Chị chuyển công tác đúng một năm trước khi trường đại học nơi chị giảng dạy trong gần 20 năm tròn nửa thế kỷ. Chủ nhiệm khoa, người bạn đồng khoá với chị, một người công khai ngưỡng mộ chị từ hồi còn học chung đại học, gọi điện và nói: - "Giấy mời đã gửi đằng ấy qua chuyển phát nhanh, nhớ thu xếp về nhé. Đằng ấy được nhận kỷ niệm chương của trường đấy".
Anh thật lạ, vẫn gọi chị bằng cái danh xưng "đằng ấy" như khi hai người lần đầu tiên gặp nhau tại bàn tiếp đón sinh viên năm thứ nhất.
Chị cười nói vô tư với "đằng ấy", nhưng sau khi đặt ống nghe xuống thì lại ngồi thần.
Cái hội trường nửa thế kỷ này chắc chắn làm to và vui lắm đây. Bạn bè, thầy cô sẽ có dịp gặp nhau, ôn lại bao nhiêu chuyện cũ. Lại còn cả cái kỷ niệm chương nữa. Thực ra cứ làm việc cho trường 20 năm thì tự khắc được kỷ niệm chương, không cần phần phải phấn đấu tích cực gì. Năm ngoái khi chuyển công tác, chị chưa đủ 20 năm, nên không được nhận. Vả lại cái kỷ niệm chương cũng không phải là một thứ gì đó quan trọng phải có bằng mọi giá.
Chị biết rõ không phải trường nhớ đến thành tích của chị, mà là anh chủ nhiệm khoa "đằng ấy". Nhưng, chị sẽ không đi dự hội trường. Không phải vì chị không muốn đi, mà có một lý do khác...
Con chị đã trở thành cô sinh viên đại học năm thứ 2, bắt đầu có bạn trai và cả một nhóm dễ đến hai chục đứa lên kế hoạch đi du lịch bụi. Chúng nó kéo đến từng nhà phụ huynh để xin phép. Sau khi ly dị chồng, chị ở vậy nuôi con, nhà chỉ có hai mẹ con nên bây giờ cho nó đi chơi xa chị cũng cảm thấy ái ngại. Nhưng 20 cái mồm nói, viện ra đủ lý lẽ hay ho để thuyết phục, nên cuối cùng chị cũng gật đầu.
Lần đầu tiên chị được tự do sau 22 năm. Nhưng điều đó chưa quan trọng bằng việc chị lại có cảm giác yêu và được yêu. Một người đàn ông làm nghề nghiên cứu văn hoá, gần 50, lịch lãm, đang ly thân với vợ, có một con trai vừa tốt nghiệp đại học, là bạn của cô bạn gái thân, ngỏ lời yêu chị từ vài tháng nay.
"Ừ, mình cũng đã hy sinh nhiều rồi. Đã đến lúc phải quan tâm đến mình. Thử xem mối tình này sẽ dẫn mình đến đâu?" - chị nhủ thầm. Người đàn ông đó đến với chị không ồn ào, không quá lãng mạn, nhưng cũng đủ làm trái tim gần như khô cứng của chị rung động trở lại. Chị trẻ hẳn ra...
... Đó chính là lý do để chị không về dự hội trường. Chị và người yêu đã lên chương trình đến đảo Sulawesi (Indonesia) một tháng, nơi anh hoàn tất công trình nghiên cứu về văn hoá của một tộc người bản địa, nhân thể anh sẽ dẫn chị đến những nơi mà phải là người thông thạo như anh mới biết. Chuyến đi ttrùng đúng vào dịp hội trường!
"Bây giờ mình sẽ sống vì tình yêu", chị nghĩ khi xếp hành lý vào vali.
Hành trình đến tỉnh Nam Sulawesi khá gian truân. Nhưng cái cảm giác được ở bên cạnh và chia sẻ với người mình yêu những khó khăn, vất vả trên đường khiến chị cảm thấy hạnh phúc.
Tuần đầu tiên ở Sulawesi chị có cảm giác như ở thiên đường. Nhưng thời tiết thay đổi, mưa như trút nước, trói chân họ trong một căn nhà của người bản địa. Rồi một trận lũ quét khủng khiếp tràn qua 8 huyện của tỉnh này khiến mọi thứ đảo lộn, hàng trăm người bị nước cuốn trôi hoặc thiệt mạng trong những căn nhà bị đổ sập.
May mắn nơi họ ở không nằm trong vùng ảnh hưởng của lũ quét, nhưng thiên tai khiến người đàn ông thay đổi gần như không còn nhận ra. Không phải nỗi khiếp sợ vì thoát khỏi cái chết trong gang tấc, mà là sự bồn chồn, bẳn gắt vì những kế hoạch đặt ra có nguy cơ không thể thực hiện được nữa. Anh lồng lộn trong căn nhà, vò đầu bứt tai, chửi đổng vì không thể gặp được người này người kia, hay không thể đến được chỗ đó chỗ nọ để hỏi kỹ về điều này hay điều khác.
Chị an ủi: "Thôi mà anh, tại ông trời chứ có phải tại họ đâu?"
- Ông trời là thế nào!? - anh gầm lên, - Đã tính rất kỹ rồi, mùa hè ở đây rất ít mưa, thế nên mới quyết định đi vào thời điểm này. Thế mà nó lại đổ mưa ào ào và lũ quét. Thật khốn nạn!
- Ô hay, anh quát em đấy à? Mình có thể ở lại thêm một tuần để anh thu thập nốt dữ liệu, - chị thấy hơi phật ý, nhưng vẫn tiếp tục an ủi.
- Em thật đếch biết gì cả! Mưa thế này, có khi lại có trận lũ quét nữa chưa biết chừng. Mà hậu quả cái trận lũ quét vừa qua có khi họ mất cả tháng để khắc phục, ai hơi đâu mà tiếp mình?
- Thì cuối năm hay sang năm anh lại tới! Lúc đấy thì người ta cũng phải giải quyết xong rồi!
- Phải, lúc đó thì xong mẹ nó rồi! - Anh cười gằn.
Chị nhìn anh có phần sửng sốt vì cách ăn nói cộc cằn, xa lạ với con người mà chị biết và yêu gần nửa năm qua. Anh đấm tay xuống mặt bàn, nhìn chị hằn học:
- Phải, cô nói đúng đấy, lúc đấy thì xong mẹ nó rồi. Cuối năm ông Viện trưởng về hưu, tôi không hoàn thành công trình nghiên cứu này trong năm nay thì có mà ăn cám. Ăn cám, cô hiểu chưa? Thật đúng là đi với đàn bà...
Chị nghẹn lời, vội vàng quay đi lau những giọt nước mắt vừa tức tối lăn ra. Người đàn ông dường như biết mình quá lời. Anh ta im lặng...
Chị ngồi thần ra... cố gắng bào chữa cho người đàn ông đang tạm thời là của mình: "Anh ấy lo cho công việc, đàn ông phải có sự nghiệp, đã lặn lội sang đến đây mà công việc lại nát bét ra thế này thì bực là phải... Mình phải bao dung, mình không còn là cô bé 18 đôi mươi nữa. Mình không được để chuyện này lấn át sang chuyện tình cảm của mình..."
Nhưng chị không sao xoá được tia nhìn hằn học của người đàn ông. Anh ta coi chuyến đi đổ vỡ này là do chị. Do anh ta đã đi với một con đàn bà...
Thiên đường tình ái của chị như bị vỡ vụn thành từng mảnh.
Họ cố gắng không gây xung đột, nói với nhau những lời bình thường từ đó cho đến lúc rời khỏi hòn đảo. Nhưng cả hai đều biết rằng giữa họ không còn gì nữa.
Chị về đến nhà, bật máy tính lên và thấy một đống email. Những tấm ảnh bạn bè cười rạng rỡ, vui vẻ, hồn nhiên như hơn 20 năm trước đây đập vào mắt chị. Cô bạn nối khố suốt 5 năm đại học, lặn lội từ Cà Mau ra Hà Nội dự hội trường, gửi tấm ảnh ôm cổ anh chủ nhiệm khoa rất tình tứ (còn anh kia thì cầm trong tay tấm kỷ niệm chương có tên chị), kèm theo mấy dòng đầy trách móc:
"Con chó, xem chúng tao đẹp đôi chưa này? Nó cầm kỷ niệm chương của mày đấy. Ngày xưa cứ tưởng mày yêu nó nên tao mới nhường. Mà sao lại chọn đúng lúc tao ra để đi với giai hả? Thế là 15 năm không gặp rồi đấy, đành đợi đến hội trường 55 năm để gặp cho tròn 20 năm hả. Yêu mày quá cơ, đồ chó!".
Chị ngồi thần mặt, tưởng tượng ra cái khung cảnh náo nhiệt và vui vẻ được đắm mình trong vòng tay bè bạn. Hoá ra lần hy sinh này lại là lầm chỗ. Chị gõ máy tính, trả lời bạn: "Cún yêu, tao đúng là đồ chó vì dại giai mà không gặp mày. Thề từ nay không bao giờ dại giai nữa".
Anh thật lạ, vẫn gọi chị bằng cái danh xưng "đằng ấy" như khi hai người lần đầu tiên gặp nhau tại bàn tiếp đón sinh viên năm thứ nhất.
Chị cười nói vô tư với "đằng ấy", nhưng sau khi đặt ống nghe xuống thì lại ngồi thần.
Cái hội trường nửa thế kỷ này chắc chắn làm to và vui lắm đây. Bạn bè, thầy cô sẽ có dịp gặp nhau, ôn lại bao nhiêu chuyện cũ. Lại còn cả cái kỷ niệm chương nữa. Thực ra cứ làm việc cho trường 20 năm thì tự khắc được kỷ niệm chương, không cần phần phải phấn đấu tích cực gì. Năm ngoái khi chuyển công tác, chị chưa đủ 20 năm, nên không được nhận. Vả lại cái kỷ niệm chương cũng không phải là một thứ gì đó quan trọng phải có bằng mọi giá.
Chị biết rõ không phải trường nhớ đến thành tích của chị, mà là anh chủ nhiệm khoa "đằng ấy". Nhưng, chị sẽ không đi dự hội trường. Không phải vì chị không muốn đi, mà có một lý do khác...
Con chị đã trở thành cô sinh viên đại học năm thứ 2, bắt đầu có bạn trai và cả một nhóm dễ đến hai chục đứa lên kế hoạch đi du lịch bụi. Chúng nó kéo đến từng nhà phụ huynh để xin phép. Sau khi ly dị chồng, chị ở vậy nuôi con, nhà chỉ có hai mẹ con nên bây giờ cho nó đi chơi xa chị cũng cảm thấy ái ngại. Nhưng 20 cái mồm nói, viện ra đủ lý lẽ hay ho để thuyết phục, nên cuối cùng chị cũng gật đầu.
Lần đầu tiên chị được tự do sau 22 năm. Nhưng điều đó chưa quan trọng bằng việc chị lại có cảm giác yêu và được yêu. Một người đàn ông làm nghề nghiên cứu văn hoá, gần 50, lịch lãm, đang ly thân với vợ, có một con trai vừa tốt nghiệp đại học, là bạn của cô bạn gái thân, ngỏ lời yêu chị từ vài tháng nay.
"Ừ, mình cũng đã hy sinh nhiều rồi. Đã đến lúc phải quan tâm đến mình. Thử xem mối tình này sẽ dẫn mình đến đâu?" - chị nhủ thầm. Người đàn ông đó đến với chị không ồn ào, không quá lãng mạn, nhưng cũng đủ làm trái tim gần như khô cứng của chị rung động trở lại. Chị trẻ hẳn ra...
... Đó chính là lý do để chị không về dự hội trường. Chị và người yêu đã lên chương trình đến đảo Sulawesi (Indonesia) một tháng, nơi anh hoàn tất công trình nghiên cứu về văn hoá của một tộc người bản địa, nhân thể anh sẽ dẫn chị đến những nơi mà phải là người thông thạo như anh mới biết. Chuyến đi ttrùng đúng vào dịp hội trường!
"Bây giờ mình sẽ sống vì tình yêu", chị nghĩ khi xếp hành lý vào vali.
Hành trình đến tỉnh Nam Sulawesi khá gian truân. Nhưng cái cảm giác được ở bên cạnh và chia sẻ với người mình yêu những khó khăn, vất vả trên đường khiến chị cảm thấy hạnh phúc.
Tuần đầu tiên ở Sulawesi chị có cảm giác như ở thiên đường. Nhưng thời tiết thay đổi, mưa như trút nước, trói chân họ trong một căn nhà của người bản địa. Rồi một trận lũ quét khủng khiếp tràn qua 8 huyện của tỉnh này khiến mọi thứ đảo lộn, hàng trăm người bị nước cuốn trôi hoặc thiệt mạng trong những căn nhà bị đổ sập.
May mắn nơi họ ở không nằm trong vùng ảnh hưởng của lũ quét, nhưng thiên tai khiến người đàn ông thay đổi gần như không còn nhận ra. Không phải nỗi khiếp sợ vì thoát khỏi cái chết trong gang tấc, mà là sự bồn chồn, bẳn gắt vì những kế hoạch đặt ra có nguy cơ không thể thực hiện được nữa. Anh lồng lộn trong căn nhà, vò đầu bứt tai, chửi đổng vì không thể gặp được người này người kia, hay không thể đến được chỗ đó chỗ nọ để hỏi kỹ về điều này hay điều khác.
Chị an ủi: "Thôi mà anh, tại ông trời chứ có phải tại họ đâu?"
- Ông trời là thế nào!? - anh gầm lên, - Đã tính rất kỹ rồi, mùa hè ở đây rất ít mưa, thế nên mới quyết định đi vào thời điểm này. Thế mà nó lại đổ mưa ào ào và lũ quét. Thật khốn nạn!
- Ô hay, anh quát em đấy à? Mình có thể ở lại thêm một tuần để anh thu thập nốt dữ liệu, - chị thấy hơi phật ý, nhưng vẫn tiếp tục an ủi.
- Em thật đếch biết gì cả! Mưa thế này, có khi lại có trận lũ quét nữa chưa biết chừng. Mà hậu quả cái trận lũ quét vừa qua có khi họ mất cả tháng để khắc phục, ai hơi đâu mà tiếp mình?
- Thì cuối năm hay sang năm anh lại tới! Lúc đấy thì người ta cũng phải giải quyết xong rồi!
- Phải, lúc đó thì xong mẹ nó rồi! - Anh cười gằn.
Chị nhìn anh có phần sửng sốt vì cách ăn nói cộc cằn, xa lạ với con người mà chị biết và yêu gần nửa năm qua. Anh đấm tay xuống mặt bàn, nhìn chị hằn học:
- Phải, cô nói đúng đấy, lúc đấy thì xong mẹ nó rồi. Cuối năm ông Viện trưởng về hưu, tôi không hoàn thành công trình nghiên cứu này trong năm nay thì có mà ăn cám. Ăn cám, cô hiểu chưa? Thật đúng là đi với đàn bà...
Chị nghẹn lời, vội vàng quay đi lau những giọt nước mắt vừa tức tối lăn ra. Người đàn ông dường như biết mình quá lời. Anh ta im lặng...
Chị ngồi thần ra... cố gắng bào chữa cho người đàn ông đang tạm thời là của mình: "Anh ấy lo cho công việc, đàn ông phải có sự nghiệp, đã lặn lội sang đến đây mà công việc lại nát bét ra thế này thì bực là phải... Mình phải bao dung, mình không còn là cô bé 18 đôi mươi nữa. Mình không được để chuyện này lấn át sang chuyện tình cảm của mình..."
Nhưng chị không sao xoá được tia nhìn hằn học của người đàn ông. Anh ta coi chuyến đi đổ vỡ này là do chị. Do anh ta đã đi với một con đàn bà...
Thiên đường tình ái của chị như bị vỡ vụn thành từng mảnh.
Họ cố gắng không gây xung đột, nói với nhau những lời bình thường từ đó cho đến lúc rời khỏi hòn đảo. Nhưng cả hai đều biết rằng giữa họ không còn gì nữa.
Chị về đến nhà, bật máy tính lên và thấy một đống email. Những tấm ảnh bạn bè cười rạng rỡ, vui vẻ, hồn nhiên như hơn 20 năm trước đây đập vào mắt chị. Cô bạn nối khố suốt 5 năm đại học, lặn lội từ Cà Mau ra Hà Nội dự hội trường, gửi tấm ảnh ôm cổ anh chủ nhiệm khoa rất tình tứ (còn anh kia thì cầm trong tay tấm kỷ niệm chương có tên chị), kèm theo mấy dòng đầy trách móc:
"Con chó, xem chúng tao đẹp đôi chưa này? Nó cầm kỷ niệm chương của mày đấy. Ngày xưa cứ tưởng mày yêu nó nên tao mới nhường. Mà sao lại chọn đúng lúc tao ra để đi với giai hả? Thế là 15 năm không gặp rồi đấy, đành đợi đến hội trường 55 năm để gặp cho tròn 20 năm hả. Yêu mày quá cơ, đồ chó!".
Chị ngồi thần mặt, tưởng tượng ra cái khung cảnh náo nhiệt và vui vẻ được đắm mình trong vòng tay bè bạn. Hoá ra lần hy sinh này lại là lầm chỗ. Chị gõ máy tính, trả lời bạn: "Cún yêu, tao đúng là đồ chó vì dại giai mà không gặp mày. Thề từ nay không bao giờ dại giai nữa".
Ảnh: Lũ quét ở Sulawesi (ảnh từ Internet, chỉ có tính minh hoạ)
10 comments:
Đau nhỉ :P Nhưng lần dại này cũng có ích đấy chứ Nó giúp chị kia nhận ra chân tướng của người ấy :P
May vẫn còn kịp...
Yêu nhau là một lẽ, cái gì cũng đẹp, cũng thơm...
Có sống với nhau rồi mới thấy cái xấu và cái thối. Tiếc là ông này lòi cái thối ra quá sớm!
Âu cũng là điều may mắn. Chị đừng buồn, em chúc mừng cho chị, chị ạ! :)
Quẳng đàn ông vào gian nan, hoạn nạn, mới nhìn rõ con người đó,anh nhỉ?
Là em, em đã thở phào khi nhận ra con người "trót lỡ" yêu thương đó. Có lẽ chị ấy cũng vậy.
Đàn bà, luôn luôn là ...dại dột, anh ơi, hihi
@LU: Sao mà phải xóa cái comment đó hả em? Anh thấy có vấn đề gì đâu?
@Titi, Triết, Vân Lam: Đúng là may.
@Mẹ Cua: Ai quẳng vào gian nan cũng nhìn rõ ra bản chất hết, chẳng cứ đàn ông hay đàn bà. Chị ấy cũng thở phào nhẹ nhõm rồi.
@ anh : you don't know the reason why? ^O^
Bài này đáng để suy nghĩ.
Con người có nhiều cá tính riêng, xấu tốt lẫn lộn, nên khó hòa hợp trong cuộc sống chung, hôn nhân đổ vỡ là chuyện k còn là chuyện đáng ngạc nhiên.
Mà em thấy đa phần các cuộc hợp hôn theo kiểu rổ rá cạp lại hình như đều có nguy cơ tan vỡ cao, vì bản chất con người khó thay đổi, những vấn đề cũ dễ tái phát, kể cả với partner mới. Cho nên nhiều người sau khi đổ vỡ rất ngại việc chui vào cái rọ đau đầu mang tên hôn nhân lần nữa.
@LU: I really don't know.
@Anh: Em nói đúng, nhưng có người vẫn qua thêm một lần nữa mới rút ra được kinh nghiệm này.
xoa nhung bai dang trong blog
Em xin câu cuối ..."Thề từ nay không bao giờ dại giai nữa" :))
Đăng nhận xét