Đi học thạc sĩ ở nước ngoài là quyết tâm của cậu.
Gia đình bên mẹ cậu có khá nhiều bà con Australia. Những ông anh họ thành đạt béo tốt năm nào cũng thay phiên nhau về thăm quê. Cậu ở Sài Gòn nên luôn là người đầu tiên chào đón họ, đưa họ đi chơi, thăm thú chỗ này chỗ kia, thu xếp cho họ về quê rồi lại đón họ trở ra thành phố và tiễn họ lên máy bay.
Cậu là người chu đáo, nên các anh rất cảm động.
Khi ý định du học của cậu chín muồi, cậu gọi điện hỏi ý kiến các anh. Họ hồ hởi: "Em sang đi, có khó khăn gì bọn anh sẽ giúp".
Cậu mừng lắm. Không phải vì cậu cần họ giúp tiền bạc hay vật chất, bởi sau khi ra trường đi làm mấy năm cậu đã lo đủ chi phí cho chuyến đi, để ít nhất có thể sống và học trong năm đầu tiên mà không phải lo lắng gì.
Cậu cũng biết người sống nước ngoài phải kiếm tiền vất vả, thời gian eo hẹp, nên cũng không trông mong điều đặc biệt gì. Cậu xác định sau khi ổn định chỗ ăn chỗ học, sẽ tìm việc làm thêm để tự trang trải mọi chi phí.
Thế nên sự hồ hởi của các anh khiến cậu yên tâm vì ở đó có người thân, để cậu có thể gặp gỡ, trò chuyện, ăn chung với nhau bữa cơm Việt, hoặc không cảm thấy trống vắng côi cút vào mỗi dịp lễ Tết.
Nhưng tiến trình thủ tục xin nhập học và visa của cậu càng tiến triển, thì cuộc trò chuyện giữa cậu và các anh càng trở nên nhạt dần. Cậu có một cảm giác mơ hồ nào đó, nhưng không lý giải được... Cho mãi đến tận hôm cậu được Đại sứ quán thông báo đồng ý cấp visa, và sung sướng bốc máy gọi cho ông anh cả...
Cậu phấn khích thông báo chuyến bay, giờ đến Sydney, nhưng người đàn ông ở đầu dây bên kia đáp lại bằng thái độ hờ hững. Nghe xong, ông hỏi lại: "Ờ, ờ, chú sang hả? Muốn ai ra đón? Hay là đi taxi về?"
Cậu chưa bao giờ để bất cứ một thành viên nào trong đại gia đình các ông anh họ trở về Việt Nam phải tự đi taxi về nhà. Câu hỏi của ông anh khiến cậu tức giận. Chẳng nhẽ họ không thể đáp lại cậu bằng cái thịnh tình mà cậu đã dành cho họ?
Cậu nói thêm vài câu nữa và trước khi buông máy, ông anh còn kịp hỏi: "Thế chú định ở nhà ai?". Cơn giận của cậu sôi lên. Cậu nhớ chưa bao giờ hỏi họ câu tương tự mỗi khi nghe điện thoại các anh báo sẽ về, mà luôn chủ động lo chỗ ở cho họ chu đáo. Chẳng nhẽ mấy anh em trai ở đó mà không thể thu xếp cho cậu ở tạm nhà một người trong vài ngày hoặc một tuần đầu tiên?
Cậu nói giọng như nghẹn lại: "Em nhờ được người thuê nhà rồi. Thôi, em sẽ tự đi taxi về".
Người đàn ông lại ờ ờ vớt vát: "Về đến city nhớ gọi điện cho anh nha"...
Hôm sau, cậu đến gặp người giúp cậu làm hồ sơ du học, nhờ anh ta tìm giúp cậu một chỗ ở. Người đó hỏi lại: "Hôm trước em nói có bà con bên đó có thể giúp em tìm thuê nhà cơ mà?"
Cậu trả lời rằng cậu muốn chủ động mọi việc. Người đàn ông nhận lời và nói thêm: "Em nên giữ khoảng cách một chút với những người bà con đó, đừng nên kỳ vọng vào họ quá. Họ đã quen với cách sống bên đó, nên người mới sang sẽ có cảm giác hụt hẫng khi thấy mình không được đối xử nồng nhiệt như ở Việt Nam"...
Cậu chỉ còn biết thở dài...
17 comments:
Người Việt đi đâu vẫn không lẫn được cái thói Nói mà không làm ( điều thứ mấy mà em viết trong bài trước í nhở ). Giữ được cái này được gọi là thuần VIệt đó anh :-P
Em trai đừng tự ái vặt như thế, cần gì cứ yêu cầu thẳng thừng đi, sẽ có người giúp. Good luck!
@ Titi: sao chị thành kiến với Ng` Việt thế nhỉ, cái này có gọi là chê bai người khác duoc k, haha. Xin đừng trầm trọng hóa vấn đề chứ ;))
Em thấy chả có gì phải hụt với chả hẫng, nhân vật của anh hơi thiếu chút Phật tính. Hóa ra cũng chẳng vô tư. Hehe. Người tốt còn nhiều mà, giá như mà em ở bên í, em sẽ đón ảnh và cho ảnh ở nhờ cho đỡ hụt hẫng :)). Thôi, khi nào mà a Cường vào Sg, ko có ai đón thì alo cô em này nhé ! ;))
(chắc chả tới phiên mình đón VIP, nhỉ :D :D
@Mèo: ừ, hơi thiếu Phật tính, chẳng vô tư... cũng là chê thì phải :-P
Còn, không nên nói chê nhiều hơn khen, không có nghĩa là không được chê, gái ợ :-)
Mèo nhầm lẫn khá nặng nhé. Những người từ chối giúp cậu bé kia đều là người tốt cả, chỉ có điều họ ngại giúp đỡ, ngại tốn kém thôi:-P Còn có những kẻ giúp mình rồi cũng chưa chắc là người tốt thực sự đâu, họ nhử mồi đóa :-(
Cái chính, khiến dân Việt còn lâu mới mở mày mở mặt với thế giới chính là việc không có tiếng nói uy tín mà việc nói mà ko làm là một kiểu tự oánh mất uy tín cá nhân nói chi đến uy tín tập thể. Mặc dù người Việt thông minh, giỏi giang, tốt bụng, thân thiện, nhiều nghị lực nhưng luôn tự làm hại nhau ở phút chót với nhược điểm tai hại này :-(
Xin phép thủ trưởng cho em copy bài nhá.
"sự hồ hởi của các anh khiến cậu yên tâm vì ở đó có người thân, để cậu có thể gặp gỡ, trò chuyện, ăn chung với nhau bữa cơm Việt, hoặc không cảm thấy trống vắng côi cút vào mỗi dịp lễ Tết." - xa xỉ quá, chưa đi đã muốn hưởng òi :(
Nói chung nên cảm ơn mấy ông anh họ quý hóa, cho một gáo nước để tỉnh, bác ạ. Họ không từ chối thẳng thừng là đã lịch sự lắm, nên nhận ra vụ "nhạt dần" đó.
Họ hứa khi nào "khó khăn" mới giúp mà, mấy vụ này đã khó khăn gì, akak. Mà chả khó khăn gì đâu, qua mà học và chơi, anh em bạn bè đầy ra. Mà không có cũng chả chết được. Take it easy.
Hoàn toàn đồng ý với Gauxinhxan.
hehe, take it easy, my sis, you dont need be serious, really ;))
theo em, chả có ai tốt chả có ai xấu, đừng tự vỗ ngực tỏ ra mình tốt là được :D
giúp người chả mong người giúp lại, ý em là thế. còn thì cứ tự lực cánh sinh. đó là lòng tự trọng. tình thân hay mọi mối quan hệ nào cũng có giới hạn cả.
Ha ha.....serious entry needs serious comments dear :-D BTW, I think I am a good person and sometimes a bad one as well :-P
Thật ra theo em, người đàn ông ở nơi làm hồ sơ du học đã nói đúng "...HỌ ĐÃ QUEN VỚI CÁCH SỐNG BÊN ĐÓ..."
Chị Ti nói đúng, vấn đề ở đây không phải là họ tốt hay xấu mà cư xử như vậy. Em nghĩ, khi họ báo họ về, nếu chúng ta cũng quen với cách cư xử như họ, nghĩa là để họ tự đi taxi về thì họ cũng chả phiền trách gì đâu! Là do chúng ta vốn đã QUEN VỚI CÁCH SỐNG HIẾU KHÁCH, nên giờ thấy không được đáp trả đúng nghĩa theo cách sống đó, thì hụt hẫng..Đơn giản vậy thôi.
Mà chị Mèo nói một câu rất có lý ạ : tự lực cánh sinh trước, rồi sau đó mới nghĩ đến chuyện nhờ vả (trong trường hợp quá cấp bách!). Cái này người ta gọi là : TỰ TÚC LÀ HẠNH PHÚC!
Em xin hết! :D
@Vanlam: Sure, thảo nào thấy mẹ Pan cứ tự túc suốt thôi. Nhưng muốn có thêm công chúa nữa thì không nên áp dụng chiêu này nữa ròi :-P
Haha, cai viec dua don co le chi xay ra o cac nuoc dang phat trien. Ben nay, san bay to, dung dau ma don? ma ai cung phai di lam, cong di don qua tien di taxi. Nen anh ban nay cung nen quen dan voi cach tu lap cua nguoi nuoc ngoai di la vua.
De danh gia dung nhung nguoi than cua minh, anh sinh vien nay can nhieu yeu to nua khac chu khong chi la cai chuyen hieu khach. Nguoi Viet ben nay, neu nha ho rong thi ho cung san sang welcome qua o do thoi. Dung vi cai khac biet van hoa nay ma da voi dua ra ket luan.
Em cũng đồng ý: Ra nước ngoài, cái gì tự túc được thì tốt nhất, nên dẹp ý định nhờ vả,và phải học cách sống thẳng thắn. Mấy ông anh của anh chàng này rất thẳng thắn khi hỏi ông em về chuyện nhà cửa và đi lại đấy chứ. Chỉ có đi lại ở VN mới khó, chứ ở nước ngoài, bản đồ, chỉ dẫn cụ thể, giao thông thuận tiện, biết tiếng thì tự tìm đường đi tốt. Xa xứ có phải ai cũng có điều kiện nhà to cửa rộng như ở VN để thoải mái đón khách đâu, nhiều người có khi chỉ thuê 1 căn phòng đủ ở, có khách đến ở cùng đôi khi bất tiện cho chính khách đấy chứ. Thế nên để thoải mái cho cả hai thì nên thẳng thắn, rõ ràng mọi chuyện ngay từ đầu, khỏi làm sứt mẻ tình cảm về sau.
Chuyện này bình thường thôi mà có gì đâu anh chàng này phải lo nghĩ linh tinh. Nhập gia tùy tục, bên nước ngoài họ tôn trọng ý kiến và tự do cá nhân, nên hỏi thẳng thắn thế để biết cách mà sắp đặt thôi. Cần gì cứ nói thẳng họ sẽ thu xếp giúp đở trong khả năng họ làm được. Vì đôi khi chờ họ đi rước còn mất thời gian hơn là anh này có thể tự thuê xe đi về tiện và nhanh hơn. Cũng như họ sẳn sàng cho anh chàng này ở chung nhà, nhưng chỉ sợ một thời gian anh này cảm thấy gò bó lại đi ra ngoài ở riêng ấy chứ. Ở đâu cũng phải học "hòa nhập" cả, về bên nhà thì người sống ở nước ngoài cũng phải học cách hòa nhập với bên nhà. Ra xứ người thì người bên nhà cũng phải học cách hòa nhập với xứ người. Mỗi nơi có cách xử sự khác nhau nhưng chung quy vẫn giúp đở tốt trong khả năng hết mình của họ. Trong trường hợp này chỉ là hỏi để biết mà sắp đặt chứ không phải là từ chối thẳng, nên ko việc gì anh này tự tủi thân rồi cách ly mình như thế. Sống ở nước ngoài là mọi thứ phải năng động và tự chủ thì mới dễ thành công. Em thấy người mình ở nước ngoài cũng hiếu khách ko kém gì bên nhà đâu. Mỗi dịp có bạn bè hay người thân sang chơi là mấy co-workers của em lại xin nghĩ làm lấy ngày phép đưa đi chơi tứ xứ ấy chứ. Đó là chưa kể khi bảo lảnh sang họ còn nuôi free cho một thời gian, giúp cho xin việc làm, lo lắng chuyện giáy tờ đi học ect...cho đến khi người mới sang có thể tự mình tự túc cuộc sống. Điều này ko đơn giản đối với xứ người đâu, nhưng họ vẫn làm được là đáng quý rồi.
Chia sẻ với nhân vật chính.
Có thể có sự khác biệt về văn hoá với người sống ở VN và người sống ở Úc. Nhưng vấn đề là thế này, mấy ông anh ở Úc kia có xa lạ với văn hoá VN không? Câu trả lời là không. Không chỉ họ là người gốc Việt, mà họ còn thường xuyên về thăm quê, thường xuyên được hưởng thụ cái văn hoá tiếp khách là người thân ở VN rồi, sao không lấy cái văn hoá đó ra mà ứng xử với người ở VN sang?
Tôi thấy cái vụ này giống hệt nhiều vụ ở VN quá. Khách ở thành phố về quê thì được chào đón hồ hởi. Người ta sẵn sàng bỏ công bỏ việc dẫn bạn đi chơi. Dành cho bạn điều kiện sinh hoạt tốt nhất của người ta. Còn khách ở quê ra thì e dè, mặc cảm vì cảm giác mình làm phiền gia chủ (bố mẹ "chúng nó" có thể không vấn đề gì, nhưng "chúng nó" thì nhìn người ở quê ra với đầy sự khinh thị hoặc lạnh nhạt, thờ ơ).
hờ, em thì nghĩ vụ này chẳng phải vì văn hóa đâu. Vấn đề là tình cảm, hí hí. Mí ông kia thẳng thắn chân thật thế còn gì. Ko quý thì ko có đón đưa j hết, tự lo đi nhé ;)
E qua Phap cũng ko có ý định phiền ai nhưng cuoi cùng duoc bạn bên đó đón tiếp nồng hậu, hay mí người bạn về VN quý thì em đón tiễn và thực sự vui, ko quý thì thoai, ko miễn cưỡng.
Tóm lại mình làm vì mình vui, đừng lấy lòng người khác làm j, mất công hụt hẫng :D :D
Đăng nhận xét