Hà Linh "trở lại" trong đêm diễn thứ hai của vòng 2 SMĐH 2008 bằng một sáng tác của Lê Minh Sơn. Trước khi chương trình diễn ra, nghe nói cô chọn "Đá trông chồng", một ca khúc đã được Thanh Lam "đóng đinh". Tôi tự hỏi: Không biết cô sẽ xử lý bài này ra sao, khi mà "tượng đài" hát bài ấy ngồi sừng sững ở dưới trong HĐNT và thẳng thắn chê cô trong đêm diễn hôm trước?
Rất may, cô đã không hát "Đá trông chồng". Người ta đã nghe cô hát nó tại Sao Mai năm ngoái rồi. Hà cớ gì phải hát lại nữa? Nhưng cô vẫn không thoát khỏi Lê Minh Sơn. Cô hát bài gì đó như là khát, hay hạn hán gì đó, tôi không nhớ rõ.
Thành thật mà nói, Hà Linh gặp ca khúc của Lê Minh Sơn như cá gặp nước. Cô thoả thức vẫy vùng, phô diễn mọi kỹ thuật thanh nhạc và phả vào đó mọi loại cảm xúc cần có. Bài hát đương nhiên rất khó nghe đối với khán giả, và đương nhiên được HĐNT "thở phào nhẹ nhõm" bình là "thành công".
Trong một-hai entry trước về SMĐH 2008, tôi có viết rằng Hà Linh có khả năng mang lại diện mạo mới cho các ca khúc của Lê Minh Sơn. Nhưng xem xong đêm nay, tôi thấy thực ra cô không đem lại điều gì mới mẻ cả. Mặc dù nỗ lực và sự sáng tạo của cô là không thể phủ nhận. Đơn giản là vì nhạc của Lê Minh Sơn quá quen thuộc, không còn gì để sáng tạo thêm nữa.
Quay ngược lại thời gian, Ngọc Khuê được coi là ca sĩ đầu tiên mang Lê Minh Sơn ra trình làng. Tại Sao Mai ở Tuần Châu năm đó, tuy chỉ được giải Nhì, nhưng Ngọc Khuê lại mang đến một cách hát mới với những ca khúc thực sự mới mẻ đối với tai người nghe nhạc. Những "Chuồn chuồn ớt", "Bên bờ ao nhà mình" hoàn toàn khác lạ từ cách viết, phong cách âm nhạc cho đến cảm xúc sáng tác.
Tùng Dương là người có công đem Lê Minh Sơn đến với quảng đại quần chúng. Với tất cả các ca khúc của Lê Minh Sơn (trừ "Quê nhà" của Trần Tiến), Tùng Dương đã trở thành hiện tượng tại Sao Mai Điểm hẹn 2004. Lần đầu tiên công chúng thấy được diện mạo đầy đủ của Lê Minh Sơn qua những bài hát được trình bày bởi một giọng hát mới vô cùng điêu luyện, tràn đầy nội lực và cảm xúc. Khán giả bắt đầu yêu thích thế giới của Lê Minh Sơn.
Thanh Lam hát Lê Minh Sơn khi đã ở đỉnh cao sự nghiệp. Chị không còn phải đem Lê Minh Sơn ra để thi thố như hai ca sĩ trước. Kết hợp với Lê Minh Sơn, Thanh Lam như tìm được chỗ để giải toả năng lượng sáng tạo. Sự hợp tác giữa hai người thực sự là "bùng nổ" và cống hiến cho người nghe những bài hát "đã nhĩ".
Bây giờ đến Hà Linh.
Cô có thể tìm được gì nữa, sáng tạo được thêm gì nữa khi hát Lê Minh Sơn?
Cá nhân tôi đã hy vọng rằng cô có thể hát sâu lắng hơn, nhẹ nhàng hơn, khắc khoải hơn, nữ tính hơn, lãng mạn hơn. Nhưng dường như thế thì không còn ra chất Lê Minh Sơn nữa.
Lê Minh Sơn là cứ phải bạo liệt, trúc trắc và khó nghe, phải thấm đẫm chất tuồng chèo giống như ca khúc mà Hà Linh hát đêm nay.
Nếu Hà Linh cứ bám vào Lê Minh Sơn, thì liệu cô có làm được gì hay hơn những điều mà Ngọc Khuê, Tùng Dương và Thanh Lam đã làm?
Câu trả lời là không!
Cái "mỏ dầu" của Lê Minh Sơn dường như đã cạn kiệt. Bản thân những sáng tác của Lê Minh Sơn không còn mới hơn được nữa. Qua rồi giai đoạn khán giả háo hức khám phá Lê Minh Sơn. Nghe Lê Minh Sơn bây giờ rất mệt. Vậy thì liệu Hà Linh còn có thể phát kiến thêm được điều gì?
HĐNT muốn Hà Linh trung thành với thể loại ca khúc dân gian đương đại mà cô đã chọn. Thì đấy cô đã trở lại, đã sáng tạo! Nhưng không thể gọi là khám phá!
Cô sẽ không thể tạo lên một hình tượng âm nhạc mới giống như Ngọc Khuê, Tùng Dương đã từng làm. Đơn giản là người ta không thể khám phá và bứt lên trên một cái nền đã cũ và bị đào bới hết mọi tài nguyên rồi.
Nhưng cô cũng không rời bỏ được Lê Minh Sơn, ít ra là trong SMĐH lần này. Vì trên thực tế, chẳng có môi trường nào khiến cô được thoả sức tung tăng như trong môi trường của Lê Minh Sơn.
Rất may, cô đã không hát "Đá trông chồng". Người ta đã nghe cô hát nó tại Sao Mai năm ngoái rồi. Hà cớ gì phải hát lại nữa? Nhưng cô vẫn không thoát khỏi Lê Minh Sơn. Cô hát bài gì đó như là khát, hay hạn hán gì đó, tôi không nhớ rõ.
Thành thật mà nói, Hà Linh gặp ca khúc của Lê Minh Sơn như cá gặp nước. Cô thoả thức vẫy vùng, phô diễn mọi kỹ thuật thanh nhạc và phả vào đó mọi loại cảm xúc cần có. Bài hát đương nhiên rất khó nghe đối với khán giả, và đương nhiên được HĐNT "thở phào nhẹ nhõm" bình là "thành công".
Trong một-hai entry trước về SMĐH 2008, tôi có viết rằng Hà Linh có khả năng mang lại diện mạo mới cho các ca khúc của Lê Minh Sơn. Nhưng xem xong đêm nay, tôi thấy thực ra cô không đem lại điều gì mới mẻ cả. Mặc dù nỗ lực và sự sáng tạo của cô là không thể phủ nhận. Đơn giản là vì nhạc của Lê Minh Sơn quá quen thuộc, không còn gì để sáng tạo thêm nữa.
Quay ngược lại thời gian, Ngọc Khuê được coi là ca sĩ đầu tiên mang Lê Minh Sơn ra trình làng. Tại Sao Mai ở Tuần Châu năm đó, tuy chỉ được giải Nhì, nhưng Ngọc Khuê lại mang đến một cách hát mới với những ca khúc thực sự mới mẻ đối với tai người nghe nhạc. Những "Chuồn chuồn ớt", "Bên bờ ao nhà mình" hoàn toàn khác lạ từ cách viết, phong cách âm nhạc cho đến cảm xúc sáng tác.
Tùng Dương là người có công đem Lê Minh Sơn đến với quảng đại quần chúng. Với tất cả các ca khúc của Lê Minh Sơn (trừ "Quê nhà" của Trần Tiến), Tùng Dương đã trở thành hiện tượng tại Sao Mai Điểm hẹn 2004. Lần đầu tiên công chúng thấy được diện mạo đầy đủ của Lê Minh Sơn qua những bài hát được trình bày bởi một giọng hát mới vô cùng điêu luyện, tràn đầy nội lực và cảm xúc. Khán giả bắt đầu yêu thích thế giới của Lê Minh Sơn.
Thanh Lam hát Lê Minh Sơn khi đã ở đỉnh cao sự nghiệp. Chị không còn phải đem Lê Minh Sơn ra để thi thố như hai ca sĩ trước. Kết hợp với Lê Minh Sơn, Thanh Lam như tìm được chỗ để giải toả năng lượng sáng tạo. Sự hợp tác giữa hai người thực sự là "bùng nổ" và cống hiến cho người nghe những bài hát "đã nhĩ".
Bây giờ đến Hà Linh.
Cô có thể tìm được gì nữa, sáng tạo được thêm gì nữa khi hát Lê Minh Sơn?
Cá nhân tôi đã hy vọng rằng cô có thể hát sâu lắng hơn, nhẹ nhàng hơn, khắc khoải hơn, nữ tính hơn, lãng mạn hơn. Nhưng dường như thế thì không còn ra chất Lê Minh Sơn nữa.
Lê Minh Sơn là cứ phải bạo liệt, trúc trắc và khó nghe, phải thấm đẫm chất tuồng chèo giống như ca khúc mà Hà Linh hát đêm nay.
Nếu Hà Linh cứ bám vào Lê Minh Sơn, thì liệu cô có làm được gì hay hơn những điều mà Ngọc Khuê, Tùng Dương và Thanh Lam đã làm?
Câu trả lời là không!
Cái "mỏ dầu" của Lê Minh Sơn dường như đã cạn kiệt. Bản thân những sáng tác của Lê Minh Sơn không còn mới hơn được nữa. Qua rồi giai đoạn khán giả háo hức khám phá Lê Minh Sơn. Nghe Lê Minh Sơn bây giờ rất mệt. Vậy thì liệu Hà Linh còn có thể phát kiến thêm được điều gì?
HĐNT muốn Hà Linh trung thành với thể loại ca khúc dân gian đương đại mà cô đã chọn. Thì đấy cô đã trở lại, đã sáng tạo! Nhưng không thể gọi là khám phá!
Cô sẽ không thể tạo lên một hình tượng âm nhạc mới giống như Ngọc Khuê, Tùng Dương đã từng làm. Đơn giản là người ta không thể khám phá và bứt lên trên một cái nền đã cũ và bị đào bới hết mọi tài nguyên rồi.
Nhưng cô cũng không rời bỏ được Lê Minh Sơn, ít ra là trong SMĐH lần này. Vì trên thực tế, chẳng có môi trường nào khiến cô được thoả sức tung tăng như trong môi trường của Lê Minh Sơn.
0 comments:
Đăng nhận xét