Chụp tại Tashkent và Samarkand (Uzbekistan) cuối tháng 10.2009.

Điệu múa Tay trong tay của một cặp đôi Trung Quốc nhận hàng trăm lời nhận xét bày tỏ sự ngưỡng mộ, và con số trên một triệu lượt xem vẫn đang tăng vùn vụt trên YouTube - một trang web chia sẻ miễn phí video clip được nhiều người trên khắp thế giới sử dụng.
Hai người trong điệu múa, chàng tên là Trạch Hiếu Vĩ bị cụt mất chân trái từ năm lên bốn tuổi trong một tai nạn; nàng tên là Mã Lệ, bị cắt tay phải sau một tai nạn giao thông năm 19 tuổi. Bằng những nỗ lực không thể tin nổi, họ đã sát cánh cùng nhau dựng nên tác phẩm múa tình cảm, mạnh mẽ và chân thành đến rơi nước mắt.
Cuối tháng 4-2007, kênh CCTV9 - Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) phát đi bản tin tác phẩm múa Tay trong tay đã thu phục hoàn toàn khán giả của cuộc thi múa toàn quốc lần 4 do CCTV tổ chức. Không chỉ chinh phục những khán giả của CCTV hay YouTube, các blog cá nhân từ nhiều nước trên thế giới đang giới thiệu tác phẩm múa
Mỗi người một cảnh
Trước năm 2005, Mã Lệ và Trạch Hiếu Vĩ chưa hề quen biết nhau, nhưng đã cùng trải qua những mất mát. Mã Lệ học múa từ năm 7 tuổi. 18 tuổi, cô tốt nghiệp loại ưu Trường nghệ thuật Mã Điếm, tỉnh Hà
Năm 2001, trước ít ngày diễn ra hội diễn nghệ thuật múa người khuyết tật của tỉnh Hà
Còn Trạch Hiếu Vĩ sinh ra ở một thành phố hẻo lánh của tỉnh Hà
Sự gặp gỡ của nghệ thuật và ý chí
Mã Lệ gặp Trạch Hiếu Vĩ tình cờ ở một trung tâm phục hồi sức khỏe vào năm 2005. Họ cảm thấy quí mến nhau. Lúc ấy Mã Lệ đang có ý tưởng tìm người múa cùng với mình để dự thi múa toàn quốc. Cô hỏi Trạch Hiếu Vỹ có thích múa không. Anh trả lời thành thật: "Tôi không múa được vì tôi không tự đi được. Tôi cũng không biết rõ là tôi có thích múa hay không". Mã Lệ phải gọi điện thuyết phục nhiều lần Trạch Hiếu Vĩ mới đồng ý.
Cuối năm 2005, họ bắt tay vào luyện tập. Nhưng vì Hiếu Vĩ chưa từng học múa nên Mã Lệ phải hướng dẫn anh từ những động tác đầu tiên. Sự luyện tập căng thẳng chỉ với một chân khiến Vĩ cảm thấy chán nản. Anh đã toan bỏ cuộc nhưng rồi Mã Lệ kiên trì thuyết phục anh rằng làm việc gì cũng phải có quyết tâm cộng với sự kiên trì mới đạt kết quả, Vĩ đồng ý trở lại luyện tập. Họ nhờ một biên đạo múa giúp họ thực hiện ý tưởng. Không có tiền thuê sàn tập, mùa đông họ tập trong nhà, mùa hè họ ra công viên. Có ngày họ tập luyện từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối mới nghỉ.
Hết lần này đến lần khác, Vĩ phải đỡ Mã Lệ trên một chân, khó nhất là động tác vừa tiến lên phía trước vừa ôm giữ cô vì toàn bộ sức nặng dồn lên chân anh, sau đó, anh phải thả cô xuống, lo giữ thăng bằng với chiếc nạng chống. Họ làm đi làm lại, vừa làm vừa điều chỉnh cho đến khi cảm thấy hoàn hảo.
Ngày thi đã đến. Họ bước ra sân khấu và múa bằng tất cả tâm hồn mình, không hề nghĩ tới cuộc thi. Tác phẩm
Điều đặc biệt là khi xem họ múa, những khiếm khuyết của cơ thể không còn hiện diện, chỉ còn tình yêu - sự nâng đỡ che chở trên nền nhạc da diết và mạnh mẽ còn đọng lại trong lòng khán giả.
UYÊN LY (Từ CCTV, Internet)
Herta Mueller, nữ tác giả người Đức còn ít được biết đến, đã đoạt giải Nobel Văn học 2009. Là thành viên trong gia đình thuộc cộng đồng Đức thiểu số ở Romania, bà Mueller được vinh danh vì những tác phẩm “tích tụ thơ ca và sự bộc trực của văn xuôi”, theo nhận xét của Viện Hàn lâm Thụy Điển.
Quyết định bất ngờ trao giải cho bà Mueller đã đổ thêm dầu vào cuộc tranh cãi xung quanh cái gọi là “sự dập khuôn” chỉ trao giải thưởng văn học danh giá cho các nhà văn Châu Âu. Chính bà Mueller cũng không giấu nổi sự ngạc nhiên: “Tôi vô cùng sửng sốt và vẫn còn chưa tin vào điều này. Tôi không thể nói gì hơn vào lúc này” – bà viết trong bản thông cáo do nhà xuất bản của bà tại Đức phát hành.
Peter Englund, Thư ký thường trực của Viện Hàn lâm Thuy Điển, đầu tuần này đã phát biểu với Hãng tin Mỹ AP rằng Viện Hàn lâm Thụy Điển lâu nay vẫn “coi trọng Châu Âu khi lựa chọn người đoạt giải”.
Người tiền nhiệm của ông là Horace Engdahl đã khuấy động tâm tư hai bờ Đại Tây Dương vào năm ngoái khi phát biểu rằng Châu Âu vẫn là trung tâm của thế giới văn chương và rằng chất lượng viết lách ở Mỹ bị xuống cấp bởi các tác giả quá nhạy cảm với những trào lưu của văn hóa đại chúng.
Sau khi tin bà Mueller thắng cuộc được thông báo, ông Engdahl lại nói: “Nếu bạn là người Châu Âu, thì bạn sẽ hiểu biết văn hóa Châu Âu dễ dàng hơn. Đây là kết quả của sự thiên vị trong tâm lý mà chúng tôi đang thực sự muốn biết. Đây không phải là kết quả của bất cứ chương trình nào.”
Mueller, 56 tuổi, bắt đầu viết văn từ năm 1982 với tuyển tập truyện ngắn có nhan đề "Niederungen" (Đất đen), mô tả cuộc sống khó khăn trong một làng nhỏ nói tiếng Đức ở Romania. Tiếp theo, cuốn "Oppressive Tango" (Điệu tango trĩu nặng) bị cấm xuất bản tại Romania vì chỉ trích chế độ của Nicolae Ceausescu.
Mueller, có cha từng làm việc trong bộ máy Waffen SS của phát xít Đức thời Chiến tranh Thế giới II, là nữ văn sĩ thứ 12 và là người Đức thứ 10 đoạt giải Nobel Văn học, sau Guenter Grass năm 1999 và Heinrich Boell năm 1972.
Bên cạnh tranh cãi về việc giải Nobel Văn học trong một thập niên gần đây chỉ trao cho các nhà văn Châu Âu, quyết định của Viện Hàn lâm Thụy Điển năm nay còn được bình luận là “chính trị hóa” thời điểm 20 năm tan rã của chủ nghĩa xã hội tại Đông Âu. Mặc dù Viện Hàn lâm Thụy Điển tránh nhắc tới, song Nhà xuất bản Hanser Verlag (Đức) và diễn viên Ion Caramitru - người chống cộng nổi tiếng ở Romania, đều thừa nhận điều đó.
Phần lớn tác phẩm của Mueller đều bằng tiếng Đức, song một số tác phẩm của bà đã được dịch sang tiếng Anh, Pháp và Tây Ban Nha như "The Passport" (Hộ chiếu), "The Land of Green Plums" (Xứ sở mận xanh), "Traveling on One Leg" (Đi bằng một chân) và "The Appointment" (Cuộc hẹn).
Tiểu thuyết mới nhất của Mueller "Atemschaukel" (Hơi thở nhịp nhàng) đã lọt vào chung khảo giải Sách Đức năm nay. Giải thưởng này sẽ được công bố vào thứ Hai tuần tới.
Đây là lần đầu tiên có tới 4 phụ nữ đoạt giải Nobel trong cùng một năm. Các nhà nghiên cứu người Áo tại Mỹ Elizabeth Blackburn và Carol Greider chia sẻ Nobel Y khoa, còn nhà khoa học Israel Ada Yonath có tên trong danh sách các tác giả đoạt Nobel Hóa học.
Ông Kutin - người đứng đầu Ủy ban - khẳng định, nguyên nhân dẫn đến thảm hoạ tại Sayano-Shushenskaya không phải là sự tình cờ, mà là hậu quả tất yếu của thực trạng nền kinh tế Nga thời hậu Liên Xô.
Trong hai thập niên qua, "những ông chủ mới" của các tổ hợp khổng lồ trong những lĩnh vực thiết yếu của nền kinh tế đã bóc lột một cách không thương tiếc di sản mà nhiều thế hệ người dân Xôviết tạo dựng lên. Họ chỉ quan tâm tới lợi nhuận, mà không để ý gì đến hiện đại hóa và phát triển sản xuất, không đầu tư thêm để đổi mới công nghệ và thiết bị, cũng như không ứng dụng thêm công nghệ mới nào.
THAM KHẢO:
VMC Copyright © 2009 | Power by Blogger | Template redesigned by Lý Minh Triết