Thầy chủ nhiệm lớp 10 cúi xuống, ngập ngừng trong giây lát. Thầy như do dự sau khi nhận được sự ủng hộ của cả lớp và các bạn đồng nghiệp. Nhưng rồi thầy ngẩng lên nhìn mọi người với ánh mắt quả quyết: "Có lẽ sẽ có ai đó chê trách tôi kể chuyện này với các em. Hoặc sẽ dè bỉu tôi vì nói xấu một người vắng mặt. Nhưng quả thực tôi cũng không định im lặng nếu người đó có mặt tại đây. Do vậy tôi vẫn sẽ nói".
"Các em băn khoăn vì sao thầy C, giáo viên chủ nhiệm của các em hồi lớp 8 lại không đến. Có thể các em không biết, nhưng chúng tôi, những đồng nghiệp của ông ngồi đây hôm nay, đều biết rõ nguyên nhân của sự vắng mặt này. Đơn giản là vì ông ấy ngượng, ông ấy không dám nhìn vào mắt chúng tôi.
Thời còn dạy các em, thầy C chắc không có sai sót gì, bởi vì lúc đó ông ấy chỉ là một giáo viên bình thường. Nhưng với khả năng không hề xoàng và sự khéo léo của mình, vài năm sau khi các em ra trường, ông ấy được bổ nhiệm làm hiệu phó, rồi hiệu trưởng. Khi ông ấy lên làm hiệu trưởng thì chúng tôi không còn nhận ra người đồng nghiệp cũ nữa. Ông ấy thay đổi hẳn, trở thành kẻ cơ hội, láu cá và tham lam.
Trong thập niên 1980, chính vào cái thời bao cấp, ông ta đã ăn tiền nhờ thu xếp những trường hợp học trái tuyến, sửa học bạ, nhận giáo viên chuyển trường hoặc tuyển dụng mới. Tóm lại ông ấy làm tiền bất chấp lương tâm và đạo đức của người thầy.
Ông ấy bỏ ngoài tai những lời góp ý của đồng nghiệp. Những người phê bình ông ấy tại các cuộc họp thì bị trù úm. Thầy và một cô giáo cũng có mặt ở đây hôm nay chính là nạn nhân của ông ấy. Chúng tôi đã bị hạ điểm thi đua, bị chậm lên lương, bị phân công dạy vào những lớp có nhiều học sinh cá biệt, bị "ưu tiên" xếp dạy những giờ học trái khoáy nhất...
Kể từ khi về hưu đến nay, chúng tôi không gặp lại ông ấy, vì ông ấy không đến dự bất cứ buổi hội trường hay họp lớp nào. Thực ra chúng tôi cũng chẳng còn giận hờn hay bực bội gì với ông ấy nữa. Cũng muốn gặp để nói với ông ấy một câu là chúng tôi đã quên chuyện cũ, chỉ mong ông ấy sống bình yên trong tuổi già. Nhưng rõ ràng là ông ấy không thanh thản. Tội nghiệp cho ông ấy.
Thầy đã già và năm nay cũng thấy mình yếu nhiều, không biết có còn cơ hội gặp lại các em, các bạn đồng nghiệp một lần nữa hay không. Nên thầy muốn một lần nữa nhắn nhủ các em, mặc dù các em đều đã gần 50 tuổi rồi, rằng đừng bao giờ ăn tiền và làm những điều trái với lương tâm, đạo đức nghề nghiệp của mình. Hãy sống tốt với nhau, làm sao để đến khi các em 70-80 tuổi nếu còn cơ hội gặp nhau, các em vẫn vui vẻ và vô tư như ngày hôm nay..."
Bài học cuối cùng của ông giáo già là như thế. Câu chuyện này một người anh kể cho tôi nghe trong bữa cơm tân niên hôm qua. Và tôi coi đó cũng là lời dạy mà thầy dành cho tôi. Cảm ơn thầy và anh.
"Các em băn khoăn vì sao thầy C, giáo viên chủ nhiệm của các em hồi lớp 8 lại không đến. Có thể các em không biết, nhưng chúng tôi, những đồng nghiệp của ông ngồi đây hôm nay, đều biết rõ nguyên nhân của sự vắng mặt này. Đơn giản là vì ông ấy ngượng, ông ấy không dám nhìn vào mắt chúng tôi.
Thời còn dạy các em, thầy C chắc không có sai sót gì, bởi vì lúc đó ông ấy chỉ là một giáo viên bình thường. Nhưng với khả năng không hề xoàng và sự khéo léo của mình, vài năm sau khi các em ra trường, ông ấy được bổ nhiệm làm hiệu phó, rồi hiệu trưởng. Khi ông ấy lên làm hiệu trưởng thì chúng tôi không còn nhận ra người đồng nghiệp cũ nữa. Ông ấy thay đổi hẳn, trở thành kẻ cơ hội, láu cá và tham lam.
Trong thập niên 1980, chính vào cái thời bao cấp, ông ta đã ăn tiền nhờ thu xếp những trường hợp học trái tuyến, sửa học bạ, nhận giáo viên chuyển trường hoặc tuyển dụng mới. Tóm lại ông ấy làm tiền bất chấp lương tâm và đạo đức của người thầy.
Ông ấy bỏ ngoài tai những lời góp ý của đồng nghiệp. Những người phê bình ông ấy tại các cuộc họp thì bị trù úm. Thầy và một cô giáo cũng có mặt ở đây hôm nay chính là nạn nhân của ông ấy. Chúng tôi đã bị hạ điểm thi đua, bị chậm lên lương, bị phân công dạy vào những lớp có nhiều học sinh cá biệt, bị "ưu tiên" xếp dạy những giờ học trái khoáy nhất...
Kể từ khi về hưu đến nay, chúng tôi không gặp lại ông ấy, vì ông ấy không đến dự bất cứ buổi hội trường hay họp lớp nào. Thực ra chúng tôi cũng chẳng còn giận hờn hay bực bội gì với ông ấy nữa. Cũng muốn gặp để nói với ông ấy một câu là chúng tôi đã quên chuyện cũ, chỉ mong ông ấy sống bình yên trong tuổi già. Nhưng rõ ràng là ông ấy không thanh thản. Tội nghiệp cho ông ấy.
Thầy đã già và năm nay cũng thấy mình yếu nhiều, không biết có còn cơ hội gặp lại các em, các bạn đồng nghiệp một lần nữa hay không. Nên thầy muốn một lần nữa nhắn nhủ các em, mặc dù các em đều đã gần 50 tuổi rồi, rằng đừng bao giờ ăn tiền và làm những điều trái với lương tâm, đạo đức nghề nghiệp của mình. Hãy sống tốt với nhau, làm sao để đến khi các em 70-80 tuổi nếu còn cơ hội gặp nhau, các em vẫn vui vẻ và vô tư như ngày hôm nay..."
Bài học cuối cùng của ông giáo già là như thế. Câu chuyện này một người anh kể cho tôi nghe trong bữa cơm tân niên hôm qua. Và tôi coi đó cũng là lời dạy mà thầy dành cho tôi. Cảm ơn thầy và anh.
Ảnh từ Internet, không liên quan đến bài viết.
0 comments:
Đăng nhận xét