Trai lơ không phải là trai lơ mà là "Trailer" - một khái niệm tương đối mới, cho nên đương nhiên không phổ biến đối với nền phim ảnh còn đang ngổn ngang của chúng ta. Phim không trai lơ vì thế không phải là điều gì khó hiểu.
Nhưng bộ phim "Đừng đốt" dựng từ cuốn sách của Việt Nam được thế giới ít nhiều biết đến như "Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm" mà không có trailer thì quả thực là phí. Phí bởi vì tiền để làm trailer chắc chắn sẽ chiếm một phần không đáng kể trong kinh phí làm phim được cho là "lớn" so với nền điện ảnh Việt Nam vào lúc này (nghe nói 11 tỉ đồng - tức 600 nghìn USD).
Tôi chưa xem bộ phim này, nhưng tin tưởng vào bàn tay tài hoa của đạo diễn Đặng Nhật Minh. Những bộ phim tuyên truyền hay "cúng cụ" của ông như "Thị xã trong tầm tay", "Hà Nội, mùa đông 1946" đều xem rất được. Đó là chưa kể đến những tác phẩm được liệt vào dạng kinh điển của điện ảnh Việt Nam như "Bao giờ cho đến tháng Mười", "Thương nhớ đồng quê"...
Hỏi một người bạn của tôi, cây bút chuyên điện ảnh của một tờ báo lớn, bộ phim như thế nào, thì chị nói: "Không xuất sắc như những cái đinh trước của bác Minh, nhưng cứ mỗi lần thấy chị Thuỳ đạp xe và nhạc nổi lên là em lại khóc như mưa như gió".
Báo chí nói chung đánh giá tích cực bộ phim này. Đó là điều thuận lợi cho việc phát hành phim. Tuy nhiên, bộ phim khi đưa ra chiếu trong đợt phim kỷ niệm 30.4 vừa qua lại không thu hút được nhiều khán giả. Có lẽ do công tác quảng bá bộ phim làm quá kém. Bỏ ra 11 tỉ đồng làm phim, thì cũng nên bỏ ra 1 tỉ đồng cho các hoạt động quảng bá, trong đó có việc làm cái trailer, phát trên sóng vô số kênh truyền hình ở nước ta và đưa nó lên mạng cho thanh niên xem, để rồi thấy hay mà rủ nhau đến rạp.
Tìm trên YouTube, thấy một đoạn phim giới thiệu 2 phút phim "Đừng đốt". Không rõ có phải là do nhà sản xuất tung ra hay không, nhưng thấy nó quá nghiệp dư. Xem không thấy có gì hấp dẫn hết.
Nhưng bộ phim "Đừng đốt" dựng từ cuốn sách của Việt Nam được thế giới ít nhiều biết đến như "Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm" mà không có trailer thì quả thực là phí. Phí bởi vì tiền để làm trailer chắc chắn sẽ chiếm một phần không đáng kể trong kinh phí làm phim được cho là "lớn" so với nền điện ảnh Việt Nam vào lúc này (nghe nói 11 tỉ đồng - tức 600 nghìn USD).
Tôi chưa xem bộ phim này, nhưng tin tưởng vào bàn tay tài hoa của đạo diễn Đặng Nhật Minh. Những bộ phim tuyên truyền hay "cúng cụ" của ông như "Thị xã trong tầm tay", "Hà Nội, mùa đông 1946" đều xem rất được. Đó là chưa kể đến những tác phẩm được liệt vào dạng kinh điển của điện ảnh Việt Nam như "Bao giờ cho đến tháng Mười", "Thương nhớ đồng quê"...
Hỏi một người bạn của tôi, cây bút chuyên điện ảnh của một tờ báo lớn, bộ phim như thế nào, thì chị nói: "Không xuất sắc như những cái đinh trước của bác Minh, nhưng cứ mỗi lần thấy chị Thuỳ đạp xe và nhạc nổi lên là em lại khóc như mưa như gió".
Báo chí nói chung đánh giá tích cực bộ phim này. Đó là điều thuận lợi cho việc phát hành phim. Tuy nhiên, bộ phim khi đưa ra chiếu trong đợt phim kỷ niệm 30.4 vừa qua lại không thu hút được nhiều khán giả. Có lẽ do công tác quảng bá bộ phim làm quá kém. Bỏ ra 11 tỉ đồng làm phim, thì cũng nên bỏ ra 1 tỉ đồng cho các hoạt động quảng bá, trong đó có việc làm cái trailer, phát trên sóng vô số kênh truyền hình ở nước ta và đưa nó lên mạng cho thanh niên xem, để rồi thấy hay mà rủ nhau đến rạp.
Tìm trên YouTube, thấy một đoạn phim giới thiệu 2 phút phim "Đừng đốt". Không rõ có phải là do nhà sản xuất tung ra hay không, nhưng thấy nó quá nghiệp dư. Xem không thấy có gì hấp dẫn hết.
Có vài em chắc do bức xúc vì bộ phim không có trailer tương xứng đã làm lại đoạn phim 2 phút kia thành cái trailer hấp dẫn hơn. Xin copy ra đây để mọi người cùng tham khảo.
Phương án 1
Phương án 2
Tiếc nhỉ, giá như phim có trailer!
P/S: Tôi rất không thích tên của bộ phim này. "Đừng đốt" vừa có nghĩa là "đừng đốt cháy (cái gì đó)", mà cũng có thể bị hiểu là "(Kiến) đừng đốt (cắn) người!".
Ảnh: Người lính Mỹ và người lính cộng hoà - những nhân vật tìm thấy và gìn giữ "Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm" trong phim "Đừng đốt"
Ảnh: Người lính Mỹ và người lính cộng hoà - những nhân vật tìm thấy và gìn giữ "Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm" trong phim "Đừng đốt"
7 comments:
đọc đầu đề giật hết cả mình, hóa ra... hehehe.
Cái phương án 1 của bạn RWO rất được đấy chứ anh nhỉ. Còn cái kia là của BHD mang đi chào hàng bên AFM từ năm ngoái cơ.
Clip đầu buồn thê thảm. Phương án 2 sến không cần thiết. Phương án 1 tốt hơn nhưng hơi thiếu cảnh của nhân vật chính.
Rất tiếc là ở phía nam (tôi xin lỗi vì chỉ vòng quanh từ phía cầu Mỹ Thuận trở vào đến Cà Mau, cả trên TV của VTV đến các *TV của địa phương đều chẳng có nhúc nhích gì về bộ phim này. Tôi cũng đã đọc tập nhật ký của LS Đặng Thùy Trâm (nguyên bản, không cắt sén) và bây giờ cũng rất muốn xem bộ phim này nhưng...bó tay. Chán thật. Bỏ ra 11 tỷ đồng không tiếc những lại tiếc cái không cần tiếc.
Mới nghe em cũng không thích tên phim này, nhưng về sau thì lại rất thích. Hành trình của cuốn nhật ký Đặng Thùy Trâm đến được với người đọc, rồi dựng thành phim là một hành trình kỳ lạ và trong đó chi tiết một người lính Mỹ can ngăn "Đừng đốt, trong đó có lửa" đã làm thay đổi số phận cuốn nhật ký này. Thêm nữa, nghe Đừng đốt lại có vẻ rất Hollywood, he he.
Đúng là chẳng thấy trai lơ, pot tơ chân dài quảng cáo gì cả; em cứ tưởng phim này vẫn còn đang đóng, hoặc làm hậu kỳ. Chán. Tư cách một khán giả thì em đoán phim này sẽ được giải Cánh Diều Vàng sang năm, rồi thôi.
Anh VMC hay anh cho em cái nick đi. Em tìm giùm anh cái theme...
Quên: nick yahoo của em. { ly.minhtriet }
Em cũng không thích tên phim. Cứ què cụt thế nào ấy, vì nếu giữ nguyên tên như ban đầu ( đừng đốt, trong đó đã có lửa)thì quá dài, nhưng bỏ đi khúc nào cũng làm cho ý nghĩa chính của film bị giảm đi tương đối.
Em nhớ là cuốn nhật kí của chị Trâm khi phát hành ở nước ngoài có tên là "Đêm qua tôi mơ về hòa bình", trích từ chính trong nhật kí, em thấy rất hay và trọn vẹn ý nghĩa, nó chính là những ý nghĩa xuyên suốt của chị Trâm, còn câu "Đừng đốt...." kia thích hợp là đề từ hoặc ...trai lơ câu khách hơn, anh ạ :)
Đăng nhận xét