13/12/09

PHÁ TAM GIANG


Phá Tam Giang gần biển Thuận An của Huế.
Qua cây cầu này sẽ đến biển
.

Ở đây có khu rừng ngập mặn,
đước mọc chỗ lưa thưa, chỗ um tùm.

Trên khu rừng đước ngập mặn đó mọc lên Tam Giang Resort.


Hệ thống cầu tre vòng quanh rừng đước.

Chỗ này ngồi uống cà phê khá thi vị, mỗi tội có muỗi.

Một bức tượng trong khuôn viên Tam Giang Resort.




Nhà trên mặt nước. Trông rất lãng mạn và thơ mộng, nhưng rất buồn.
Huế đã buồn, chỗ này cách Huế 15 km còn buồn hơn.

Hóa ra món chả phượng trông như thế này.

Đội ca hò Huế và quan "Lễ bộ thượng thư''.


38 comments:

LU on lúc 11:14 13 tháng 12, 2009 nói...

hà, thì ra Huế là thế này. Em thích pics thứ 2 và 9, 10. Anh lấy màu và góc đẹp, anh chụp hình ngày càng chắc tay. Ẩm thực này chắc là ko dụ được em rồi à, nhìn giống đồ cúng chùa quá đi, ko hấp dẫn ở cách bày trí món ăn. Chắc ko ngon bằng thức ăn Hanoi. Thế anh đâu có ở gần lăng tẫm vua hả anh?

Chi_bao^_^ on lúc 11:27 13 tháng 12, 2009 nói...

e đến biển Thuận An tắm rồi nhưng chưa biết chỗ rì sọt này. Hic nhưng ở khu vực đó lắm nghĩa trang thật

VMC on lúc 11:31 13 tháng 12, 2009 nói...

@Lu: Đính chính ngay, đây không phải là Huế. Đây là ngoại ô Huế và đã có bàn tay của con người tác động vào. Không thể gọi là đẹp. Huế rất khác. Đừng lầm lẫn.

LU on lúc 11:42 13 tháng 12, 2009 nói...

@ anh : oh, vẫn chưa phải Huế à? hèn chi em thấy sao hiện đại quá ko có nét cổ cổ thành Huế. Hồi bên blog yahoo 360 có anh blogger nhà báo ngoài đó viết bài cơm hến phát thèm. Chưa ăn nên chưa biết ra sao, nhưng nghe mô tả thì hấp dẫn vô cùng. Thế thì ko được xem cảnh lăng tẩm Huế rồi.

Vân Lam on lúc 12:02 13 tháng 12, 2009 nói...

Đại K, sao không bonus thêm bài hát "Chiều trên phá Tam Giang" của Lê Uyên-Phương hát cho xôm tụ? :D

LU on lúc 12:41 13 tháng 12, 2009 nói...

Bài "chiều trên phá Tam Giang" của Trần Thiện Thanh chứ ko phải Nhạc TCS nên anh Cường cho vào thì sẽ ko đúng điệu anh Cường đang đi --> tới Huế thì phải nghe nhạc Trịnh, vì TCS người Huế, biết đâu anh Cường đang đổi sang nói tiếng Huệ theo dân địa phương đấy mẹ Lam à :D

Titi on lúc 13:52 13 tháng 12, 2009 nói...

Bài này làm em nhớ Huế quá. Nhớ cảm giác lần đầu nghe hát trên sông Hương năm mới 16 tuổi. Thật sự là xúc động và tưởng như mình lạc vào tiên cảnh với "trăng thanh, gió mát, giọng hò bảng lảng, tiếng cười tinh khôi".
Ngày nay, người ta thương mại hóa hát Huế trên sông ròi, nên không bao giờ em có thể quay lại cảm giác như xưa nữa. Hic...

mai nói...

"Phá" là gì hả anh?

Nguyễn Xuân Diện on lúc 15:36 13 tháng 12, 2009 nói...

Hồi tháng 8 mới rồi, tại hạ có chuyến công cán phủ Thừa Thiên. Có đi thuyền qua phá Tam Giang, thăm xã Hải Dương bên kia bờ. Bỉ nhân có xem cây cầu đang xây, có ngắm phong cảnh ở đó. Hải Dương là cái doi đất kẹp giữa một bên là biển, một bên là phá Tam Giang. Xã có rất nhiều nhà thờ của các dòng họ, được xây dựng dọc theo con đường quốc lộ 49, quy mô to lớn, hoa văn đẹp đẽ (bằng kính và sành sứ dán vào vữa), nhiều hoành phi, câu đối. Dân xã này, hầu như nhà nào cũng có người vượt biển, nay họ gửi tiền về xây nhà thờ họ và mộ tổ tiên. Mỗi khi họ gửi tiền về, người ở nhà lại xây. Xây xong gửi ảnh sang Mỹ. Con cháu các dòng họ ở Mỹ lại ngồi với nhau, bàn tán bình luận, đọ hơn thua. Họ lại gửi tiền về, bảo ở nhà đập đi để xây lại cho hoành tráng hơn họ kia. Thế là cứ thế chạy đua với nhau. Nghĩa trang ở Hải Dương trông như một thành phố nguy nga, còn các nhà thờ họ thì giống như lăng Khải Định!
Nơi có cái Tam Giang Resort này, cách Huế khoảng 15 km, thuộc về địa phận huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế.
VMC tiên sinh là quan chức đi kinh lý có quan chức địa phương đón tiếp, có nhã nhạc tiệc tùng. Bỉ nhân là chân lại viên, cơm đùm cơm gói mà đi.
VMC tiên sinh đưa lên cái bài này khiến bỉ nhân nhớ Huế quá!

VMC on lúc 16:52 13 tháng 12, 2009 nói...

@Mai: Phá là một bộ phận tương đối nông của nước biển hoặc nước lợ, chia cách với biển sâu hơn bởi một bãi cát, bờ đá san hô nông hoặc nhô ra biển hay hình thức tương tự. Như vậy, một bộ phận nước bị bao bọc bởi một dãy đá hoặc một dãy đảo hay bị vây quanh bởi một đảo san hô vòng thì được gọi là phá.

Phá được dùng để chỉ cả phá duyên hải, hình thành do sự bồi đấp các bãi cát hoặc các dãy đá dọc theo vùng nước nông duyên hải, và phá nằm trong các các đảo san hô hình vòng, hình thành từ sự phát triển các bờ vách san hô trên những đảo ở giữa đang chìm dần. Phá có nước ngọt từ suối nước đổ xuống được gọi là cửa sông (estuaries).

Tại nhiều quốc gia nói tiếng Anh, phá duyên hải (coastal lagoon) đôi khi được gọi là eo biển, vịnh, sông hay hồ. Thí dụ eo biển Albemarle tại Bắc Carolina, vịnh Great South giữa Long Island và các bãi biển Fire Island tại New York, sông Banana tại Florida và hồ Illawarra tại New South Wales đều là các phá nước.

Tại Việt Nam có Phá Tam Giang nổi tiếng, độ sâu từ 2 m đến 4 m, có nơi sâu tới 7 m, mặt nước rộng mênh mông. Hàng năm khai thác trên vùng đầm phá hàng nghìn tấn hải sản, cá, tôm các loại. Hiện nay có kế hoạch nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu qua Phá Tam Giang để có điều kiện phát triển kinh tế và du lịch tại vùng này.

Theo: Wikipedia.

NgocYen nói...

nghe cac chu, cac bac, cac chi noái về quê của em mà em thấy ganh tỵ quá. Không ngờ trong mắt mọi người Huế của ta lại đẹp rứa.....

Mouse on lúc 19:53 13 tháng 12, 2009 nói...

Huế mộng Huế mơ.....Huế tộng bộng hai đầu...

LU on lúc 20:53 13 tháng 12, 2009 nói...

@ NXD : he he, anh Diện nói chuyện làm Lu nhớ lại thời vua chúa ngày xưa, quan lại đi kinh lý làng trên cùng xóm dưới :D
...hà, nhưng mà cũng chỉ nghe kể để tưởng tượng thôi, Lu vẫn chưa được xem hình ảnh lăng tẩm Huế, để Lu đi tìm mấy tấm hình cung điện Trung Quốc, Vạn Lí Truờng Thành xem thử chắc cũng na ná như nhau.

LU on lúc 20:59 13 tháng 12, 2009 nói...

ờ, nhưng Lu hơi ngạc nhiên à, tại sao người dân Huế tại đó lại xây nhiều nhà thờ mà không là nhà chùa?

Lana on lúc 21:04 13 tháng 12, 2009 nói...

Trong cac noi o VN Lana da~ di, Lana thich Hue nhat. Kho noi het vi sao, thich, the thoi. Neu ke, thi co the ke Lana thich cai nhe nhang cua Hue - nhat la khi duoc ngoi tren thuyen tha? troi tren song Huong nghe ca Hue, lang man vo cung. Lana thich nhung gia tri kinh ky` dac biet cua Hue khi di tham Thanh Noi, tham Lang Khai Dinh, Lang Tu Duc...

@VMC: Cam on VMC, Lana bay gio moi hieu ve Pha Tam Giang, du nghe noi da~ nhieu.

Mai nói...

Mình cũng thích Huế, Huế trầm tĩnh, nhịp sống lặng bắt mình phải dừng lại mà cảm nhận.
Cảm ơn anh Cường đã giải thích nhé. Ở trong Nam, có lẽ Phá là Đầm, giống như Đầm U Minh, và ngoài Bắc gọi là gì nhỉ?
Mang du lich ra Phá sẽ lại là vấn đề cho môi trường.
@LU: ở ngoài Bắc có khái niệm nhà thờ Họ, đó không phải là nhà thờ như mình vẫn quen hình dung đâu, mà chỉ là nơi dòng họ thờ cúng tổ tiên. Ở Huế, có lẽ cũng như thế chăng?

LU on lúc 21:38 13 tháng 12, 2009 nói...

@ Mai : Oh, nhà thờ họ chứ ko phải là nhà thờ đạo thiên chúa hả Mai? nghe anh Diện kể người ta xây nhà thờ làm Lu ngạc nhiên vì nơi đó vua chúa ngày xưa ở thì phải thiên về đạo phật nhiều hơn. Để Lu tìm sách nói về Huế đọc xem sao, Huế Lu chưa tới nên cũng muốn tìm hiều cho biết lịch sử của nó.

VMC on lúc 23:21 13 tháng 12, 2009 nói...

@LU: Anh Diện viết rất rõ: "Xã có rất nhiều nhà thờ của các dòng họ". Lu nên đọc kỹ các comment.

LU on lúc 23:41 13 tháng 12, 2009 nói...

@ anh : thế ra người bắc nói "nhà thờ" ko phải là nhà thờ đạo chúa à? trong nam em chỉ quen nghe nhà thờ của người đạo chúa, còn nhà thờ cúng tổ tiên của dòng họ thì hình như gọi là nhà hương hỏa.

Mai nói...

@LU: đúng là anh Diện viết rõ LU a, mình đọc chữ nọ rụng chữ kia giống nhau rồi :(

LU on lúc 00:23 14 tháng 12, 2009 nói...

@ Mai : Lu có đọc thấy hàng chử anh Diện viết là nhà thờ của dòng họ đó chứ. Nhưng Lu lại hiểu sang là nhà thờ thiên chúa giáo, vì bên chỗ Lu ở đa số nhà thờ nhiều lắm, to nhỏ có đủ. Nhà thờ người Việt có, người Mỹ có, Mexican cũng có. Và họ hay dịch bằng tiếng Việt là --> nhà thờ của dòng họ chúa cứu thế dòng thánh gì gì đó...thế nên khi đọc của anh Diện viết thì Lu hiểu nhầm sang đạo thiên chúa nên giơ tay hỏi ngay cho clear, vì trong nam dùng từ khác ngoài bắc, hì hì :D

Mai nói...

@LU: vậy Lu nhớ báo anh chủ nhà Lu có "đọc kỹ các comment" ha :D

Nói đến Huế, chẳng hiểu tại sao mình nhớ ngay đến thơ Nguyễn Duy mặc dù ND không phải người Huế và thơ Huế cũng ko phải đặc trưng của ND.
Gửi link đến mấy bài thơ : http://www.thivien.net/viewpoem.php?ID=35471

LU on lúc 02:06 14 tháng 12, 2009 nói...

@ Mai : thơ hay quá, tha thiết chất Huế. Lu chỉ mới mần được cóc nhảy tưng tưng bậy bạ thôi, chưa có thể được gọi là thơ. Lu cũng rất kết thơ anh NMP trong blog anh Cường, phải gọi là dùng từ rất đắt ---> go to the next level rồi.

Nguyễn Xuân Diện on lúc 06:32 14 tháng 12, 2009 nói...

Thấy các bạn yêu Huế, nhớ Huế, xin mời các bạn ghé thăm đọc hai bài về Huế tại địa chỉ này:

http://nguyenxuandien.multiply.com/journal/item/214

http://nguyenxuandien.multiply.com/journal/item/215/215

Xin cám ơn bác VMC.

Unknown on lúc 10:45 14 tháng 12, 2009 nói...

Ảnh đẹp quá. Chỗ cái chòi kia mà uống rượu thì...

Titi on lúc 15:59 14 tháng 12, 2009 nói...

Hơ...Phá lung linh, nhà lung linh, bầu trời lung linh, cái cầu tre lung linh, những cồn cây lung linh, chắc chắn là những con người ở đây cũng lung linh...quá nhiều thứ lung linh ngay cạnh anh đới anh ơi.
Hoặc Anh có thể học tập bạn DHP: liên tưởng chỗ đẹp lãng mạn kia tới những gì mình có thể làm ví như nếu có người yêu bên cạnh, có bạn hữu bên cạnh, có tri kỷ bên cạnh hoặc đơn giản là có một bình hoa di động bên cạnh. Nhưng như thế thì ở cấp thấp hơn ( tức là phải có điều kiện gì đó thì mới thưởng thức được cảnh đẹp )

he he...

Mai nói...

@NXDien : Cảm ơn anh Diện đã giới thiệu Mười ngày ở Huế của cụ Phạm Quỳnh.
Buồn cùng nhà Trưng bày của bà Điềm Phùng thị, ngày mới mở, báo chí nói đến nhiều lắm. Bắt đầu gây dựng đã khó, nhưng bảo tồn còn khó hơn, giống như ... yêu thì dễ nhưng nuôi dưỡng được tình yêu thì .. ôi thôi (!)
Mình nghĩ dựng nước và giữ nước cũng .. như thế, có hồ đồ quá ko nhỉ? Óc chim sẻ :((

VMC on lúc 16:09 15 tháng 12, 2009 nói...

@Mai: Tiếc cho cái nhà trưng bày của bà Điềm.

LU on lúc 21:20 15 tháng 12, 2009 nói...

@ Mai : nhất trí cả 2 tay với chị vì em đã từng dựng lên một project nên em hiểu rõ câu "dựng nước đã khó, giử nước càng khó hơn". Cũng như "yêu thì dễ nhưng nuôi dưỡng cho nó tồn tại lâu bền...là điều không phải ai cũng đủ khôn ngoan làm được"
Tiếc cho di tích có giá trị ko được giử gìn. Thông thường vì ngu dốt con người đã tự tay phá đi những giá trị thật ra nó có thể sẽ ở bên mình vĩnh viễn, nhưng...lại nhưng...có mấy ai đủ thông mình để hiều điều này đâu chị nhỉ?

Mai nói...

@LU: chẳng ai đủ thông minh đâu em à, mình cũng khó ra khỏi đc quỹ đạo chung, rất nghiêm túc đấy:(

Nguyễn Xuân Diện on lúc 01:34 16 tháng 12, 2009 nói...

Bữa cơm muối nhớ đời

"Cha tôi đã cho tôi theo đi ăn cơm tại nhà một bà thập lục đờn nổi danh. Nghe đờn xong, thì ăn cơm muối, thật là cơm muối theo cái nghĩa đen chật hẹp của nó.

Chỉ có cơm và muối. Muối rồi lại muối. Trong lòng mâm đồng tam khí, bày đủ mười hai đĩa muối. Nào muối riềng, muối tỏi, muối ớt, muối tiêu, muối hột phộng, muối sỏi sườn, muối mè, v.v...

Bữa cơm đạm bạc nhai rất thong thả nơi nhà bà đờn để lại cho hai cha con tôi một dư vị mà sau này bao nhiêu thịt cá yến tiệc cũng không làm cho tôi quên được cái đậm đà có tính cơ bản, rất bình dị mà lại rất kiểu cách, rất là muối Huế đó.

Và chép miệng mà thấy rằng chỉ có ở Huế đó, thì muối trắng mới đủ mùi đỉ màu như vậy, thì sự túng bấn mới đượm mùi trang trọng tinh tế như vậy thôi"(Nhà văn Nguyễn Tuân"

Mai nói...

@NXDiện : một lần nữa cảm ơn bác Diện đã giới thiệu Mười ngày ở Huế của cụ Phạm Quỳnh.
Hay cả ý tứ, cả câu chữ và những nhận xét, so sánh phong phú (dí dỏm). Trích một đoan, hy vọng "lôi kéo' được thêm bạn đọc cho cụ Phạm: "Cái phong cảnh Huế sở dĩ đẹp là thứ nhất bởi con sông Hương Giang. Con sông xinh thay! Hà Nội cũng có sông Nhị Hà, mà sông Nhị với sông Hương khác nhau biết chừng nào! Một đằng ví như cô con gái tươi cười, một đằng ví như bà lão già cay nghiệt. Nhị Hà là cái thiên tai của xứ Bắc, Hương Giang là cái châu báu của xứ Kinh"

Lana on lúc 07:54 16 tháng 12, 2009 nói...

Đi tìm đọc thêm về Điềm Phùng Thị, gặp bài này, chia sẻ cùng mọi người: http://baoquangnam.com.vn/van-hoa-van-nghe/tac-gia-tac-pham/17502-mua-tren-mo-diem-phung-thi.html
Huế thật đặc biệt.

LU on lúc 09:00 16 tháng 12, 2009 nói...

@ Mai : chị Mai ơi à!!! có 1 cặp cụ ông cụ bà sống với nhau hạnh phúc, êm ấm cho đến răng long đầu bạc. Cụ ông bị điếc nặng, và cụ bà bẫm sinh bị câm từ khi vừa lọt lòng mẹ :D

LU on lúc 09:10 16 tháng 12, 2009 nói...

@ anh Diện : đoạn văn ngắn thôi, ko cần dài dòng mà nói lên được cái tính sĩ diện ngay cả trong hạt muối, hay! lúc còn ở VN em nhớ có đọc một quyển sách gì đó quên mất tên rồi, tả về cách sống của nhà họ Ngô, đặc biệt Ngô Đình Cẩn, rất...rất là mặt mũi.

Nguyễn Xuân Diện on lúc 09:23 16 tháng 12, 2009 nói...

Vừa rồi tôi vô Huế có công việc. Tôi và anh em trong đoàn phải đi khắp các chùa đền đình miếu ở cái tỉnh Thừa Thiên - Huế để sưu tầm các tài liệu Hán Nôm. Gặp bia đá, chuông đồng thì làm bản rập đưa về viện lưu trữ.

Kỹ thuật in rập có một thao tác bôi chuối (tiêu) lên mặt bia để dán tờ giấy Dó lên, rồi dùng con lăn mực rập lấy văn bia. Vì thế, phải dùng nhiều chuối lắm! Thế là sáng nào cũng phải mò ra chợ tìm chuối, mà lại là chuối vừa chín vàng.

Hình như ở Huế gọi chuối tiêu là chuối Ba Lùn. Đi chợ, gặp chuối tiêu/ba lùn còn xanh; mới bảo người ta bán cho loại chuối chín hơn để về thắp hương. Các bà các chị cứ cười mãi...mà mình không biết là tại sao. Sau hỏi ra mới biết người Huế không dùng chuối ấy để thắp hương.

Tại sao xứ Huế không dùng chuối ấy để cúng bái thắp hương? Hỏi ra mới biết là chuối ấy TO và DÀI, lại CỨNG, nên được nhiều cung tần, cung phi của các đời vua Nguyễn dùng để ....tự xử. (Vì ngày xưa, có bà vào cung cả năm, cả đời chẳng được vua "ấy", nên phải thế!

À ra thế!

Nguyễn Xuân Diện

LU on lúc 09:25 16 tháng 12, 2009 nói...

ha ha...từ nay sẽ ko ăn chuối nữa =))

Nguyễn Xuân Diện on lúc 23:39 16 tháng 12, 2009 nói...

Lu @ Ấy chết! Chớ làm vậy. Nếu không, tôi phải xin rút lại cái còm vừa rồi!

Đăng nhận xét

 

VMC Copyright © 2009 | Power by Blogger | Template redesigned by Lý Minh Triết