Cách đây một năm, tôi đã post trên blog của mình bài giới thiệu ca khúc "Tiếng Việt". Bài hát được nhạc sĩ Nguyễn Lê Tâm phổ thơ của Lưu Quang Vũ và do nhạc sĩ Ngô Hồng Quang thể hiện.
Nguyễn Lê Tâm là họa sĩ, nổi danh với vai trò nhạc sĩ và ca sĩ cùng ban nhạc "Đồng hồ báo thức" từ cách đây hơn 1 thập niên. Giờ công việc chính của anh là trình bày báo, nhưng vẫn luôn đau đáu với âm nhạc.
Ngô Hồng Quang là nghệ sĩ đàn nhị, hiện là giảng viên Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Gắn bó với âm nhạc dân tộc, song Quang còn mạnh bạo thử nghiệm cây đàn nhị với các thể loại nhạc rock, jazz và tạo ra những hiệu ứng thật bất ngờ trong CD "Quang".
Một năm sau bản thu audio "Tiếng Việt", Nguyễn Lê Tâm và Ngô Hồng Quang cho ra đời video "Tiếng Việt" với những khuôn hình thuần Việt, chắc chắn đòi hỏi rất nhiều công phu trong quá trình dàn dựng. Đặc biệt trong phim có sự diễn xuất của cậu con trai chưa đầy 2 tuổi của nhạc sĩ Nguyễn Lê Tâm.
Hy vọng, "Tiếng Việt" sẽ đem lại dư vị ngọt ngào cho tất cả chúng ta nhân dịp đầu Xuân.
Download bài hát Hành Khúc Thổ Nhĩ Kỳ
BONUS: Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ qua tiếng đàn nhị của Ngô Hồng Quang
Nguyễn Lê Tâm là họa sĩ, nổi danh với vai trò nhạc sĩ và ca sĩ cùng ban nhạc "Đồng hồ báo thức" từ cách đây hơn 1 thập niên. Giờ công việc chính của anh là trình bày báo, nhưng vẫn luôn đau đáu với âm nhạc.
Ngô Hồng Quang là nghệ sĩ đàn nhị, hiện là giảng viên Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Gắn bó với âm nhạc dân tộc, song Quang còn mạnh bạo thử nghiệm cây đàn nhị với các thể loại nhạc rock, jazz và tạo ra những hiệu ứng thật bất ngờ trong CD "Quang".
Một năm sau bản thu audio "Tiếng Việt", Nguyễn Lê Tâm và Ngô Hồng Quang cho ra đời video "Tiếng Việt" với những khuôn hình thuần Việt, chắc chắn đòi hỏi rất nhiều công phu trong quá trình dàn dựng. Đặc biệt trong phim có sự diễn xuất của cậu con trai chưa đầy 2 tuổi của nhạc sĩ Nguyễn Lê Tâm.
Hy vọng, "Tiếng Việt" sẽ đem lại dư vị ngọt ngào cho tất cả chúng ta nhân dịp đầu Xuân.
Download bài hát Hành Khúc Thổ Nhĩ Kỳ
BONUS: Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ qua tiếng đàn nhị của Ngô Hồng Quang
Tham khảo:
GIÁP TẾT NGHE "TIẾNG VIỆT"
Ngô Hồng Quang: Tôi sẽ dùng nhị chơi Rock - LAO ĐỘNG
Ngô Hồng Quang: Rút lòng nhả mấy cung tơ - Bay vút
Nguyên bản "Tiếng Việt" của Lưu Quang Vũ
74 comments:
Bài này anh đã đọc từ năm trước. Video Clip này làm thật cầu kỳ và kỹ lưỡng. Hay lắm!
Bài viết này thật là hay. Lâu rồi tôi mới được xem một clip ca nhạc hay như vậy. Xem xong khiến tôi vững tin hơn về những dự án mà tôi đang ấp ủ, dù bạn bè đều góp ý là nó bất khả thi.
Ở đâu đó dù ta không thể dễ dàng nhìn thấy, nhưng vẫn có những người nghệ sỹ miệt mài lao động và sáng tạo nghệ thuật.
Đồng chí Tâm béo vừa làm xong clip này cuối năm ngoái thì gọi em ra khoe. 28 Tết bận tíu tít mừ em phải dành cho ông í cả buổi sáng. May mừ kéo lại được bữa trưa miễn phí, lại con lập bập nhờ ông í tư vấn cho một đống việc. Clip này cầu kỳ phết, tính xiền thì có thể đắt gấp 5, 7 lần clip của VTV. CHẹp...
Đồng chí Hồng Quang hay lắm, có triển vọng làm những thứ to tát chứ không chỉ là ca khúc đâu anh :-)
Clip này hay đó anh. Hôm qua em đi qua đảo kia từ sáng sớm đến 12 giờ đêm mới về tới hotel, đi nghe nhạc của người da đỏ. Đi về rồi em thấy người Việt mình càng phải nên ráng mà giử gìn văn hóa, cũng như sự trong sáng của tiếng Việt. Người da đỏ bị mất đất chỉ còn tồn tại lại rất ít, thế mà họ vẫn cố duy trì được văn hóa của họ thành một thứ mà ngày nay du khách trên thế giới đều thích tìm hiểu.
Cả ngày nghe từng bộ tộc của họ presentation về nguồn gốc, nghe họ dạy đàn hát từ những dụng cụ thô sơ, rồi họ còn dạy cho du khách nói tiếng của họ nữa, thích ơi là thích.
Người da đỏ rất tự hào về văn hóa của dân tộc mình. Em rất ngạc nhiên khi những người làm công việc thuyết trình, có bên ngoài ăn mặc và bộ dạng như người rừng, lại chính là những người da đỏ thật sự, và họ đã tốt nghiệp đại học về văn hóa và lịch sử. Nhìn dân tộc người ta bị cho là mọi, là thiểu số, thế mà họ biết quý văn hóa của họ em cảm phục lắm.
Em rất không thích cho lắm khi thỉnh thoảng thấy người mình lại không biết quý văn hóa và tiếng Việt của mình.
Em cũng vít bài về cậu Quang này rồi. Quang đang học ở Hà Lan, rất chi là thương nhớ đồng quê. Hôm Tết cậu ấy gửi em cái trang nì, nhưng không đọc được tiếng HL.
http://www.mcnv.nl/index.php?id=music
@Gauxx: Gấu rất thông minh, nhưng đôi khi hơi chậm một xíu. Chỉ cần copy rồi paste vào Google Translate là đọc được ngay.
@Gấu: bài của em viết về Quang ở đâu? Cho chị xem với :-)
@Hanhfm: Khi nào dự án của bạn thành công nhớ thông báo chia sẻ với mọi người.
@LU: Hy vọng với những người như Quang thì chắc chắn văn hóa VN sẽ được phổ biến rộng rãi hơn.
@Titi: Quen biết với các nhạc sĩ cũng thú vị nhỉ? Nói thế thôi, sau hồi làm "Những bài hát còn xanh", đụng với mấy bác NS rất chảnh, thì anh thấy kính nhi viễn chi các vị ấy là tốt nhất.
Hi hi anh ui...người tài mới chảnh. Em thấy anh chảnh bỏ xừ. Hì hì...
Nói thế chứ em bắt mạch những nhạc sĩ kiểu chanh hỏi cho anh nè:
Nổi tiếng cũng là người, cũng có gót chân Asin, cho nên rất sợ để lọt những thông tin cá nhân không lấy gì làm mạnh mẽ, đẹp đẽ như hình ảnh công chúng vẫn biết.
Nổi tiếng nên kiếm xiền nhiều, thời gian là vàng bạc, nên họ ưu tiên dành thời gian cho những việc ra xiền nhiều.
Nổi tiếng cho nên tự oánh giá bản thân rất cao, chỉ đến với những hoạt động cao giá cho xứng tầm đại bác.
Nhưng nổi tiếng cũng đồng nghĩa với có gì đó rất thú vị. Nếu anh bắt được đúng nhịp đập thú vị của họ thì họ sẽ hết mình với anh lắm đó :-)
PS: anh Tâm béo thân thiện cực. Một người đàn ông quảng đại, yêu vợ thương con, hết lòng với công việc làm báo trong khi vẫn ăn chơi nghệ thuật máu me chẳng kém ai :-D
@VMC: hehe, bác lại vừa khen vừa chê em roài, em nói không đọc được tiếng HL, chứ không phải không đọc được trang đó, kè kè. Trang í có cái nút bấm để chuyển qua English mừ :-) Cái GT í bí lắm mới xài ạ.
@Titi: cái bài í đây, bạn Quang thích, nên từ đó thành bạn bè. Cái link khớ dài với nhì nhằng kí tự, vì họ để chữ tiếng Việt có dấu trong URl chị ạ.
http://www.bayvut.com.au/nh%E1%BB%8Bp-s%E1%BB%91ng/ng%C3%B4-h%E1%BB%93ng-quang-r%C3%BAt-l%C3%B2ng-nh%E1%BA%A3-m%E1%BA%A5y-cung-t%C6%A1
@Titi: Bạn Tâm là rể bên anh mà.
@Gauxx: Đã đưa bài của Gấu vào các đường link tham khảo
@Gấu: vừa đọc bài trên Bay Vút. Em viết giọng trung lập rất tốt ( không khoa trương, tán tụng thái quá) nhưng có 1 chi tiết chưa được chính xác: lão bà hát xẩm, kéo nhị lão luyện đó là cụ Hà Thị Cầu, năm nay khoảng 80 tuổi, người Ninh Bình, là vợ đời thứ 8 của ông Trùm Xẩm một thời, chứ không phải cụ Quách Thị Hồ đâu nhá.
Cụ Quách là nghệ nhân Ca trù, chỉ sử dụng phách điêu luyện thôi :-)
@Titi & Gấu: Titi có bắt vở GXX thì "đóng cửa bảo nhau", chứ sao lại sang nhà anh - chỗ đông người lại qua mà bắc loa nói thế này.
Thật hả anh? Thế mừ khi em nhắc đến anh thì lão ấy cứ lạnh te te :-P CHỉ nói có gì cứ nhờ anh C giúp. Hóa ra các đồng chí có họ hàng, dây dưa hàng họ này bao che, đồng lõa cho nhau quớ thể nhá.
Uầy, anh thông cảm. Em với Gấu không phải gì gì, không đóng cửa bảo nhau được :-P Để em dìm hàng hắn cho bớt chảnh đê :-D
@VMC: cám un bác, bác bỏ quá cho, cánh em với chị Ti đi đâu cũng ầm ĩ, vừa rôm rả ở nhà Bí xong, giờ qua đây chiếm diễn đàn tiếp. xí xớn là nick của em ạ.
@Titi: chết chửa, "lỗi tại cậu đánh máy" chị ôi, kè kè. Mà sao bạn Quang không chỉnh cho em nhỉ, chắc bạn í bỏ qua intro rùi. Em biết hai cụ đó rùi, nhưng quả là khi định viết cụ này thì nghĩ ra cụ kia. Bài đã post lâu, nhưng để mai em nói BBT edit lại ngay ạ. Em cảm ơn chị. Thui mình rút lui về nói thì thầm đi chị, kẻo bác VMC và bà kon bực cái mình hén :-)
@Titi: Cám ơn Titi vì đã cung cấp thông tin hữu ích về hai cụ nghệ nhân Hà Thị Cầu và Quách Thị Hồ. Giả xử mà GXX gửi cho anh bài đó, thì cũng không biết để chỉnh sửa cho đúng.
Ok, nhưng nói thầm lại bị các loại đa nghi Tào Tháo siu bờ soi. Chị chuyển về chủ đề chính cho nó lành.
Anh Tâm béo có kể với em là rất may mắn được bạn bè hết mình phục vụ í tưởng của anh í. Nào là phải có trang phục đúng chất Việt xưa, bối cảnh xưa mở đầu bài làm bằng 3D miễn phí ( giá của mỗi phút 3D ở VN đâu khoảng 4 ngàn đô), nào là thu âm cậu con trai 2 tuổi ngọng nghịu rất mất công, nào là vợ anh cũng ráng chịu đựng bị máy quay hành xác cùng anh ấy, dồi anh í tự dựng đi dựng lại mấy phương án mới thấy ưng í... bla bla...
Túm lại, đây là sản phẩm thủ công rất cầu kỳ phi lợi nhuận của một nhạc sĩ và các bạn trẻ yêu thích ca khúc Tiếng Việt.
Mừ em nghĩ, ca khúc này sẽ còn có nhiều dị bản khác nữa. Nó quá hay và độc đáo :-)
Vụ 2 nghệ nhân. Anh cứ thắc mắc gì về âm nhạc truyền thống VN thì cứ gõ em :-D May ra em có dịp sử dụng kiến thức của 8 năm ngẫm nghĩ về tuồng chèo cải lương hồi sinh viên :-D Giờ chỉ toàn nghe nhạc mới rất chi là phí phạm ạ :-P
Bạn Titi viết: "Cụ Quách là nghệ nhân Ca trù, chỉ sử dụng phách điêu luyện thôi :-)" là chưa nghe tiếng hát của cụ Quách thị Hồ rồi!
Trong clip có cảnh ông bố vừa vác cuốc vừa bế đứa trẻ là một hình ảnh chưa đúng với văn hóa và phong tục Việt. Người ta kiêng, ko bao giờ vừa bế đứa trẻ, vừa vác cuốc.
Oài, bác Diện viết nửa vời thế. Có lẽ bác muốn nói đến việc cụ Quách biết chơi đàn đáy? Việc cụ Quách còn có thể hát dân ca khác ngoài ca trù, sử dụng nhạc cụ khác nữa ngoài phách thì cũng đúng thôi, như nhiều cụ nghệ nhân khác của VN. Nhưng cụ Quách nổi tiếng nhất là trong ngành Ca trù, và chắc chắn là tiếng phách của cụ cũng sẽ điệu nghệ hơn so với nhạc cụ khác. Có lẽ bác cũng thấy rằng trong bài viết của Gấu nói đến lão bà sử dụng điêu luyện 1 nhạc cụ, chứ không phải chỉ biết chơi qua loa. Với lị nếu cụ Quách điêu luyện đàn đáy thì có lẽ người ta không phong chị Phạm Thị Huệ là ca nương vừa biết đàn, vừa biết hát đầu tiên trong lịch sử Ca trù VN?
Có gì mong bác chỉ giáo thêm.
Cám ơn anh VMC đã giới thiệu một sản phẩm thú vị ạ.
Em thấy bảo con trộn đất ruộng với nước (cái ý đất cần nước thì có vẻ đắt giá đấy ạ) có vẻ không đúng vì đất ruộng trộn nước thì nó sẽ thành bùn không nặn bi được. Đất để nặn bi là đất sét, không cấy trồng gì trên đấy được đâu.
"Cuốc đất, trồng lúa" em nghĩ cũng thú vị, không biết ở vùng nào mọi người làm như vậy, em thường chỉ thấy "cầy ruộng".
Mất điện hoàn toàn. Chỉ nghe, đọc mà không nói được rì.
Hân hạnh nhất là thích được ngồi nổ cho ra trò cùng vợ của đồng chí Tâm( chưa rõ có béo hay không).
Mọi người mở mắt cho toàn điều thú vị.
Còn vụ vác cuốc bế trẻ thì có lẽ phải cảm ơn bác. Lúc xem, em cũng đã thấy nhưng vì bạn đang vui vẻ sau mấy tháng hì hụi làm clip, em không nỡ moi ra. Cũng nên thông cảm vì anh ấy tự làm hầu như mọi khâu, không có cố vấn cũng như không định biến clip thành một khảo cứu về văn hóa cổ. Chỉ cố gắng làm sao để chuyền tải tốt nhất có thể tinh thần bài hát, bài thơ thôi.
Dân chiên nghiệp làm clip ca nhạc bọn em xem cũng phải nể đó bác :-)
Năm ngoái em ngờ lâu khó đào tạo nên không làm sao mà nghe được online. Thế là đến hôm rằm tháng giêng nhìn thấy myself ở sân thơ trẻ, bình thường thì cũng chẳng rám bắt chuyện nhưng vì hôm đó muốn nghe bài này quas đành mon men đến khen myself xinh nhưng mà thông minh. Thật tình cờ và thật bất ngờ myself rất chi là thân thiện, sẵn sàng gửi ngay bản mp3 cho em, thế là em không còn lạc hậu nữa, he he. Có những ngừi mình cứ tưởng là chảnh nhưng túm lại thì không hề chảnh tý nào.
@NLVĐ: Được khen là xinh (nhưng mà thông minh), thì chị em ai chả thích. Làm sao mà chảnh được nữa. Hèhè! Bạn ms trông chỉ lạnh lùng, chứ không chảnh.
@Vhlinh: Bí thân với phu nhân đ/c Lê Tâm từ trước rồi nhể? Không hiểu sao Titi lại đặt nick là Tâm béo. Vụ này mình mới biết à nha. Trông Tâm thì thậm chí còn hơi gầy.
@Diện và Nặc danh: Cảm ơn hai bạn về chi tiết "vác cuốc, bế con" và "nặn bi". Tác giả thể nào cũng ghé qua để đọc. Nếu có phản hồi gì, tôi sẽ báo sau.
Tâm béo là nick từ hồi anh í còn tròn xoe trong ban nhạc Đồng hồ báo thức cách đây gần 20 năm ạ :-D Phải không anh Tâm ( nếu anh ghé qua đây ngó nghiêng )?
À mà com một hồi qua lại mới thấy anh C rất chi là mafia nhá. Anh khen em quen nhạc sĩ thì sướng. Mờ, anh cũng quen anh Tâm đó thôi. Chậc chậc, em không bit dùng từ gì cho phải đạo nữa nhưng mừ em ấm ức vụ này dồi đấy :-( :-P
Titi@ Mình chỉ muốn nói vậy thôi. Bạn viết nhiều chữ "có lẽ" thế là cũng "có lẽ" rồi. Không viết thêm nữa!
@Titi: Oài, ấm ức vụ này không hợp lý rồi. Anh Tâm là rể báo anh mà.
@Bác Diện: văn phong bờ lốc, bác đại xá cho ạ :-D
@VMC: Khồng, rất ấm ức. Nếu anh nói anh quen anh Tâm, em sẽ không phải Nổ nhiều thế. Hê hê...
@Bí: phu nhân của bác Tâm cũng dễ thương không kém chồng. Đôi ấy thật đẹp, thật đáng ngưỡng mộ lém í. Chiệp...
@Titi: Vợ của đ/c Tâm này là nàng có đôi mắt của "sao Hoa ngữ" trong cái Clip sinh nhật Bí đó.
Đúng như Titi nói, xinh và đáng yêu lém.
Nhạc kiểu này quả thật cả chục năm nay em không nghe qua, nghe toàn những người am hiểu bình luận mà ... sướng! Đoạn nhạc kết nghe rất lạ, hay và có gì đó optimistical (xin lỗi bài mang tựa tiếng Việt mà em ko tìm ra chữ Việt để dùng!)
@Mai: Lạc quan. Có phải đó là từ mà em định nói?
@ Mai : "nghe toàn những người am hiểu bình luận mà ... sướng!" <-- càng ngày em càng phát hiện chị Mai sâu sắc lắm nha ;))
@Titi: chị ơi, hôm nào có hứng viết về ca trù đi chị, em có nghe chị Huệ roài nhưng có lẽ chưa được thỏa mãn lắm lắm, còn các cụ giờ già rùi tiếc quá chị nhỉ?
Bài nghe hay quá. Cảm ơn anh.
@VMC: Đúng rồi anh à, nhưng chắc em sẽ dùng từ "thơi thới"
LU: "sâu sắc" = xấu đấy em à :)
@Mai: Đúng là tiếng Việt thật phong phú, cái từ "thơi thới" này dịch sang tiếng nước ngoài thật khó mà tìm được từ nào diễn đạt hết nét nghĩa của nó.
Mai : xấu xí cái giè, em đã nịnh một rồi mà chị chưa tin à? em ít có nịnh ai lắm đấy nhá, em mà khen rồi thì ko có trật đi đâu được cả. Đã thế còn cái kiểu nói chuyện...ởm ờ hay chơi dấu lặng ba chấm (...) tán hơi bị hay, trai gái gì cũng té sặc hết ấy chứ ;))
@VMC: sáng nay chữ mới bật ra anh ạ. Bây giờ em mới để ý anh đã đưa cả link nguyên bản Tiếng Việt của Lưu Quang Vũ, tối qua em cũng phải tìm nguyên bản để đọc, ko dám góp ý (!) sợ ... cầm đèn chạy trước ô tô :)
@LU : ỡm ờ của em nghe được lắm, chị xin nhận chữ này :))
@Bí: em gặp và nói chiện với phu nhân anh Tâm ròi mừ, chị ấy cũng tên Hằng, hiền, tốt bụng, nữ tính, xinh, túm lại là rất duyên :-)
@Mai: thơi thới rất hợp lý chị ạ. Nghe ra chất xì tin nữa chứ. Hihi...
Mai : chị cứ việc 8 với em đều đặn, chừng một thời gian ngắn xuân về "phơi phới" ấy...em còn nhiều trò hay lắm à =))
@Lan: ừ, khi nào rảnh chị sẽ viết về chị Huệ và Ca trù . Bà Huệ đang phất , rất có nhiều chiện để tám :-D
Theo em clip này sẽ trọn vẹn hơn nếu giọng lồng tiếng ko bị giả quá với lại ko có cuốn sách chữ Tàu ở cuối clip (ai nói chữ Nôm chữ Hán j em cũng mặc, đang là tiếng Việt cơ mà):((. No Chinese Plizzzz :((
@Dứa: Úi em. Chữ Việt mà em nói có phải là chữ quốc ngữ hong? Chữ đó do người Pháp mới nghĩ ra do khó chịu với chữ bản ngữ rắc rối, phức tạp. Mà chữ quốc ngữ mới hoàn thiện cách đây khoảng hơn trăm năm, làm sao có tuổi và gắn bó mật thiết với dân ta như chữ Hán và Nôm có lịch sử cả ngàn năm được?
Đừng nói chữ Hán là của riêng người TQ nhé. Theo chị bit, đó là sản phẩm trí tuệ chung của những tộc người da vàng trải dài từ đông bắc xuống đông nam châu Á trong đó có Nhật, Triều, Trung và Việt em ợ.
@Dứa và Titi:
Chữ quốc ngữ do nhà truyền giáo người Pháp Alexandre de Rhodes xây dựng từ thế kỷ 17.
Vâng, nhưng khi người ta đang xây dựng nó thì làm sao nó có ảnh hưởng và đại diện cho dân tộc được ah. Mình chỉ có thể tính từ khi nó được bà con mình dùng rộng rãi phải không anh? Thậm chí có lý thuyết cho rằng chỉ có thể tính một hệ thống ký tự, chữ viết thực sự đại diện cho một dân tộc khi nó được nhà cầm quyền chính thức đưa vào các văn bản của mình í :-)
Anh Cường nói đúng rồi, chử quốc ngữ chính thức công nhận từ năm 1651 (16th century).
Khi đó hai cuốn sách quốc ngữ đầu tiên : cuốn « Tự điển việt bồ latinh » và cuốn giáo lý công giáo « Phép giảng tám ngày », được xuất bản rộng rãi toàn nước VN để đánh dấu ngày đầu tiên dân Việt đã có chử riêng của mình.
Tuy nhiên không phải đây là công lao riêng của cha Đắc Lộ (Alexader Rohs), mà còn có thêm hai thầy dòng khác cùng góp phần vào như linh mục Gaspar do Amaral soạn và từ điển Bồ-Việt của Antonio Barbosa, cả hai đều là người Bồ Đào Nha.
Giai Ðoạn Sơ Khởi của chử quốc ngữ (1620-1626), các chữ thường được viết liền và không có đánh dấu. Thí dụ:
- Annam = An Nam
- Unsai = Ông Sãi
- Ungue = Ông Nghè
- Bafu = Bà Phủ
- doij = đói
- scin mocaij = xin một cái
- Sayc Chiu = Sách chữ
- Tuijciam, Biet = Tôi chẳng biết
Giai Ðoạn Hai (1631-1648), Các chữ được viết cách ra và đã được bỏ dấu.
Nhiều chữ nhìn tương tự như chữ quốc ngữ ngày nay, nhưng có lối đánh vần và bỏ dấu hơi khác
· Thính hoa: Thanh Hóa
· oũ bà phủ: Ông bà Phủ
· hụyen: huyện
· sãy: sãi
- Chuá thanh đô (Chúa Thanh đô, Thanh đô vương Trịnh Tráng)
- Chuá cả (Chúa Cả, tước hiệu dành cho Trịnh Tạc)
Nhiều chữ được viết như chữ quốc ngữ ngày nay. Thí dụ như:
- Nghệ An
- Bố Chính
- Kẻ chợ
- Đàng ngoài
Chẳng bao lâu sau, những nhà văn quốc ngữ đã xuất hiện, như Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của. Rồi sự ra đời vào năm 1865 của tờ báo quốc ngữ đầu tiên ở Nam kỳ, tờ « Gia định báo »
Nói túm lại khi vừa vượt qua thế kỷ 17, ở giửa thế kỷ 18 thì tiếng quốc ngữ đã văn chương bay bổng lắm rồi.
missing spelling "Alexandre de Rhodes" instead of Alexader Rohs"
@Lu: oài, còn phải xem xem dân Việt có dùng chữ quốc ngữ rộng rãi không, nhà nước ta có dùng hệ ký tự la tinh này không nữa chứ? Nếu không, chỉ có một vài tài liệu do người nước ngoài ngâm cứu mà ra, một vài cuốn sách do ít trí thức Viẹt nhưng Tây học viết thì sao gọi là Văn hóa truyền thống Lu ời :-D
À, phải thêm cho rõ là phải xem hồi ấy người ta đã dùng chữ quốc ngữ rộng rãi chưa, hay vẫn trong phạm vi hẹp Lu à. Những gì ngoại lai của mình thì nhiều lắm, vì đất mình là nơi giao lưu văn hóa. Cơ mừ, theo mình bit thì chữ quốc ngữ một thời gian dài chỉ có giá trị trong cộng đồng nhỏ các nhà truyền giáo và giáo dân. Mừ cũng trong một thời gian dài nó hiện diện như một kiểu phiên âm ra chữ Latinh, trông hoàn toàn Tây chứ ko hề VIệt chút nào. Người ta viết như Lu thấy dưới đây này:
Cacham : Kẻ chàm
Nuocman : Nước Mặn
Dinh cham : Dinh chàm
Quanghia : Quảng Nghĩa
Quinhin : Qui nhơn
Qua so sánh, chúng ta có thể thấy rằng chữ Quốc ngữ năm 1645 chỉ giống chữ viết ngày nay khoảng 45%.
Sau đó thì đúng như Lu Viết.
Nhưng nên nhớ rằng, Nhật, Trung cũng có thời gian bị Tây hóa chữ viết như thế nhưng họ không bị Pháp hóa, hay Bồ hóa, không đánh mất chữ gốc của dân tộc mình. Nhiều nhà văn hóa cổ truyền hiện nay vẫn thấy rất xấu hổ khi dân tộc Việt không giữ được chữ Nôm, như Nhật giữ được chữ Hán kiểu Nhật.
à, Lu học lịch sử nên cái gì cũng phải có ngày tháng rõ ràng, thấy sách vở thư viện và các web của những nhà viết sử họ ghi thế thì Lu học thế thôi. Có lẽ mấy ông ấy già rồi nhớ lẫm cẩm lãng trí nên ghi chép tầm bậy rồi.
Chỉ biết các ông ấy nói rằng đã bắt đầu đăng báo, có sách vở nhà văn thì ko gọi là "nhóm nhỏ" được. Nó đã có lịch sử hình hành từ thế kỷ đầu 16. Chử Nôm là chử xuất xứ từ chử Hán, muốn đọc được chử Nôm rất phiền phức vì phải biết chử Hán. Chữ Nôm là chữ viết do các nho sĩ ta, ở thế kỷ XIII, dựa theo phép lục thư (sáu phép cấu tạo chữ) của Trung-hoa, mà chế ra. Ngày đó gọi là văn hóa đô hộ, người Việt chưa có chử viết của mình. Đã gọi là vay mượn thì ko thể gọi là mất văn hóa được. Mặc dù lúc đó có nhiều tác phẫm xuất sắc "đọan trường tân thanh" của Nguyễn Du, bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu (lục vân tiên), Tú xương..etc...Không phủ nhận cái hay của chử Nôm, nhưng...đô hộ vẫn là đô hộ, đều vay mượn văn hóa người Hoa nên các nhà sử học nói rằng trong thơ văn vẫn mang tâm tư của người dân bị đô hộ chưa có được độc lập về văn hóa. Đã gọi là đô hộ thì ko gì phải xấu hổ khi mình đã có được chử viết riêng của dân tộc mình. Lu thì học ít tiếng Việt nên chỉ hiểu được thế thôi ;))
Ừ, chữ quốc ngữ chẳng có tội gì. Mình cũng nói với các nhà văn hóa cổ truyền cực đoan kia là cái gì đã mất thì thôi, không thể lấy lại được thì hãy phát huy cái mới. Bằng chứng là chữ quốc ngữ hiện nay khá độc đáo đấy chứ. Với 6 thanh phong phú, vừa tiện dụng, vừa tải được hết thảy âm điệu giọng nói người Việt. Chỉ có điều, chỉ có những người am hiểu văn hóa cổ truyền mới bit chúng ta đã đánh mất nhièu như thế nào lU à. Họ đau lắm. Nhưng nếu cứ đau mà không biết biến nỗi đau thành sức mạnh, làm những việc khác để khiến đất nước lớn mạnh hơn, là mình hơn thì cũng uổng.
@Titi @ Lu:
Tóm lại chữ Nôm hay chữ quốc ngữ thì đều có xuất xứ nước ngoài và là phương tiện để ghi lại tiếng Việt (nói) phong phú của chúng ta. Mỗi thứ chữ đều có những cái hay và cái dở của nó. Đúng là có khá nhiều nhà nghiên cứu tiếc VN không còn sử dụng chữ Nôm. Nhưng cứ thử hình dung trong thời đại Internet hiện nay, chúng ta còn dùng chữ viết đó thì không tiện lợi như thế nào. Cái gì đã là lịch sử thì thôi, không phán xét nữa. Tiếng Việt hiện đại rất hay, chỉ có điều tivi nhà mình thì dùng tiếng Việt ẩu tệ...
Hì... chê xong chữ VIệt, anh C lại chê đá sang tiếng Việt òi. Không yêu nước giề cả anh ui :-D
à, em chỉ đưa vài con số chính xác để các bạn Việt lớn lên ở nước ngoài, nếu muốn tìm hiểu nguồn gốc, thì sẽ hiểu đúng hơn thôi, chứ em không phủ nhận cái hay của chử Nôm. Văn hóa nào cũng cần giử cả. Nhưng blog của anh có nhiều người trẻ đọc mà họ cứ tưởng tiếng quốc ngữ ko phải văn hóa truyền thống, và chỉ hình thành 100 năm thì nguy hiểm lắm. Những điều khác mỗi người 1 suy nghĩ em miễn bàn, nhưng nói về lịch sử và văn hóa thì em cần sự chính xác. Tất nhiên một thứ tiếng như Nôm có quá trình phát triển lâu như thế mà để mất thì cũng uổng, nhưng đó là điều đã qua. Cái quan trọng bây giờ là chử quốc ngữ, là chử của mình, mà ko bảo tồn ko xem trọng cũng để nó mất nữa thì...dân tộc mà ko có chử của mình thì khốn khổ lắm à.
Oài, lU đọc kỹ lại xem mình có nói chữ Nôm chỉ hình thành 100 năm hong nhé. Hay mình phải giải thích từ "hoàn thiện" là gì cho Lu nhỉ?
@Titi: Hàhà, chỗ này thì Titi phải đọc kỹ roài. LU viết: "Nhưng blog của anh có nhiều người trẻ đọc mà họ cứ tưởng tiếng quốc ngữ ko phải văn hóa truyền thống, và chỉ hình thành 100 năm thì nguy hiểm lắm". Đấy là nói về chữ quốc ngữ, chứ không phải nói chứ Nôm.
Oái, em type nhầm. Chữ Quốc ngữ ạ. Cám ơn anh giai yêu quí đã chỉ lỗi cho em :-)
Mình trích từ wiki nha:
"Chữ Nôm được dùng song song với chữ Hán cho đến thế kỷ 16 khi các nhà truyền đạo phương Tây vào Việt Nam, họ đã dùng kí tự Latinh để phiên âm tiếng Việt, và chữ Quốc ngữ dựa trên kí tự La Tinh được hình thành. Mặc dù dễ học, dễ nhớ, việc dùng chữ Quốc ngữ sau đó chỉ phổ biến trong cộng đồng giáo dân trong phạm vi ghi chép Kinh Thánh chứ không được sử dụng nhiều trong việc làm phương tiện trứ tác hay truyền đạt thông tin. Chữ Nôm vì vậy vẫn là văn tự chính trong nền văn chương Việt Nam mãi cho tới hết thế kỷ 19. Sang đầu thế kỷ 20 chính quyền Pháp cho giải thể phép thi cử chữ Nho (1915 ở Bắc Kỳ, 1919 ở Trung Kỳ) và đưa chữ Quốc ngữ lên hàng văn tự chính thức bắt đầu từ năm 1908 thì chữ Quốc ngữ mới bắt đầu thay thế chữ Nôm. Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục (1907) và Hội Truyền bá Quốc ngữ (1938) cũng như sự phát triển báo chí vào đầu thế kỷ 20 đã góp phần trong việc thâu nhận chữ Quốc ngữ là văn tự chính đáng của người Việt, khép lại thời kỳ dùng chữ Nôm để truyền đạt tư duy cùng những cảm hứng của dân tộc Việt".
Có chữ quốc ngữ là rất phấn khởi với bà con dân gian vì học chữ quốc ngữ dễ hơn rất nhiêu so với chữ nôm.
Tuy vậy nếu muốn tìm hiểu sâu về Trung Quốc thì trời ơi học về chữ tượng hình sao mà khó nhăn răng,
Mình nhớ Nguyễn Đình Chiểu - nổi tiếng bài chữ quốc ngữ, xà bông Pháp bla bla, Ngô Tất Tố với Lều chõng - "Than ôi thời oanh liệt nay còn đâu".
Nôm hay quốc ngữ giống như Latin hay French.
Bây giừ mún khôi phục chữ Nôm khó gì đâu - như Latin vẫn được đưa vào giảng dạy dù nó đã là ngôn ngữ chết, nhưng vẫn rất hữu ích cho các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa
Liệu chúng ta có muốn hay không thôi,
Con cháu trách móc các cụ sao khi xưa không giữ, thời buổi tao loạn, giữ nước còn không nổi thì giữ vốn cổ truyền làm sao đặng?
Bây giờ điều kiện hơn, chúng ta muốn là có thể khôi phục. Như tiếng Hébreu cổ của người Do Thái, thất truyền, lưu tán hơn 2000 năm theo số phận của dân tộc Do Thái, khi lập quốc năm 1945, thống nhất thành quốc ngữ năm 1948, sau hơn 10 năm, ngôn ngữ của họ đã hồi sinh và tranh giành ảnh hưởng với các ngôn ngữ Anh, Pháp, Đức,
Nếu mà VN định phục hồi vốn văn hóa chữ Nôm thì em xin can. Cái cần chấn hưng nhất bây h ko phải là chữ nghĩa màu mè mà là dân trí, lối sống văn hóa của dân tộc.
Mà chúng ta nên cảm ơn chữ quốc ngữ, vì nhờ nó mà chúng ta có thể phổ cập văn hóa thật nhanh sau những năm tháng chiến tranh đến giờ. Nếu không thì không biết sẽ có đến bao giờ nữa. Chữ quốc ngữ của VN cũng chẳng phải kém biểu đạt, có thể diễn đạt văn chương bay bổng lắm rồi.
Có học Tiếng Nhật mới thấy tiếng Nhật khó nhăn răng, và 1 đống chữ nghĩa loằng ngoằng là 1 rào cản lớn với những ai muốn hòa nhập vào nước Nhật. Bây giờ mấy người Nhật buồn nhớ chữ Kanji (chữ Hán), khi họ có thể gõ máy tính là đã hiện ra bộ chữ Default. Thậm chí h còn có cả Romanji (phiên âm ra latin) cho tiện nữa.
Đi ra ngoài mới thấy, người VN mình ko bao giờ bị thoát khỏi cái câu : Chai nỉ hả khi được hỏi từ đâu tới. Thậm chí dân Lào, Thái, Campuchia người ta còn được nhận ra dễ dàng hơn. Đến cái Tết của chúng ta con bị gọi là Chinese Lunar New Year. Đâu thể chối bỏ là chúng ta phụ thuộc văn hóa Tàu quá nhiều, và bị hiểu lầm là Tàu quá nhiều. Vấn đề là có dũng cảm chứng minh sự hiểu lầm ấy hay ko, chí ít là bằng việc đừng đưa chữ Tàu vào clip thuần Việt
Anh đồng ý với hầu hết quan điểm với Dứa. Riêng việc đưa chữ Nôm vào clip thì cũng được.
uhm, Lu cũng nghĩ chử Nôm bây giờ như một dạng chử ngâm kíu cho vui về văn hóa xưa (giống chử Cuneiform của người cổ thôi), chứ đem vào xử dụng thì bất tiện quá. Không biết vì chử khó học hay vì mình ngu hơn người xưa? nhưng qua mấy lớp ngôn ngữ ngâm kíu dạng chử của người Ai Cập cổ, Lu thấy khó nhơi. Làm homework cô giáo cho thì cũng tra sách vở ok. Nhưng có lần Lu te tái ra viện bảo tàng người Ai Cập, đọc thử bảng đá khắc chử tượng hình xem mình hiểu được gì thì...Lu không đọc được hết đến 3 dòng trên tấm bảng đó, Lu ngu vật :))
"Trong clip có cảnh ông bố vừa vác cuốc vừa bế đứa trẻ là một hình ảnh chưa đúng với văn hóa và phong tục Việt. Người ta kiêng, ko bao giờ vừa bế đứa trẻ, vừa vác cuốc."
Anh có thể cho em biết tài liệu nào nói về chuyện kiêng cữ này không? Cám ơn anh.
Đã hỏi bên blog của bác Diện nhưng không thấy bác trả lời, nếu bác có qua đây hoặc bác nào biết việc kiêng cữ mà bác Diện nói ở trên, làm ơn chỉ giùm, xin cám ơn nhiều!
Xin phép anh Cường em mang bài này cho các bạn trên FB nghe và đọc nhé
Chiec vong hum nay em deo la do a Tam, tac gia ca khuc Tieng Viet mang tu Thailand ve tang do :-D
Đăng nhận xét