Một hôm sếp vào phòng anh:
- Này, cậu có thể giúp tôi một việc được không?
Anh hơi ngạc nhiên. Thường sếp vẫn ra lệnh. Hôm nay lại lịch thiệp hỏi "có thể giúp được không". Điều đó khiến anh cảnh giác.
- Vâng, có chuyện gì thế ạ? - Anh dè dặt hỏi.
Sếp tự kéo ghế ngồi xuống cạnh anh và nói đủ để hai người nghe: - Tôi vừa được gửi gắm một "cách cách" mới tốt nghiệp đại học. Nó là con gái một sếp ở trên. Chưa biết trình độ thế nào. Nhưng, cậu biết rồi đấy, lũ con ông cháu cha lớn trên nhung lụa này có những đứa rất dở hơi cám hấp, nhưng cũng có những đứa chẳng đến nỗi nào. Vấn đề là phải biết huấn luyện cho chúng làm việc. Đưa nó đến đơn vị khác thì chắc chắn là nó sẽ trở thành thứ ăn không ngồi rồi, gai mắt tất cả mọi người. Nên tôi nghĩ giao nó cho cậu, cậu cứ lạt mềm buộc chặt, có khi lại được.
Anh phục ông sếp. Ông luôn biết cách buộc người khác phải đồng ý. Cứ kín đáo khen ngợi thế này thì ai nỡ từ chối, ngay cả khi bị tọng vào họng một món chẳng ngon lành gì.
Sáng thứ Hai "cách cách" đến. Trái ngược với suy đoán của anh, nàng khá xinh xắn, ăn mặc cũng có gout và tỏ ra lễ phép.
Anh giải thích yêu cầu của công việc, lịch làm việc, thói quen sinh hoạt trong phòng, giới thiệu cô với các thành viên khác, rồi giao việc đầu tiên cho cô.
Gần cuối giờ chiều, anh đi qua chỗ cô ngồi để hỏi xem công việc đã làm đến đâu. Nhưng không thấy cô ở đó. Mọi người nói từ đầu giờ chiều đã không thấy cô đến. Thôi thì ngày đầu tiên, không thể đòi hỏi hơn.
Sáng thứ Ba, lúc giao ban đầu giờ cũng không thấy cô. Gần 10 giờ cô mới tới. Anh hỏi sao đến muộn thế, cô nói: "Em phải ngủ dậy thì mới tới được chứ!"
Anh nghiêm giọng: Em đã đi làm, thì phải đi đúng giờ, phải tuân thủ quy định của công ty.
Cô tỏ vẻ hoảng hốt: "Vậy em phải làm thế nào?".
Anh trả lời: "Tối không đi chơi. 10 giờ đi ngủ. Mua cái đồng hồ báo thức, để chuông lúc 6h30".
Cô không nói gì. Sáng thứ Tư, chuông giao ban reo, thì cô cũng ùa vào phòng. Mặt mũi phờ phạc như chưa tỉnh ngủ hẳn. Đến trưa, cô đi qua phòng anh: "Em xin phép chiều nay nghỉ ạ". "Sao thế?" - anh hỏi. Cô ngập ngừng: "Em buồn ngủ. Anh mà không cho phép em nghỉ, thì thể nào chiều nay em cũng ngủ gật. Nếu sếp nào đi qua nhìn thấy sẽ khiển trách anh vì quản lý nhân viên không tốt."
Anh buồn cười vì cái lập luận đe dọa kiểu trẻ con của cô, nhưng thấy cô ta nói thật nên gật đầu đồng ý.
Thứ Năm, mãi đến đầu giờ chiều cô mới đến và vội vã giải thích ngay: "Em quên để chuông đồng hồ, 10 giờ em mới dậy, có sửa soạn đến công ty thì cũng nghỉ trưa mất rồi, nên em ở nhà ăn cơm luôn cho nó lành anh ạ."
Anh lắc đầu.
Sáng thứ Sáu, chuông điện thoại của anh vang lên đúng vào lúc chuông giao ban. Cô gọi điện: "Em đây anh ạ. Mẹ em gọi cho anh chưa ạ? Chưa ạ? Ơ buồn cười nhỉ? Em phải đưa mẹ em đi chùa. Mẹ em bảo để mẹ em gọi điện cho anh, nhưng em vẫn phải xin phép. Thế anh nhé."
Cô đi chùa cả ngày. Sáng thứ Bảy (công ty anh chỉ nghỉ Chủ nhật), 5 phút trước khi giao ban, cô vào phòng anh với một giỏ hoa quả bánh kẹo: "Anh ơi, đi lễ có lộc. Mẹ em gửi cho anh".
Anh cau mày: "Cho anh gửi lời cảm ơn mẹ em. Nhưng nhiều quá, anh lấy một quả, em mang sang mời cả phòng đi."
"Vâng ạ, nhưng anh ơi..." - cô ngập ngừng. Anh hỏi: - Có chuyện gì nữa thế?
- Thế này ạ, bạn trai em hôm nay muốn đưa em đi trượt cỏ. Nó đang đứng đợi ở dưới kia. Anh cho em nghỉ nhé. Em mà không đi, nó bỏ em thì chết, mất công lừa mấy năm nay.
Anh lắc đầu ngao ngán: "Thôi em đi đi".
Cô cười hớn hở: "Vâng, em cảm ơn anh ạ".
Thứ Hai, giao ban xong, anh gọi cô sang phòng, rót nước mời cô uống rồi đột ngột hỏi: "Này, em có cần tiền không?"
Cô hãnh diện lắc đầu: "Không, anh ạ."
- Vậy, em đi làm làm gì?
- Làm gì ấy ạ? Chẳng lẽ em lại không đi làm gì? Học xong đại học thì cũng phải đi làm chứ ạ. Mình ở nhà, đằng nhà giai nó khinh cho anh ạ.
- Thế sao em lại đến làm việc ở đây?
- Em cũng chẳng biết. Bố em bảo ở đây có cơ hội phát triển.
Anh gật đầu: - Bố em nói đúng đấy. Chỗ này có cơ hội phát triển. Nhưng cơ hội đó dành cho những người thực sự làm việc. Mà những người thực sự làm việc là những người cần tiền. Em không cần tiền, em không cần phấn đấu thì phát triển làm gì?
- Vầng. Đấy là bố em bảo thế. Chứ em cũng có cần cơ hội phát triển đâu. Mà công việc ở đây nghiêm nhỉ anh nhỉ?
- Đúng thế, em có thấy là phong cách làm việc của em rất không phù hợp với công ty không? Không dậy được sớm, phải chiều mẹ, chiều người yêu thế thì làm sao thực hiện được công việc được giao? Như thế không sớm thì muộn cũng trở thành cái gai trong mắt mọi người, thành đề tài đàm tiếu...
- Thế ạ. Gay go nhỉ? Sao đi làm phức tạp thế nhỉ? - cô lo lắng.
- Cũng chẳng phức tạp lắm đâu. Vì đây là công ty nên phải làm việc trong môi trường cạnh tranh cao. Sao em không nói bố xin cho đến làm ở cơ quan hành chính sự nghiệp nào đó? Ở đó công việc nhàn hạ, kỷ luật làm việc cũng nhẹ nhàng hơn, em làm ở đó tha hồ mà đi chùa với mẹ, đi trượt cỏ với bạn trai...
- Ối, thật thế hả anh? - cô mừng rỡ hỏi.
Anh gật đầu. Cô nói luôn: "Thế anh cho em nghỉ luôn hôm nay nhé. Để em bảo bố em đổi."
Cô nghỉ luôn. Một tháng sau, cô gọi điện cho anh líu ríu: "Anh ui, em đi làm chỗ mới rồi. Sướng cực. Thoải mái lắm. Cảm ơn anh đã tư vấn cho em nhé. Hôm nào em mời anh đi ăn cơm nhé."
Tại cuộc họp của công ty mấy hôm sau đó, sếp hỏi khẽ anh: "Cậu làm thế nào mà đẩy được cục nợ đi thế?". "Đơn giản thôi anh ạ. Em làm theo "Đắc nhân tâm". Em nói thật với nó và chỉ cho nó thấy như thế nào thì tốt cho nó hơn".
- Này, cậu có thể giúp tôi một việc được không?
Anh hơi ngạc nhiên. Thường sếp vẫn ra lệnh. Hôm nay lại lịch thiệp hỏi "có thể giúp được không". Điều đó khiến anh cảnh giác.
- Vâng, có chuyện gì thế ạ? - Anh dè dặt hỏi.
Sếp tự kéo ghế ngồi xuống cạnh anh và nói đủ để hai người nghe: - Tôi vừa được gửi gắm một "cách cách" mới tốt nghiệp đại học. Nó là con gái một sếp ở trên. Chưa biết trình độ thế nào. Nhưng, cậu biết rồi đấy, lũ con ông cháu cha lớn trên nhung lụa này có những đứa rất dở hơi cám hấp, nhưng cũng có những đứa chẳng đến nỗi nào. Vấn đề là phải biết huấn luyện cho chúng làm việc. Đưa nó đến đơn vị khác thì chắc chắn là nó sẽ trở thành thứ ăn không ngồi rồi, gai mắt tất cả mọi người. Nên tôi nghĩ giao nó cho cậu, cậu cứ lạt mềm buộc chặt, có khi lại được.
Anh phục ông sếp. Ông luôn biết cách buộc người khác phải đồng ý. Cứ kín đáo khen ngợi thế này thì ai nỡ từ chối, ngay cả khi bị tọng vào họng một món chẳng ngon lành gì.
Sáng thứ Hai "cách cách" đến. Trái ngược với suy đoán của anh, nàng khá xinh xắn, ăn mặc cũng có gout và tỏ ra lễ phép.
Anh giải thích yêu cầu của công việc, lịch làm việc, thói quen sinh hoạt trong phòng, giới thiệu cô với các thành viên khác, rồi giao việc đầu tiên cho cô.
Gần cuối giờ chiều, anh đi qua chỗ cô ngồi để hỏi xem công việc đã làm đến đâu. Nhưng không thấy cô ở đó. Mọi người nói từ đầu giờ chiều đã không thấy cô đến. Thôi thì ngày đầu tiên, không thể đòi hỏi hơn.
Sáng thứ Ba, lúc giao ban đầu giờ cũng không thấy cô. Gần 10 giờ cô mới tới. Anh hỏi sao đến muộn thế, cô nói: "Em phải ngủ dậy thì mới tới được chứ!"
Anh nghiêm giọng: Em đã đi làm, thì phải đi đúng giờ, phải tuân thủ quy định của công ty.
Cô tỏ vẻ hoảng hốt: "Vậy em phải làm thế nào?".
Anh trả lời: "Tối không đi chơi. 10 giờ đi ngủ. Mua cái đồng hồ báo thức, để chuông lúc 6h30".
Cô không nói gì. Sáng thứ Tư, chuông giao ban reo, thì cô cũng ùa vào phòng. Mặt mũi phờ phạc như chưa tỉnh ngủ hẳn. Đến trưa, cô đi qua phòng anh: "Em xin phép chiều nay nghỉ ạ". "Sao thế?" - anh hỏi. Cô ngập ngừng: "Em buồn ngủ. Anh mà không cho phép em nghỉ, thì thể nào chiều nay em cũng ngủ gật. Nếu sếp nào đi qua nhìn thấy sẽ khiển trách anh vì quản lý nhân viên không tốt."
Anh buồn cười vì cái lập luận đe dọa kiểu trẻ con của cô, nhưng thấy cô ta nói thật nên gật đầu đồng ý.
Thứ Năm, mãi đến đầu giờ chiều cô mới đến và vội vã giải thích ngay: "Em quên để chuông đồng hồ, 10 giờ em mới dậy, có sửa soạn đến công ty thì cũng nghỉ trưa mất rồi, nên em ở nhà ăn cơm luôn cho nó lành anh ạ."
Anh lắc đầu.
Sáng thứ Sáu, chuông điện thoại của anh vang lên đúng vào lúc chuông giao ban. Cô gọi điện: "Em đây anh ạ. Mẹ em gọi cho anh chưa ạ? Chưa ạ? Ơ buồn cười nhỉ? Em phải đưa mẹ em đi chùa. Mẹ em bảo để mẹ em gọi điện cho anh, nhưng em vẫn phải xin phép. Thế anh nhé."
Cô đi chùa cả ngày. Sáng thứ Bảy (công ty anh chỉ nghỉ Chủ nhật), 5 phút trước khi giao ban, cô vào phòng anh với một giỏ hoa quả bánh kẹo: "Anh ơi, đi lễ có lộc. Mẹ em gửi cho anh".
Anh cau mày: "Cho anh gửi lời cảm ơn mẹ em. Nhưng nhiều quá, anh lấy một quả, em mang sang mời cả phòng đi."
"Vâng ạ, nhưng anh ơi..." - cô ngập ngừng. Anh hỏi: - Có chuyện gì nữa thế?
- Thế này ạ, bạn trai em hôm nay muốn đưa em đi trượt cỏ. Nó đang đứng đợi ở dưới kia. Anh cho em nghỉ nhé. Em mà không đi, nó bỏ em thì chết, mất công lừa mấy năm nay.
Anh lắc đầu ngao ngán: "Thôi em đi đi".
Cô cười hớn hở: "Vâng, em cảm ơn anh ạ".
Thứ Hai, giao ban xong, anh gọi cô sang phòng, rót nước mời cô uống rồi đột ngột hỏi: "Này, em có cần tiền không?"
Cô hãnh diện lắc đầu: "Không, anh ạ."
- Vậy, em đi làm làm gì?
- Làm gì ấy ạ? Chẳng lẽ em lại không đi làm gì? Học xong đại học thì cũng phải đi làm chứ ạ. Mình ở nhà, đằng nhà giai nó khinh cho anh ạ.
- Thế sao em lại đến làm việc ở đây?
- Em cũng chẳng biết. Bố em bảo ở đây có cơ hội phát triển.
Anh gật đầu: - Bố em nói đúng đấy. Chỗ này có cơ hội phát triển. Nhưng cơ hội đó dành cho những người thực sự làm việc. Mà những người thực sự làm việc là những người cần tiền. Em không cần tiền, em không cần phấn đấu thì phát triển làm gì?
- Vầng. Đấy là bố em bảo thế. Chứ em cũng có cần cơ hội phát triển đâu. Mà công việc ở đây nghiêm nhỉ anh nhỉ?
- Đúng thế, em có thấy là phong cách làm việc của em rất không phù hợp với công ty không? Không dậy được sớm, phải chiều mẹ, chiều người yêu thế thì làm sao thực hiện được công việc được giao? Như thế không sớm thì muộn cũng trở thành cái gai trong mắt mọi người, thành đề tài đàm tiếu...
- Thế ạ. Gay go nhỉ? Sao đi làm phức tạp thế nhỉ? - cô lo lắng.
- Cũng chẳng phức tạp lắm đâu. Vì đây là công ty nên phải làm việc trong môi trường cạnh tranh cao. Sao em không nói bố xin cho đến làm ở cơ quan hành chính sự nghiệp nào đó? Ở đó công việc nhàn hạ, kỷ luật làm việc cũng nhẹ nhàng hơn, em làm ở đó tha hồ mà đi chùa với mẹ, đi trượt cỏ với bạn trai...
- Ối, thật thế hả anh? - cô mừng rỡ hỏi.
Anh gật đầu. Cô nói luôn: "Thế anh cho em nghỉ luôn hôm nay nhé. Để em bảo bố em đổi."
Cô nghỉ luôn. Một tháng sau, cô gọi điện cho anh líu ríu: "Anh ui, em đi làm chỗ mới rồi. Sướng cực. Thoải mái lắm. Cảm ơn anh đã tư vấn cho em nhé. Hôm nào em mời anh đi ăn cơm nhé."
Tại cuộc họp của công ty mấy hôm sau đó, sếp hỏi khẽ anh: "Cậu làm thế nào mà đẩy được cục nợ đi thế?". "Đơn giản thôi anh ạ. Em làm theo "Đắc nhân tâm". Em nói thật với nó và chỉ cho nó thấy như thế nào thì tốt cho nó hơn".
17 comments:
"Trái ngược với suy đoán của anh, nàng khá xinh xắn, ăn mặc cũng có gout và tỏ ra lễ phép". Vậy suy đoán của anh là thế nào? Theo em, những chi tiết này gần như là đương nhiên với hình ảnh một "cách cách" thời nay. Các nàng ấy thường xinh xắn, ăn mặc có gout, và tỏ ra lễ phép.
Em thì biết, nhưng anh kia lại cứ tưởng con gái các sếp thường xấu và vô lễ...
Ôi hay quá. Đúng là lạt mềm đuổi khéo, đỡ phải cưng nựng trong chịu đựng 1 nàng 4C mà lại còn được mời đi ăn trưa cảm ơn nữa! siêu quá.
:)
Chiêu này rất hay! Cám ơn bác VMC đã tư vấn! hi hi
Đi làm không cần tiền, không cần phát triển-> Nói chung là bất cần. Thế mà sử dụng cái chiêu đơn giản thế này lại đuổi khéo được cục nợ. Hay thật.
Mà không biết cô gái này đi học vào buổi nào nữa nhỉ. Sáng thì ngủ 10h mới dậy. chiều thì đi Chơi, đi Shopping, ngày nghỉ thì đưa mẹ đi chùa...Cái bằng đại học thì phải ???????
Ông sếp đúng là biết chọn mặt gởi vàng...
Nhưng có lẽ phải suy nghĩ nhiều hơn về ta, về người, về ông bố, bà mẹ, anh người yêu của cô gái, về cơ quan nơi cô ấy đang làm việc, về những người đóng thuế, về tương lai của đất nước....
Hoàn toàn đồng ý với "Nặc danh", bức tranh không đơn giản chút nào. Tương lai sẽ thế nào khi xã hội vẫn có chỗ cho tác phong, phẩm cách những con người như Cách cách, như ông Bố và bà Mẹ của Cách cách
Em biết tại sao cơ quan nhà nước lúc nào công việc cũng bị ứ đọng chứ không như mấy doanh nghiệp tư nhân rồi, toàn "cách cách" làm việc không thì làm sao mà dân có thể không chờ dài cổ.
Ở Mỹ không có 4C nhưng nói thiệt, tụi nó còn hơn cách cách nữa, đi đứng thì chập chạp, mập tới nỗi ngồi cái ghế đứng lên phải lấy cái tay đằng cái ghế xuống, phải chi nó đẹp như "cách cách" thì mình đứng chờ còn ngắm nghía mà thán phục. Biết chừng nào mới hết cảnh "cách cách" này anh hén.
Em mà như anh, em sẽ tận dụng cô này làm trợ lí đối ngoại, chuyên đi hầu hạ, chiều chuộng đối tác, thích hợp phải bit . ke ke ke...
Úi, công ty em có 1 chị già làm thủ quĩ, trươowsc nghe nói là co học sơ cấp xong về cấp phát thuốc cho Sở, sau đóa chuyển sang làm thủ quỹ, giờ giấc của chị ấy: sáng 7h có mặt, đọc báo điểm tin, 8 h đi ăn sáng, cà phê cà pháo, xong vào làm đôi ba việc, khoảng 9-10h đi chợ gần cty, đến 10h 30 về giải quyết đôi chuyện, nếu không có thì bày rau muống hay rau lang, ngọn bí ra tước rất kĩ, dến 11h về lo cơm ngon canh ngọt cho chồng con. Chiều 1h30 có mặt, loay hoay chút chút, khoảng 3h gọi điện nấu cháo, dắt xe đi"có việc", 4h về ngồi đến 4h40 thì chị đi về nhá. Cuối năm vỡn là đảng viên tốt, cán bộ gương mẫu, phụ nữ vô số giỏi. Thế mà đố thằng tây nào dám mở mồm ra nói nhá, chị bập ngay dép vào mồm ngay. Đến tháng nhận lương cuối năm thưởng thiếc còn gấp mấy cái lũ kĩ sư ngồi mòn đít ở phòng kĩ thuật. Bảo chị phát biểu trong các cuộc họp công đoàn hay phụ nữ thì nói sùi cả bọt mép.Thế đấy, cần gì cách cách, trẻ đẹp mới làm việc kiểu đó đâu anh.
he he...mới từ sa mạc bò về kách sạn online đọc bài anh training lính buồn cười quá ngứa tay cmt phát. Em training lính thì cũng áp dụng "đắc nhân tâm" như anh đấy. Có điều em khác anh ở chỗ lừa đão cho mí ku lính của em tin rằng bọn hắn là thiên tài, là siêu nhân, chuyện gi bọn hắn cũng làm được hết (giã vờ thế mà bọn hắn lại khoái chí lắm). Vợ bọn hắn, bạn gái bọn hắn xem bọn hắn là vô dụng, nhưng em thì cứ khen thôi (giã vờ thế mà bọn hắn lại khoái mới chết). Kết quả là team của em lính nổi tiếng giỏi, làm vịêc siêng và có trách nhiệm, vì bọn hắn lở tự tin mình thật sự có tài rồi nên phải giử danh hiệu :))
Chiêu em xử dụng có được gọi là "đắc nhân tâm" ko vậy anh? :D
@LU: bây giờ thì cả nhà biết LU khen nghĩa là thế nào rồi nhé :)
@Mai: Thì "con gái nói có là không" mừ!
Tác giả nói là dùng chiêu "Đắc nhân tâm", nhưng thấy ko phải (100%) lắm, mà là "đắc" người nghe thôi(!) Mới thấy, "cách nói dối tốt nhất là nói thật" ứng dụng hiệu quả với đa số trường hợp: "cách cách", người yêu (bồ), vợ...!
NQHwng: Bạn đã đọc "Đắc nhân tâm" chưa?
e vào blog của bác đều đặn: cách ngày là lại vào. Đọc những dòng tự sự, tâm sự, trăn trở về bản thân, về quá khứ, về cuộc sống đang trôi tại đa số entries của bác mà thấy thú vị, bâng khuâng. Có lẽ vì bác làm báo rồi nên bác dành cho blog của mình chỗ...trú ẩn của những dòng kỷ niệm ùa về mà ít những sự kiện nóng...bỏng tai(!)Bác viết ở đây theo phong cách chính luận, nghiêm chỉnh, ít...đùa, ít hài hước giống như phong cách ngoài đời ở nơi làm việc của bác: mặc vest, ăn nói mực thước, cẩn trọng, khoan thai, volume ko...gào thét(!) tạo cảm giác cho người tiếp xúc sự gần gũi nhưng ko gần...quá(!)Comment trước của e là do e định hài hước cho vui vẻ (chứ e thừa nhận chiêu bác dùng với "cách cách" đúng 100% là đắc nhân tâm rồi) nhưng thấy bác...nghiêm giọng hỏi lại làm e thấy tủi thân, suýt...òa khóc(!) Bác hỏi thì e xin trả lời: e đọc rồi, bác ạ. Đắc nhân tâm, tên tiếng Anh là How to Win Friends and Influence People (e đọc qua bản dịch của học giả Nguyễn Hiến Lê) do Dale Carnegie viết Quyển sách đưa ra các lời khuyên về cách thức cư xử, ứng xử và giao tiếp với mọi người để đạt được thành công trong cuộc sống. Chiêu bác dùng ở entry này có ở Phần III:Mười hai cách dẫn - dụ người khác cho họ nghĩ như mình, phải ko bác?
Năm mới sắp đến, mong bác khỏe mạnh, đẹp trai như...thường lệ & hài hước (cho thêm trẻ, khỏe) hơn nữa!
@Hưng: Thế thì đích thị là "đắc nhân tâm" rồi, không phải "đắc người nghe" đâu.
Đăng nhận xét