Ở chung trong 4 ngôi nhà cao tầng của ký túc xá Đại học Sư phạm Quốc gia Minsk (Belarus) những năm 1985 - 1986 là sinh viên đến từ nhiều nước: Từ Liên Xô có Nga, Belarus, Ukraina, Kyrgizia (Kyrgyzstan), Gruzia (Georgia)... Nước ngoài thì có Việt Nam, Bulgaria, Cuba. Tôi thân với Kolia (Belarus) và Goga (Gruzia).
Những lúc rảnh rỗi, Goga thường chạy đến phòng tôi, nằm đại xuống một chiếc giường và nghe nhạc. Chẳng là trong phòng tôi có máy quay đĩa (không phải đồ xịn lắm), nhưng là thứ mà trong phòng các sinh viên Liên Xô thường không có. Hơn nữa phòng tôi có một bộ sưu tập đĩa hát khá phong phú.
Goga rất vui tính, nói tiếng Nga nặng âm đặc trưng của người Gruzia. Cậu kể với tôi đủ thứ chuyện, từ chuyện trên lớp, chuyện ở quê, tới các cuộc chinh phục những cô nàng yêu kiều thuộc đủ quốc tịch học trong trường.
Goga cũng hay sốt sắng giúp các sinh viên Việt Nam mua thứ nọ, bán thứ kia. Các phi vụ cậu làm đều trót lọt và chúng tôi cũng chẳng để cậu thiệt bao giờ. Thỉnh thoảng cậu lại cầm sang cho tôi mấy thứ đồ ăn mà mẹ cậu nhờ ai đó lặn lội mang từ Tbilisi đến Minsk cho cậu (hai thành phố cách nhau khoảng 4.000 km đường xe lửa).
Chúng tôi nhấm nháp và cậu nói: "Này, trong cái ký túc xá này tao thích nhất bọn Việt Nam chúng mày". "Tại sao" - tôi hỏi. "Tại vì chúng mày giống người Gruzia" - cậu trả lời. Tôi cười, nói đùa: "Thôi, tụi tao mà giống chúng mày để bị người Nga ghét à!". Cậu xịu mặt không nói gì.
Người Gruzia có mặt khắp Liên bang Xô viết. Họ có những con người nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực: Loại chính khách lẫy lừng như Stalin, như Shevardnadze; những nhà văn có tầm ảnh hưởng như Nodar Dumbadze (Trên mảnh đất người đời); những đạo diễn điện ảnh xuất sắc như Georgi Danelia (Marathon mùa thu), Tengis Abuladze (Sám hối)... Đội Dinamo Tbilisi với danh thủ Chivadze một thời khiến nhiều khán giả Việt Nam say mê. Ít ai biết đại kiện tướng cờ vua Gari Kasparov cũng là người Gruzia.
Nhưng người Gruzia cũng danh bất hư truyền trong những chuyện mánh mung buôn bán, láu cá khôn vặt, trăng hoa tình ái. Người Liên Xô trước đây, người Nga hiện nay có hẳn một kho truyện tiếu lâm vô cùng phong phúvề những đặc tính này của người Gruzia.
Dẫu bị mang tiếng, nhưng đàn ông Gruzia lại rất được các bà các cô ái mộ. Nước da ngăm ngăm, nụ cười ngoác đến tận mang tai luôn thường trực trên gương mặt, năng lượng sống lúc nào cũng ngùn ngụt, sự ma ranh đầy duyên dáng... tất cả những điều đó khiến họ hầu như không bao giờ thất bại trên tình trường.
Phụ nữ Nga yêu họ, nhưng cũng căm thù họ. Đàn ông Nga thì đương nhiên cũng chẳng mấy ưa họ.
Nhưng phải công bằng mà nói, người Gruzia cũng khá chân thành và hiếu khách. Nếu được họ coi là bạn, thì họ sẵn sàng sẻ nhà sẻ cửa, giúp đỡ đến đồng bạc cuối cùng.
Khi tôi trở về nước mùa hè năm 1986, bức thư đầu tiên tôi nhận được từ Liên Xô chính là của Goga. Tôi thực sự cảm động về điều đó. Cậu kể cậu đang nghỉ hè ở Tbilisi và đang say mê xem World Cup Mexico. Cậu bảo rất hâm mộ Maradona và hy vọng có ngày được tận mắt xem anh thi đấu ở Tbilisi.
Chúng tôi trao đổi thư từ với nhau một thời gian nữa. Cậu vẫn kể cho tôi nghe những chuyện của cậu, từ gia đình, chính trị, xã hội cho đến những thành công trên tình trường. Cậu cú mỗi chuyện là không cưa được cô gái Việt nào.
Goga ra trường cũng đúng vào lúc Liên Xô bắt đầu có những xáo trộn và ít lâu sau thì tan rã hoàn toàn. Tôi bặt tin cậu từ đó. Nhưng tôi không bao giờ quên cậu, vì cậu thực sự là một người bạn. Cậu sống thật với chính mình, không cao ngạo đạo đức, cũng chẳng che giấu những yếu điểm của mình. Cậu thật như chính con người của cậu vậy.
Quan hệ Nga - Gruzia cơm không lành canh không ngọt đã nhiều lần rồi. Ai cũng đưa ra cái lý của mình. Tôi thì thường nghiêng về lý của người Nga nhiều hơn, mặc dù không phủ nhận là Gruzia vẫn có những người thú vị như Goga.
Ai được lợi trong cuộc chiến ở Nam Ossetia, nơi có hơn 2000 người Ossetia mang quốc tịch Nga bị thiệt mạng? Ai được lợi khi cả Nga lẫn Gruzia phải đưa quân vào đây. Chắc chắn không phải người Ossetia, chắc chắn không phải người Nga, lại càng không phải người Gruzia.
Một hai vị chính khách vì những toan tính đầy tham vọng của riêng mình đã đẩy họ đến với thảm họa. Xem "Đại chiến Xích Bích" của Ngô Vũ Sâm thì thấy chuyện này có từ thời xa xưa rồi. Điều đáng tiếc là ngay cả bây giờ con người vẫn không ngăn chặn được những toan tính tham vọng như vậy.
Ảnh biếm hoạ: Một người Gruzia đọc báo "Moskva - tổ quốc của chúng ta" với dòng tít lớn "Moskva trượt trên vỏ dưa hấu" (Người Gruzia sống ở Moskva rất đông, nên đã coi Moskva là "quê hương" của mình, nhiều người trong số đó buôn dưa hấu tại tất cả các chợ hoa quả).
Những lúc rảnh rỗi, Goga thường chạy đến phòng tôi, nằm đại xuống một chiếc giường và nghe nhạc. Chẳng là trong phòng tôi có máy quay đĩa (không phải đồ xịn lắm), nhưng là thứ mà trong phòng các sinh viên Liên Xô thường không có. Hơn nữa phòng tôi có một bộ sưu tập đĩa hát khá phong phú.
Goga rất vui tính, nói tiếng Nga nặng âm đặc trưng của người Gruzia. Cậu kể với tôi đủ thứ chuyện, từ chuyện trên lớp, chuyện ở quê, tới các cuộc chinh phục những cô nàng yêu kiều thuộc đủ quốc tịch học trong trường.
Goga cũng hay sốt sắng giúp các sinh viên Việt Nam mua thứ nọ, bán thứ kia. Các phi vụ cậu làm đều trót lọt và chúng tôi cũng chẳng để cậu thiệt bao giờ. Thỉnh thoảng cậu lại cầm sang cho tôi mấy thứ đồ ăn mà mẹ cậu nhờ ai đó lặn lội mang từ Tbilisi đến Minsk cho cậu (hai thành phố cách nhau khoảng 4.000 km đường xe lửa).
Chúng tôi nhấm nháp và cậu nói: "Này, trong cái ký túc xá này tao thích nhất bọn Việt Nam chúng mày". "Tại sao" - tôi hỏi. "Tại vì chúng mày giống người Gruzia" - cậu trả lời. Tôi cười, nói đùa: "Thôi, tụi tao mà giống chúng mày để bị người Nga ghét à!". Cậu xịu mặt không nói gì.
Người Gruzia có mặt khắp Liên bang Xô viết. Họ có những con người nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực: Loại chính khách lẫy lừng như Stalin, như Shevardnadze; những nhà văn có tầm ảnh hưởng như Nodar Dumbadze (Trên mảnh đất người đời); những đạo diễn điện ảnh xuất sắc như Georgi Danelia (Marathon mùa thu), Tengis Abuladze (Sám hối)... Đội Dinamo Tbilisi với danh thủ Chivadze một thời khiến nhiều khán giả Việt Nam say mê. Ít ai biết đại kiện tướng cờ vua Gari Kasparov cũng là người Gruzia.
Nhưng người Gruzia cũng danh bất hư truyền trong những chuyện mánh mung buôn bán, láu cá khôn vặt, trăng hoa tình ái. Người Liên Xô trước đây, người Nga hiện nay có hẳn một kho truyện tiếu lâm vô cùng phong phúvề những đặc tính này của người Gruzia.
Dẫu bị mang tiếng, nhưng đàn ông Gruzia lại rất được các bà các cô ái mộ. Nước da ngăm ngăm, nụ cười ngoác đến tận mang tai luôn thường trực trên gương mặt, năng lượng sống lúc nào cũng ngùn ngụt, sự ma ranh đầy duyên dáng... tất cả những điều đó khiến họ hầu như không bao giờ thất bại trên tình trường.
Phụ nữ Nga yêu họ, nhưng cũng căm thù họ. Đàn ông Nga thì đương nhiên cũng chẳng mấy ưa họ.
Nhưng phải công bằng mà nói, người Gruzia cũng khá chân thành và hiếu khách. Nếu được họ coi là bạn, thì họ sẵn sàng sẻ nhà sẻ cửa, giúp đỡ đến đồng bạc cuối cùng.
Khi tôi trở về nước mùa hè năm 1986, bức thư đầu tiên tôi nhận được từ Liên Xô chính là của Goga. Tôi thực sự cảm động về điều đó. Cậu kể cậu đang nghỉ hè ở Tbilisi và đang say mê xem World Cup Mexico. Cậu bảo rất hâm mộ Maradona và hy vọng có ngày được tận mắt xem anh thi đấu ở Tbilisi.
Chúng tôi trao đổi thư từ với nhau một thời gian nữa. Cậu vẫn kể cho tôi nghe những chuyện của cậu, từ gia đình, chính trị, xã hội cho đến những thành công trên tình trường. Cậu cú mỗi chuyện là không cưa được cô gái Việt nào.
Goga ra trường cũng đúng vào lúc Liên Xô bắt đầu có những xáo trộn và ít lâu sau thì tan rã hoàn toàn. Tôi bặt tin cậu từ đó. Nhưng tôi không bao giờ quên cậu, vì cậu thực sự là một người bạn. Cậu sống thật với chính mình, không cao ngạo đạo đức, cũng chẳng che giấu những yếu điểm của mình. Cậu thật như chính con người của cậu vậy.
Quan hệ Nga - Gruzia cơm không lành canh không ngọt đã nhiều lần rồi. Ai cũng đưa ra cái lý của mình. Tôi thì thường nghiêng về lý của người Nga nhiều hơn, mặc dù không phủ nhận là Gruzia vẫn có những người thú vị như Goga.
Ai được lợi trong cuộc chiến ở Nam Ossetia, nơi có hơn 2000 người Ossetia mang quốc tịch Nga bị thiệt mạng? Ai được lợi khi cả Nga lẫn Gruzia phải đưa quân vào đây. Chắc chắn không phải người Ossetia, chắc chắn không phải người Nga, lại càng không phải người Gruzia.
Một hai vị chính khách vì những toan tính đầy tham vọng của riêng mình đã đẩy họ đến với thảm họa. Xem "Đại chiến Xích Bích" của Ngô Vũ Sâm thì thấy chuyện này có từ thời xa xưa rồi. Điều đáng tiếc là ngay cả bây giờ con người vẫn không ngăn chặn được những toan tính tham vọng như vậy.
Ảnh biếm hoạ: Một người Gruzia đọc báo "Moskva - tổ quốc của chúng ta" với dòng tít lớn "Moskva trượt trên vỏ dưa hấu" (Người Gruzia sống ở Moskva rất đông, nên đã coi Moskva là "quê hương" của mình, nhiều người trong số đó buôn dưa hấu tại tất cả các chợ hoa quả).
0 comments:
Đăng nhận xét