Hôm qua tôi được mời đến dự bữa tiệc gặp mặt và đồng thời cũng là chia tay của nhân vật chính trong series "Đứng trước một quyết định". Không biết mọi người còn nhớ cô ấy không?
Đó là một phụ nữ góa chồng khi còn rất trẻ. Cách đây 2 năm (tức là 15 năm sau cái chết của chồng), cô được giới thiệu cho một người đàn ông ở Australia. Hai người liên lạc, trò chuyện qua Internet và tính đến chuyện hôn nhân. Tháng 7 năm ngoái, anh ấy đã sang VN thăm cô và những người thân cũng như họ hàng của cô. Sau chuyến đi đó, hai người quyết định kết hôn và trước Tết Canh Dần anh đã sang VN để cùng ăn Tết với mẹ con cô và ra Giêng thì đón họ sang Australia.
Bữa tiệc do vậy nói là gặp mặt cũng đúng, mà chia tay cũng đúng, hay tiệc ra mắt, tiệc cưới đều được cả.
Trước Tết, tôi đã có dịp gặp hai người. Qua tiếp xúc trực tiếp, có thể thấy Anthony (tên người đàn ông Australia) là người đứng đắn, nghiêm túc và cởi mở. Anh đã thu xếp ổn thỏa: nhà cửa, công việc cho vợ (cô sẽ làm việc trong một nhà hàng Việt Nam), học hành cho con riêng của vợ (cháu sẽ học lại lớp 11, năm học mới vừa bắt đầu) và hy vọng mọi chuyện sẽ tốt đẹp.
Tôi hỏi: "Anthony, trước nay anh tự nấu, hay ăn ở bên ngoài". Anthony trả lời: "Vì tôi là bếp trưởng, nên tôi có thể ăn tại nhà hàng nơi tôi làm việc. Nhưng từ nay, tôi sẽ ăn chủ yếu ở nhà. Vợ tôi nấu ăn ngon và tôi thích đồ ăn mà cô ấy nấu".
Anh dặn vợ mang theo mọi thứ giấy tờ bằng cấp, để khi sang Australia có thể theo học một cái gì đó nếu có điều kiện.
Hôm đó, tôi bảo: "Anthony, tại bữa tiệc tới đây anh sẽ mặc áo dài khăn đóng nhé!". Anthony vui vẻ: "OK!"
Nhưng khi ra đến tiệm thuê trang phục cưới, thì không thể tìm đâu được bộ áo dài khăn đóng vừa với ông Tây cao 1,90m này. Anthony lại không quen mặc sơmi và thắt cravate, nhất là thời tiết ở HN mấy hôm nay trở nên nóng nực như mùa hè. Vợ anh phải bảo: "Thôi, anh chỉ cần đóng bộ một lần này thôi. Họ hàng em mọi người đều mặc đẹp cả. Chẳng lẽ chú rể lại mặc áo phông?"
Anthony đồng ý đến cửa hàng Việt Tiến cạnh nhà để sắm bộ cánh mà anh chắc sẽ chỉ mặc một lần.
Bữa tiệc diễn ra với sự hiện diện đông đủ của họ hàng phía cô dâu. Anthony rất vui khi nhìn thấy một lũ trẻ con kháu khỉnh, ăn vận sặc sỡ. Anh mải mê chụp ảnh và quay phim chúng.
Ông bác của cô dâu đứng lên phát biểu, đại ý: Hôm nay chúng ta có mặt ở đây để chứng kiến sự ra mắt của một thành viên mới trong đại gia đình của chúng ta. Bác chúc hai cháu ổn định cuộc sống, gặp nhiều may mắn, ăn nên làm ra và chung sống hạnh phúc. Và đồng thời cũng là để chia tay, chưa rõ bao giờ sẽ gặp lại. Chúc các cháu thượng lộ bình an.
Ông nói đến đây, thì cô dâu òa khóc. Chú rể ngạc nhiên, quay sang cô dâu: "Are you OK?"
Mọi người đứng lên nâng cốc chúng mừng đôi vợ chồng mới. Cô dâu đã kịp lau nước mắt và mỉm cười.
Ông bác uống cạn ly, rồi rút trong túi áo vest ra một chiếc phong bì và đưa cho chú rể: "Gia đình bác chúc mừng hai cháu".
Anthony ngơ ngác nhìn chiếc phong bì. Cô dâu giải thích: "Đây là lucky money. Theo phong tục Việt Nam, bác ấy chúc chúng ta hạnh phúc". Anthony nhận và vui vẻ bắt tay ông bác.
Rồi lần lượt những người trong bàn tiệc đến chạm cốc với thành viên mới trong gia đình. Họ không quên tặng đôi vợ chồng mới những chiếc phong bì chứa "lucky money".
Anthony có vẻ phấn khích. Tuy không uống được nhiều, nhưng anh hồ hởi nâng cốc với tất cả mọi người, cùng cất tiếng "zô" theo mấy cậu em rể và tiếp nhận những thức ăn mà các bà bác gắp cho (mặc dù các bà đều được con cháu cảnh báo là không nên tiếp thức ăn cho cháu rể người nước ngoài). Nhưng một bà có vẻ bực: "Tôi quý thì tôi mới tiếp, tại sao lại không được?"
Gần cuối buổi, Anthony đứng lên cảm ơn mọi người và hứa sẽ cùng vợ trở lại VN sau hai năm nữa. "Chắc chắn từ nay chúng tôi sẽ về VN thường xuyên" - anh nói.
Buổi chia tay diễn ra cảm động. Mấy bà bác, bà dì, các cô em mắt đều đỏ hoe.
Tôi bắt tay Anthony: "Anh nhớ chăm sóc cô ấy nhé". - "Anh yên tâm!" - Anthony nói chắc chắn.
Đó là một phụ nữ góa chồng khi còn rất trẻ. Cách đây 2 năm (tức là 15 năm sau cái chết của chồng), cô được giới thiệu cho một người đàn ông ở Australia. Hai người liên lạc, trò chuyện qua Internet và tính đến chuyện hôn nhân. Tháng 7 năm ngoái, anh ấy đã sang VN thăm cô và những người thân cũng như họ hàng của cô. Sau chuyến đi đó, hai người quyết định kết hôn và trước Tết Canh Dần anh đã sang VN để cùng ăn Tết với mẹ con cô và ra Giêng thì đón họ sang Australia.
Bữa tiệc do vậy nói là gặp mặt cũng đúng, mà chia tay cũng đúng, hay tiệc ra mắt, tiệc cưới đều được cả.
Trước Tết, tôi đã có dịp gặp hai người. Qua tiếp xúc trực tiếp, có thể thấy Anthony (tên người đàn ông Australia) là người đứng đắn, nghiêm túc và cởi mở. Anh đã thu xếp ổn thỏa: nhà cửa, công việc cho vợ (cô sẽ làm việc trong một nhà hàng Việt Nam), học hành cho con riêng của vợ (cháu sẽ học lại lớp 11, năm học mới vừa bắt đầu) và hy vọng mọi chuyện sẽ tốt đẹp.
Tôi hỏi: "Anthony, trước nay anh tự nấu, hay ăn ở bên ngoài". Anthony trả lời: "Vì tôi là bếp trưởng, nên tôi có thể ăn tại nhà hàng nơi tôi làm việc. Nhưng từ nay, tôi sẽ ăn chủ yếu ở nhà. Vợ tôi nấu ăn ngon và tôi thích đồ ăn mà cô ấy nấu".
Anh dặn vợ mang theo mọi thứ giấy tờ bằng cấp, để khi sang Australia có thể theo học một cái gì đó nếu có điều kiện.
Hôm đó, tôi bảo: "Anthony, tại bữa tiệc tới đây anh sẽ mặc áo dài khăn đóng nhé!". Anthony vui vẻ: "OK!"
Nhưng khi ra đến tiệm thuê trang phục cưới, thì không thể tìm đâu được bộ áo dài khăn đóng vừa với ông Tây cao 1,90m này. Anthony lại không quen mặc sơmi và thắt cravate, nhất là thời tiết ở HN mấy hôm nay trở nên nóng nực như mùa hè. Vợ anh phải bảo: "Thôi, anh chỉ cần đóng bộ một lần này thôi. Họ hàng em mọi người đều mặc đẹp cả. Chẳng lẽ chú rể lại mặc áo phông?"
Anthony đồng ý đến cửa hàng Việt Tiến cạnh nhà để sắm bộ cánh mà anh chắc sẽ chỉ mặc một lần.
Bữa tiệc diễn ra với sự hiện diện đông đủ của họ hàng phía cô dâu. Anthony rất vui khi nhìn thấy một lũ trẻ con kháu khỉnh, ăn vận sặc sỡ. Anh mải mê chụp ảnh và quay phim chúng.
Ông bác của cô dâu đứng lên phát biểu, đại ý: Hôm nay chúng ta có mặt ở đây để chứng kiến sự ra mắt của một thành viên mới trong đại gia đình của chúng ta. Bác chúc hai cháu ổn định cuộc sống, gặp nhiều may mắn, ăn nên làm ra và chung sống hạnh phúc. Và đồng thời cũng là để chia tay, chưa rõ bao giờ sẽ gặp lại. Chúc các cháu thượng lộ bình an.
Ông nói đến đây, thì cô dâu òa khóc. Chú rể ngạc nhiên, quay sang cô dâu: "Are you OK?"
Mọi người đứng lên nâng cốc chúng mừng đôi vợ chồng mới. Cô dâu đã kịp lau nước mắt và mỉm cười.
Ông bác uống cạn ly, rồi rút trong túi áo vest ra một chiếc phong bì và đưa cho chú rể: "Gia đình bác chúc mừng hai cháu".
Anthony ngơ ngác nhìn chiếc phong bì. Cô dâu giải thích: "Đây là lucky money. Theo phong tục Việt Nam, bác ấy chúc chúng ta hạnh phúc". Anthony nhận và vui vẻ bắt tay ông bác.
Rồi lần lượt những người trong bàn tiệc đến chạm cốc với thành viên mới trong gia đình. Họ không quên tặng đôi vợ chồng mới những chiếc phong bì chứa "lucky money".
Anthony có vẻ phấn khích. Tuy không uống được nhiều, nhưng anh hồ hởi nâng cốc với tất cả mọi người, cùng cất tiếng "zô" theo mấy cậu em rể và tiếp nhận những thức ăn mà các bà bác gắp cho (mặc dù các bà đều được con cháu cảnh báo là không nên tiếp thức ăn cho cháu rể người nước ngoài). Nhưng một bà có vẻ bực: "Tôi quý thì tôi mới tiếp, tại sao lại không được?"
Gần cuối buổi, Anthony đứng lên cảm ơn mọi người và hứa sẽ cùng vợ trở lại VN sau hai năm nữa. "Chắc chắn từ nay chúng tôi sẽ về VN thường xuyên" - anh nói.
Buổi chia tay diễn ra cảm động. Mấy bà bác, bà dì, các cô em mắt đều đỏ hoe.
Tôi bắt tay Anthony: "Anh nhớ chăm sóc cô ấy nhé". - "Anh yên tâm!" - Anthony nói chắc chắn.
Bài liên quan:
1. ĐỨNG TRƯỚC MỘT QUYẾT ĐỊNH
2. TRỞ LẠI VỚI "ĐỨNG TRƯỚC MỘT QUYẾT ĐỊNH"
3. LẠI TRỞ LẠI "ĐỨNG TRƯỚC MỘT QUYẾT ĐỊNH"
13 comments:
Hu hu.
Chúc mừng chị ấy. Chị ấy xứng đáng được như vậy lắm.
Mừ chẳng hiểu sao, em chỉ thích yêu, hong thích cưới nữa. Em sợ bị tiếp thứ ăn hay sao í hì hì...
Thích nhất là đọc những câu chuyện, sau bao nhiêu biến động, sóng gió của cuộc đời, có một cái kết có hậu như câu chuyện này. Càng thích nữa nó lại là câu chuyện thật, với người thật, việc thật.
NLVD: Sao em lại hu hu?
Titi: Yêu thì mới gọi là yêu. Cưới rồi thì người ta không gọi là yêu nữa đâu. Em nhớ thế nhé! Hic
Em không biết ạ. Tự nhiên muốn hu hu. Các cô giáo dạy văn hay gọi là bí từ:)
Có hậu thật không? --> chủ nghĩa hoài nghi :))
vào một buổi sáng chủ nhật tươi sáng đọc được một câu chuyện nhẹ nhàng và có hậu như thế này thì còn gì bằng.
Không biết nói gì khác ngoài việc chân thành chúc phúc cho Anthony cùng cô ấy và cậu con trai. Hy vọng từ nay cuộc sống của cô ấy sẽ luôn hạnh phúc.
Thế là tốt rồi, anh chồng khuyên đúng đó, chị ấy nên mang theo những bằng cấp đã học bên VN để qua đó nên đi học lại, ra đi làm lương bổng tốt hơn và nhàn hơn. Có người bảo trợ cuộc sống và hướng dẫn thì chị ấy và người con sẽ hòa nhập rất nhanh. Thông thường lớp 11 qua đó sẽ học lại từ lớp 10, vì năm đầu sẽ là năm học bơi để dùng quen tiếng xứ người. Chị ấy nên cho con lùi lại một lớp đở bị stress hơn. Học từ high school lên thì sau này tiếng Anh sẽ rất khá. Hai mẹ con chỉ cần học cách hòa nhập vào phong tục, và văn hóa ở xứ người thì cuộc sống mới sẽ ổn định nhanh chóng thôi.
@Anh Thụy: Hì hì...em bit mừ. Khi cưới ròi, người ta gọi là yêu tinh. Em hong muốn trở thành yêu tinh lần 2 :-P
Cuộc sống luôn có những cái kết có hậu, chuyện mà anh Cường chia sẻ gần giống chuyện trong họ nhà em, chỉ khác một chút là cô Dâu về Việt Nam cưới và bảo lãnh cho chú Rể qua Úc. 5 năm về trước, người anh con bà cô, thuộc chi họ trên nhà em, kết hôn với 1 chị Việt kiều Úc người gốc Quảng Ninh. Quen nhau qua người chú của chị vợ, khi người anh của em làm chung công ty với chú của chị vợ tại Quảng Ninh. Hiện 2 vợ chồng đang sở hữu 1 tiệm bánh mì ở Cabramatta, thuộc chuỗi tiệm bánh mì của gia đình bên nhà vợ.
Chúc mừng anh chị ấy, đúng là một kết cục có hậu
Anh cố theo dõi đôi này xem họ có hạnh phúc hong nhé. Hoặc có gì trục trặc lại hỏi ý bà con nữa nhé :-D
@Titi: Cô ấy hứa sẽ liên lạc và cập nhật thông tin về cuộc sống mới ở bển.
Em chào các anh chị!
Tình cờ vào đây, đọc các bài viết của anh VMC (m thấy cuộc sống của em vui hẳn lên. Đồng nghiệp của em cứ thi thoảng lại hỏi dạo này có gì mà vui thế... (vì em cười nhiều hơn). Nghe có vẻ cường điệu, nhưng quả thật là như vậy. Em đã học hỏi được nhiều điều từ các anh chị. hihi
Đăng nhận xét