Tôi được mời làm giám khảo cuộc thi "Tri ân thầy cô yêu dấu" do Nhà sách Trí tuệ tổ chức. Lọt vào chung khảo có 87 tác phẩm văn, thơ viết về những kỷ niệm sâu sắc giữa học trò với các thầy cô giáo của mình. Quả thực việc lựa chọn các tác phẩm trao giải khá khó khăn, bởi tất cả các tác phẩm đều đề cập đến một thứ tình cảm rất thiêng liêng và cao quý. Những kỷ niệm sâu sắc dù vui hay buồn đều rất cảm động. Không ít lần tôi đã rưng rưng khi đọc những dòng viết chân thành và đầy xúc cảm của các học trò về thầy cô của mình.
Giới thiệu đến mọi người tác phẩm đoạt giải nhì của cuộc thi: Truyện ngắn "Hãy yêu thầy như em" của Khánh Ngọc. Truyện được viết trên một cái thế khá chênh vênh: Quá đi một tí thì tình cảm thầy trò mất hết trong sáng, giảm đi một tí thì không còn hay nữa. Mọi người đọc và cho ý kiến nhé.
Giới thiệu đến mọi người tác phẩm đoạt giải nhì của cuộc thi: Truyện ngắn "Hãy yêu thầy như em" của Khánh Ngọc. Truyện được viết trên một cái thế khá chênh vênh: Quá đi một tí thì tình cảm thầy trò mất hết trong sáng, giảm đi một tí thì không còn hay nữa. Mọi người đọc và cho ý kiến nhé.
***
Nó yêu thầy! Từ bao giờ, chính nó cũng không thể biết! Nó yêu, chỉ biết yêu bằng tất cả lòng yêu của đứa con gái mới lớn. Nó yêu và chăm sóc cho thầy bằng ánh mắt trìu mến, nụ cười hiền lành và tin, làm theo tất cả những lời thầy dạy như lòng yêu của người mộ đạo đối với Chúa Trời.
Nó vẫn cố cho rằng đó chỉ là lòng ngưỡng mộ, lòng kính trọng… là một thứ tình cảm thiêng liêng, thành kính, là gì đó nhưng không thể, không phải tình yêu! Nó đã yêu bao giờ đâu!
Nhưng bây giờ nó hiểu lòng mình hơn bao giờ hết, nó đã yêu. Nó không thể hồn nhiên, không thể nghịch ngợm với những quái chiêu khiến nạn nhân chỉ biết dở khóc dở cười, không thể đanh đá, quá quắt, không thể dịu dàng… nó không thể khi biết thầy đã có vợ, một đứa con gái hai tuổi. Nó thấy đau đớn như bị mất một cái gì đó dù không bao giờ mơ mộng sẽ có, sẽ được đáp lại... Yêu là ghen! Nhưng nó chắc là nó không ghen. Thầy thuê nhà đưa vợ con vào ở gần trường, vợ thầy chưa có việc làm.
Nó ốm xọp, nó khóc nhưng mắt khô khốc.
Đó là tình cảm đẹp nhất đời, đáng trân trọng và gìn giữ nhưng mày phải sống chứ! Đó không phải tội lỗi! Mày yêu, cứ yêu đi nhưng không thể, không bao giờ sở hữu… mày đã nói với tao, mày biết thế… – Đứa bạn thân ở cùng mếu máo bảo nó. Ừ! Cầu mong người ấy yêu… thầy như em yêu… Nó vùi mặt vào gối, vai rung lên. Nỗi buồn đau cũng giống như tình yêu của nó, chẳng có lý do, không cần lý do nào cả.
Không ngăn cản nổi, không khuyên nhủ được, bạn nó đành lầm lũi xuống nước năn nỉ mấy thằng “giặc cỏ” lớp A2 đổi phòng. Phòng đó đối diện với ngôi nhà thầy thuê.
Rồi nó lại cười vui vẻ, vẫn đi học bình thường, lại vẫn dẫn đầu lớp.
Thi đỗ trường chuyên, lúc tiễn chân, mẹ nó bảo: Ra ngoài thị trấn ít chơi, ít giao du thôi! Học hành không ra gì mà học đòi yêu đương nhố nhăng về thì bố mày ném xuống sông cho Hà Bá xé xác! Nó nhớ lời răn đe của mẹ, thì nó vẫn học hành rất “ra gì” đấy thôi, nhưng yêu thì …
Nó là đứa quái gở. Lúc thì nó là con quỷ con, lúc như một thiên thần; là đứa trẻ hoang dã nhưng có khi lại là bà già từng trải trầm mặc, chiêm nghiệm những triết lý của đời.
Buổi đầu tiên làm quen với lớp, thầy mặc chiếc áo trắng tinh, phẳng phiu. Chiếc ghế ngồi có màu xanh biếc cùng màu mực với chiếc bút viết bảng fooc của nó. Viết vào lớp nilon bọc bên ngoài mực sẽ rất lâu mới bị khô, nó có biệt tài viết chữ ngược, in lại vào áo thì đọc được: “Tôi không phải ngoáo ộp!”. Trong buổi làm quen nó nói rất hăng và mục đích cuối cùng là thế.
Hết giờ, học sinh theo sau thầy một đàn, cười lắc lư. Suốt hơn hai mươi cây số đi xe về nhà, những người đi sau lại vượt lên ngoái lại nhìn cười tủm tỉm.
Lớp nó tái mặt chờ một cơn giông tố vào buổi học ngày hôm sau. Nó cũng chờ đợi nhưng với sự thích thú, háo hức. Ở nhà, bố mẹ, anh chị vẫn gọi nó là “con giặc cỏ” là vì những trò quậy không chừa ai như thế!
Sáng hôm sau, thầy vào lớp, tất cả im phắc như nín thở.
Nó cúi mặt giấu nụ cười mỉm.
Thầy rất cảm ơn món quà ấn tượng lớp ta dành cho trong buổi làm quen! Có những tiếng cười cố nén xì xì. Nó bỗng thấy thất vọng. Nhưng làm tôi thật ngại! Tiếng cười không nén nổi khinh khích - Thầy cười, nháy mắt, vui vẻ: - Ai lại đi tự quảng cáo cho mình như thế bao giờ!
Nó ỉu xìu, xẹp xuống. “Gặp phải cao thủ phải không?” – Bạn nó cười trêu chọc.
Thầy dạy văn, nó thích học văn từ trước nhưng chưa từng thấy ai dạy như thế. Thầy dạy chúng nó cách khám phá một tác phẩm văn học như một sinh thể; lúc phải nâng niu gượng nhẹ, vuốt ve, ngắm nghía, yêu chiều hết mức để nó tự thể hiện mình; lúc lại phải đập phá, phải chịu đau đớn để bóc cái vỏ xù xì thô ráp bên ngoài, để thấy vẻ lấp lánh rạng ngời bên trong; khi thì phải đi cùng nó để trải lòng mình ra đón nhận; khi lại nhắm mắt tĩnh tại để nó dẫn vào, để nó thấm dần thấm dần như mạch nước âm ỉ ngọt ngào, như ngọn gió nâng bổng dần lên. Thầy dạy như tình yêu thiêng liêng, như niềm say mê, như một chuyến du hí lại như công việc bị đày ải nhọc nhằn.
Nó say, yêu văn thêm bội phần nhưng cũng không phải vì thế mà nó yêu thầy! Yêu vì lẽ gì ư? Ai trên đời có thể trả lời được câu hỏi đó? Chỉ biết rằng nó yêu. Tình yêu không đợi tuổi! Yêu tự nhiên như người ta yêu cuộc sống, như khí trời yêu sự thoáng rộng, như cỏ cây yêu không khí trong lành, tự nhiên như tất lẽ nó yêu văn chương vậy! Yêu chỉ vì yêu! Thứ tình yêu tìm được lý do một ngàn lần chỉ là thứ hàng giả, thứ tình yêu nói được ra thành lời cũng chỉ như thứ đồ chơi trẻ em bằng nhựa mạ màu đỏ chói, vàng chóe lòe loẹt, tình yêu của nó ẩn trong đáy con tim, sâu trong đáy mắt nhìn, thăm thẳm tận cuối tâm hồn nhưng ngập tràn mọi không gian.
Chỉ có đứa bạn thân nó biết và hiểu. Nhà hai đứa ở gần nhau, thân nhau từ ba bốn tuổi, hiểu bạn hơn cả chính bản thân mình. Học xa nhà hai chục cây số đường dốc núi, hai đứa lại thuê phòng ở cùng nhau. Bạn nó chỉ biết buồn mà than thở, mà thương bạn an ủi: Mày khổ quá mất thôi! Tao phải làm gì để giúp mày đây? Bọn chúng cho dù hiểu biết đến đâu thì vẫn còn non nớt lắm, non nớt và trong sáng cũng gần giống như nhau vậy.
Nó ghét đến hận thù người đàn bà là vợ thầy. Không phải vì ghen, không bao giờ là vì ghen! Nó chắc chắn thế! Nó ghét vì người đàn bà ấy không xứng với thầy, không yêu thầy và chỉ biết mỗi một điều trên đời là làm khổ, hành hạ thầy. Nó thương thầy hơn bao giờ hết. Người thầy trên lớp, trong giờ văn như ngọn lửa thiêu đốt làm nóng rực những trái tim, như ngọn gió thổi mát rượi xua tan những nỗi buồn, như con nước cuốn đi những thứ nhơ bẩn cuộc đời, làm lành những vết thương, xoa dịu những cơn đau của con người… mà về nhà lại như cái bóng nín lặng, như cái xác không hồn. Nghĩa là chẳng là gì cả!
Nó hiểu, không phải thầy sống gượng gạo, giả dối, sống cuộc đời của hai con người! Với thầy, bục giảng, thế giới trong văn học là cuộc sống, là nơi thầy được sống còn trở về thực tại là cuộc đày ải, hành xác.
Thầy không xa rời thực tế, không phải sống trên mây như ai vẫn nói! “Người ta chỉ thấy thiếu khi cho rằng chưa đủ, tiền tài, danh vọng chỉ là vật ngoài thân!”
Anh phải xem thế nào, tìm việc cho em đi chứ? Cứ ở nhà ôm con thế này thì chết đói, mà em chán muốn chết đi được!
Anh tính xem! Lương anh đủ mua sữa cho con chưa? Thế thì còn nói làm được gì, nuôi nổi ai? Thế mà người nhà anh nói tôi là ăn bám?
Anh suốt ngày đọc đọc với viết viết những thứ vớ vẩn, vứt đi ấy mà không thấy chán hay sao? Anh không nhìn thấy thiên hạ kiếm tiền ầm ầm kia hay sao? Anh là thằng đàn ông vô trách nhiệm với vợ con, với cuộc sống!
Nhìn thằng Phục trường anh đấy, nó dạy thêm ngày ba ca thu bằng cả tháng lương anh kia kìa, con vợ nó như bà hoàng!
Có bao giờ anh nghĩ đến vợ con anh không? Biết thế này thà ở quách Hà Nội cho xong, đúng là tôi ngu, quá ngu mới theo anh về quê! Công việc đang đàng hoàng, nhà cửa không phải lo… “Anh phải vì gia đình, anh không phù hợp với công việc với môi trường ở đây!” - Anh chỉ phù hợp với gió, với trăng, với mây thôi!
Thầy chạy vạy, vay mượn lo cho cuộc sống, lo tìm việc cho vợ, đón mẹ vào trông con. Trông thầy gầy xọp thảm thương đến mức ai nhìn cũng phải xót xa. Thế mà chỉ hơn tháng sau, cô ta cằn nhằn công việc vất vả quá, đi xa, lương ít, bóc lột ghê quá … không chịu nổi. Mai em bỏ việc! – Cô tuyên bố rồi lai mẹ chồng trả về quê, lại ngồi nhà ôm con.
Nó khóc òa khi đêm đêm nghe tiếng thầy ru con. Những câu Kiều như roi quất, kim châm, dao cứa đến nát lòng! Những đêm ấy cứ dài, kéo dài mãi.
Tiếng mẹ con bé càu nhàu vì không ngủ được khiến nó muốn gào lên mà nghẹn đắng. Con bé con thầy bị ốm còn nó héo hon cùng thầy những đêm dài như thế.
Nó cười chua chát kệ nước mắt ròng ròng chảy khi nghe tin thầy bị nhà trường kỉ luật, cắt hết thi đua khen thưởng vì dạy không đúng nội dung, chương trình quy định; vì tuyên truyền làm mụ mị học sinh. Nó ném tung sách vở. Nó chịu đựng cùng thầy những ánh nhìn cay nghiệt, mỉa mai và ngạo mạn của mọi người, rúm người lại đau đớn một khi thấy ai đó vỗ vai thầy ra vẻ dạy bảo. Nó không muốn gào lên, không dám gào lên nữa!
– Mày già nhanh kinh khủng quá Hương ơi! – Một buổi sáng đứa bạn thức dậy thảng thốt kêu lên rồi ôm chầm lấy nó và hai đứa lại khóc. Nó biết thế là không nên. Không thể lúc nào cũng khóc được! Khóc làm con người yếu đuối và chín phần những kẻ đó là hèn mạt!
Anh là đồ vô tích sự, đồ bỏ đi! Gửi con về quê cho ông bà nội nó đi! Mai tôi tự đi tìm việc làm!
Thế là cô ta đi, từ sáng đến tối, có hôm tận đêm khuya mới về. Anh cũng quan tâm đến tôi hay sao? Vâng! Cảm ơn! Không dám phiền anh lo! Chờ đợi anh chắc tôi chết từ tám hoánh! Tôi làm gì thì có liên quan gì đến anh? Anh cứ say mê với sự nghiệp trồng người vĩ đại của mình đi! Cứ cắm cúi thâu đêm suốt sáng với văn chương của anh đi! Tôi tự sống với cuộc sống của tôi!
Có đêm nó cứ đứng ngoài trời mặc sương lạnh tuôn như mưa phùn, nhìn thầy ngồi ở hiên nhà đốt hết điếu thuốc này đến điếu khác cho đến khi đứa bạn ra lôi vào phòng. Cuộc đời sao độc ác với thầy đến thế! Nó chẳng tin nhưng giờ thì phải chấp nhận rằng đó là sự thật: tạo hóa luôn trêu ngươi!
Thầy về quê có việc, vợ thầy không về. Tôi sợ cái nhà anh lắm! Không! Nhất định là không! Ai chửi thì anh cũng cố mà nghe! Nhớ, nhưng tôi cũng ghét, nó là cái dây buộc chân. Con mới chả cái! Thầy lẳng lặng cúi đầu dắt chiếc xe đi.
“Ai cũng có quyền có một gia đình, có đủ mẹ cha và cha mẹ bao giờ cũng phải hi sinh để con cái được hưởng điều ấy!” – Hình như có ai đó đã nói thế. Nó vẫn tin người mẹ nào cũng cao cả, cũng vĩ đại.
Cô ta lôi chiếc vòng ngọc óng ánh ra ngắm nghía, đeo vào cổ rồi mặc chiếc váy đỏ như màu máu, cũng dắt xe đi. Đêm cô ta về nhưng không về một mình, một gã đàn ông bóng nhẫy từ đầu đến chân trơn tuồn tuột chuồi vào trong nhà, đóng sập cửa. Nó nghe tiếng cười khúc khích đầy thô bỉ. Họ lại mở cửa, cô ta chỉ về để thay váy, họ lại dắt xe để chuẩn bị cho một cuộc chơi. Nhưng…
Tiếng xe của thầy làm nó buốt nhói, xây xẩm mặt mày. Nó quỵ xuống nhưng khi nghe thấy tiếng thầy quay xe, nổ máy thì vùng dậy.
Nó muốn gào lên gọi nhưng không ra hơi, vậy mà không biết sức mạnh ở đâu cho nó để chạy được theo chiếc xe đến tận cuối thị trấn như đứa trẻ bị bỏ rơi, vừa chạy vừa khóc!
Thầy bỏ xe ở lề đường rồi loạng choạng, ngơ ngác, rồi lang thang đi, rồi ngẩn ngơ bước vào quán rượu đêm.
Nó chạy tới, nó cũng vào.
Rồi nó cũng uống, uống nỗi đắng cay, uống nước mắt cùng thầy.
Nước mắt cứ thế chảy ra chứ không phải khóc, chảy ra để lại uống vào. Nỗi đắng cay không phải từ rượu, không do rượu cứ ngập tràn để đầy khắp chốn, tràn ra để đổ vào! Cứ thế, rất lâu, hình như cho đến lúc con bạn nó cùng mấy đứa trong xóm trọ đến khiêng lên xe, chở về nhà.
Đứa bạn ngạc nhiên vì không thấy nó khóc. Đứa chỉ xem bộ phim tình cảm đã nức nở ba ngày bỗng lạnh tanh khi nghe tin, với bọn học sinh của thầy, kinh khủng hơn cả mọi sự kinh khủng! Hình như nó chẳng còn nước mắt. Hình như sau một cơn say nó trở nên tỉnh táo hơn bao giờ hết.
Miệng đắng ngắt, đầu vẫn trĩu nặng nhưng nó đi một mạch ra bể rửa mặt rồi vào chải đầu. Quay sang bạn, nó nói mà không nhận ra nổi giọng của chính mình. Lạnh lùng, bình thản khiến con bạn rùng mình sợ.
Mày hiểu thầy không? Gật. Mày thấy thương yêu, kính trọng thầy không? Gật. Lớp mình có hiểu, có tin thầy không? Gật. Mày gọi tất cả lớp mình đi! Ngay lập tức, bằng mọi cách, mọi giá; tất cả lớp! Gật.
Nó rành rọt từng chữ, từng chữ, nói mà như từng nhát dao chặt xuống. Khi đứa bạn tập trung được đông đủ cả lớp thì nó đã viết được lá đơn dài đến bốn mặt giấy, nó trở nên tỉnh táo và quyết đoán lạ lùng. Từng đứa đọc rất kỹ, kí tên xong, nó bảo:
Tất cả chúng mình lên trường!
Và giữa hội đồng nhà trường, tất cả mọi người nghe nó trình bày. Những đứa khác vẫn sợ sệt, rụt rè thì nó chững chạc, rành mạch nói. Nó thuyết phục tất cả mọi người, bằng những lý lẽ, những tình cảm chân thành. Và chúng đã chiến thắng, cùng thầy chiến thắng!
Rồi chúng nó sẽ ra trường, sẽ xa thầy, không lâu nữa điều ấy sẽ đến!
Cuộc đời đang đón đợi chúng phía trước cũng đầy chông gai, cạm bẫy, ai cũng hiểu điều đó. Mọi người nhốn nháo, nó cũng lo sợ, cũng dáo dác như sắp mất một thứ gì quý lắm. Ừ, một thứ rất quý!... Nhưng tình yêu của nó không bao giờ thay đổi, nó yêu, vẫn yêu thầy như thế. Dù sao nó cũng làm được một việc cho mình. Nó hiểu không phải cho thầy đâu! Nó được tất cả từ thầy!
Rồi thầy sẽ đón nhận, sẽ dạy dỗ những thế hệ học sinh khác, sẽ có những đứa yêu thầy như nó. Nghĩ đến điều đó, nó mỉm cười sung sướng. “Cầu mong…” nó chắp tay lẩm nhẩm nguyện cầu. Mai nó ra trường rồi…! “Xin cuộc đời đừng lạnh lùng như thế! Cầu mong mọi người yêu thầy như em yêu!”
KHÁNH NGỌC
Nó vẫn cố cho rằng đó chỉ là lòng ngưỡng mộ, lòng kính trọng… là một thứ tình cảm thiêng liêng, thành kính, là gì đó nhưng không thể, không phải tình yêu! Nó đã yêu bao giờ đâu!
Nhưng bây giờ nó hiểu lòng mình hơn bao giờ hết, nó đã yêu. Nó không thể hồn nhiên, không thể nghịch ngợm với những quái chiêu khiến nạn nhân chỉ biết dở khóc dở cười, không thể đanh đá, quá quắt, không thể dịu dàng… nó không thể khi biết thầy đã có vợ, một đứa con gái hai tuổi. Nó thấy đau đớn như bị mất một cái gì đó dù không bao giờ mơ mộng sẽ có, sẽ được đáp lại... Yêu là ghen! Nhưng nó chắc là nó không ghen. Thầy thuê nhà đưa vợ con vào ở gần trường, vợ thầy chưa có việc làm.
Nó ốm xọp, nó khóc nhưng mắt khô khốc.
Đó là tình cảm đẹp nhất đời, đáng trân trọng và gìn giữ nhưng mày phải sống chứ! Đó không phải tội lỗi! Mày yêu, cứ yêu đi nhưng không thể, không bao giờ sở hữu… mày đã nói với tao, mày biết thế… – Đứa bạn thân ở cùng mếu máo bảo nó. Ừ! Cầu mong người ấy yêu… thầy như em yêu… Nó vùi mặt vào gối, vai rung lên. Nỗi buồn đau cũng giống như tình yêu của nó, chẳng có lý do, không cần lý do nào cả.
Không ngăn cản nổi, không khuyên nhủ được, bạn nó đành lầm lũi xuống nước năn nỉ mấy thằng “giặc cỏ” lớp A2 đổi phòng. Phòng đó đối diện với ngôi nhà thầy thuê.
Rồi nó lại cười vui vẻ, vẫn đi học bình thường, lại vẫn dẫn đầu lớp.
Thi đỗ trường chuyên, lúc tiễn chân, mẹ nó bảo: Ra ngoài thị trấn ít chơi, ít giao du thôi! Học hành không ra gì mà học đòi yêu đương nhố nhăng về thì bố mày ném xuống sông cho Hà Bá xé xác! Nó nhớ lời răn đe của mẹ, thì nó vẫn học hành rất “ra gì” đấy thôi, nhưng yêu thì …
***
Cô giáo nghỉ đẻ, thầy giáo mới vừa về trường sẽ thay, làm chủ nhiệm lớp nó. Nó nhảy lên thích thú. Những trò nghịch từ cấp hai bị nén chặt suốt mấy tháng học kì một nay ngọ ngoạy trong đầu, nhấm nháy chân tay. “Cô giáo có bầu, cấm mày nghịch đấy!” – Bạn nó nhắc nhở ngay khi bước chân vào trường nhận giáo viên chủ nhiệm và theo sát nó ngăn cản những trò quậy từ trứng nước. Khi cáu giận, bực tức quá mức thì người ta mới lộ rõ con người thật! Tao không thích dáng vẻ lúc nào cũng đạo mạo đến như giả dối thế nào ấy của thầy cô. Như thế tao không học được! – Nó bảo với bạn thế.Nó là đứa quái gở. Lúc thì nó là con quỷ con, lúc như một thiên thần; là đứa trẻ hoang dã nhưng có khi lại là bà già từng trải trầm mặc, chiêm nghiệm những triết lý của đời.
Buổi đầu tiên làm quen với lớp, thầy mặc chiếc áo trắng tinh, phẳng phiu. Chiếc ghế ngồi có màu xanh biếc cùng màu mực với chiếc bút viết bảng fooc của nó. Viết vào lớp nilon bọc bên ngoài mực sẽ rất lâu mới bị khô, nó có biệt tài viết chữ ngược, in lại vào áo thì đọc được: “Tôi không phải ngoáo ộp!”. Trong buổi làm quen nó nói rất hăng và mục đích cuối cùng là thế.
Hết giờ, học sinh theo sau thầy một đàn, cười lắc lư. Suốt hơn hai mươi cây số đi xe về nhà, những người đi sau lại vượt lên ngoái lại nhìn cười tủm tỉm.
Lớp nó tái mặt chờ một cơn giông tố vào buổi học ngày hôm sau. Nó cũng chờ đợi nhưng với sự thích thú, háo hức. Ở nhà, bố mẹ, anh chị vẫn gọi nó là “con giặc cỏ” là vì những trò quậy không chừa ai như thế!
Sáng hôm sau, thầy vào lớp, tất cả im phắc như nín thở.
Nó cúi mặt giấu nụ cười mỉm.
Thầy rất cảm ơn món quà ấn tượng lớp ta dành cho trong buổi làm quen! Có những tiếng cười cố nén xì xì. Nó bỗng thấy thất vọng. Nhưng làm tôi thật ngại! Tiếng cười không nén nổi khinh khích - Thầy cười, nháy mắt, vui vẻ: - Ai lại đi tự quảng cáo cho mình như thế bao giờ!
Nó ỉu xìu, xẹp xuống. “Gặp phải cao thủ phải không?” – Bạn nó cười trêu chọc.
Thầy dạy văn, nó thích học văn từ trước nhưng chưa từng thấy ai dạy như thế. Thầy dạy chúng nó cách khám phá một tác phẩm văn học như một sinh thể; lúc phải nâng niu gượng nhẹ, vuốt ve, ngắm nghía, yêu chiều hết mức để nó tự thể hiện mình; lúc lại phải đập phá, phải chịu đau đớn để bóc cái vỏ xù xì thô ráp bên ngoài, để thấy vẻ lấp lánh rạng ngời bên trong; khi thì phải đi cùng nó để trải lòng mình ra đón nhận; khi lại nhắm mắt tĩnh tại để nó dẫn vào, để nó thấm dần thấm dần như mạch nước âm ỉ ngọt ngào, như ngọn gió nâng bổng dần lên. Thầy dạy như tình yêu thiêng liêng, như niềm say mê, như một chuyến du hí lại như công việc bị đày ải nhọc nhằn.
Nó say, yêu văn thêm bội phần nhưng cũng không phải vì thế mà nó yêu thầy! Yêu vì lẽ gì ư? Ai trên đời có thể trả lời được câu hỏi đó? Chỉ biết rằng nó yêu. Tình yêu không đợi tuổi! Yêu tự nhiên như người ta yêu cuộc sống, như khí trời yêu sự thoáng rộng, như cỏ cây yêu không khí trong lành, tự nhiên như tất lẽ nó yêu văn chương vậy! Yêu chỉ vì yêu! Thứ tình yêu tìm được lý do một ngàn lần chỉ là thứ hàng giả, thứ tình yêu nói được ra thành lời cũng chỉ như thứ đồ chơi trẻ em bằng nhựa mạ màu đỏ chói, vàng chóe lòe loẹt, tình yêu của nó ẩn trong đáy con tim, sâu trong đáy mắt nhìn, thăm thẳm tận cuối tâm hồn nhưng ngập tràn mọi không gian.
Chỉ có đứa bạn thân nó biết và hiểu. Nhà hai đứa ở gần nhau, thân nhau từ ba bốn tuổi, hiểu bạn hơn cả chính bản thân mình. Học xa nhà hai chục cây số đường dốc núi, hai đứa lại thuê phòng ở cùng nhau. Bạn nó chỉ biết buồn mà than thở, mà thương bạn an ủi: Mày khổ quá mất thôi! Tao phải làm gì để giúp mày đây? Bọn chúng cho dù hiểu biết đến đâu thì vẫn còn non nớt lắm, non nớt và trong sáng cũng gần giống như nhau vậy.
Nó ghét đến hận thù người đàn bà là vợ thầy. Không phải vì ghen, không bao giờ là vì ghen! Nó chắc chắn thế! Nó ghét vì người đàn bà ấy không xứng với thầy, không yêu thầy và chỉ biết mỗi một điều trên đời là làm khổ, hành hạ thầy. Nó thương thầy hơn bao giờ hết. Người thầy trên lớp, trong giờ văn như ngọn lửa thiêu đốt làm nóng rực những trái tim, như ngọn gió thổi mát rượi xua tan những nỗi buồn, như con nước cuốn đi những thứ nhơ bẩn cuộc đời, làm lành những vết thương, xoa dịu những cơn đau của con người… mà về nhà lại như cái bóng nín lặng, như cái xác không hồn. Nghĩa là chẳng là gì cả!
Nó hiểu, không phải thầy sống gượng gạo, giả dối, sống cuộc đời của hai con người! Với thầy, bục giảng, thế giới trong văn học là cuộc sống, là nơi thầy được sống còn trở về thực tại là cuộc đày ải, hành xác.
Thầy không xa rời thực tế, không phải sống trên mây như ai vẫn nói! “Người ta chỉ thấy thiếu khi cho rằng chưa đủ, tiền tài, danh vọng chỉ là vật ngoài thân!”
Anh phải xem thế nào, tìm việc cho em đi chứ? Cứ ở nhà ôm con thế này thì chết đói, mà em chán muốn chết đi được!
Anh tính xem! Lương anh đủ mua sữa cho con chưa? Thế thì còn nói làm được gì, nuôi nổi ai? Thế mà người nhà anh nói tôi là ăn bám?
Anh suốt ngày đọc đọc với viết viết những thứ vớ vẩn, vứt đi ấy mà không thấy chán hay sao? Anh không nhìn thấy thiên hạ kiếm tiền ầm ầm kia hay sao? Anh là thằng đàn ông vô trách nhiệm với vợ con, với cuộc sống!
Nhìn thằng Phục trường anh đấy, nó dạy thêm ngày ba ca thu bằng cả tháng lương anh kia kìa, con vợ nó như bà hoàng!
Có bao giờ anh nghĩ đến vợ con anh không? Biết thế này thà ở quách Hà Nội cho xong, đúng là tôi ngu, quá ngu mới theo anh về quê! Công việc đang đàng hoàng, nhà cửa không phải lo… “Anh phải vì gia đình, anh không phù hợp với công việc với môi trường ở đây!” - Anh chỉ phù hợp với gió, với trăng, với mây thôi!
Thầy chạy vạy, vay mượn lo cho cuộc sống, lo tìm việc cho vợ, đón mẹ vào trông con. Trông thầy gầy xọp thảm thương đến mức ai nhìn cũng phải xót xa. Thế mà chỉ hơn tháng sau, cô ta cằn nhằn công việc vất vả quá, đi xa, lương ít, bóc lột ghê quá … không chịu nổi. Mai em bỏ việc! – Cô tuyên bố rồi lai mẹ chồng trả về quê, lại ngồi nhà ôm con.
Nó khóc òa khi đêm đêm nghe tiếng thầy ru con. Những câu Kiều như roi quất, kim châm, dao cứa đến nát lòng! Những đêm ấy cứ dài, kéo dài mãi.
Tiếng mẹ con bé càu nhàu vì không ngủ được khiến nó muốn gào lên mà nghẹn đắng. Con bé con thầy bị ốm còn nó héo hon cùng thầy những đêm dài như thế.
Nó cười chua chát kệ nước mắt ròng ròng chảy khi nghe tin thầy bị nhà trường kỉ luật, cắt hết thi đua khen thưởng vì dạy không đúng nội dung, chương trình quy định; vì tuyên truyền làm mụ mị học sinh. Nó ném tung sách vở. Nó chịu đựng cùng thầy những ánh nhìn cay nghiệt, mỉa mai và ngạo mạn của mọi người, rúm người lại đau đớn một khi thấy ai đó vỗ vai thầy ra vẻ dạy bảo. Nó không muốn gào lên, không dám gào lên nữa!
– Mày già nhanh kinh khủng quá Hương ơi! – Một buổi sáng đứa bạn thức dậy thảng thốt kêu lên rồi ôm chầm lấy nó và hai đứa lại khóc. Nó biết thế là không nên. Không thể lúc nào cũng khóc được! Khóc làm con người yếu đuối và chín phần những kẻ đó là hèn mạt!
Anh là đồ vô tích sự, đồ bỏ đi! Gửi con về quê cho ông bà nội nó đi! Mai tôi tự đi tìm việc làm!
Thế là cô ta đi, từ sáng đến tối, có hôm tận đêm khuya mới về. Anh cũng quan tâm đến tôi hay sao? Vâng! Cảm ơn! Không dám phiền anh lo! Chờ đợi anh chắc tôi chết từ tám hoánh! Tôi làm gì thì có liên quan gì đến anh? Anh cứ say mê với sự nghiệp trồng người vĩ đại của mình đi! Cứ cắm cúi thâu đêm suốt sáng với văn chương của anh đi! Tôi tự sống với cuộc sống của tôi!
Có đêm nó cứ đứng ngoài trời mặc sương lạnh tuôn như mưa phùn, nhìn thầy ngồi ở hiên nhà đốt hết điếu thuốc này đến điếu khác cho đến khi đứa bạn ra lôi vào phòng. Cuộc đời sao độc ác với thầy đến thế! Nó chẳng tin nhưng giờ thì phải chấp nhận rằng đó là sự thật: tạo hóa luôn trêu ngươi!
Thầy về quê có việc, vợ thầy không về. Tôi sợ cái nhà anh lắm! Không! Nhất định là không! Ai chửi thì anh cũng cố mà nghe! Nhớ, nhưng tôi cũng ghét, nó là cái dây buộc chân. Con mới chả cái! Thầy lẳng lặng cúi đầu dắt chiếc xe đi.
“Ai cũng có quyền có một gia đình, có đủ mẹ cha và cha mẹ bao giờ cũng phải hi sinh để con cái được hưởng điều ấy!” – Hình như có ai đó đã nói thế. Nó vẫn tin người mẹ nào cũng cao cả, cũng vĩ đại.
Cô ta lôi chiếc vòng ngọc óng ánh ra ngắm nghía, đeo vào cổ rồi mặc chiếc váy đỏ như màu máu, cũng dắt xe đi. Đêm cô ta về nhưng không về một mình, một gã đàn ông bóng nhẫy từ đầu đến chân trơn tuồn tuột chuồi vào trong nhà, đóng sập cửa. Nó nghe tiếng cười khúc khích đầy thô bỉ. Họ lại mở cửa, cô ta chỉ về để thay váy, họ lại dắt xe để chuẩn bị cho một cuộc chơi. Nhưng…
Tiếng xe của thầy làm nó buốt nhói, xây xẩm mặt mày. Nó quỵ xuống nhưng khi nghe thấy tiếng thầy quay xe, nổ máy thì vùng dậy.
Nó muốn gào lên gọi nhưng không ra hơi, vậy mà không biết sức mạnh ở đâu cho nó để chạy được theo chiếc xe đến tận cuối thị trấn như đứa trẻ bị bỏ rơi, vừa chạy vừa khóc!
Thầy bỏ xe ở lề đường rồi loạng choạng, ngơ ngác, rồi lang thang đi, rồi ngẩn ngơ bước vào quán rượu đêm.
Nó chạy tới, nó cũng vào.
Rồi nó cũng uống, uống nỗi đắng cay, uống nước mắt cùng thầy.
***
Mày hại thầy rồi Hương ơi! Thế là mày hại thầy mày biết không? Hội đồng nhà trường sáng nay sẽ họp, có cả cán bộ trên sở về để kỉ luật thầy! Người ta bảo vi phạm nghiêm trọng, sẽ đuổi khỏi ngành! Hương ơi phải làm sao? – Nó ngơ ngác tỉnh dậy không biết rằng mình đã ngủ suốt hai ngày, ba đêm. Hai ngày ba đêm con bạn phải cạy miệng để đổ sữa. Nó chỉ lơ mơ nhớ là nó đã uống nhiều, rất nhiều, nó giành lấy chai rượu từ tay thầy, tự rót để uống.Nước mắt cứ thế chảy ra chứ không phải khóc, chảy ra để lại uống vào. Nỗi đắng cay không phải từ rượu, không do rượu cứ ngập tràn để đầy khắp chốn, tràn ra để đổ vào! Cứ thế, rất lâu, hình như cho đến lúc con bạn nó cùng mấy đứa trong xóm trọ đến khiêng lên xe, chở về nhà.
Đứa bạn ngạc nhiên vì không thấy nó khóc. Đứa chỉ xem bộ phim tình cảm đã nức nở ba ngày bỗng lạnh tanh khi nghe tin, với bọn học sinh của thầy, kinh khủng hơn cả mọi sự kinh khủng! Hình như nó chẳng còn nước mắt. Hình như sau một cơn say nó trở nên tỉnh táo hơn bao giờ hết.
Miệng đắng ngắt, đầu vẫn trĩu nặng nhưng nó đi một mạch ra bể rửa mặt rồi vào chải đầu. Quay sang bạn, nó nói mà không nhận ra nổi giọng của chính mình. Lạnh lùng, bình thản khiến con bạn rùng mình sợ.
Mày hiểu thầy không? Gật. Mày thấy thương yêu, kính trọng thầy không? Gật. Lớp mình có hiểu, có tin thầy không? Gật. Mày gọi tất cả lớp mình đi! Ngay lập tức, bằng mọi cách, mọi giá; tất cả lớp! Gật.
Nó rành rọt từng chữ, từng chữ, nói mà như từng nhát dao chặt xuống. Khi đứa bạn tập trung được đông đủ cả lớp thì nó đã viết được lá đơn dài đến bốn mặt giấy, nó trở nên tỉnh táo và quyết đoán lạ lùng. Từng đứa đọc rất kỹ, kí tên xong, nó bảo:
Tất cả chúng mình lên trường!
Và giữa hội đồng nhà trường, tất cả mọi người nghe nó trình bày. Những đứa khác vẫn sợ sệt, rụt rè thì nó chững chạc, rành mạch nói. Nó thuyết phục tất cả mọi người, bằng những lý lẽ, những tình cảm chân thành. Và chúng đã chiến thắng, cùng thầy chiến thắng!
Rồi chúng nó sẽ ra trường, sẽ xa thầy, không lâu nữa điều ấy sẽ đến!
Cuộc đời đang đón đợi chúng phía trước cũng đầy chông gai, cạm bẫy, ai cũng hiểu điều đó. Mọi người nhốn nháo, nó cũng lo sợ, cũng dáo dác như sắp mất một thứ gì quý lắm. Ừ, một thứ rất quý!... Nhưng tình yêu của nó không bao giờ thay đổi, nó yêu, vẫn yêu thầy như thế. Dù sao nó cũng làm được một việc cho mình. Nó hiểu không phải cho thầy đâu! Nó được tất cả từ thầy!
Rồi thầy sẽ đón nhận, sẽ dạy dỗ những thế hệ học sinh khác, sẽ có những đứa yêu thầy như nó. Nghĩ đến điều đó, nó mỉm cười sung sướng. “Cầu mong…” nó chắp tay lẩm nhẩm nguyện cầu. Mai nó ra trường rồi…! “Xin cuộc đời đừng lạnh lùng như thế! Cầu mong mọi người yêu thầy như em yêu!”
KHÁNH NGỌC
Entries liên quan:
BÀI HỌC CUỐI CÙNG (1)
BÀI HỌC CUỐI CÙNG (2)
25 comments:
Chúc anh (thầy) VMC sức khỏe tốt để tiếp tục cống hiến những kiến thức quý báu cho sinh viên đàn em.
Nếu dựa vào các nguyên tắc đạo đức xưa cũ thì cô này bị gọi là người thứ 3, phá hoại gia đình người khác vì đã dám yêu người có vợ đấy.
Nhưng thực tế, cô bé này làm người ta liên tưởng đến một người trưởng thành bản lĩnh khi dám sống, dám yêu, dám làm mọi việc theo tiếng gọi chính trực của con tim. Tình yêu của cô không hề bé bỏng theo nghĩa trò yêu thầy mà là một tình yêu lớn, mãnh liệt quyết đoán mà vẫn ướt át, đắm đuối, thật đáng ngưỡng mộ lắm.
@K:
Cám ơn bạn.
@Titi:
Cô ấy chỉ yêu thầm thôi, chứ có dám thổ lộ với thầy đâu, lại càng không có hành động gì khiến gia đình của thầy tan vỡ. Cho nên cô ấy không phá hoại gia đình người khác...
Truyện cảm động lắm! Anh tin rằng trên thực tế có không ít những câu chuyện như thế này, hoặc một phần câu chuyện như thế này. Em còn nhớ chuyện Cô Giáo của anh không? Nói chúng, với anh, nhà giáo là người đáng trân trọng nhất của xã hội.
Titi: Tình yêu không bao giờ có lỗi mà em!
@A Thụy:
Anh mà đem truyện đó đi thi có khi đoạt giải đấy.
Vừng, em luôn khẳng định tình yêu không bao giờ có lỗi. Vì thế, cô bé không phá hoại hạnh phúc mà chính cô, bằng tình yêu mạnh mẽ, bằng sự tế nhị nữ tính, bằng niềm tin vào người mình yêu...đã làm được nhiều điều có ích cho người kia. Và chính cô cũng hạnh phúc, sung sướng khi hành động theo con tim mình.
Tình yêu không bao giờ có lỗi.
TÌnh yêu luôn mang lại những điều kỳ diệu :-)
Mấy kiểu tình cảm này rất dễ phát sinh ở chốn học đường. Tựu chung thì là bồng bột và thiếu thực tế, cho nên thơ mộng và đẹp, giống truyện.
Mình chờ đợi rất lâu một câu chuyện nào đấy của Thầy VMC, tại sao không nhỉ :))
Cô học trò có thể lên làm cô giáo, còn vợ thầy thì cần đi học lại cách sống, đừng có mở miệng cứ tiền tiền mãi thế. Ham tiền thì phải biết tự tạo ra tiền, ko có khả năng thì đừng chửi rủa chồng bất tài ko biết làm giàu.
Em chỉ ngạc nhiên là câu chuyện này có phần hơi bị lạ. Thầy giáo là mẫu người sống tình cảm, ít trọng tiền bạc, nói túm lại là thuộc dạng văn chương ấy. Thế tại sao lại có thể yêu lầm một bà vợ tính phù phiếm, hờ hợt, và ham tiền thế?
Lối viết tả tâm trạng thấy feel lắm anh, có có khiếu tương lai là một nhà văn. Thôi ko vẽ pậy nữa, em dìa bắt chước viết tình củm trong sáng.
@ chị LU: Em thì nghĩ rằng lúc chưa kết hôn, cuộc sống thảnh thơi không nhiều vướng bận, cô vợ cũng đáng yêu dịu dàng như bao nàng thơ khác. Thế nhưng sau ngày cưới, vì "đời không là mơ và người không là thơ", những thất vọng bế tắc lâu ngày bị dồn nén sẽ phát lộ ra thành nanh nọc, thành hời hợt ích kỉ. Nói chung là do hoàn cảnh xô đẩy mà thôi. Em vẫn nghĩ kết hôn như đánh một canh bạc, ở đời này tri nhân tri diện bất tri tâm, chẳng ai dám chắc người vợ (hoặc chồng) sau ngày cưới sẽ vẫn y nguyên như hồi đang yêu cả (à thật ra thì ai cũng thay đổi, nhưng thường thì chẳng ai lường được sự đổi thay ấy khủng khiếp hay nhẹ nhàng, phải không chị?).
Quay trở lại câu chuyện, em vẫn hơi ngơ ngơ một chi tiết, thế tóm lại là thầy bị kỷ luật vì ngồi uống rượu với trò ạ?
mô típ không mới, nhưng cô này biết cách viết cho nó thành hay, giải nhì cũng được
em chỉ không thích cách đặt vào truyện cái thế đối lập đã thành cũ rồi: giáo viên văn chương trồng người thơ phú lãng mạn với thực tế cơm áo gạo tiền; thầy giáo say nghề nhân hậu hiền lành với mụ vợ kiểu của ông lão đánh cá tối ngày chì chiết hầm bà làng
à, có cuộc thì ngược lại hem bác ôi, cho em viết truyện Hãy yêu em như thầy yêu! kè kè
@Anh:
Tuổi học trò mà.
@MC3:
Để hôm nào kể riêng cho MC3 nghe.
@LU:
Có thể trước kia cô vợ cũng yêu anh chồng bằng một tình yêu mơ mộng, nhưng khi lấy nhau có con, thì mọi chuyện trở nên phức tạp hơn. Cơm áo không đùa với túi thơ mà.
@Dạ Hương:
Hai thầy trò cùng say thì chắc là bị kỷ luật.
@Gấu:
Gấu mở luôn một cuộc thi bên blog của mình đi.
Sao chuyện này em đọc thấy nó chẳng hay gì cả. Viết như miêu tả thế nhỉ. Hay là em vô cảm nhở. Hay là em chưa yêu thày bao giờ nhở.
Đọc hai "Bài học cuối cùng" ở bên dưới còn hay hơn nhiều.
Ừ lạ ghê chị cũng giống NLVD, đọc Bài học cuối cùng 1 và 2 lại thấy hay ơi hay.
Thấy 2 chị em khen Bài học cuối cùng, mình phải nhảy vào đó hóng hớt :-D
Mình thấy bài này hay hơn chứ. Một câu chuyện thực tế, sống động và gợi lên khát khao yêu thương, hay hơn hẳn bài trước. Bài học cuối cùng đơn thuần chỉ là một kỷ niệm được nhắc lại nhằm cảnh báo học trò về một hiện tượng lạ thôi :-D
@NLVD +Lana:
Cám ơn 2 bạn đã khen "Bài học cuối cùng". Nhưng "Hãy yêu thầy như em" hay thật mà.
@Tuti: Thực ra là như này, "Bài học cuối cùng" đọc lâu rồi, trưa nay em bấm vào link thấy mình đã đọc rồi bèn nhảy ra dù không hề nhớ một tý tỷ tỳ ty gì nội dung của nó như thế nào nữa. Nhưng em lại nhớ cái cảm giác mà nó mang lại, cái cảm giác đấy được trí nhớ báo lại là hay.
Còn truyện ngắn này không có thắt nút mở nút, đơn điệu từ đầu đến cuối như đặt các câu đơn nối tiếp nhau, từ ngữ không có nhạc tính, mô típ quá cũ, văn phong không trẻ trung tươi mới, không có câu nào khiến em phải dừng lại.
Cái còn lại của một bài viết hay không phải ở nội dung của nó, mà là người ta sẽ nhớ cái cảm giác mà nó mang lại.
Em không định khen "Bài học cuối cùng", nhưng anh C lại đặt nó dưới truyện ngắn này.
Em thích bài này! Ko biết người viết bao nhiêu tuổi nhưng có cảm giác như cô ấy đang viết về câu chuyện của chính mình. Đọc toàn câu chuyện, toát lên một tình cảm chân thành, mãnh liệt và sâu sắc nơi cô gái. Dường như cô đang kể lại, đang chia sẻ cùng mọi người một sự kiện quan trọng đã diễn ra trong đời mình. Mạch truyện tự nhiên, ko bị gò bó xếp đặt như những khuôn viết truyện ngắn, vì thế em thấy nó gần gũi. Cảm ơn thầy đã đăng câu chuyện này nhé!
Hồi xưa em cũng thích một thầy giáo, toàn lấy cớ hỏi bài để đến nhà thầy chơi, ngắm thầy cho sướng :D. Nhưng có lần hình như thầy vừa lao động nặng xong thì em đến nên thầy hôi kinh khủng lên được. Từ đó em hết mơ mộng ạ :D.
@LU: có thể có nhiều hơn 1 giả thuyết đấy. Đúng là có thể thời yêu, 2 người hợp nhau, nhưng khi thành vợ chồng, cơm gạo áo tiền làm ... phần thể hiện ra ngoài ... đổi khác.
Cũng có thể do 2 người đối lập nhau, nên có lực hút nào đó. Có thể họ chỉ cảm nhận đc sự khác nhau, mà ko cố tìm hiểu cho kỹ cái khác đó ... là về cái gì, và có thể dẫn đến cái gì....
Đúng như chị Titi nói TY ko có lỗi, hi hi, nhưng mà sự phát sinh TY là cả một quá trình, và có thể có những mức độ chủ quan nào đó. Khi yêu, ta vẫn có đủ Đầu và Tim mà! Nếu cân bằng, thì sẽ ko sợ đi trật đường.
Nói chung, e thấy rằng truyện này đọc cũng ... đc. Cũng là 1 cuộc truy tìm cảm xúc... muốn đc sống như cái đập đập phía sau xương sườn mách bảo/xui khiến...
Nhưng, em ko thích cá tính của a chàng nhà giáo đó ạ. Gu của e là ng đàn ông (danh từ) phải ... thật là "đàn ông" (tính từ). A này cứ tồi tội thế nào í.
Mà đã ko thích tính cách của nhân vật thì ... khó mà thích cả câu chuyện 1 cách mê mệt đc...
Một chút nhàn nhạt giống như 1 thời văn chương ngày trước ko có lối thoát ấy ạ (do bối cảnh lịch sử, bị đô hộ hay chưa giải phóng gì đó, e dốt về điểm này). E thì thích "tính chiến đấu"...
Tự dưng lại nghĩ lan man đến tính cách, có bài báo nào đó nói rằng khi bé trai quấn mẹ .... thế nào đó... quá thì sau này ... có thể hơi ... mềm tính...
Nói chung, nên khuyến khích bé trai mạnh mẽ, dũng cảm....
@VMC: Lâu rồi e ko đọc blog của anh. E thích sự phong phú đa dạng của chủ nhà. Và 1 yếu tố quan trọng ko kém là sự đa dạng của các com-mèn nữa.
E cũng tự hỏi giống nào ở trên là vẫn chưa thấy tự truyện của chủ nhà nhỉ? Sao anh lại "đá quả bóng" sang a Gauxx để xui (thậm chí có thể hiểu là Xúi) mở cuộc thi này chứ????
(Vinh Hạnh!)
Mình muốn biết chủ nhân thật của nhân vật trong truyện là ai? Câu chuyện cảm động và đáng để nhớ!
Ai biết liên hệ cho mình theo số: 01676111456 nhé!
Truyện hay bạn ạ! Văn phong độc đáo, cuốn hút. Mỗi tội giải Nhì có lẽ bởi vì các nhân dịp tri ân các thầy cô, lời hay ý đẹp bao giờ cũng tốt hơn là những dòng miêu tả "tao không thích đang vẻ đạo mạo lúc nào cũng như giả dối ấy của thầy cô", rồi còn có đoạn tả thầy uống rượu, hút thuốc...
Mình ấn tượng với nhân vật nữ chính. Còn trẻ mà khá hiểu đạo lý cuộc đời. Cũng có cái "ngông", nhưng cũng biết giới hạn. Mình quả thực không nghĩ bạn ấy mới chỉ là nữ sinh cấp 3 thôi đâu.
Đăng nhận xét