Việc thương nhân Trung Quốc ráo riết săn lùng, thu mua nông sản, thực phẩm tại Việt Nam đang tạo ra rất nhiều bất ngờ. Có lẽ bất ngờ không chỉ đến với những người nông dân vốn thiếu thông tin mà còn khá bất ngờ đối với những nhà quản lý và các cơ quan chức năng của Việt Nam.
Nông dân vui
Hiện tượng thương nhân Trung Quốc đến tận ao, vườn của những người nông dân đặt hàng, thu mua sản phẩm với số lượng lớn, giá cao hơn giá thị trường đang khiến không ít người dân Việt Nam cảm thấy rất vui mừng. Cũng nhờ hiện tượng này mà thực trạng “được mùa, mất giá” vốn là nỗi ám ảnh của những người nông dân chân lấm tay bùn tạm thời được xua tan.
Liên tiếp trong thời gian gần đây, rất nhiều loại nông sản của nông dân từ Bắc chí Nam được các thương nhân Trung Quốc tìm mua. Từ các loại nông sản truyền thống như tiêu, sắn lát, cao su, thịt, thủy hải sản, … đến các sản phẩm ít phổ biến hơn hay được thu hoạch theo mùa vụ như dừa, trứng vịt, vải thiều, khoai lang…
Rủi ro cao
Đứng trước hiện tượng này, ngoài niềm vui của người nông dân thì không ít ý kiến của các chuyên gia lại tỏ ra lo ngại. Trong đó, đa số đều cho rằng sự quá phụ thuộc vào một thị trường, nhất là thị trường Trung Quốc, lại còn chủ yếu là xuất khẩu theo dạng tiểu ngạch đang chứa đựng nhiều rủi ro tìm ẩn. Ngoài ra, việc chạy theo nhu cầu bất thường của các thương nhân Trung Quốc sẽ dễ dẫn đến việc phá vỡ quy hoạch sản xuất của chúng ta. Và, việc thu gom ồ ạt của thương nhân Trung Quốc sẽ gây ra sự mất cân đối cung cầu cục bộ đối một số sản phẩm trong nước.
Những lo ngại này rất đáng quan tâm bởi trong quá khứ đã không ít lần nông dân Việt Nam đã phải ngậm “trái đắng”. Còn nhớ, những năm 2001 – 2002 nông dân và thương lái ở các tỉnh phía Bắc đã phải ngậm ngùi nhìn giá long nhãn rớt giá thê thảm từ 140.000 – 180.000 đồng/kg xuống còn 40.000 – 60.000 đồng/kg, thậm chí năm 2004, giá chỉ còn 10.000 – 20.000 đồng/kg. Cũng trong những năm 2004 – 2005, đứng trước việc thương lái Trung Quốc thu mua dưa hấu với giá khoảng 10.000 đồng/kg nên nông dân miền Trung đã ồ ạt trồng dưa hấu nhưng “kết quả” của niềm vui ấy là hàng trăm xe chở dưa hấu phải nằm lại và đổ bỏ ở cửa khẩu Lạng Sơn do không xuất được sang Trung Quốc.
Và rất nhiều ví dụ khác tương tự đều có nguyên nhân từ việc thu gom của thương nhân Trung Quốc như quả cau vào những năm 2007 – 2008, rau bắp non, tắc kè hay đỉa trong thời gian gần đây, …
Vì sao Trung Quốc mua nhiều ?
Như vậy thử lý giả việc tại sao thương nhân Trung Quốc lại bất ngờ quá “mặn mà” đối với các loại nông sản của Việt Nam trong thời gian này?
Khác với những lần trước, lần này thương nhân Trung Quốc thu gom rất nhiều loại nông sản cùng lúc chứ không phải “sốt” một loại duy nhất. Ngoài ra, thương nhân Trung Quốc đang thu mua có chọn lọc các sản phẩm có chất lượng cao. Điều này có thể thấy ngay rằng các sản phẩm nông sản của Việt Nam có chất lượng tốt hơn đồng thời có giá rẻ hơn tại Trung Quốc.
Ngoài ra, nhu cầu tiêu thụ tăng cao và hàng loạt vụ bê bối về vệ sinh an toàn thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ trong nước cũng là nguyên nhân chính để các thương nhân đến từ Trung Quốc phải lùng sục các nguồn thực phẩm dồi dào và chất lượng hơn từ các nước khác, và Việt Nam là lựa chọn tốt nhất do chi phí vận chuyển thấp.
Sản phẩm Việt Nam phải “núp bóng”
Một đặc điểm đáng lưu ý trong đợt thu gom hàng hóa từ Việt Nam gần đây của các thương nhân Trung Quốc là họ yêu cầu phía Việt Nam đóng gói và dán nhãn mác Trung Quốc, điển hình là sản phẩm trứng vịt muối của bà Năm ở TP Long Xuyên, An Giang.
Từ sự việc này có thể thấy rằng rất nhiều khả năng các sản phẩm khác cũng có số phận tương tự, tức là thương nhân Trung Quốc thu gom nông sản thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ tại Việt Nam về đóng nhãn mác của Trung Quốc để bán trong nước hay xuất khẩu sang một nước thứ ba với giá cao hơn.
Như vậy, những sản phẩm do chính tay nông dân Việt Nam làm ra nhưng vẫn mang thương hiệu khác, điều này cho thấy các sản phẩm nông sản này cũng chẳng khác gì so với những mặc hàng gia công khác như may mặc, điện tử, phầm mềm, … Và khi đó, các sản phẩm chất lượng cao từ Việt Nam lại đang phải đành “núp bóng” dưới các thương hiệu Trung Quốc.
Nhưng trớ trêu thay khi các sản phẩm kém chất lượng có xuất xứ từ Trung Quốc như quả dâu tây và rất nhiều sản phẩm khác thì lại đang xuất hiện với các thương hiệu Việt Nam và được bày bán công khai tại thị trường Việt Nam!
Tất cả những điều này cho thấy rằng, nông dân và các doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thức hết được chất lượng và giá trị của các loại nông sản do chính bà con nông dân Việt Nam làm ra. Đây là một lãng phí vô cùng lớn đối với các sản phẩm đang được xem là thế mạnh quốc gia.
Không riêng gì các mặt hàng nông sản thực phẩm mà rất nhiều sản phẩm khác như may mặc, điện tử, … do chính người Việt Nam làm ra để xuất khẩu và lại được nhập khẩu về lại dưới các thương hiệu nổi tiếng để tiêu thụ trong nước và tất nhiên giá cả đã được đẩy lên cao hơn rất nhiều lần. Điều này cho thấy một phần là do tâm lý sính ngoại và phần khác là do các doanh nghiệp, các nhà sản xuất trong nước vẫn chưa thoát khỏi tâm lý tự ti, chưa đủ tự tin khi không dám tự làm nên những thương hiệu có thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại khác.
Nếu các sản phẩm có xuất xứ từ Việt Nam nhưng phải “núp bóng” dưới các thương hiệu khác thì đến bao giờ nông dân Việt Nam nói riêng và những nhà sản xuất khác nói chung mới được thụ hưởng xứng đáng giá trị của các sản phẩm do mình làm ra? Và, với cái đà này thì đến bao giờ Việt Nam mới có những thương hiệu nổi tiếng thế giới?
TRẦN MINH QUÂN
Nông dân vui
Hiện tượng thương nhân Trung Quốc đến tận ao, vườn của những người nông dân đặt hàng, thu mua sản phẩm với số lượng lớn, giá cao hơn giá thị trường đang khiến không ít người dân Việt Nam cảm thấy rất vui mừng. Cũng nhờ hiện tượng này mà thực trạng “được mùa, mất giá” vốn là nỗi ám ảnh của những người nông dân chân lấm tay bùn tạm thời được xua tan.
Liên tiếp trong thời gian gần đây, rất nhiều loại nông sản của nông dân từ Bắc chí Nam được các thương nhân Trung Quốc tìm mua. Từ các loại nông sản truyền thống như tiêu, sắn lát, cao su, thịt, thủy hải sản, … đến các sản phẩm ít phổ biến hơn hay được thu hoạch theo mùa vụ như dừa, trứng vịt, vải thiều, khoai lang…
Rủi ro cao
Đứng trước hiện tượng này, ngoài niềm vui của người nông dân thì không ít ý kiến của các chuyên gia lại tỏ ra lo ngại. Trong đó, đa số đều cho rằng sự quá phụ thuộc vào một thị trường, nhất là thị trường Trung Quốc, lại còn chủ yếu là xuất khẩu theo dạng tiểu ngạch đang chứa đựng nhiều rủi ro tìm ẩn. Ngoài ra, việc chạy theo nhu cầu bất thường của các thương nhân Trung Quốc sẽ dễ dẫn đến việc phá vỡ quy hoạch sản xuất của chúng ta. Và, việc thu gom ồ ạt của thương nhân Trung Quốc sẽ gây ra sự mất cân đối cung cầu cục bộ đối một số sản phẩm trong nước.
Những lo ngại này rất đáng quan tâm bởi trong quá khứ đã không ít lần nông dân Việt Nam đã phải ngậm “trái đắng”. Còn nhớ, những năm 2001 – 2002 nông dân và thương lái ở các tỉnh phía Bắc đã phải ngậm ngùi nhìn giá long nhãn rớt giá thê thảm từ 140.000 – 180.000 đồng/kg xuống còn 40.000 – 60.000 đồng/kg, thậm chí năm 2004, giá chỉ còn 10.000 – 20.000 đồng/kg. Cũng trong những năm 2004 – 2005, đứng trước việc thương lái Trung Quốc thu mua dưa hấu với giá khoảng 10.000 đồng/kg nên nông dân miền Trung đã ồ ạt trồng dưa hấu nhưng “kết quả” của niềm vui ấy là hàng trăm xe chở dưa hấu phải nằm lại và đổ bỏ ở cửa khẩu Lạng Sơn do không xuất được sang Trung Quốc.
Và rất nhiều ví dụ khác tương tự đều có nguyên nhân từ việc thu gom của thương nhân Trung Quốc như quả cau vào những năm 2007 – 2008, rau bắp non, tắc kè hay đỉa trong thời gian gần đây, …
Vì sao Trung Quốc mua nhiều ?
Như vậy thử lý giả việc tại sao thương nhân Trung Quốc lại bất ngờ quá “mặn mà” đối với các loại nông sản của Việt Nam trong thời gian này?
Khác với những lần trước, lần này thương nhân Trung Quốc thu gom rất nhiều loại nông sản cùng lúc chứ không phải “sốt” một loại duy nhất. Ngoài ra, thương nhân Trung Quốc đang thu mua có chọn lọc các sản phẩm có chất lượng cao. Điều này có thể thấy ngay rằng các sản phẩm nông sản của Việt Nam có chất lượng tốt hơn đồng thời có giá rẻ hơn tại Trung Quốc.
Ngoài ra, nhu cầu tiêu thụ tăng cao và hàng loạt vụ bê bối về vệ sinh an toàn thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ trong nước cũng là nguyên nhân chính để các thương nhân đến từ Trung Quốc phải lùng sục các nguồn thực phẩm dồi dào và chất lượng hơn từ các nước khác, và Việt Nam là lựa chọn tốt nhất do chi phí vận chuyển thấp.
Sản phẩm Việt Nam phải “núp bóng”
Một đặc điểm đáng lưu ý trong đợt thu gom hàng hóa từ Việt Nam gần đây của các thương nhân Trung Quốc là họ yêu cầu phía Việt Nam đóng gói và dán nhãn mác Trung Quốc, điển hình là sản phẩm trứng vịt muối của bà Năm ở TP Long Xuyên, An Giang.
Từ sự việc này có thể thấy rằng rất nhiều khả năng các sản phẩm khác cũng có số phận tương tự, tức là thương nhân Trung Quốc thu gom nông sản thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ tại Việt Nam về đóng nhãn mác của Trung Quốc để bán trong nước hay xuất khẩu sang một nước thứ ba với giá cao hơn.
Như vậy, những sản phẩm do chính tay nông dân Việt Nam làm ra nhưng vẫn mang thương hiệu khác, điều này cho thấy các sản phẩm nông sản này cũng chẳng khác gì so với những mặc hàng gia công khác như may mặc, điện tử, phầm mềm, … Và khi đó, các sản phẩm chất lượng cao từ Việt Nam lại đang phải đành “núp bóng” dưới các thương hiệu Trung Quốc.
Nhưng trớ trêu thay khi các sản phẩm kém chất lượng có xuất xứ từ Trung Quốc như quả dâu tây và rất nhiều sản phẩm khác thì lại đang xuất hiện với các thương hiệu Việt Nam và được bày bán công khai tại thị trường Việt Nam!
Tất cả những điều này cho thấy rằng, nông dân và các doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thức hết được chất lượng và giá trị của các loại nông sản do chính bà con nông dân Việt Nam làm ra. Đây là một lãng phí vô cùng lớn đối với các sản phẩm đang được xem là thế mạnh quốc gia.
Không riêng gì các mặt hàng nông sản thực phẩm mà rất nhiều sản phẩm khác như may mặc, điện tử, … do chính người Việt Nam làm ra để xuất khẩu và lại được nhập khẩu về lại dưới các thương hiệu nổi tiếng để tiêu thụ trong nước và tất nhiên giá cả đã được đẩy lên cao hơn rất nhiều lần. Điều này cho thấy một phần là do tâm lý sính ngoại và phần khác là do các doanh nghiệp, các nhà sản xuất trong nước vẫn chưa thoát khỏi tâm lý tự ti, chưa đủ tự tin khi không dám tự làm nên những thương hiệu có thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại khác.
Nếu các sản phẩm có xuất xứ từ Việt Nam nhưng phải “núp bóng” dưới các thương hiệu khác thì đến bao giờ nông dân Việt Nam nói riêng và những nhà sản xuất khác nói chung mới được thụ hưởng xứng đáng giá trị của các sản phẩm do mình làm ra? Và, với cái đà này thì đến bao giờ Việt Nam mới có những thương hiệu nổi tiếng thế giới?
TRẦN MINH QUÂN
Nguồn:
Bất ngờ từ việc Trung Quốc săn lùng nông sản Việt Nam
3 comments:
Chỉ là cách quản lí dở nên mới xảy ra tình trạng bị lợi dụng. Nông gia, là lính, sản xuất ra sản phẩm tốt là một chuyện, nhưng gặp phải cơ chế quản lí dở (là tướng), thì kết quả cũng bằng zero.
Vải của mình dạo này ngon tuyệt, hum qua cùng Tí nhấm nháp vải, em nhớ lại cách đây 20 năm cũng những quả vải thiều đỏ mọng, thơm lừng, hạt nhỏ tí tẹo ăn mãi không chán, ăn đến mức mọc đầy rôm vữn không chừa. Thị trường TQ đánh hơi thấy chất lượng hoa quả của ta mà trong nước không có phản ứng gì tương ứng nhỉ. Nhưng thôi, đây là tín hiệu tốt cho nông sản Việt nam ạ :-)
Nông dân mình phải bán nông sản với giá rẻ như đem cho. Nhiều khi họ phải bỏ mặc để thành quả lao động của mình hỏng vì không có cách nào khác. Nông sản được mua là tín hiệu tốt rồi. Hy vọng các doanh nghiệp Việt Nam và các cơ quan chức năng sẽ phải suy nghĩ và hành động sau sự kiện này.
Đăng nhận xét