà mẹ mắc phải không nữa, hic
@LânA11: Chị ơi về riêng câu chuyện của chị và cháu anh Cường thì em đã nói từ comment đầu rồi - rằng chị nên rút kinh nghiệm thế nào, và bây giờ nên nói chuyện với cháu ra sao (em cũng mới áp dụng cái này nói chuyện với con gái :))
Còn nữa là từ đây mọi người ý kiến về cách 'chăm sóc/ giám sát' của các bà mẹ (cha mẹ) với trẻ nói chung. Chị viết "ủ ấp con để biện minh cho việc yêu thương con thế này" nghe thành 'tội hơi to' nên em 'cãi' chút (hihi em xin lỗi nhé). Từ những cái anh VMC tả trong câu chuyện thì người mẹ cũng không hẳn ngồi để 'theo dõi' con. Em đoán chị VMC vốn không phải người ủ ấp con quá (sau 18 năm mẹ (+ cha) nuôi dạy, cậu con trai cứng cáp đấy chứ). Vấn đề của người mẹ ở đây là 'không lớn kịp con' nên lo lắng thái quá. Chị cần nhận ra, nói chuyện với con, và điều chỉnh cách xử sự với con là ổn.
1. Âu cũng là tình yêu của mẹ dành cho con thôi. Đó là do tính cách của "người mẹ" trong câu chuyện, đừng nên bàn về chuyện nên hay không nên trong trường hợp đó. Vì nếu là con bạn trong tình huống đó, bạn cũng sẽ làm như vậy với con mình thôi.
2. Chàng trai đó khi trưởng thành nghĩ lại sẽ thấy ân hận lắm, vì không ai yêu thương mình bằng mẹ cả. Dù có ra sao thì tình cảm của mẹ dành cho mình vẫn là thiêng liêng nhất.
Vì vậy, khi mẹ vẫn còn để lo lắng và chăm sóc cho mình, dù mẹ có cư xử ra sao, thì cũng vì tình yêu cho con và muốn những điều tốt đẹp nhất cho con.
Nên hãy đừng bao giờ để mẹ buồn, chàng trai ạ :)
Bảo Linh.
Đăng nhận xét