Hồi còn trẻ con, chú hàng xóm có máy quay đĩa, có cái đĩa nhựa của Robertino. Say sưa nghe thần tượng hát O sole mio, Torna a Surriento, Jamaica và mơ về một giấc mơ thiên đường, nơi có ánh nắng chan hòa, trời xanh, biển xanh và những lâu đài cổ.
Chương trình phát thanh thiếu nhi của Đài Tiếng nói Việt Nam thời đó vun đắp thêm ước mơ tôi về mảnh đất xa tít tắp nơi có những con người tuyệt diệu sinh sống qua bài hát bất hủ "Mama" với giọng hát trong vắt của Hải Vân.
Ký ức nước Ý trong tuổi thơ tôi là như thế.
19 tuổi, sang Liên Xô, tôi đắm chìm trong làn sóng nhạc pop Ý lan truyền khắp đất nước bạch dương thời trước cải tổ. Toto Cutugno bằng chất giọng khàn xuyên thẳng vào tim óc tôi một dòng điện cao thế với L'italiano.
Lasciatemi cantare
con la chitarra in mano
lasciatemi cantare
una canzone piano piano
lasciatemi cantare
perché ne sono fiero
sono l’italiano
l’italiano vero
"Hãy để tôi cất tiếng ca với cây đàn guitar trong tay
Hãy để tôi cất tiếng ca thật dịu dàng
Hãy để tôi cất tiến ca với niềm tự hào
Tôi là người Ý, một người Ý thực thụ"...
Đêm đêm, trước khi đi ngủ, tôi lại để mình đắm chìm trong tiếng hát của Cutugno, miệng lẩm bẩm: "sono l’italiano, l’italiano vero".
Con trai thời đó, cả Nga lẫn Việt, nhiều anh để tóc kiểu Toto Cutugno, dẫu chỉ là phiên bản kệch cỡm, nhưng vẫn lấy làm hãnh diện.
Anh chàng Al Bano kết đôi cùng cô gái Mỹ Romina Power tạo thành đôi song ca đũa lệch (nàng cao chàng thấp) nhưng cho ra đời những ca khúc bất hủ ca ngợi tình yêu và hạnh phúc.
4 năm sau, World Cup 1990 Italia. Người ta chắc đã quên cái lễ khai mạc đó diễn ra như thế nào, nhưng chắc sẽ còn nhớ bài hát bốc lửa của Giana Nannini với cái đoạn "na na na na..." rất sexy của cô. Đối với tôi thì đây có thể coi là "túc cầu ca" của bóng đá toàn cầu. (Cũng là bài này, hát tiếng Ý thì hay mà hát tiếng Anh sao nghe chán thế?""
Năm 1996 có may mắn đến Rimini, khu nghỉ mát trên bờ biển Adriatic. Buổi tối tại lobby khách sạn, nơi tôi dừng chân, có một ca sĩ mặc tuxedo màu đen ngồi hát bên chiếc đại dương cầm màu trắng.
Dẫu không biết tiếng Ý, nhưng tôi vẫn rụt rè yêu cầu ông hát bài "L'italiano". Người đàn ông cau mày, bài hát đó như thế nào?
Tôi đâu có thuộc lời, bèn hát cho ông mấy nốt nhạc đầu tiên và những chữ tiếng Ý đã thuộc lòng "sono l’italiano, l’italiano vero". Ông hỏi lại: "Toto Cutugno?"", tôi đáp: "Sì" (Vâng).
Lần này thì không phải cái giọng khàn của Cutugno nữa, mà là một giọng nam trung mượt mà. "Người Ý" của ông không ngùn ngụt bốc lửa mà dịu êm một cách dữ dội. Vẫn thấy trong đó niềm kiêu hãnh của một người Ý thứ thiệt.
Cách đây vài năm, đột ngột nghe giai điệu quen thuộc của "L'italiano" vang lên, kèm theo một giọng nhừa nhựa bằng tiếng Việt: "Rót mãi những chén chua cay này / Lêu bêu như gã du ca buồn / Lang thang bước với nỗi đau/ Với trái tim ta tật nguyền"...
Tôi chết lặng, chất kiêu hãnh Italia của Toto Cutugno đã biến thái thành một bài hát thất tình, chán đời một cách rẻ tiền.
Đúng là một phiên bản tật nguyền được thẩm thấu qua một trái tim tật nguyền...
Chương trình phát thanh thiếu nhi của Đài Tiếng nói Việt Nam thời đó vun đắp thêm ước mơ tôi về mảnh đất xa tít tắp nơi có những con người tuyệt diệu sinh sống qua bài hát bất hủ "Mama" với giọng hát trong vắt của Hải Vân.
Ký ức nước Ý trong tuổi thơ tôi là như thế.
19 tuổi, sang Liên Xô, tôi đắm chìm trong làn sóng nhạc pop Ý lan truyền khắp đất nước bạch dương thời trước cải tổ. Toto Cutugno bằng chất giọng khàn xuyên thẳng vào tim óc tôi một dòng điện cao thế với L'italiano.
Lasciatemi cantare
con la chitarra in mano
lasciatemi cantare
una canzone piano piano
lasciatemi cantare
perché ne sono fiero
sono l’italiano
l’italiano vero
"Hãy để tôi cất tiếng ca với cây đàn guitar trong tay
Hãy để tôi cất tiếng ca thật dịu dàng
Hãy để tôi cất tiến ca với niềm tự hào
Tôi là người Ý, một người Ý thực thụ"...
Đêm đêm, trước khi đi ngủ, tôi lại để mình đắm chìm trong tiếng hát của Cutugno, miệng lẩm bẩm: "sono l’italiano, l’italiano vero".
Con trai thời đó, cả Nga lẫn Việt, nhiều anh để tóc kiểu Toto Cutugno, dẫu chỉ là phiên bản kệch cỡm, nhưng vẫn lấy làm hãnh diện.
Anh chàng Al Bano kết đôi cùng cô gái Mỹ Romina Power tạo thành đôi song ca đũa lệch (nàng cao chàng thấp) nhưng cho ra đời những ca khúc bất hủ ca ngợi tình yêu và hạnh phúc.
4 năm sau, World Cup 1990 Italia. Người ta chắc đã quên cái lễ khai mạc đó diễn ra như thế nào, nhưng chắc sẽ còn nhớ bài hát bốc lửa của Giana Nannini với cái đoạn "na na na na..." rất sexy của cô. Đối với tôi thì đây có thể coi là "túc cầu ca" của bóng đá toàn cầu. (Cũng là bài này, hát tiếng Ý thì hay mà hát tiếng Anh sao nghe chán thế?""
Năm 1996 có may mắn đến Rimini, khu nghỉ mát trên bờ biển Adriatic. Buổi tối tại lobby khách sạn, nơi tôi dừng chân, có một ca sĩ mặc tuxedo màu đen ngồi hát bên chiếc đại dương cầm màu trắng.
Dẫu không biết tiếng Ý, nhưng tôi vẫn rụt rè yêu cầu ông hát bài "L'italiano". Người đàn ông cau mày, bài hát đó như thế nào?
Tôi đâu có thuộc lời, bèn hát cho ông mấy nốt nhạc đầu tiên và những chữ tiếng Ý đã thuộc lòng "sono l’italiano, l’italiano vero". Ông hỏi lại: "Toto Cutugno?"", tôi đáp: "Sì" (Vâng).
Lần này thì không phải cái giọng khàn của Cutugno nữa, mà là một giọng nam trung mượt mà. "Người Ý" của ông không ngùn ngụt bốc lửa mà dịu êm một cách dữ dội. Vẫn thấy trong đó niềm kiêu hãnh của một người Ý thứ thiệt.
Cách đây vài năm, đột ngột nghe giai điệu quen thuộc của "L'italiano" vang lên, kèm theo một giọng nhừa nhựa bằng tiếng Việt: "Rót mãi những chén chua cay này / Lêu bêu như gã du ca buồn / Lang thang bước với nỗi đau/ Với trái tim ta tật nguyền"...
Tôi chết lặng, chất kiêu hãnh Italia của Toto Cutugno đã biến thái thành một bài hát thất tình, chán đời một cách rẻ tiền.
Đúng là một phiên bản tật nguyền được thẩm thấu qua một trái tim tật nguyền...
NHỮNG ENTRY TRƯỚC:
1. NGÔN NGỮ SEXY
2. SỐ PHẬN CỦA HAI THẦN ĐỒNG ÂM NHẠC
17 comments:
Bài anh nói bị biến chất đó em có nghe Đàm Vĩnh Hưng ca. Thú thật là em ko thích nghe người nghệ sĩ này ca vì hơi bị mệt tai. Nói gì thì nói chứ cho tới nay em vẫn kết cây đàn guitar vừa tự hát tự đệm. Em đã thử qua Organ rồi, mặc dù nó quí xì tộc thật nhưng nếu nói để ru ngủ hay làm cho mình cảm giác, thì đêm vắng yên tĩnh chỉ có tiếng đàn guitar và giọng ca lạc loài nó mới thật sự giải tỏa được cái cảm xúc của mình. Hoặc là lúc trời mưa ấy...ơi sao mà nẩu ruột. Vã lại cây đàn guitar có thể theo mình đi khắp nơi lên đồi xuống biển. Em định mùa học tới này có té vào trường cũng chỉ chuyên tâm học guitar classic only. Em có ông chú đệp trai hết biết, giỏi nhiều ngoại ngữ, thầy giáo dạy ên-lít cứ mỗi lần lớp giải lao là thầy vác guitar ra đờn từng tứng tưng và ca nhạc Trịnh. Gái chết như nấm mùa mưa :D
Cái áo không làm nên thầy tu mà anh :-)
Ngày xưa em cũng chết Cutugno, yêu bố Tí cũng một phần bởi mái tóc giống hệt gã đó :-D
Nhưng nhạc Ý thì em thích nhất là nhạc không lời với Scarlatti, Vivaldi, Puccini, Paganini, Rossini, Verdi, Clementi, Ambrosini...luôn duyên dáng và gợi cảm dù vẫn trong một cấu trúc cân đối, mực thước :-)
Titi: Em được đào tạo bài bản về âm nhạc nên thích các ông cổ điển đó là đương nhiên rồi. Không thích nhạc trong phim ""Bạch tuộc" à?
ngày xưa còn xem bóng đá bằng tivi đen trắng, cứ chờ đến giờ nghỉ giữa hiệp để coi bác này hát nghêu ngao, giọng khàn như Rod Steward mà còn hay hơn.
bác quên chưa kể vụ ban nhạc Giàu-Nghèo, một thời chiếm lĩnh chương trình Ca nhạc quốc tế, xem mê mẩn
Ô, tới giờ em vẫn nghe những bài hát Ý thời xưa với L'italiano. Lúc nào cũng có đĩa CD và một thư mục các bài hát Ý trong Ipod.
Dạ, thích chứ. Ngày xưa, em còn bắt chước kiểu tóc xõa xượi giống hệt người yêu của thanh tra Catanni, vừa đàn vừa ê a đoạn nhạc đó đới anh :-D
Một thời lãng xờ mạn và nổi xờ loạn hết cỡ ạ :-P
Anh ơi, em nghe anh quảng cáo nhạc film "con bạch tuộc" nên em mò vào tìm nghe thì...ha ha...pó tay, anh phá nha =))
La Piovra - The Octopus có tới một cơ đội soudstracks 2,3,4,5,6...của Riz Ortolani và Ennio Morricone, anh nói về nhạc của ai trong hai người này vậy? mừ em thấy đa số nhạc theme của film là orchestra or symphony anh ơi. Trong list nhạc imeem của em có mấy bài nhạc theme nổi tiếng như Farewell No.1 (House of Flying Daggers), The God Father của John Williams là single film em dễ tìm hơn. Cái này anh đưa ra tới một lô một lốc nhạc nền trong 6 series kéo dài 10 năm, thì cái nào anh khen đơi? oánh đố kiểu này hơi khó tìm câu trả lời nha. Vì là nhạc nền cho film hành động, nên bài nào cũng oánh bùm chắt bùm chắt như trong film Mission Impossible của James Bond í, máu vật...he he... :D
Thế hệ bọn mình gắn với Toto và S.Remo. Bây giờ mình vẫn nghe Toto và vẫn chết đứ đừ ánh mắt Italia.
"Trái tim tật nguyền " của Mr.Dam là để dành loại khán giả riêng. Mình không bình luận.
Nói chuỵện hoài cổ tý nhé. Bài hát hay của một thế hệ thì thế hệ đó nhớ là phải rồi. Bài hát đó cũng có thể vẫn có fan của thế hệ mới nhưng không thành trào lưu. VN ta thì khác, suốt mấy chục năm qua cứ đến Trung thu là trẻ con lai hát:" Rước đèn ông sao sao năm cánh tươi màu...", chẳng thấy bài gì khác. Con mình cũng hát mặc dù nó chẳng rước đèn. Mr.Đàm có thể cũng không có tội khi mà nhạc nhẽo nhà mình hiếm lắm mới có một bài hay. Cả làng hoài cổ, trong đó có những phiên bản hoài cổ" tật nguyền" thì cũng là đương nhiên, vì nhạc của nó vẫn " hết Ítalia ".
Bài viết có cái kết thật ấn tượng. Cảm ơn Mr.Cường
Tặng Lu bản ngày xưa mình từng ê a này:
http://www.youtube.com/watch?v=LeTrXWz73b0&feature=related
Còn đây là nhạc nền chính:
http://www.youtube.com/watch?v=J4tL7QoYNyc&feature=related
http://www.youtube.com/watch?v=wLRT8kLAljs&feature=related
Ngắm lại Michelle Placido thấy giống anh C thế.. hê hê...
@Titi: Thank you. Sáng sớm đã cho đi tàu bay giấy rồi.
@Titi & Lu:
Giai điệu hay nhất trong La Piovra là "Strana Bambina" (Cô gái lạ).
Link đây: http://www.youtube.com/watch?v=3LKRJZAbGCA&feature=related
Hi hi...anh siêu thật, em lần mãi bài này chẳng ra. Nghe nao lòng quớ, nhớ cái thời cả Hà nội hồi hộp theo dõi từng tập phim và khi thanh tra mất thì bọn con gái phản đối ầm ầm :-D
@ Ti Ti : mấy cái link này Lu đã nghe hết rồi. Lần sau muốn tìm link thì Ti Ti cứ vào google hay Yahoo gõ tên bằng tiếng Anh là nó ra hết ngay thôi mà. Đặc biệt là vào WIKIPEDIA thì cái gì cũng có cả. Mấy cái này là link phổ thông thôi. Chỉ những tài liệu chuyên nghành thì Lu mới cần xài tới link thư viện trường.
http://en.wikipedia.org/wiki/La_Piovra
@ Anh : hà hà...hôm nào em đố lại anh xem anh có giải đáp ra được hông héng...em mừ đố thì anh có mà bứt râu si nghĩ :D
@Lu: Ủa, thách đố với ai vậy? Ở đây có ai thách đố đâu?
@ anh : anh hay post link nhạc bằng tiếng Nga, hay tiếng khác ngoài tiếng Việt với tiếng Anh thì ko đố là gì? muốn hiểu lần nào em cũng mò mẫm đi tìm đổi lại bằng tiếng Anh xem nó nói cái gì ấy chứ. Nhất là tiếng Nga thì google nó dịch đâu có chuẩn lắm đâu. Em nghe hay đọc cái gì mừ ko hiểu rõ nghĩa thì phải đi tìm cho ra ngay để đở ấm ức. Hôm nào em tìm cái gì mà anh lần ko ra em hỏi anh héng :D
Đăng nhận xét