4/8/09

TẠI SAO TRẺ CON NÉM ĐÁ LÊN TẦU?



Hôm nay đi dự một cuộc họp, tại đó vị quan chức đau khổ thông báo rằng nạn ném đá lên tầu hoả lại gia tăng. Rất nhiều chiến dịch, rất nhiều phong trào, rất nhiều biện pháp đã được áp dụng, nhưng cái tệ nạn man rợ này không giảm, mà ngược lại còn gia tăng.

"Có lẽ chỉ có Việt Nam mới có chuyện này xảy ra" - vị quan chức kết luận vẻ cay đắng.

Vài năm trước, khi nói chuyện này, một người bạn của tôi đã khẳng định như đinh đóng cột: "Chỉ có trẻ con miền Bắc thiếu giáo dục mới ném đá lên tầu, chuyện này ở miền Nam không có". Đến hôm nay, tôi mới biết bạn tôi lầm. Cái nạn này diễn ra từ Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình... cho đến Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai.

Nhiều du khách, trong đó không ít người nước ngoài đã phải ăn củ đậu bay, bị vỡ đầu, mù mắt vì những hành động tưởng như vô ý thức này của trẻ con. Ngành đường sắt thiệt hại không biết bao nhiêu mà kể vì hầu như không có chuyến tầu nào không bị vỡ vài ba tấm kính.

Tầu hoả Việt Nam trông đã không mấy hiện đại, lại còn bị bọc lưới thép ở các ô cửa sổ trông chẳng khác nào những nhà tù di động. Mà bọc lưới thép, thì bọn trẻ con không ném đá nữa, chúng ném thứ khác có thể lọt qua lớp lưới, như bùn, nước bẩn, thậm chí cả phân người.

Các phong trào của Đội Thiếu niên như "Em yêu đường sắt quê em", "Đoạn đường sắt em chăm"... đều không có hiệu quả. Phong trào càng phát động mạnh, thì số vụ ném đá lên tầu càng tăng. Thủ phạm gây ra các hành vi côn đồ này đều là trẻ em, chưa đủ tuổi để có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự.

Một số tỉnh còn áp dụng biện pháp mạnh như địa phương nào để xảy ra nạn ném đá lên tầu thì chủ tịch huyện, chủ tịch xã của địa phương đó sẽ bị mất chức. Nghe thì có vẻ là biện pháp này sẽ kéo được chính quyền các cấp vào cuộc, nhưng trên thực tế, nó lại có những tác dụng phụ thật tréo nghoe. Chẳng hạn, nếu tôi ghét ông chủ tịch huyện nào đó, thì tôi chỉ việc thuê vài đứa trẻ con ném đá lên tầu ở khu vực ông quản, là tôi dễ dàng loại ông khỏi chiếc ghế quyền lực.

Thực là chiêu loại đối thủ quá rẻ, quá nhanh, quá hiệu quả.

Qua khảo sát, người ta vỡ lẽ ra rằng nạn ném đá lên tầu không phải là trò đùa vô bổ của đám trẻ con vô ý thức. Đó là những hành động có ý thức, trả đũa việc tầu hoả gây ra tai nạn làm thiệt hại về người và của, trả đũa những hành động khách đi tầu vứt rác và chất thải xuống hai bên đường, trả đũa việc tầu hoả gây ra tiếng ồn và làm ô nhiễm môi trường. Do vậy, muốn giảm thiểu tệ nạn ném đá lên tầu, ngành đường sắt cũng phải thiết thực làm giảm nguy cơ xuất phát từ nhà tầu đối với người dân.

Không thể cứ mãi chỉ áp dụng những biện pháp tuyên truyền, vận động, hô khẩu hiệu không có tác dụng như trong suốt những năm qua. Có lẽ phải làm một cái gì đó mạnh tay hơn. Chẳng hạn, nếu cha mẹ nào có con ném đá lên tầu, thì phải chịu trách nhiệm hình sự và bồi thường thay cho con. Có như thế họ mới tích cực giáo dục, bảo ban con em mình. Và trẻ con khi đó mới biết sợ.

Ai có cao kiến gì, xin mời đóng góp trong comment.

Ảnh: Thay tấm kính cửa sổ tầu bị ném đá.

20 comments:

Pig on lúc 23:43 4 tháng 8, 2009 nói...

chung quy là do giáo dục ko đến nơi đến chốn, luật pháp thì lỏng lẻo :-< làm gì bi h 8-|

vutd on lúc 23:48 4 tháng 8, 2009 nói...

Sao đường sắt VN không thử những biện pháp như ghi hình 2 bên hành lang tàu nhỉ, chỉ cần ghi hình những đoạn nào có nguy cơ bị ném đá.

Bằng biện pháp đó có thể tìm ra người ném đá, bằng không cũng có ý nghĩa răn đe. Trẻ con nghịch thì nghịch thật, nhưng nhắc đến công an, dân quân là sợ lắm, lại có camera quay thì chắc ko dám ném nữa.

Minh Triết on lúc 02:37 5 tháng 8, 2009 nói...

bánh ít đi bánh quy lại... ít ra hai bên đều có bánh!

Unknown on lúc 02:45 5 tháng 8, 2009 nói...

Đó là những hành động có ý thức, trả đũa việc tầu hoả gây ra tai nạn làm thiệt hại về người và của, trả đũa những hành động khách đi tầu vứt rác và chất thải xuống hai bên đường, trả đũa việc tầu hoả gây ra tiếng ồn và làm ô nhiễm môi trường.<=== thế này khối người cầm gạch chọi vỡ xe buýt rồi anh á :D

Nói như bạn j cmmt trên em thì nguy cơ camera vị ném đá cũng rất cao, hic hic, còn tổn thất hơn.

Em đang nghĩ ko biết nhà tàu chạy nhiều liệu có rút dc kinh nghiệm đoạn nào ở tỉnh nào có nhiều trẻ em hay ném đá để bố trí chốt canh hay dân quân tự vệ đi tuần xung quanh chẳng hạn...

Ngoài ra tổ chức phong trào khen thưởng cho các địa phương ngăn chặn dc nạn ném đá lên tàu. Số tiền đấy trích quỹ để xây dựng sân chơi lành mạnh cho trẻ nhỏ. Phạt ko được thì thử đem thành tích ra xem sao?

Marcus Vu on lúc 03:57 5 tháng 8, 2009 nói...

Em nghĩ một phần đây là hậu quả của chính sách phát triển không đồng đều, bỏ quên người dân vùng sâu vùng xa. Nếu trẻ em và các gia đình ở các vùng đó được hưởng một nền giáo dục và y tế tốt, một cuộc sống có vui chơi giải trí, và được đối xử công bằng, những đứa trẻ chăn trâu chắc sẽ không còn lấy ném đá làm trò vui nữa.

Ngoài ra cần xử lý nghiêm minh các vụ phát hiện được để răn đe.

nguoilavuaden on lúc 08:00 5 tháng 8, 2009 nói...

Em nghĩ đường sắt Việt Nam nên cổ phần hóa, cho tư nhân nhảy vào giống như vận tải hành khách trên bộ thì sẽ khá hơn; thỉnh thoảng em có đi tàu trên một chặng ngắn thấy 10 năm nay ngành đường sắt không thay đổi gì.

nguoilavuaden on lúc 08:02 5 tháng 8, 2009 nói...

Em muốn nói là nếu có nhiều hãng cùng khai thác một tuyến đường thì sẽ nảy sinh nhiều sáng kiến có thể ngăn chặn nạn ném đá ấy ạ.

LU on lúc 08:22 5 tháng 8, 2009 nói...

Ây dà...ko nên manh động thế, trẻ em là nguồn xinh tươi của đất nước. Không thể bạo động mí nhi đồng quận được đâu. Mang chúng nó về nhốt vào trại giam vừa tốn cơm, vừa nghe chúng nó la khóc còn điếc hơn cả còi tàu. Rồi cha mẹ chúng nó tới ăn vạ đòi con thì đất nước có mừ sinh loạn. Chúng nó ném "đá" chứ gì? dọn sạch "đá" đi thì lấy gì mừ nó ném? đương nhiên là chúng nó ko ném nổi những thứ bự hơn roài. Cho nhân viên vệ sinh làm sạch hai bên đường, chịu khó chi ra tí tí để đổ nhựa đường cho sạch sẽ. Vừa đệp nhản quang vừa ko tạo ra vủ khí cho chúng nó gây án. Nhớ trồng thêm cây cối vào cho phong cảnh thêm phần xanh um, vừa mát mẽ mừ tán cây sẽ cản bớt được tiếng ồn của còi xe lửa. Lủ trẻ khó lòng mừ gây án vì chung quanh chỉ tòan là lá cây. Cho tới nay trên giang hồ chỉ có đông phương bất bại là biết phóng phi tiêu bằng lá để gây án thôi à.

Lan Lan on lúc 10:42 5 tháng 8, 2009 nói...

Ý kiến của bạn Lu rất có lý. Ngành đường sắt nên có những hoạt động thân thiện, tạo ra tâm lý giữ gìn chung đối với cộng đồng. Thay vì chi cho việc đóng thanh ngang mỗi toa tàu, hãy mua lấy lòng dân, đi sâu đi xa vào đời sống nheo nhóc của quần chúng như các hoạt động từ thiện, các quỹ góp phần phát triển cộng đồng, mọi thứ tuyệt vời hơn. Ngành đường sắt phải ý thức hơn về trách nhiệm xã hội của mình.

Nặc danh nói...

NDThang(Irkutsk-Nga) Theo em, các biện pháp tuyên truyền về gìn giữ, bảo vệ tài sản công cần được phổ biến nhiều hơn nữa trong sách giáo khoa. Bởi hiện nay, không chỉ trẻ con, mà ngay cả người lớn chúng ta cũng gần như không có ý thức đó.
Về biện pháp để phát hiện ra thủ phạm của những vụ ném đá lên tàu thì em chưa nghĩ ra. Nhưng theo em, ở mỗi địa phương có đường sắt đi qua, không phải toàn bộ trẻ con ở địa phương đó tham gia ném đá lên tàu, mà chỉ tập trung vào một số đối tượng. Việc xác định đối tượng ném đá lên tàu chắc chắn chính quyền địa phương sẽ làm tốt. Trong khi ngành đường sắt hàng năm phải chi một số tiền để tu bổ bảo dưỡng đường tàu, vậy nên có thể trích ra một khoản để chi cho chính quyền địa phương, nơi có đường sắt đi qua. Chính quyền địa phương khi phát hiện được thủ phạm của những vụ ném đá, có thể phạt lao động công ích như trồng và chăm sóc cây, phát quang bụi cỏ, thu dọn rác ở hai bên đường sắt vv... nếu trẻ lớn có thể phạt tham gia đội tu sửa đường sắt... Như vậy, chính quyền địa phương làm tốt công tác phát hiện thủ phạm ném đá lên tàu sẽ được hưởng số tiền do ngành đường sắt trích cho. Còn ngành đường sắt sẽ được hưởng những đoạn đường sắt vừa đẹp, vừa an toàn.. Phải chăng sẽ lợi cả đôi đường?

Hoai Huong on lúc 11:27 5 tháng 8, 2009 nói...

Theo ý riêng, có lẽ chính ngành đường sắt phải có một kế họach cụ thể và thiết thực với những nơi có đường sắt đi qua. Vì gần như những nơi có hệ thống đường sắt Bắc- Nam đi qua là những vùng đất nghèo. Tại sao ngành đường sắt không có một quỹ hỗ trợ như xây dựng trường học, trạm y tế, nhà hộ sinh, hay một nhà văn hóa quần chúng... thỉnh thỏang có thể tổ chức giao lưu kết nghĩa hay nhận hỗ trợ, tài trợ, hay giúp đỡ những người dân có hòan cảnh khó khăn...
Nếu ngành đường sắt mà nghĩ đến dân của những nơi có hệ thống đường sắt đi qua, thì có lẽ người dân ở đó không cần phải "giáo dục", "tuyên truyền" ...họ sẽ không ném đá lên tàu. Ai lại đi ném đá phá họai tài sản của "ân nhân" mình.

LU on lúc 11:46 5 tháng 8, 2009 nói...

hè hè...bi giờ thì cmt nghiêm chỉnh đây, ko phá nữa. Em đề nghị dọn "đá" vì "đá" ở đây ngoài nghĩa đen là đá cục đá sỏi, thì nó còn có nghĩa bóng là thái độ văn mình phải được thực hành từ những người đi tàu. Những đứa trẻ nằm ngoài vòng control của nghành đường sắt, nhưng khách đi tàu thì lại có thể quản lí được.

Nhân viên bảo vệ yêu cầu khách giử vệ sinh chung, và chính họ cũng phải thu dọn sạch sẽ để hành khách được thoải mái trong chuyến đi. Cấm mọi sự quăng rác bừa bãi ra ngoài xe, cấm buôn bán ồn ào, và ngay cả tiếng còi xe lửa cần được cải tiến cho giảm bớt lượng kêu rú điên cuồng.

Ko ai thích chung quanh nơi ở của mình bị thiên hạ quẳng đầy rác, ko cha mẹ nào thích con mình chứng kiến cảnh chợ búa bát nháo diễn ra xô bồ khi tàu đến và đi. Cũng như không có gì nổi điên lên bằng vài lần trong ngày phải chịu đựng tiếng còi xe rít ỏm tỏi.

Bên cạnh đó nghành đường sắt chịu khó cho dọn sạch "đá" (vủ khí của lủ trẻ), trồng thêm cây cối chung quanh tạo màu xanh tươi mát, giảm tiếng ồn, thì bảo đảm một thời gian sau ko còn cảnh người trên tàu ăn đá hay đất nữa (lẻ đương nhiên "đá" mà cũng được dọn đi thì rác cũng ko có đất mà sống đúng ko nào?).

Nếu có dịp quan sát những tàu điện ở nước ngoài sẽ thấy cách tổ chức của họ rất hay. Không cần chi đến bạo lực, chỉ một tí cố gắng của cơ quan có chức năng sẽ mang đến bao nhiêu là thay đổi từ cách sống văn minh hơn, cái nhìn người du lịch sẽ tốt hơn. Em đã nhớ từng đọc đâu đó những câu truyện kể về những đứa trẻ nhà quê đã nhìn các chú nhân công về làm đường xây dựng bằng con mắt kính nể như thế nào...và cũng có những câu truyện nói về mỗi ngày lủ trẻ nô nức chờ đợi một tiếng còi tàu đến. Tiếng còi tàu lớn lên theo bọn trẻ như là một kí ức đẹp về một tuổi thơ thanh bình. Tất cả đều do người lớn quyết định cả thôi anh à.

nguoilavuaden on lúc 12:08 5 tháng 8, 2009 nói...

A, đọc comment của Lu lại nhớ đến truyện ngắn "Hai đứa trẻ". Có thể nó ném đá vì đời sống tinh thần của nó quá buồn tẻ, chờ cả ngày mới có vài chuyến tàu đi qua để ném, hi hi.
(Hôm nay em đóng góp 3 comment, cạnh tranh với Lu, anh VMC tính vào nhé!)

vutd on lúc 14:36 5 tháng 8, 2009 nói...

Ồ, nếu mình ko nhầm thì đường sắt được đặt trên nền đá mà. Vì vậy nếu dọn sạch đá thì phải dọn luôn cả đường ray. Hơn nữa ở Việt Nam đã có chỗ nào dọn được sạch đất đá đâu, huống hồ đoàn tàu Bắc Nam còn chạy dọc dãy Trường Sơn (sẵn đá quá còn gì)

Dù là trẻ con thì cũng phải dùng biện pháp (phát hiện và xử lí), vì đó cũng là giáo dục. Hơn nữa có thể khi có biện pháp phát hiện thì bọn trẻ sẽ sợ ko dám ném nữa.

Tất nhiên về phía nhà tàu và hành khách cũng phải giải quyết những vấn đề do họ gây ra, nhưng ko thể ko có còi tàu được, có ai muốn bấm còi làm gì, ông lái tàu là người điếc tai nhất chứ.

Một Trăm Độ - Kết nối cộng đồng Blog Việt on lúc 16:22 5 tháng 8, 2009 nói...

ý anh VMC nói là trẻ con ném đá để trả đũa nhà tàu là một ý mới, nhưng kô biết nó là bao nhiêu % nguyên nhân, hay chỉ đơn giản là sự thiếu ý thức, hay thiếu trò tiêu khiển như có bạn nói ở trên.

Xin góp thêm 2 biện pháp, 1 biện pháp có tác dụng giáo dục, 1 biện pháp mang tính răn đe,

1. Hàng tuần nhà tàu sẽ thông báo mỗi vụ tai nạn do ném đất, đá cho đài phát thanh truyền hình địa phương, kèm theo hình ảnh nạn nhân, thiệt hại về vật chất,v.v. Cùng với lời răn đe cảnh báo. (thay vì suốt ngày tiếp sóng phim dài tập TQ chẳng hạn ;)

Biện pháp thứ 2 là: lắp camera quan sát ngoài tàu ghi lại toàn bộ diễn biến trên đường đi. Địa điểm nào xảy ra ném đá sẽ kết hợp với công an, chính quyền địa phương xử lý tận gốc.

Anh VMC cho ý kiến nha

LU on lúc 18:18 5 tháng 8, 2009 nói...

@ Vietutd : he he..."dọn đá" chỉ là cách nói bóng bẩy thế thôi, ko cần phải thật thà mừ bới cả đường sắt lên như thế mần chi :D
Cho người dọn sạch sẽ vệ sinh quanh khu vực tàu đến, hay nhất nên đổ nhựa đường làm thành nền đá luôn. Còi tàu đương nhiên là ko thể thiếu, nhưng có thể vận dụng sáng kiến nào làm giảm bớt được tiếng ồn mà (súng hảm thanh dùng giét người mà vẫn có thể tạo ra để cản được tiếng kêu):D
Muốn răn trẻ nít thì nhà tầu phải răn từ phía mình trước. Bắt bớ trừng phạt mà bản thân nhà tàu vẫn còn tồn tại những tệ nạn thì nói ko ai nghe, kêu ko ai làm, và chẳng ma nào phục cả. Đấy là chưa nói đến tạo một hình ảnh bạo lực ko cần thiết, đặc biệt là đối với trẻ em, sẽ ảnh hưởng đến tâm lý phát triển của chúng nó.
Từ đó dẫn đến khi lớn lên chúng sẽ quen với sự trừng phạt, bắt bớ, của một xã hội ko an toàn. Chúng nó sẽ nhìn thế giới chung quanh với con mắt dè dặt đầy nghi ngờ. Chúng nó sống sẽ ích kĩ hơn, sự tự giác ko có trong tự điển của chúng nó.
Sự ý thức đi từ người lớn sẽ có giáo dục ảnh hưởng đến tâm lí trẻ con, nếu nhà tàu làm tốt thì người dân chung quanh ko ai mà muốn phá đi cái đẹp mà mình đang là người được hưởng cả. Tất cả mọi problem muốn giải quyết thì mình phải đi từ cái gốc của nó. Đập rắn người ta đập đầu chứ ko ai đập cái đuôi. Mụt nhọt muốn trị tận gốc thì phải lấy cả nọc mủ ra, chỉ băng vá xơ xài trên mặt vài hôm nhọt lại trở mủ sưng tấy lên thôi.
Khi giải quyết một vấn đề cần phải đứng ở giửa để trung dung mà xử lý, không htể nào quy trách nhiệm cho lủ trẻ hay cha mẹ ko biết dạy, cũng ko quy trách nhiệm cho khách đi tàu, hoặc cho rằng "cục sắt tàu lửa biết đi" đó là nguyên nhân của mọi tội lỗi.
Lu cho rằng nhà tầu phải là người đứng ra xung phong dọn dẹp, bởi vì họ là người kinh doanh có lời nên phải có trách nhiệm đầu tiên. Ko có lí nào bà bán chè xôi mỗi ngày tiền túi cứ bỏ vào hầu bao rồi đi về ko care cảnh rác rưới đồ dơ thải đầy chung quanh. nên tập cho mọi người có ý thức tự giác và biết xấu hổ, thì tốt hơn là lúc nào cũng dùng đến luật pháp. Hờ hờ, tranh lựng lành mạnh cho vui thôi, ko có tính cách bạo lực đâu héng :D

VMC on lúc 18:22 5 tháng 8, 2009 nói...

@All:
Cảm ơn mọi người đã đóng góp ý kiến cho giải pháp ngăn chặn nạn ném đá lên tầu hỏa. Rất tán thành ý kiến về việc ngành đường sắt phải quan tâm thích đáng đến những địa phương có đường sắt chạy qua.

vutd on lúc 21:43 5 tháng 8, 2009 nói...

@Lu: Trời đất, còi sinh ra là để kêu to. Nó kêu to vậy là nó chưa thể kêu bé được, đâu có giống súng. Nếu có thể kêu bé thì ko ấn nữa là xong. Pó tay với Lu, đã nói ông lái tàu là người ko muốn ấn còi nhất, có ngồi tàu chẹt chết người bao giờ chưa?

Đổ nhựa làm nền á? Lu có biết biển hàng ngày lấn đất liền còn chưa đắp được đê ko, bao con đường bộ còn ổ voi đầy ra, lại dư tiền đổ nền đường sắt. Pó tay nữa.

Lu nghe câu thương cho roi cho vọt bao giờ chưa. Ai chả thích ngọt bùi, nếu mọi chuyện OK sao phải dùng biện pháp mạnh. Ở Việt Nam cũng có một từ có cả nghĩa đen và nghĩa bóng nữa đấy Lu: "cải lương"

LU on lúc 07:51 6 tháng 8, 2009 nói...

@ Vietutd : haizzz...từ từ...từ từ nào...đã bảo tranh lựng lành mạnh mà chưa chi nóng thế. Lu đâu có để ý chi đến mấy chuyện to bự đâu nà. Chỉ để ý quan tâm những việc nhỏ nhặt trong nhà ngoài phố thoai à. Thế thì cần phải quan tâm lo đi lấp biển trước, mấy việc linh tinh này cứ từ từ mà bàn, vì có bàn cũng "vũ như cẩn". Nhưng nghe thế thôi chứ ko dám áp dụng chính sách thương cho roi cho rọt với trẻ em đâu. Bên nước ngoài police nó cùm đầu cho vào khám í, tội danh ngược đãi con nít. Nghĩ cũng tội cho mí nhi đồng quận. Đi nhà trẻ thì cô nuôi trẻ oánh cho mà sặc cả cơm. Lở nghịch dại thì cứ đòn roi biện pháp mạnh mà lấy ra trị. Còn người nhớn tè pậy ngoài đường, xã rác pậy, ngắt hoa vô ý thức, phá hoại công cộng thì ko ai dám đòi oánh cả...khổ thân đám trẻ...hu hu...thoai stop! ko tranh lựng nữa nhá :((

vutd on lúc 11:32 7 tháng 8, 2009 nói...

Xin phép được truy xuất bài viết này trên www.vietutd.com

http://www.vietutd.com/?mn=8&url=http%3A%2F%2Fvmcinhanoi.blogspot.com%2F&label=&num=745

Đăng nhận xét

 

VMC Copyright © 2009 | Power by Blogger | Template redesigned by Lý Minh Triết