14/11/10

"KẺ TỘI ĐỒ" WIKILEAKS


Julian Assange

Khi website WikiLeaks.org khai trương ồn ào hồi đầu năm 2007, những người sáng lập ra nó giới thiệu rằng WikiLeaks dựa vào phần mềm ai cũng có thể biên tập (anyone-can-edit software) và tinh thần cộng đồng - hai yếu tố đem lại thành công cho từ điển mở Wikipedia.

WikiLeaks cam kết website của họ sẽ cho phép cộng đồng toàn cầu “diễn dịch những tài liệu và lý giải sự liên quan của những tài liệu đó đối với công chúng”. Công bố những tài liệu bí mật “động trời” của các chính phủ, Julian Assange - người lãnh đạo WikiLeaks, đã trở thành một nhân vật có quyền lực đáng kể.

Nhưng đó là khi ấy. Gần 4 năm sau khi ra mắt, WikiLeaks đã chuyển đổi từ sự hợp tác bạn hữu giữa những chuyên viên tin học có cùng sở thích thành một hoạt động chịu sự chi phối từ các cuộc họp báo ở London do Assange tổ chức, cũng như tính cách ngoại cỡ của ông. Thay vì một tập thể quốc tế các nhà toán học và lập trình viên hoạt động một cách không chính thức, Assange đã trở thành một thế lực ghê gớm, đủ sức đánh bật ra ngoài Daniel Schmitt - người đại diện nổi tiếng thứ hai của tổ chức này. Trả lời phỏng vấn tạp chí Đức Der Spiegel mới đây, Schmitt cho hay: “Ở đó có rất nhiều oán hận và những ai như tôi đều sẽ ra đi”.

Julian Assange, sinh năm 1971, mang quốc tịch Australia. Ông là nhà văn, nhưng được biết đến nhiều hơn dưới vai trò tổng biên tập của WikiLeaks. Từng theo học vật lý và toán, ông say mê công nghệ thông tin và đã từng là một hacker (tin tặc) có hạng. Giờ đây ông trở thành nhân vật chủ chốt của WikiLeaks, và có lẽ chính là người đã gây ra những oán hận mà Daniel Schmitt nhắc đến.

Đặt nền móng triết học cho WikiLeaks là John Gilmore, người đồng sáng lập Quỹ Electronic Frontier. John Young, một kiến trúc sư tại New York là người đầu tiên đăng ký tên miền WikiLeaks.org. Assange thích thú với ý tưởng này và từ năm 1995 đến 2002, ông cùng một số sáng lập viên khác của WikiLeaks đã tốn hàng nghìn giờ để tranh luận về quá trình mã hoá dữ liệu, nơi lưu trữ dữ liệu ở nước ngoài và cách thức sử dụng công nghệ để khai thác được tài liệu và công bố chúng một cách nặc danh. Họ đặc biệt quan tâm đến việc công bố những thông tin mà các chính phủ hoặc các tổ chức có ảnh hưởng muốn giữ bí mật.

Assange là một trong những lập trình viên chính cho WikiLeaks. Năm 1997, ông thông báo đã hoàn tất phiên bản beta của hệ thống mã hoá file có tính chất đột phá. Hệ thống này có thể mã hoá và giấu tài liệu trong ổ cứng mà các cơ quan của chính phủ không thể phát hiện ra được. Chính xác hơn, họ có thể nghi ngờ là có một số tài liệu nào đó đang tồn tại, nhưng không thể chứng minh được sự tồn tại đó.

Khởi đầu, WikiLeaks thông báo “những mong muốn quan tâm hàng đầu của chúng tôi là những chế độ đàn áp tại Châu Á, khối Soviet cũ, khu vực Sahara ở Châu Phi và Trung Đông”. Nhưng từ mùa hè năm nay, họ chủ yếu tập trung vào Mỹ và những cuộc phiêu lưu quân sự gây tranh cãi mà nước này đang theo đuổi ở hải ngoại. Không những thế, các file tài liệu không liên quan đến cuộc chiến tranh Iraq đều đã được dỡ bỏ, những tài liệu mới không được chấp nhận. Và thay vì tiếp tục cách tiếp cận của những website dựa trên nền tảng Wiki (Wiki-based) cho phép “cộng đồng toàn cầu” tham gia, WikiLeaks cung cấp tin độc quyền cho một số cơ quan báo chí chính thống và không còn cho phép công chúng bình luận các tài liệu của họ.

Đặc biệt kể từ khi công bố các file tài liệu về chiến tranh Iraq, Assange đã vấp phải làn sóng chỉ trích dữ dội. Ngay tờ New York Times số ra mới đây đã sử dụng những cụm từ như “thái độ hống hách và thất thường”, “điệu bộ oai vệ gần như tự cao tự đại”. Chính quyền Obama buộc tội ông vi phạm luật pháp Mỹ, một số nhà bảo thủ cực đoan kêu gọi tin tặc tấn công các máy chủ của WikiLeaks, thậm chí một bình luận viên thời sự của kênh truyền hình Fox còn bóng gió nói rằng Assange có thể bị ám sát một cách hợp pháp như “chiến binh của kẻ thù”.

Các máy chủ của WikiLeaks được đặt ở Thụy Điển. Julian Assange không có trụ sở làm việc, cũng không cư trú ở một nơi nào cố định. Ông luôn thay đổi chỗ ở, nay nước này, mai nước khác. Tháng 10.2009, ông xin định cư tại Thụy Điển, nhưng đơn của ông bị bác, bởi giới chức Thụy Điển khi đó đang xem xét những cáo buộc về việc ông tấn công tình dục đối với hai phụ nữ Thụy Điển. Mới đây, khi đến Geneva dự một hội nghị về nhân quyền, ông thông báo rằng đang tìm một chỗ an toàn để ông và các cộng sự có thể tiếp tục chiến dịch tình báo của mình. Rất có thể đó là Thụy Sỹ.

“Ông ta bị hoang tưởng rằng các cơ quan tình báo đang săn lùng mình” - Jim Lewis, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington, nhận xét.

BONUS




7 comments:

LU on lúc 00:23 15 tháng 11, 2010 nói...

Người đàn ông này thông minh, có lẽ thông minh hơi quá nên bắt đầu có những suy nghĩ muốn tìm tòi và đập phá mọi thứ.
Có những cái đầu thông minh biết minh nên làm gì vừa có thể khẵng định mình mà cũng có ích cho mọi người. Cũng có những cái đầu hơi bất bình thường như ông này, có vẻ như ông ta có máu độc tài, tham vọng bành trướng trong người anh ha.
Công ti của em thì máy móc đều được một dàn IT chuyên trị hacker gài sẵn chương trình chống cài đặt linh tinh vào máy làm việc. Email chỉ được xử dụng nội bộ, em vào công ti thì cũng chỉ được access email riêng của công ti với khách hàng thôi.
Bên EMC thì còn kỹ lưỡng hơn nữa, vì họ chuyên sãn xuất system chứa đựng thông tin nhà bank và tin tức của goverment.

LU on lúc 00:25 15 tháng 11, 2010 nói...

hè hè, em lại viết sai chính tả, "government" instead of "goverment" :)))

Lana on lúc 08:02 15 tháng 11, 2010 nói...

Sự lên bậc của một hacker mũ đen.

An Thảo on lúc 09:50 15 tháng 11, 2010 nói...

Em nghĩ chuyện bình luận sai đúng, hay dở về cá nhân thủ lĩnh này là chuyện ngoài tầm và còn cần xem xét rất nhiều.

Công nghệ thông tin và internet đảo lộn trật tự thế giới một cách ngoạn mục.

Nó là thứ vũ khí khiến xuất hiện những ông vua, những thủ lĩnh mà phạm vi ảnh hưởng, chi phối không tính bằng km2. Các khái niệm tổ chức xã hội truyền thống đang biến động dữ dội.

Đọc những bài thế này mới thực thấy sức mạnh kinh hoàng của truyền thông.

Thuy Dam Minh on lúc 10:11 15 tháng 11, 2010 nói...

Anh không hiểu về lĩnh vực này lắm. Nhưng anh nghĩ Yahoo, Skype và rồi là Wikipedia đều là con đẻ của những nhân tài kiệt xuất, cả trong công nghệ thông tin và trong kinh doanh.

Titi on lúc 11:39 15 tháng 11, 2010 nói...

ố la la :-P Phát triển chuyên môn mờ dẫm vào chính trị là phiền nha :-(

Titi on lúc 16:22 15 tháng 11, 2010 nói...

È, làm sao mà em hong thể nhắn tin chỗ chat chit vậy anh? Nó cứ khóa comt của em ấy. Hic hic

Đăng nhận xét

 

VMC Copyright © 2009 | Power by Blogger | Template redesigned by Lý Minh Triết