NHẬT NGUYỆT
Việc để những nhà giáo, nhà khoa học xứng đáng được được tưởng thưởng, được ghi nhận phải chạy chọt, luồn cúi để đạt được một chức danh mà hiển nhiên họ phải được trịnh trọng trao tặng là đi ngược truyền thống tôn sư trọng đạo mà chúng ta vẫn luôn ra rả dạy con trẻ.
Đúng lúc xã hội đang tranh luận nóng bỏng về con số 70.000 tỷ đồng sắp sửa được rót ra hầu mong thay đổi cục diện ngành giáo dục, người viết bài này lại dở khóc dở cười khi được giao một công việc quan trọng: Tham gia vào nhóm chuẩn bị hồ sơ đề nghị công nhận chức danh Phó Giáo sư (PGS) cho… sếp.
Tưởng vậy mà không phải vậy!
Khoan hãy đặt câu hỏi tại sao chuyện đó khiến tôi dở khóc, dở cười. Tôi phải khẳng định ngay từ đầu rằng, trong con mắt cá nhân tôi và đồng nghiệp, sếp của chúng tôi thực sự xứng đáng được phong PGS. Là lãnh đạo một khoa đào tạo lớn của một trường đại học danh tiếng, sếp tôi có bằng tiến sĩ nước ngoài và quan trọng nhất là tinh thần làm việc không biết mệt mỏi. Ông còn sắp xếp chu toàn mọi công việc trong và ngoài khoa, tham gia các đề tài nghiên cứu, viết giáo trình, hướng dẫn sinh viên, học viên cao học...
Tình trạng thiếu giáo viên khiến sếp, dù là giảng viên kiêm chức, cũng phải lên lớp nhiều không kém gì các giảng viên bình thường khác. Sếp luôn phải đánh vật với hàng núi công việc chồng chất, mới xong việc này lại phát sinh việc khác trong guồng quay không bao giờ ngừng nghỉ của một năm học. Tôi thường trộm nghĩ, sếp làm việc với cường độ ấy mà không được phong PGS, thì cỡ như tôi có lẽ cả đời cũng chẳng dám mơ cái chức danh ấy.
Tưởng vậy mà không phải vậy. Hóa ra để đạt được cái chức danh PGS khó hơn tôi tưởng. Chẳng thế mà một đồng nghiệp khác của tôi đã phải chối đây đẩy khi có người gợi ý nộp hồ sơ vì mấy từ giản dị thế này: “Nhục lắm em ạ!”
Nhà báo Hồ Bất Khuất từng nói về chuyện này qua bài báo “Einstein xin phong GS ở Việt Nam cũng trượt!” cách đây không lâu, nhưng đó là câu chuyện ở hậu trường ít người biết đến. Còn những gì tôi đang chứng kiến nó lồ lộ ra trước mắt: Giảng viên nào trong giai đoạn chạy hồ sơ nước rút cũng lao đao cả.
Nào là những bài báo viết đã từ bao lâu, giờ phải bới tung lên để đưa vào hồ sơ. Nếu chẳng may lưu trữ không tốt (vì có phải ai viết bài cũng để chuẩn bị xin phong PGS?) thì phải chạy tới từng tòa soạn xin lại số báo đó, hoặc lần mò trên mạng để tìm lại từng trang mục lục. Vốn đã quá tải với công việc giảng dạy, nghiên cứu... lại còn thêm công tác quản lý, thế nên tất yếu những người như sếp tôi phải có một ban lo chạy hồ sơ, giấy tờ.
Nên có những lúc văn phòng của khoa cứ như tiệm photocopy với đủ thứ giấy tờ, tài liệu ngổn ngang. Hỏi một đồng nghiệp có kinh nghiệm tham gia vào những ban như thế này mới biết, đây mới chỉ là giai đoạn đầu, coi như bước sơ khởi, về sau sẽ còn hàng chục lần chỉnh sửa, bổ sung, chạy đôn chạy đáo ngược xuôi...
Chưa kể để kịp thời hạn, có nhiều thứ phải đẩy lên cho xong. Nào là in ấn giáo trình, nào là xét duyệt đề tài NCKH các cấp, tổ chức hội thảo...để có thêm điểm công trình. Cũng lạ cho cách tính điểm của nước ta. Vì tạo ra một cơ chế tưởng như chặt chẽ nhưng vô cùng bất hợp lý nên đã bao lần tôi nhìn vào lý lịch khoa học của các vị GS, PGS thì đều thấy chung một đặc điểm: Trước thời điểm được phong chức danh thì dồn dập công trình nọ kia; sau khi “xong việc” thì thưa thớt hẳn, thậm chí chẳng có thêm bài báo khoa học hay đề tài nghiên cứu nào!
Nếu Việt Nam cứ mãi khác người…
Theo lẽ thường tình, bất cứ một người với trí tuệ bình thường nào cũng hiểu học hàm GS hay PGS được phong cho những nhà giáo uyên thâm, nhiều năm kinh nghiệm và có nhiều đóng góp cho sự nghiệp khoa học và giáo dục.
Vì thế, lẽ ra, Ủy ban chức danh lập ra là để theo dõi, để xem xét và chủ động phong tặng học hàm này cho những người xứng đáng. Việc để những nhà giáo, nhà khoa học xứng đáng được được tưởng thưởng, được ghi nhận phải chạy chọt, luồn cúi để đạt được một chức danh mà hiển nhiên họ phải được trịnh trọng trao tặng là đi ngược truyền thống tôn sư trọng đạo mà chúng ta vẫn luôn ra rả dạy con trẻ.
Có một chuyện mà ai cũng biết nhưng khi nói ra trên mặt báo, nhiều người lại nhăn mặt tỏ ra khó chịu. Số là, tôi có người thân trong đoàn giảng viên một tỉnh phía Bắc kéo về Hà Nội hồi đầu năm, để thi nâng ngạch giảng viên chính.
Trong tin tức hàng ngày tôi được cập nhật, không khi nào không có chuyện đoàn đã “đi” những cửa nào, tốn bao nhiêu tiền. Đó là chuyện chua chát hệt như nỗi đau khổ của những người muốn được phong GS, PGS. Thử hỏi nếu những người thầy khốn khổ theo một nghĩa nào đó, không phải là giảng viên chính thì ai mới là giảng viên chính? Tại sao họ lại phải đi “xin” được công nhận- một điều hiển nhiên- từ những người “leng keng” những học hàm học vị nhưng có khi cả đời chưa từng biết rát cổ vì giảng bài 12 tiết một ngày?
Tôi cũng muốn nói thêm rằng, đều đặn chúng tôi vẫn nhận được thư từ nước ngoài gửi về khoa, dù không rõ học hàm, học vị của giảng viên Việt Nam chúng ta ra sao, ngoài phong bì thư họ đều nhã nhặn gọi tất cả những người thầy đang đứng trên giảng đường đại học bằng danh xưng “Professor”.
Nói chuyện này ra không phải tôi không hiểu cuộc tranh luận dài hơi về sự khác nhau giữa chức danh giáo sư ở nước ta và giáo sư ở nước ngoài. Nhưng thế mới biết, nếu chúng ta cứ mãi khác người, thì đến bao giờ nền giáo dục mới đi được đúng hướng? Nếu những vấn đề ngang trái còn diễn ra và được chấp nhận một cách phổ quát như thể đó là nguyên tắc bất thành văn của nền giáo dục; nếu những giá trị thật phải ngoi ngóp vật lộn mới được công nhận thì dù có bỏ ra cả trăm ngàn tỉ đi chăng nữa cũng sẽ chẳng thể nào thay đổi được nền giáo dục nước nhà.
Việc để những nhà giáo, nhà khoa học xứng đáng được được tưởng thưởng, được ghi nhận phải chạy chọt, luồn cúi để đạt được một chức danh mà hiển nhiên họ phải được trịnh trọng trao tặng là đi ngược truyền thống tôn sư trọng đạo mà chúng ta vẫn luôn ra rả dạy con trẻ.
Đúng lúc xã hội đang tranh luận nóng bỏng về con số 70.000 tỷ đồng sắp sửa được rót ra hầu mong thay đổi cục diện ngành giáo dục, người viết bài này lại dở khóc dở cười khi được giao một công việc quan trọng: Tham gia vào nhóm chuẩn bị hồ sơ đề nghị công nhận chức danh Phó Giáo sư (PGS) cho… sếp.
Tưởng vậy mà không phải vậy!
Khoan hãy đặt câu hỏi tại sao chuyện đó khiến tôi dở khóc, dở cười. Tôi phải khẳng định ngay từ đầu rằng, trong con mắt cá nhân tôi và đồng nghiệp, sếp của chúng tôi thực sự xứng đáng được phong PGS. Là lãnh đạo một khoa đào tạo lớn của một trường đại học danh tiếng, sếp tôi có bằng tiến sĩ nước ngoài và quan trọng nhất là tinh thần làm việc không biết mệt mỏi. Ông còn sắp xếp chu toàn mọi công việc trong và ngoài khoa, tham gia các đề tài nghiên cứu, viết giáo trình, hướng dẫn sinh viên, học viên cao học...
Tình trạng thiếu giáo viên khiến sếp, dù là giảng viên kiêm chức, cũng phải lên lớp nhiều không kém gì các giảng viên bình thường khác. Sếp luôn phải đánh vật với hàng núi công việc chồng chất, mới xong việc này lại phát sinh việc khác trong guồng quay không bao giờ ngừng nghỉ của một năm học. Tôi thường trộm nghĩ, sếp làm việc với cường độ ấy mà không được phong PGS, thì cỡ như tôi có lẽ cả đời cũng chẳng dám mơ cái chức danh ấy.
Tưởng vậy mà không phải vậy. Hóa ra để đạt được cái chức danh PGS khó hơn tôi tưởng. Chẳng thế mà một đồng nghiệp khác của tôi đã phải chối đây đẩy khi có người gợi ý nộp hồ sơ vì mấy từ giản dị thế này: “Nhục lắm em ạ!”
Nhà báo Hồ Bất Khuất từng nói về chuyện này qua bài báo “Einstein xin phong GS ở Việt Nam cũng trượt!” cách đây không lâu, nhưng đó là câu chuyện ở hậu trường ít người biết đến. Còn những gì tôi đang chứng kiến nó lồ lộ ra trước mắt: Giảng viên nào trong giai đoạn chạy hồ sơ nước rút cũng lao đao cả.
Nào là những bài báo viết đã từ bao lâu, giờ phải bới tung lên để đưa vào hồ sơ. Nếu chẳng may lưu trữ không tốt (vì có phải ai viết bài cũng để chuẩn bị xin phong PGS?) thì phải chạy tới từng tòa soạn xin lại số báo đó, hoặc lần mò trên mạng để tìm lại từng trang mục lục. Vốn đã quá tải với công việc giảng dạy, nghiên cứu... lại còn thêm công tác quản lý, thế nên tất yếu những người như sếp tôi phải có một ban lo chạy hồ sơ, giấy tờ.
Nên có những lúc văn phòng của khoa cứ như tiệm photocopy với đủ thứ giấy tờ, tài liệu ngổn ngang. Hỏi một đồng nghiệp có kinh nghiệm tham gia vào những ban như thế này mới biết, đây mới chỉ là giai đoạn đầu, coi như bước sơ khởi, về sau sẽ còn hàng chục lần chỉnh sửa, bổ sung, chạy đôn chạy đáo ngược xuôi...
Chưa kể để kịp thời hạn, có nhiều thứ phải đẩy lên cho xong. Nào là in ấn giáo trình, nào là xét duyệt đề tài NCKH các cấp, tổ chức hội thảo...để có thêm điểm công trình. Cũng lạ cho cách tính điểm của nước ta. Vì tạo ra một cơ chế tưởng như chặt chẽ nhưng vô cùng bất hợp lý nên đã bao lần tôi nhìn vào lý lịch khoa học của các vị GS, PGS thì đều thấy chung một đặc điểm: Trước thời điểm được phong chức danh thì dồn dập công trình nọ kia; sau khi “xong việc” thì thưa thớt hẳn, thậm chí chẳng có thêm bài báo khoa học hay đề tài nghiên cứu nào!
Nếu Việt Nam cứ mãi khác người…
Theo lẽ thường tình, bất cứ một người với trí tuệ bình thường nào cũng hiểu học hàm GS hay PGS được phong cho những nhà giáo uyên thâm, nhiều năm kinh nghiệm và có nhiều đóng góp cho sự nghiệp khoa học và giáo dục.
Vì thế, lẽ ra, Ủy ban chức danh lập ra là để theo dõi, để xem xét và chủ động phong tặng học hàm này cho những người xứng đáng. Việc để những nhà giáo, nhà khoa học xứng đáng được được tưởng thưởng, được ghi nhận phải chạy chọt, luồn cúi để đạt được một chức danh mà hiển nhiên họ phải được trịnh trọng trao tặng là đi ngược truyền thống tôn sư trọng đạo mà chúng ta vẫn luôn ra rả dạy con trẻ.
Có một chuyện mà ai cũng biết nhưng khi nói ra trên mặt báo, nhiều người lại nhăn mặt tỏ ra khó chịu. Số là, tôi có người thân trong đoàn giảng viên một tỉnh phía Bắc kéo về Hà Nội hồi đầu năm, để thi nâng ngạch giảng viên chính.
Trong tin tức hàng ngày tôi được cập nhật, không khi nào không có chuyện đoàn đã “đi” những cửa nào, tốn bao nhiêu tiền. Đó là chuyện chua chát hệt như nỗi đau khổ của những người muốn được phong GS, PGS. Thử hỏi nếu những người thầy khốn khổ theo một nghĩa nào đó, không phải là giảng viên chính thì ai mới là giảng viên chính? Tại sao họ lại phải đi “xin” được công nhận- một điều hiển nhiên- từ những người “leng keng” những học hàm học vị nhưng có khi cả đời chưa từng biết rát cổ vì giảng bài 12 tiết một ngày?
Tôi cũng muốn nói thêm rằng, đều đặn chúng tôi vẫn nhận được thư từ nước ngoài gửi về khoa, dù không rõ học hàm, học vị của giảng viên Việt Nam chúng ta ra sao, ngoài phong bì thư họ đều nhã nhặn gọi tất cả những người thầy đang đứng trên giảng đường đại học bằng danh xưng “Professor”.
Nói chuyện này ra không phải tôi không hiểu cuộc tranh luận dài hơi về sự khác nhau giữa chức danh giáo sư ở nước ta và giáo sư ở nước ngoài. Nhưng thế mới biết, nếu chúng ta cứ mãi khác người, thì đến bao giờ nền giáo dục mới đi được đúng hướng? Nếu những vấn đề ngang trái còn diễn ra và được chấp nhận một cách phổ quát như thể đó là nguyên tắc bất thành văn của nền giáo dục; nếu những giá trị thật phải ngoi ngóp vật lộn mới được công nhận thì dù có bỏ ra cả trăm ngàn tỉ đi chăng nữa cũng sẽ chẳng thể nào thay đổi được nền giáo dục nước nhà.
Nguồn:
Chuyện phong học hàm: “Nhục lắm, em ạ!”
7 comments:
Quá thật, và quá chua chát.
Trước thời điểm được phong chức danh thì dồn dập công trình nọ kia; sau khi “xong việc” thì thưa thớt hẳn, thậm chí chẳng có thêm bài báo khoa học hay đề tài nghiên cứu nào! <-- =))
Bi nhiu chất xám phải nặn ra để vượt qua được cái ải phong hàm, dĩ nhiên, vượt ải rồi thì còn hơi sức đâu mờ ngâm mí kíu!
Do thể thức rắc rối và những chuyện hậu trường đôi khi nhuốm màu "giang hồ xử án" vì những lý do phi khoa học nên mất đi vẻ đẹp thôi chứ những người xứng đáng rất nên được vinh danh anh ạ.
Em ok với chị AnThảo !
Mà khổ cái là trong số những người vinh danh ấy lại có lẫn cả vài người ko xứng đáng thật cơ. Thế mới càng sinh ra rắc rối !
Anh có nghe nói rằng trong số các vị được nhận học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư, tỉ lệ các vị không giảng dạy, thậm chí chưa bao giờ giảng dạy hơi bị nhiều!
Anh Thuỵ à, anh nghe nói thôi, chứ ko hẳn thế đâu.
Em thấy bài này viết rất ấm ớ. Đành rằng việc phong học hàm ở VN có nhiều bất cập và chả giống ai cả, nhưng cái bất cập và khác người ấy lại không được tác giả nói đến. Đó chính là quy chế xét tuyển dễ dãi, ko theo chuẩn mực quốc tế. Còn việc phải làm hồ sơ giấy tờ để xin phong học hàm thì ở đâu chả phải làm, riêng gì VN. Một người làm khoa học thì phải lưu trữ hồ sơ khoa học của mình cẩn thận, đó là điều đương nhiên phải làm. Không lưu trữ cẩn thận đến lúc cần tìm bị mất thời gian lại trách thì hỏi là nên trách ai?
Mấy vị đó thử sang Mỹ xin phong PGS/ GS xem có phải nộp ngần ấy giấy tờ hay là còn phải nộp nhiều hơn? Đúng là nhà báo ko hiểu chỉ toàn viết bừa, chán quá!
Đăng nhận xét