... Cô nhân viên bưu điện nhìn thẳng vào mặt cô dò xét, rồi hất hàm: "Đi sang kia làm thủ tục hải quan".
Bưu phẩm là một cuộn hình ống dài chừng hai gang tay. Nhác trông thấy nó, cô đã thấy run. Tim cô đập dồn dập và miệng đắng ngắt. Anh nhân viên hải quan đưa cho cô tờ giấy: "Cô điền vào tờ khai, rồi vào đây mở bưu phẩm". Cô đỡ lấy tờ khai và run run hỏi: "Liệu không mở bưu phẩm có được không ạ?'
Người hải quan trợn mắt: "Không mở thì làm sao kiểm soát được bên trong có gì? Nhỡ trong ấy có hàng quốc cấm thì sao?". Giọng cô đã lạc đi: "Em cam đoan là không có hàng quốc cấm đâu ạ. Trong đấy có vài thứ rất... riêng tư. Chắc chắn là như vậy ạ!". Người hải quan lắc đầu cương quyết: "Đây là việc của chúng tôi. Riêng tư mấy chúng tôi cũng phải mở!". Cô cắn môi: "Anh ơi, trong đó chỉ có kỷ vật của một người lính đã... hy sinh thôi ạ".
Không hiểu sao cô lại nói ra điều ấy. Cái điều mới chỉ lờ mờ lướt trong đầu cô kể từ khi cô nhận được tấm bưu thiếp của ông bà Gorenkov yêu cầu khẳng định địa chỉ để gửi bưu phẩm. Cô mong sao điều đó chỉ là một giả thiết và chỉ chiếm vài phần trăm khả năng sự thật. Nhưng vào giây phút người hải quan định mở bưu phẩm, thì cô lại thốt ra cái điều mà cô không bao giờ tin.
Người hải quan ngừng tay lại nhìn cô. Hàng ngày, anh phải tiếp xúc với bao nhiêu loại người đến đây nhận hàng. Anh biết đủ các loại mánh khoé. Nhưng cô gái này lần đầu tiên anh gặp, và gương mặt méo xệch của cô, giọng nói vừa lạc vừa run của cô, đôi mắt khẩn khoản của cô cho anh biết rằng cô không có ý định lừa dối anh.
- Đằng nào cô chẳng phải mở ra... - người hải quan nói như phân bua.
- Vâng ạ, nhưng... nhưng không phải là mở ở chỗ này, giữa bao nhiêu người thế này...
- Nhưng cô phải hiểu chúng tôi có nhiệm vụ kiểm hàng nhập khẩu.
- Không có hàng đâu ạ. Đó... đó chỉ là bức tranh thôi ạ.
- Làm sao cô biết được trong đó chỉ là bức tranh.
- Dạ, linh tính của em bảo thế.
Người hải quan cười nhạt: "Cô thật buồn cười. Công việc của tôi mà cô lại đem linh tính ra đây. Kiểm bưu phẩm từ nước ngoài gửi về là nhiệm vụ của hải quan theo quy định nhà nước. Nhưng cô đã nói vậy, thì tôi linh động để cho cô tự mở. Cô có thể đem gói này đến chỗ cái bàn ở góc quầy kia, mở ra, rồi mang lại đây để tôi ghi vào phiếu hải quan".
Không có cách nào khác, cô làm theo lời của người hải quan. Tay run run bẻ con dấu xi, tháo những chiếc dây buộc quay cái ống theo hình lưới mắt cáo, gỡ lớp giấy tráng nhựa, cô thấy một cái ống nhựa. Rút đầu ống nhựa ra, cô thấy những tấm giấy trôki. Cô run rấy lôi những tấm giấy ra khỏi ống. Quả nhiên, đó là những bức tranh. Bốn bức tranh... Tất cả đều là những ký hoạ bằng bút chì và nhân vật trong cả bốn bức tranh đều là một người con gái... Là cô!
Ở bức thứ nhất, cô thấy cô trong trang phục khoẻ khoắn đứng bám tay vào chiếc cột inox trên chuyến xe buýt đông người. Ở bức thứ hai, cô mặc áo dài đội nón, nhưng áo dài thì quá ngắn, nón thì quá nông, giống hệt cách thể hiện của người nước ngoài khi họ vẽ phụ nữ Việt Nam trong trang phục truyền thống. Ở bức thứ ba, cô mặc bộ trang phục nào đó của một dân tộc vùng Trung Á. Bức cuối cùng là cô trong hình hài một cô gái Nga, mặc sarafan trắng, trên đầu đội vòng hoa đồng nội.
Cô đứng nhìn những bức tranh, nước mắt chảy chan hoà trên má. Rồi cô ôm những bức tranh và tiện tay vơ cả ống lấy giấy và dây gói đồ mang lại chỗ anh hải quan. Anh ta vẫn để ý cô từ nãy tới giờ, liếc nhìn chiếc bàn xem cô có để lại thứ gì không.
Xem các bức tranh, anh ghi vào tờ khai hải quan: "4 bức tranh vẽ bằng bút chì trên giấy trắng". Anh lẳng lặng ký, đóng dấu "đã làm thủ tục hải quan" và chuyển một liên lại cho cô. Có lẽ kể từ khi làm việc ở đây đến giờ, anh chưa bao giờ thấy người ta gửi những thứ kỳ dị như vậy qua bưu phẩm từ nước ngoài.
... Cô đạp xe thật nhanh về nhà. Trải những bức tranh ra chiếc bàn kê sát cửa sổ, xem lại chiếc ống một lần nữa và tìm thấy trong đó một phong thư. Lá thư của ông Gorenkov.
"Con gái yêu quý,
Con đang cầm trong tay những kỷ vật của Kolia. Nó đã vĩnh viễn nằm lại đâu đó ở Afghanistan, một địa danh xa lạ ở một đất nước xa vời mà hai bác không bao giờ biết được.
Sau khi quân đội Liên Xô được rút hết khỏi Afghanistan, hai bác hay tin: Kolia bị liệt vào dạng mất tích. Nhưng mãi đến gần đây, một đồng đội của Kolia mới vượt hàng nghìn km đến gặp hai bác để trao lại đồ đạc và những kỷ vật của nó. Anh ấy nói rằng Kolia đã tử nạn và đó là một câu chuyện dài, đau lòng mà bác chưa thể kể cho con nghe được.
Bác gửi cho con những bức tranh mà Kolia vẽ. Chúng là của con và con là người xứng đáng được lưu giữ chúng.
Kolia không còn nữa, nhưng đối với hai bác, con mãi là một người thân trong gia đình. Hãy viết thư cho hai bác và nếu có dịp sang Liên Xô, thì hãy biết rằng căn nhà bác luôn mở rộng cửa đón con.
Bác thành tâm mong con hạnh phúc và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
Sergey Gorenkov"
(còn nữa)Bưu phẩm là một cuộn hình ống dài chừng hai gang tay. Nhác trông thấy nó, cô đã thấy run. Tim cô đập dồn dập và miệng đắng ngắt. Anh nhân viên hải quan đưa cho cô tờ giấy: "Cô điền vào tờ khai, rồi vào đây mở bưu phẩm". Cô đỡ lấy tờ khai và run run hỏi: "Liệu không mở bưu phẩm có được không ạ?'
Người hải quan trợn mắt: "Không mở thì làm sao kiểm soát được bên trong có gì? Nhỡ trong ấy có hàng quốc cấm thì sao?". Giọng cô đã lạc đi: "Em cam đoan là không có hàng quốc cấm đâu ạ. Trong đấy có vài thứ rất... riêng tư. Chắc chắn là như vậy ạ!". Người hải quan lắc đầu cương quyết: "Đây là việc của chúng tôi. Riêng tư mấy chúng tôi cũng phải mở!". Cô cắn môi: "Anh ơi, trong đó chỉ có kỷ vật của một người lính đã... hy sinh thôi ạ".
Không hiểu sao cô lại nói ra điều ấy. Cái điều mới chỉ lờ mờ lướt trong đầu cô kể từ khi cô nhận được tấm bưu thiếp của ông bà Gorenkov yêu cầu khẳng định địa chỉ để gửi bưu phẩm. Cô mong sao điều đó chỉ là một giả thiết và chỉ chiếm vài phần trăm khả năng sự thật. Nhưng vào giây phút người hải quan định mở bưu phẩm, thì cô lại thốt ra cái điều mà cô không bao giờ tin.
Người hải quan ngừng tay lại nhìn cô. Hàng ngày, anh phải tiếp xúc với bao nhiêu loại người đến đây nhận hàng. Anh biết đủ các loại mánh khoé. Nhưng cô gái này lần đầu tiên anh gặp, và gương mặt méo xệch của cô, giọng nói vừa lạc vừa run của cô, đôi mắt khẩn khoản của cô cho anh biết rằng cô không có ý định lừa dối anh.
- Đằng nào cô chẳng phải mở ra... - người hải quan nói như phân bua.
- Vâng ạ, nhưng... nhưng không phải là mở ở chỗ này, giữa bao nhiêu người thế này...
- Nhưng cô phải hiểu chúng tôi có nhiệm vụ kiểm hàng nhập khẩu.
- Không có hàng đâu ạ. Đó... đó chỉ là bức tranh thôi ạ.
- Làm sao cô biết được trong đó chỉ là bức tranh.
- Dạ, linh tính của em bảo thế.
Người hải quan cười nhạt: "Cô thật buồn cười. Công việc của tôi mà cô lại đem linh tính ra đây. Kiểm bưu phẩm từ nước ngoài gửi về là nhiệm vụ của hải quan theo quy định nhà nước. Nhưng cô đã nói vậy, thì tôi linh động để cho cô tự mở. Cô có thể đem gói này đến chỗ cái bàn ở góc quầy kia, mở ra, rồi mang lại đây để tôi ghi vào phiếu hải quan".
Không có cách nào khác, cô làm theo lời của người hải quan. Tay run run bẻ con dấu xi, tháo những chiếc dây buộc quay cái ống theo hình lưới mắt cáo, gỡ lớp giấy tráng nhựa, cô thấy một cái ống nhựa. Rút đầu ống nhựa ra, cô thấy những tấm giấy trôki. Cô run rấy lôi những tấm giấy ra khỏi ống. Quả nhiên, đó là những bức tranh. Bốn bức tranh... Tất cả đều là những ký hoạ bằng bút chì và nhân vật trong cả bốn bức tranh đều là một người con gái... Là cô!
Ở bức thứ nhất, cô thấy cô trong trang phục khoẻ khoắn đứng bám tay vào chiếc cột inox trên chuyến xe buýt đông người. Ở bức thứ hai, cô mặc áo dài đội nón, nhưng áo dài thì quá ngắn, nón thì quá nông, giống hệt cách thể hiện của người nước ngoài khi họ vẽ phụ nữ Việt Nam trong trang phục truyền thống. Ở bức thứ ba, cô mặc bộ trang phục nào đó của một dân tộc vùng Trung Á. Bức cuối cùng là cô trong hình hài một cô gái Nga, mặc sarafan trắng, trên đầu đội vòng hoa đồng nội.
Cô đứng nhìn những bức tranh, nước mắt chảy chan hoà trên má. Rồi cô ôm những bức tranh và tiện tay vơ cả ống lấy giấy và dây gói đồ mang lại chỗ anh hải quan. Anh ta vẫn để ý cô từ nãy tới giờ, liếc nhìn chiếc bàn xem cô có để lại thứ gì không.
Xem các bức tranh, anh ghi vào tờ khai hải quan: "4 bức tranh vẽ bằng bút chì trên giấy trắng". Anh lẳng lặng ký, đóng dấu "đã làm thủ tục hải quan" và chuyển một liên lại cho cô. Có lẽ kể từ khi làm việc ở đây đến giờ, anh chưa bao giờ thấy người ta gửi những thứ kỳ dị như vậy qua bưu phẩm từ nước ngoài.
... Cô đạp xe thật nhanh về nhà. Trải những bức tranh ra chiếc bàn kê sát cửa sổ, xem lại chiếc ống một lần nữa và tìm thấy trong đó một phong thư. Lá thư của ông Gorenkov.
"Con gái yêu quý,
Con đang cầm trong tay những kỷ vật của Kolia. Nó đã vĩnh viễn nằm lại đâu đó ở Afghanistan, một địa danh xa lạ ở một đất nước xa vời mà hai bác không bao giờ biết được.
Sau khi quân đội Liên Xô được rút hết khỏi Afghanistan, hai bác hay tin: Kolia bị liệt vào dạng mất tích. Nhưng mãi đến gần đây, một đồng đội của Kolia mới vượt hàng nghìn km đến gặp hai bác để trao lại đồ đạc và những kỷ vật của nó. Anh ấy nói rằng Kolia đã tử nạn và đó là một câu chuyện dài, đau lòng mà bác chưa thể kể cho con nghe được.
Bác gửi cho con những bức tranh mà Kolia vẽ. Chúng là của con và con là người xứng đáng được lưu giữ chúng.
Kolia không còn nữa, nhưng đối với hai bác, con mãi là một người thân trong gia đình. Hãy viết thư cho hai bác và nếu có dịp sang Liên Xô, thì hãy biết rằng căn nhà bác luôn mở rộng cửa đón con.
Bác thành tâm mong con hạnh phúc và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
Sergey Gorenkov"
0 comments:
Đăng nhận xét