Đọc comment cho phần một của bài này, hẳn các bạn cũng thấy, dưới "bàn tay sáng tạo" của các công ty PR họp báo đang ngày một biến tướng và đi xa khỏi bản chất nguyên thủy của nó.
Hãy cùng quay lại với phần hỏi-đáp (Q-A) vốn là một trong những thành tố hấp dẫn nhất trong một buổi họp báo, thì nay thật èo ợt và qua quít. Do đa phần các cuộc họp báo ngày nay chỉ xuất phát từ ý muốn chủ quan người tổ chức, chứ không phải là là dịp để cung cấp cho báo chí và dư luận thông tin mà họ thực sự cần, nên các công ty PR phải tìm đủ cách để thu hút sự quan tâm và tham dự của báo giới. Mời đến ăn tiệc đứng là một trong những cách như vậy.
Tài liệu họp báo được chuẩn bị kỹ càng, khiến các nhà báo hầu như không cần động não sáng tạo gì, chỉ cần thực hiện copy and paste là xong. Các thông tin không đáp ứng nhu cầu muốn biết của cả độc giả và cả báo giới , nên phóng viên cũng không mấy động não xem có cần hỏi thêm chi tiết, căn vặn cái này, hỏi cho ra nhẽ cái kia nữa.
Thế là các nhân viên PR lại nghĩ ra chiêu khác để khách hàng không trách là sao họp báo lại nhạt như cơm nguội thế. Họ nghĩ ra một số câu hỏi, in thành phao, rồi nhét vào tay một số phóng viên ruột: "Anh (chị) lát nữa hỏi dùm em câu này nha. Giúp em đi mà!". Các phóng viên một mặt không muốn làm mếch lòng PR, mặt khác cũng không muốn bị mang tiếng là đến họp báo mà không hành nghề, bèn biến mình thành "gà" của PR và hỏi giúp những câu hỏi để lấp chỗ trống. Diễn giả (đồng thời cũng là khách hàng của công ty PR) hồ hởi trả lời, mà không hề biết rằng mình đang phải tham gia vào một vở kịch do chính mình phải trả tiền để công ty PR dàn dựng.
Nếu các phóng viên trẻ cứ tham gia vào các màn kịch kiểu này, cùng cơ hội kiếm tiền dễ dàng và không cần rèn luyện tay nghề và bản lĩnh thì chẳng mấy chốc mà chúng ta sẽ đầy rẫy những phóng viên suốt ngày chỉ biết lượn họp báo, mất dần khả năng tác nghiệp và tự biến mình thành công cụ của PR.
Hãy cùng quay lại với phần hỏi-đáp (Q-A) vốn là một trong những thành tố hấp dẫn nhất trong một buổi họp báo, thì nay thật èo ợt và qua quít. Do đa phần các cuộc họp báo ngày nay chỉ xuất phát từ ý muốn chủ quan người tổ chức, chứ không phải là là dịp để cung cấp cho báo chí và dư luận thông tin mà họ thực sự cần, nên các công ty PR phải tìm đủ cách để thu hút sự quan tâm và tham dự của báo giới. Mời đến ăn tiệc đứng là một trong những cách như vậy.
Tài liệu họp báo được chuẩn bị kỹ càng, khiến các nhà báo hầu như không cần động não sáng tạo gì, chỉ cần thực hiện copy and paste là xong. Các thông tin không đáp ứng nhu cầu muốn biết của cả độc giả và cả báo giới , nên phóng viên cũng không mấy động não xem có cần hỏi thêm chi tiết, căn vặn cái này, hỏi cho ra nhẽ cái kia nữa.
Thế là các nhân viên PR lại nghĩ ra chiêu khác để khách hàng không trách là sao họp báo lại nhạt như cơm nguội thế. Họ nghĩ ra một số câu hỏi, in thành phao, rồi nhét vào tay một số phóng viên ruột: "Anh (chị) lát nữa hỏi dùm em câu này nha. Giúp em đi mà!". Các phóng viên một mặt không muốn làm mếch lòng PR, mặt khác cũng không muốn bị mang tiếng là đến họp báo mà không hành nghề, bèn biến mình thành "gà" của PR và hỏi giúp những câu hỏi để lấp chỗ trống. Diễn giả (đồng thời cũng là khách hàng của công ty PR) hồ hởi trả lời, mà không hề biết rằng mình đang phải tham gia vào một vở kịch do chính mình phải trả tiền để công ty PR dàn dựng.
Nếu các phóng viên trẻ cứ tham gia vào các màn kịch kiểu này, cùng cơ hội kiếm tiền dễ dàng và không cần rèn luyện tay nghề và bản lĩnh thì chẳng mấy chốc mà chúng ta sẽ đầy rẫy những phóng viên suốt ngày chỉ biết lượn họp báo, mất dần khả năng tác nghiệp và tự biến mình thành công cụ của PR.
Cũng chẳng phải vô cớ mà các khách hàng cứ vô tư đưa đầu mình ra cho PR chặt như thế. Bởi vì họ không nắm được thị trường thông tin, không nắm được bản chất hoạt động của báo chí, lại thích khoa trương thanh thế, thích tổ chức những thứ hoành tráng, nên mới dẫn đến tấn bi hài kịch như vậy.
Giám đốc một công ty PR có lần bộc bạch với tôi: "Khách hàng làm một cái họp báo, ép bọn tôi phải mời bằng được lãnh đạo các báo đến dự. Tôi nói đi nói lại với họ rằng tôi đã từng làm ở báo, các vị trong Ban biên tập không bao giờ đi dự họp báo cả. Mà nếu họ có đến thì cũng không làm tin, viết bài. Mời phóng viên theo dõi ngành đến là hiệu quả nhất. Nhưng khách hàng cứ khăng khăng: "Khó mời lãnh đạo báo chí thì chúng tôi mới phải thuê công ty PR chứ!"
Gặp một cựu sinh viên, nay là giám đốc sáng tạo cho một công ty PR, tôi hỏi: "Sao em lại biến họp báo thành cái gì nửa dơi nửa chuột thế?". Cô cựu sinh viên gãi đầu: "Em đã nói đi nói lại với khách hàng là báo giới chỉ quan tâm đến những thông tin mà họ thấy rằng công chúng thực sự cần thôi. Hãy đợi đến khi quý vị có thông tin như vậy thì hãy họp báo. Nhưng họ có lý lẽ của họ. Họ bảo: "Chúng tôi phải chủ động cung cấp thông tin. Việc của bạn là làm sao cho họp báo hấp dẫn và các nhà báo đến. Chúng tôi sẽ chi đủ". Mình không nhận thì công ty khác cũng nhận. Bọn em không muốn mất khách. Sếp lại không muốn mất doanh thu. Thế là bọn em phải nghĩ ra đủ thứ. Không biết khi mọi người ngán body art thì chúng em phải chuyển sang món nào nữa đây?"
Giám đốc một công ty PR có lần bộc bạch với tôi: "Khách hàng làm một cái họp báo, ép bọn tôi phải mời bằng được lãnh đạo các báo đến dự. Tôi nói đi nói lại với họ rằng tôi đã từng làm ở báo, các vị trong Ban biên tập không bao giờ đi dự họp báo cả. Mà nếu họ có đến thì cũng không làm tin, viết bài. Mời phóng viên theo dõi ngành đến là hiệu quả nhất. Nhưng khách hàng cứ khăng khăng: "Khó mời lãnh đạo báo chí thì chúng tôi mới phải thuê công ty PR chứ!"
Gặp một cựu sinh viên, nay là giám đốc sáng tạo cho một công ty PR, tôi hỏi: "Sao em lại biến họp báo thành cái gì nửa dơi nửa chuột thế?". Cô cựu sinh viên gãi đầu: "Em đã nói đi nói lại với khách hàng là báo giới chỉ quan tâm đến những thông tin mà họ thấy rằng công chúng thực sự cần thôi. Hãy đợi đến khi quý vị có thông tin như vậy thì hãy họp báo. Nhưng họ có lý lẽ của họ. Họ bảo: "Chúng tôi phải chủ động cung cấp thông tin. Việc của bạn là làm sao cho họp báo hấp dẫn và các nhà báo đến. Chúng tôi sẽ chi đủ". Mình không nhận thì công ty khác cũng nhận. Bọn em không muốn mất khách. Sếp lại không muốn mất doanh thu. Thế là bọn em phải nghĩ ra đủ thứ. Không biết khi mọi người ngán body art thì chúng em phải chuyển sang món nào nữa đây?"
ENTRY TRƯỚC: HỌP BÁO RỬA MẮT (1)
3 comments:
ha ha, ra là màn body art chỉ để giử cho không khí buổi họp báo thêm phần đông đúc và xôm tụ. Người tổ chức yên cái tâm đi, lần sau cứ việc nâng độ hot lên tí tí. Cứ cho người mẫu lượn lờ ko cần vẽ vời che đậy gì tất, hồn nhiên như người điên ko quần ko áo, thì họp báo vưỡn đắt show như thường. Anh làm em nhớ lúc học vẽ lớp life drawing, chuyên vẽ mẫu nude í. Hum nào mẫu trẻ đệp thì lớp đầy nghẹt chật cứng mí thèng ku. Chúng nó dành chỗ gần bục gỗ nơi em mẫu đang nằm ưỡn ẹo, và tống em ngồi tuốt luốt ra phía sau. Còn hum nào mẫu là mệ già thì chúng nó biến mất sạch, lúc đó em mứi được ưu tiên bò lên ngồi gần người mẫu mừ vẽ. Mừ mí thèng khỉ ấy thật ra dành ngồi gần, nhưng có mấy thèng chịu vẽ vời chi chi đâu anh? em ngồi sau thấy rõ chúng nó cứ nhìn mẫu roài hít thở ra lại lại thở vô, có tên thở mãi chắc bị ngộp nên lại thở dài thu dọn giấy bút vẽ chuồn nhanh ra cửa. Hông bít tại sao hắn lại yếu bóng vía thế!!!... ^O^
Suy cho cùng, chỉ béo mấy bác PR.
Thảo nào mà càng ngày các công ty PR cứ mọc lên như nấm sau mưa.
Khổ quá cơ! Có "nhu" thì chắc là mới có "cầu" vì màn đó là ăn khách nhất. E thấy các chị làm PR buôn chuyện với nhau: Chỉ có "xôi thịt" là ăn khách nhất, vì có mục ấy, các khách mời ( Đặc biệt là các Men rất chăm chú). Còn các phần khác, kể cả bốc thăm trúng thưởng mà cũng chẳng có ai đoái hoài, chỉ khổ mấy anh làm thiết kế. Cần ảnh để chèn vào bài viết sau sự kiện mà chẳng có cái ảnh nào. Khổ vậy! Nếu mọi người kịch liệt phản đối chuyện " Họp báo rửa mặt" này thì đảm bảo các công ty PR có "cho tiền" cũng không dám làm vậy.
Đăng nhận xét