Bữa ăn thế là hỏng. Bà Gorenkova vật vã khóc lóc một lúc nữa. Bà Orlova ra sức an ủi bạn và cuối cùng dìu bà Gorenkova vào phòng. Lát sau bà Orlova đi ra, đặt một ngón tay lên môi ý nói giữ im lặng. Bà ra hiệu cho cô cùng dọn dẹp bàn ăn, rửa sạch bát đĩa. Rồi bà châm ấm đun nước, pha trà. "Cháu ngồi xuống đây, uống trà một lát!" - bà nói. Hai bác cháu ngồi lặng lẽ vừa uống trà vừa nhìn ra trảng rừng đằng xa. Không hiểu sao họ không nói được thêm với nhau câu nào.
Ngồi được một lát, cô nói: "Thôi, cháu xin phép đi về". Bà Orlova khuyên cô nên ngồi chơi thêm một lát, đợi bà Gorenkova ngủ dậy. Nhưng cô nói cô phải chuẩn bị cho môn thi thứ ba. Bà Orlova không nói gì thêm mà lẳng lặng ra mở cửa. Cô ra về trong một tâm trạng nặng nề. Giá như cô đến mà gặp được cả ông Gorenkov ở nhà thì có lẽ cuộc trò chuyện đã không đẫm nước mắt như thế.
Mười ngày nữa trôi qua. Cô đã thi xong cả bốn môn. Chỉ còn chờ lễ tổng kết, làm nốt các việc đã ghi trong lịch, là cô sẽ lên đường về nước. Khi tất cả những vất vả của thời sinh viên đã lùi xa, cô mới chợt thấy, cô không muốn rời xa đất nước này. Biết bao nhiêu kỷ niệm đã gắn bó với cô trong suốt mấy năm qua. Nhớ cái mùa đông đầu tiên được nhìn thấy tuyết, cô đã lao ra sân trường đón những khóm bông nhẹ nhàng rơi xuống và cười nắc nẻ như một con điên. Nhớ những mùa thu huy hoàng khi đường phố thắp lửa trên những tán cây. Nhớ những cơn mưa cuối thu bị ướt lướt thướt lạnh run lập cập khi cả lũ sinh viên đi giúp nông trang viên thu hoạch khoai tây. Nhớ những buổi đi chơi nướng thịt trong rừng vui ơi là vui... Nhớ những thầy cô cực kỳ tận tuỵ. Nhớ những người bạn Nga luôn sẵn lòng giúp đỡ mỗi khi gặp khó...
Và nhớ Kolia, chàng trai đầu trọc vẽ bức tranh một người con gái giống cô... Nhưng nỗi nhớ cuối cùng này thật mơ hồ. Nó tồn tại mà dường như không tồn tại. Có những lúc cô thấy mối quan hệ giữa Kolia và mình thật rõ ràng, dường như có thể chạm vào và cảm nhận được. Nhưng cũng có những lúc cô thấy mối quan hệ ấy thật mỏng tang và mơ hồ. Ừ thì một người con trai đẹp trai, dí dỏm, thông minh, thoáng nhìn cũng biết là người tốt. Rồi sao nữa... Chẳng có gì.
Chẳng có gì... Nhưng tại sao cô lại lo lắng cho số phận của anh đến như vậy? Một người lính ra trận, cũng bình thường như bao nhiêu người lính khác. Vậy mà chỉ cần nửa tiếng trò chuyện trên xe buýt và hai bức thư, người lính ấy đã khiến cô không còn vô tư được nữa. Như vậy là khi rời xa xứ sở này, cô mang theo trong lòng một món nợ - món nợ đối với người đã nhìn thấy cô từ trước khi gặp cô.
Còn một tuần nữa là đến ngày về nước, cô nhận được điện thoại của ông Gorenkov, ông báo tin đã đi công tác về và ngỏ ý muốn đến gặp cô. Cô nói rất nhanh: "Để cháu qua nhà bác, cháu muốn qua chào tạm biệt hai bác luôn. Tuần sau cháu về nước rồi ạ!". Ông Gorenkov đáp: "Thế cũng được, hai bác chờ con".
Cô đến nhà gia đình Gorenkov ngay chiều hôm đó. Như lần trước bà Gorenkova ra mở cửa. Đôi mắt buồn của bà ánh lên niềm vui khi thấy cô. Vào đến phòng khách, cô thấy ông Gorenkov bước ra. Cô đoán không nhầm: Kolia giống cha như tạc. Trên tay ông cầm một phong thư: "Thư của Kolia gửi cho con". Cô đỡ lấy bức thư và ngạc nhiên hỏi: "Sao anh ấy không gửi về ký túc xá cho cháu?". Ông Gorenkov nói: "Cháu đọc đi. Có lẽ Kolia giải thích cho cháu trong thư!"
Cô mở bức thư và đọc:
"Chào cô gái trong mơ của tôi,
Chắc hẳn bạn sẽ rất ngạc nhiên khi nhận được bức thư này qua "trạm quân bưu" của ông bà Gorenkov. Từ nay, đây sẽ là cách duy nhất để tôi có thể gửi thư được cho bạn. Mỗi người lính sắp lên đường làm nhiệm vụ chỉ có hai địa chỉ để gửi thư: một cho bố mẹ, một cho vợ con. Trong trường hợp của tôi, thì chỉ được phép gửi đến một địa chỉ. Vì vậy thư gửi cho bạn nằm trong phong bì thư gửi cho bố mẹ tôi và họ sẽ chuyển cho bạn.
Nói là sắp, nhưng tôi chưa phải đi ngay ngày mai. Vẫn còn hơn hai tháng huấn luyện nữa. Bức thư này đến tay bạn khi bạn vẫn đang còn ở Liên Xô, sống những ngày thảnh thơi cuối cùng trước hành trình trở về nhà.
Ở đây tôi vẫn khoẻ. Thảnh thơi đối với tôi, đối với tất cả chúng tôi, không còn nữa. Bên ngoài kia vẫn là yên bình, nhưng trong lòng thì "bình yên chỉ vãng lai trong mộng". Luôn tin rằng những chuyện xấu nhất sẽ không xảy ra với mình, nhưng cũng chuẩn bị tinh thần sẵn sàng rằng chuyện xấu nhất có thể đến.
Ở đây, vào giây phút này, tôi bỗng thấy mình thật có lỗi, khi tự nhiên lôi bạn vào câu chuyện của tôi và khiến bạn phải lo âu một cách vô cớ. Lẽ ra bạn đã có thể rời đất nước của chúng tôi một cách rất thanh thản mà không phải khoác thêm mối quan tâm về một kẻ ngốc nghếch như tôi.
Bạn sẽ ở rất xa tôi. Tôi có bạn đấy, nhưng cũng sẽ không có bạn giống như trước kia. Tôi đã từng thấy hình bóng bạn rất đậm đặc trong tâm trí tôi, nhưng lại không bao giờ với tới được. Hãy tha thứ cho tôi nhé, cho những hành động bồng bột của tôi. Lẽ ra không bao giờ nên đánh thức cái giấc mơ đẹp ở trong tôi.
Chúc bạn lên đường may mắn và sớm đoàn tụ bên người thân của bạn.
Người luôn nhớ bạn, Nikolai Gorenkov".
(còn nữa)
Ngồi được một lát, cô nói: "Thôi, cháu xin phép đi về". Bà Orlova khuyên cô nên ngồi chơi thêm một lát, đợi bà Gorenkova ngủ dậy. Nhưng cô nói cô phải chuẩn bị cho môn thi thứ ba. Bà Orlova không nói gì thêm mà lẳng lặng ra mở cửa. Cô ra về trong một tâm trạng nặng nề. Giá như cô đến mà gặp được cả ông Gorenkov ở nhà thì có lẽ cuộc trò chuyện đã không đẫm nước mắt như thế.
Mười ngày nữa trôi qua. Cô đã thi xong cả bốn môn. Chỉ còn chờ lễ tổng kết, làm nốt các việc đã ghi trong lịch, là cô sẽ lên đường về nước. Khi tất cả những vất vả của thời sinh viên đã lùi xa, cô mới chợt thấy, cô không muốn rời xa đất nước này. Biết bao nhiêu kỷ niệm đã gắn bó với cô trong suốt mấy năm qua. Nhớ cái mùa đông đầu tiên được nhìn thấy tuyết, cô đã lao ra sân trường đón những khóm bông nhẹ nhàng rơi xuống và cười nắc nẻ như một con điên. Nhớ những mùa thu huy hoàng khi đường phố thắp lửa trên những tán cây. Nhớ những cơn mưa cuối thu bị ướt lướt thướt lạnh run lập cập khi cả lũ sinh viên đi giúp nông trang viên thu hoạch khoai tây. Nhớ những buổi đi chơi nướng thịt trong rừng vui ơi là vui... Nhớ những thầy cô cực kỳ tận tuỵ. Nhớ những người bạn Nga luôn sẵn lòng giúp đỡ mỗi khi gặp khó...
Và nhớ Kolia, chàng trai đầu trọc vẽ bức tranh một người con gái giống cô... Nhưng nỗi nhớ cuối cùng này thật mơ hồ. Nó tồn tại mà dường như không tồn tại. Có những lúc cô thấy mối quan hệ giữa Kolia và mình thật rõ ràng, dường như có thể chạm vào và cảm nhận được. Nhưng cũng có những lúc cô thấy mối quan hệ ấy thật mỏng tang và mơ hồ. Ừ thì một người con trai đẹp trai, dí dỏm, thông minh, thoáng nhìn cũng biết là người tốt. Rồi sao nữa... Chẳng có gì.
Chẳng có gì... Nhưng tại sao cô lại lo lắng cho số phận của anh đến như vậy? Một người lính ra trận, cũng bình thường như bao nhiêu người lính khác. Vậy mà chỉ cần nửa tiếng trò chuyện trên xe buýt và hai bức thư, người lính ấy đã khiến cô không còn vô tư được nữa. Như vậy là khi rời xa xứ sở này, cô mang theo trong lòng một món nợ - món nợ đối với người đã nhìn thấy cô từ trước khi gặp cô.
Còn một tuần nữa là đến ngày về nước, cô nhận được điện thoại của ông Gorenkov, ông báo tin đã đi công tác về và ngỏ ý muốn đến gặp cô. Cô nói rất nhanh: "Để cháu qua nhà bác, cháu muốn qua chào tạm biệt hai bác luôn. Tuần sau cháu về nước rồi ạ!". Ông Gorenkov đáp: "Thế cũng được, hai bác chờ con".
Cô đến nhà gia đình Gorenkov ngay chiều hôm đó. Như lần trước bà Gorenkova ra mở cửa. Đôi mắt buồn của bà ánh lên niềm vui khi thấy cô. Vào đến phòng khách, cô thấy ông Gorenkov bước ra. Cô đoán không nhầm: Kolia giống cha như tạc. Trên tay ông cầm một phong thư: "Thư của Kolia gửi cho con". Cô đỡ lấy bức thư và ngạc nhiên hỏi: "Sao anh ấy không gửi về ký túc xá cho cháu?". Ông Gorenkov nói: "Cháu đọc đi. Có lẽ Kolia giải thích cho cháu trong thư!"
Cô mở bức thư và đọc:
"Chào cô gái trong mơ của tôi,
Chắc hẳn bạn sẽ rất ngạc nhiên khi nhận được bức thư này qua "trạm quân bưu" của ông bà Gorenkov. Từ nay, đây sẽ là cách duy nhất để tôi có thể gửi thư được cho bạn. Mỗi người lính sắp lên đường làm nhiệm vụ chỉ có hai địa chỉ để gửi thư: một cho bố mẹ, một cho vợ con. Trong trường hợp của tôi, thì chỉ được phép gửi đến một địa chỉ. Vì vậy thư gửi cho bạn nằm trong phong bì thư gửi cho bố mẹ tôi và họ sẽ chuyển cho bạn.
Nói là sắp, nhưng tôi chưa phải đi ngay ngày mai. Vẫn còn hơn hai tháng huấn luyện nữa. Bức thư này đến tay bạn khi bạn vẫn đang còn ở Liên Xô, sống những ngày thảnh thơi cuối cùng trước hành trình trở về nhà.
Ở đây tôi vẫn khoẻ. Thảnh thơi đối với tôi, đối với tất cả chúng tôi, không còn nữa. Bên ngoài kia vẫn là yên bình, nhưng trong lòng thì "bình yên chỉ vãng lai trong mộng". Luôn tin rằng những chuyện xấu nhất sẽ không xảy ra với mình, nhưng cũng chuẩn bị tinh thần sẵn sàng rằng chuyện xấu nhất có thể đến.
Ở đây, vào giây phút này, tôi bỗng thấy mình thật có lỗi, khi tự nhiên lôi bạn vào câu chuyện của tôi và khiến bạn phải lo âu một cách vô cớ. Lẽ ra bạn đã có thể rời đất nước của chúng tôi một cách rất thanh thản mà không phải khoác thêm mối quan tâm về một kẻ ngốc nghếch như tôi.
Bạn sẽ ở rất xa tôi. Tôi có bạn đấy, nhưng cũng sẽ không có bạn giống như trước kia. Tôi đã từng thấy hình bóng bạn rất đậm đặc trong tâm trí tôi, nhưng lại không bao giờ với tới được. Hãy tha thứ cho tôi nhé, cho những hành động bồng bột của tôi. Lẽ ra không bao giờ nên đánh thức cái giấc mơ đẹp ở trong tôi.
Chúc bạn lên đường may mắn và sớm đoàn tụ bên người thân của bạn.
Người luôn nhớ bạn, Nikolai Gorenkov".
(còn nữa)
0 comments:
Đăng nhận xét