Khi tỉnh dậy, em thấy mình đang nằm trên giường và bắt gặp đôi mắt lo âu của mẹ nuôi và dì Tươi. Thấy em mở mắt, mẹ cười và thở phào nhẹ nhõm: "May quá, con tỉnh rồi. Con làm mẹ lo quá"! Mẹ vẫn thế, lúc nào cũng lo cho em. Em vỡ lẽ ra mình thật hạnh phúc có được người mẹ như vậy. Mặc dù em sẽ không còn cơ hội nào để gặp được người mẹ đẻ ra mình, nhưng còn người mẹ nào thân yêu, ruột thịt hơn người đã nuôi nấng em suốt hơn 20 năm qua?
Ở ăn cơm trưa với vợ chồng dì Tươi cùng các con của dì, em cũng cảm thấy ấm áp phần nào. Em được biết thêm mẹ em tên là Thắm và ông bà ngoại em cũng đã mất từ chục năm nay. Ngoài mẹ em, dì Tươi không còn thêm anh em ruột thịt nào. Em xin khi nào vợ chồng dì đi bốc mộ cho mẹ, thì cho em theo cùng. Như vậy là từ nay em đã có thêm một nơi để gọi là quê hương...
Trở về Hà Nội, mẹ em rụt rè nói: "Con ạ, mẹ nghĩ có lẽ con tìm thế là đủ. Con không nên đi tìm cha đẻ của con nữa. Mẹ ngại rằng nếu có chuyện gì đó không hay... Biết thêm cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì". Em nói: "Vâng. Con rất choáng váng khi hay tin về mẹ Thắm. Tạm thời con sẽ không đi tìm nữa". Mẹ lặng lẽ ôm em rất chặt và không nói gì thêm.
Em đi làm. Công việc khá suôn sẻ. Thời gian trôi đi không làm em nguôi ngoai mà càng bị dằn vặt khổ sở hơn. Sao mẹ không nói với em sớm hơn, để em có thể gặp được mẹ Thắm - người mà theo lời kể của dì Tươi, cũng rất mực thương em? Còn cha em nữa. Hiện nay ông đang làm gì, ở đâu? Biết đâu ông cũng rất thương em, và chỉ vì lời cam kết mà không dám tìm gặp em? Em phải gặp ông ấy càng sớm càng tốt. Trước khi quá muộn như đối với mẹ Thắm.
Em nói ý nghĩ đó với mẹ. Mẹ thở dài: "Ừ, con nghĩ thế cũng phải. Mẹ sẽ đi cùng con!". Em nói: "Thôi, mẹ già yếu rồi nên ở nhà. Con đã cứng cáp hơn so với hồi trước rất nhiều. Con đã chuẩn bị tinh thần cho tình huống xấu nhất. Con sẽ tự lo được!". Mẹ chỉ còn biết đồng ý. Em nhờ bà Hoa hỏi lại cái công trường xây dựng từ thời bấy giờ và lần theo dấu vết từ đó. Thật khó mà kể hết những khó khăn mà nhiều lúc tưởng chừng như đã làm cho em thối chí hoàn toàn. May nhờ sự động viên và hỗ trợ đắc lực của người yêu mà em đã vượt qua tất cả.
Một buổi chiều mùa hè, em cùng bạn trai đã đặt chân lên vùng trung du đầy sỏi đá, nơi mà cha em nghe nói đang ở đó. Ngôi nhà trống tuyềnh trống toàng nằm trên quả đồi, xung quanh chẳng có thứ gì đáng giá. Bọn em ngồi chờ đến sẩm tối thì thấy một người đàn ông cao gầy đạp chiếc xe cà tàng đi đến. Ông dựng xe vào hiên nhà, và hất hàm hỏi: "Anh chị gặp ai?" . Em hỏi: "Bác có phải tên là Tốn không ạ?". Ông đáp nhát gừng: "Phải!".
Trời ơi, vậy đây đúng là cha em. Ông vẫn còn sống và đang đứng bằng xương bằng thịt trước mắt em. Em run run: "Con, con đi tìm... bác. Con là con gái... mẹ Thắm đây ạ!". Ông nhìn em với cặp mắt hoàn toàn không biểu lộ sự liên tưởng nào. "Thắm à? Thắm nào?". Một nỗi thất vọng ghê gớm tràn ngập tâm hồn em. Ông ta hoàn toàn không nhớ gì tới mẹ . Cổ họng em nghẹn đắng, không nói được câu nào. Bạn trai của em đành giảng giải cho ông ấy hiểu mẹ em là ai, em là ai...
Vừa nghe chuyện, ông ta vừa ghé mồm vào chiếc vòi ấm sành tu nước ừng ực. Ông ta lấy tay quệt mồm, rồi lại hất hàm: "Rõ rồi. Vậy cô này là con của cô Thắm hả. Tôi không liên quan gì nhá. Ngày xưa tôi đã ký giấy cho người ta nuôi cô rồi. Tôi quên rồi. Không còn dính dáng gì nữa. Cô cậu thấy đấy, nhà tôi cũng không có gì. Tôi không giúp gì được cô cậu đâu".
Em và bạn trai ra sức giải thích rằng chúng em không cần gì từ ông ta cả. Chỉ muốn tìm lại cha đẻ của mình để gặp ông một lần, biết ông sống chết sướng khổ ra sao, không đòi hỏi gì hết. Ông nói: "Thế thì cô cậu làm xong việc rồi đấy. Đã gặp tôi, thấy tôi vẫn còn sống, nghèo khổ không có gì. Thôi cô cậu đi đi!". Nghe ông ta nói thế, em ứa nước mắt, không phải vì đau khổ mà vì tức tối. Bạn trai em bình tĩnh hơn, anh ấy đưa cho ông ta mảnh giấy ghi họ tên và địa chỉ của chúng em với hy vọng ông ấy sẽ suy nghĩ lại. Chúng em lần mò trong bóng tối đi xuống đồi ra về trong sự tê tái.
Trở về nhà em nói với mẹ là vẫn chưa tìm thấy ông.
Khoảng mươi ngày sau, em nhận được điện thoại của ông ta. Ông ta gọi em là con và xưng bố ngay câu đầu tiên. Ông khóc và nói rất hối hận. Vợ con ông đã bỏ ông đi sau vụ làm ăn thất bát. Ông không còn tin được ai nữa. Nên khi gặp lại em, ông chỉ sợ lại bị rầy rà, bị làm phiền. Nhưng sau mấy ngày suy nghĩ ông thấy xử sự như vậy là không phải. Ông xin lỗi và muốn nối lại liên lạc với em. "Giờ đây bố chỉ còn có mình con!" - ông nói nghẹn ngào. Tim em như tan nát, những cảm giác trái ngược đan xen. Nhưng thôi, người lớn đã nói thế, mình cũng nên mở lòng - em nghĩ vậy.
Vài ngày sau, ông ấy lại gọi lại. Lần này thì kể cho em nghe hành trình lưu lạc của ông ấy kể từ sau khi chia tay với mẹ Thắm. "Mẹ con ngày xưa xinh xắn lắm. Bố yêu mẹ con ở cái nết hay lam hay làm" - ông kể như vậy về mẹ, khiến em lại một lần nữa thổn thức về người mẹ xấu số. Ông bôn ba đủ cả: Từ bãi đào đá đỏ ở Quỳ Hợp (Nghệ An), đến buôn lậu xuyên biên giới.
Thời gian đó ông cũng kịp lập gia đình và có hai người con. Cách đây mươi năm, ẵm số tiền kiếm được, ông về quê mua một quả đồi trồng chè xuất khẩu. Lúc đầu cũng kiếm được, nhưng sau đó khách hàng phát hiện ra trong chè của ông có dư lượng lớn thuốc trừ sâu, nên họ không mua nữa. Ông bị phá sản hoàn toàn. Ông đâm ra nghiện ngập, đánh đập vợ con, nên cả ba mẹ con đã bỏ ông đi lập nghiệp ở một tỉnh phía nam.
Kể xong chuyện, ông nấc lên: "Bố giờ khổ lắm. May mà ông Trời run rủi cho được gặp con. Con phải giúp bố, con nhé". Hôm sau em ra bưu điện gửi cho ông 1 triệu đồng. Cuối tuần đó, em lại nhờ người yêu chở xe máy vượt gần 100 cây số đến nhà ông. Em mua cho ông một ít quần áo và vật dụng. Em nấu cho ông ăn. Khi chia tay về Hà Nội em đưa cho ông thêm 500 nghìn nữa và cảm thấy thật thanh thản. Nhưng không hiểu sao vẫn có điều gì đó em lờ mờ không nhận diện rõ khiến em không dám kể với mẹ là tôi đã tìm được ông...
Bẵng đi hai tuần, khi em chuẩn bị lại đến thăm ông, thì nhận được điện thoại của ông. Giọng ông hách dịch: "Cô lặn đi đâu mà mất hút con mẹ hàng lươn thế hả? Con với cái thế đấy! Định để cho bố chết khô ở quả đồi này hay sao?" Em hơi bất ngờ trước thái độ đó, nhưng vẫn bình tĩnh hỏi: "Con phải làm việc không rảnh rỗi bố ạ, đang định cuối tuần này lên thăm bố. Có chuyện gì không ạ?". Ông sẵng giọng: "Có chuyện gì không à? Chẳng có chuyện gì cả ngoài chuyện tôi đang sắp chết đói ở đây". Em nói ngày mai sẽ lên thăm ông.
Hôm sau em lên đến nơi và thấy căn nhà đã lại trống hoác giống như hôm đầu tiên em đến. Những bộ quần áo và mấy thứ vật dụng em mua đều không còn trong nhà nữa. Ông ta say mèm và nói như lẽ đương nhiên: "Tôi hết tiền, tôi đem đi bán rồi". Trời, người cha mà em mong đợi lại là người đàn ông hư thân và nát rượu này ư? Em nói: "Lần sau bố đừng làm như thế nữa. Thực ra bố là người rất có khả năng, chỉ cần bố không uống rượu, con sẽ cùng bố xây dựng lại cuộc sống". Ông ta cười khanh khách: "Không uống à? Khuyên rõ hay chửa?"
Em đã rơi vào cảnh dở khóc dở cười như thế. Em không nỡ bỏ ông ấy, nhưng những nỗ lực mang lại cho ông một cuộc sống yên ổn dường như đều không đem lại kết quả. Cứ ít lâu ông ta lại gọi điện đòi em gửi tiền hoặc gọi em về thăm. Người yêu em khuyên em nên đổi số điện thoại và quên hẳn ông ta đi. Anh nói rằng em không được phép đầu độc cuộc sống của em và không được tự biến mình thành con tin của một vụ tống tiền trắng trợn như thế.
Nhưng em cứ phân vân. Em không nỡ làm như vậy. Xin anh cho em lời khuyên xem em nên làm gì?
P/S: Nhờ mọi người chia sẻ suy nghĩ, tác giả bức thư trên vẫn đọc blog của tôi và sẽ đọc được ngay những lời khuyên của mọi người. Xin cảm ơn.
Ở ăn cơm trưa với vợ chồng dì Tươi cùng các con của dì, em cũng cảm thấy ấm áp phần nào. Em được biết thêm mẹ em tên là Thắm và ông bà ngoại em cũng đã mất từ chục năm nay. Ngoài mẹ em, dì Tươi không còn thêm anh em ruột thịt nào. Em xin khi nào vợ chồng dì đi bốc mộ cho mẹ, thì cho em theo cùng. Như vậy là từ nay em đã có thêm một nơi để gọi là quê hương...
Trở về Hà Nội, mẹ em rụt rè nói: "Con ạ, mẹ nghĩ có lẽ con tìm thế là đủ. Con không nên đi tìm cha đẻ của con nữa. Mẹ ngại rằng nếu có chuyện gì đó không hay... Biết thêm cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì". Em nói: "Vâng. Con rất choáng váng khi hay tin về mẹ Thắm. Tạm thời con sẽ không đi tìm nữa". Mẹ lặng lẽ ôm em rất chặt và không nói gì thêm.
Em đi làm. Công việc khá suôn sẻ. Thời gian trôi đi không làm em nguôi ngoai mà càng bị dằn vặt khổ sở hơn. Sao mẹ không nói với em sớm hơn, để em có thể gặp được mẹ Thắm - người mà theo lời kể của dì Tươi, cũng rất mực thương em? Còn cha em nữa. Hiện nay ông đang làm gì, ở đâu? Biết đâu ông cũng rất thương em, và chỉ vì lời cam kết mà không dám tìm gặp em? Em phải gặp ông ấy càng sớm càng tốt. Trước khi quá muộn như đối với mẹ Thắm.
Em nói ý nghĩ đó với mẹ. Mẹ thở dài: "Ừ, con nghĩ thế cũng phải. Mẹ sẽ đi cùng con!". Em nói: "Thôi, mẹ già yếu rồi nên ở nhà. Con đã cứng cáp hơn so với hồi trước rất nhiều. Con đã chuẩn bị tinh thần cho tình huống xấu nhất. Con sẽ tự lo được!". Mẹ chỉ còn biết đồng ý. Em nhờ bà Hoa hỏi lại cái công trường xây dựng từ thời bấy giờ và lần theo dấu vết từ đó. Thật khó mà kể hết những khó khăn mà nhiều lúc tưởng chừng như đã làm cho em thối chí hoàn toàn. May nhờ sự động viên và hỗ trợ đắc lực của người yêu mà em đã vượt qua tất cả.
Một buổi chiều mùa hè, em cùng bạn trai đã đặt chân lên vùng trung du đầy sỏi đá, nơi mà cha em nghe nói đang ở đó. Ngôi nhà trống tuyềnh trống toàng nằm trên quả đồi, xung quanh chẳng có thứ gì đáng giá. Bọn em ngồi chờ đến sẩm tối thì thấy một người đàn ông cao gầy đạp chiếc xe cà tàng đi đến. Ông dựng xe vào hiên nhà, và hất hàm hỏi: "Anh chị gặp ai?" . Em hỏi: "Bác có phải tên là Tốn không ạ?". Ông đáp nhát gừng: "Phải!".
Trời ơi, vậy đây đúng là cha em. Ông vẫn còn sống và đang đứng bằng xương bằng thịt trước mắt em. Em run run: "Con, con đi tìm... bác. Con là con gái... mẹ Thắm đây ạ!". Ông nhìn em với cặp mắt hoàn toàn không biểu lộ sự liên tưởng nào. "Thắm à? Thắm nào?". Một nỗi thất vọng ghê gớm tràn ngập tâm hồn em. Ông ta hoàn toàn không nhớ gì tới mẹ . Cổ họng em nghẹn đắng, không nói được câu nào. Bạn trai của em đành giảng giải cho ông ấy hiểu mẹ em là ai, em là ai...
Vừa nghe chuyện, ông ta vừa ghé mồm vào chiếc vòi ấm sành tu nước ừng ực. Ông ta lấy tay quệt mồm, rồi lại hất hàm: "Rõ rồi. Vậy cô này là con của cô Thắm hả. Tôi không liên quan gì nhá. Ngày xưa tôi đã ký giấy cho người ta nuôi cô rồi. Tôi quên rồi. Không còn dính dáng gì nữa. Cô cậu thấy đấy, nhà tôi cũng không có gì. Tôi không giúp gì được cô cậu đâu".
Em và bạn trai ra sức giải thích rằng chúng em không cần gì từ ông ta cả. Chỉ muốn tìm lại cha đẻ của mình để gặp ông một lần, biết ông sống chết sướng khổ ra sao, không đòi hỏi gì hết. Ông nói: "Thế thì cô cậu làm xong việc rồi đấy. Đã gặp tôi, thấy tôi vẫn còn sống, nghèo khổ không có gì. Thôi cô cậu đi đi!". Nghe ông ta nói thế, em ứa nước mắt, không phải vì đau khổ mà vì tức tối. Bạn trai em bình tĩnh hơn, anh ấy đưa cho ông ta mảnh giấy ghi họ tên và địa chỉ của chúng em với hy vọng ông ấy sẽ suy nghĩ lại. Chúng em lần mò trong bóng tối đi xuống đồi ra về trong sự tê tái.
Trở về nhà em nói với mẹ là vẫn chưa tìm thấy ông.
Khoảng mươi ngày sau, em nhận được điện thoại của ông ta. Ông ta gọi em là con và xưng bố ngay câu đầu tiên. Ông khóc và nói rất hối hận. Vợ con ông đã bỏ ông đi sau vụ làm ăn thất bát. Ông không còn tin được ai nữa. Nên khi gặp lại em, ông chỉ sợ lại bị rầy rà, bị làm phiền. Nhưng sau mấy ngày suy nghĩ ông thấy xử sự như vậy là không phải. Ông xin lỗi và muốn nối lại liên lạc với em. "Giờ đây bố chỉ còn có mình con!" - ông nói nghẹn ngào. Tim em như tan nát, những cảm giác trái ngược đan xen. Nhưng thôi, người lớn đã nói thế, mình cũng nên mở lòng - em nghĩ vậy.
Vài ngày sau, ông ấy lại gọi lại. Lần này thì kể cho em nghe hành trình lưu lạc của ông ấy kể từ sau khi chia tay với mẹ Thắm. "Mẹ con ngày xưa xinh xắn lắm. Bố yêu mẹ con ở cái nết hay lam hay làm" - ông kể như vậy về mẹ, khiến em lại một lần nữa thổn thức về người mẹ xấu số. Ông bôn ba đủ cả: Từ bãi đào đá đỏ ở Quỳ Hợp (Nghệ An), đến buôn lậu xuyên biên giới.
Thời gian đó ông cũng kịp lập gia đình và có hai người con. Cách đây mươi năm, ẵm số tiền kiếm được, ông về quê mua một quả đồi trồng chè xuất khẩu. Lúc đầu cũng kiếm được, nhưng sau đó khách hàng phát hiện ra trong chè của ông có dư lượng lớn thuốc trừ sâu, nên họ không mua nữa. Ông bị phá sản hoàn toàn. Ông đâm ra nghiện ngập, đánh đập vợ con, nên cả ba mẹ con đã bỏ ông đi lập nghiệp ở một tỉnh phía nam.
Kể xong chuyện, ông nấc lên: "Bố giờ khổ lắm. May mà ông Trời run rủi cho được gặp con. Con phải giúp bố, con nhé". Hôm sau em ra bưu điện gửi cho ông 1 triệu đồng. Cuối tuần đó, em lại nhờ người yêu chở xe máy vượt gần 100 cây số đến nhà ông. Em mua cho ông một ít quần áo và vật dụng. Em nấu cho ông ăn. Khi chia tay về Hà Nội em đưa cho ông thêm 500 nghìn nữa và cảm thấy thật thanh thản. Nhưng không hiểu sao vẫn có điều gì đó em lờ mờ không nhận diện rõ khiến em không dám kể với mẹ là tôi đã tìm được ông...
Bẵng đi hai tuần, khi em chuẩn bị lại đến thăm ông, thì nhận được điện thoại của ông. Giọng ông hách dịch: "Cô lặn đi đâu mà mất hút con mẹ hàng lươn thế hả? Con với cái thế đấy! Định để cho bố chết khô ở quả đồi này hay sao?" Em hơi bất ngờ trước thái độ đó, nhưng vẫn bình tĩnh hỏi: "Con phải làm việc không rảnh rỗi bố ạ, đang định cuối tuần này lên thăm bố. Có chuyện gì không ạ?". Ông sẵng giọng: "Có chuyện gì không à? Chẳng có chuyện gì cả ngoài chuyện tôi đang sắp chết đói ở đây". Em nói ngày mai sẽ lên thăm ông.
Hôm sau em lên đến nơi và thấy căn nhà đã lại trống hoác giống như hôm đầu tiên em đến. Những bộ quần áo và mấy thứ vật dụng em mua đều không còn trong nhà nữa. Ông ta say mèm và nói như lẽ đương nhiên: "Tôi hết tiền, tôi đem đi bán rồi". Trời, người cha mà em mong đợi lại là người đàn ông hư thân và nát rượu này ư? Em nói: "Lần sau bố đừng làm như thế nữa. Thực ra bố là người rất có khả năng, chỉ cần bố không uống rượu, con sẽ cùng bố xây dựng lại cuộc sống". Ông ta cười khanh khách: "Không uống à? Khuyên rõ hay chửa?"
Em đã rơi vào cảnh dở khóc dở cười như thế. Em không nỡ bỏ ông ấy, nhưng những nỗ lực mang lại cho ông một cuộc sống yên ổn dường như đều không đem lại kết quả. Cứ ít lâu ông ta lại gọi điện đòi em gửi tiền hoặc gọi em về thăm. Người yêu em khuyên em nên đổi số điện thoại và quên hẳn ông ta đi. Anh nói rằng em không được phép đầu độc cuộc sống của em và không được tự biến mình thành con tin của một vụ tống tiền trắng trợn như thế.
Nhưng em cứ phân vân. Em không nỡ làm như vậy. Xin anh cho em lời khuyên xem em nên làm gì?
P/S: Nhờ mọi người chia sẻ suy nghĩ, tác giả bức thư trên vẫn đọc blog của tôi và sẽ đọc được ngay những lời khuyên của mọi người. Xin cảm ơn.
0 comments:
Đăng nhận xét