6/10/09

CHUYỆN TRONG NGÀY (2)



Các cụ nhà ta có câu "cháy nhà mới ra mặt chuột". Nay bão to "lật mặt" những vụ làm ăn gian dối.

1. VietnamNet ngày 6.10 đưa tin: Cơn bão số 9 gây thiệt hại hết sức nặng nề cho tuyến đường du lịch ven biển Nguyễn Tất Thành của Đà Nẵng. Đặc biệt, nửa phần đường tiếp giáp với bờ biển, đoạn từ cầu Phú Lộc đến Nam Ô, gần như không còn chỗ nào nguyên vẹn.

Trong cơn bão Xangsane năm 2006, tuyến đường Nguyễn Tất Thành cũng từng bị tàn phá nặng nề. Do vậy, vào tháng 7/2008, lãnh đạo TP Đà Nẵng đã quyết định đầu tư 3,3 tỷ đồng để khắc phục những chỗ hư hỏng, sụt lún vỉa hè, hệ thống thoát nước và cảnh quan trên tuyến đường…

Nhưng chỉ sau hơn 1 năm, tuyến đường lại tiếp tục bị phá nát. Và cũng “nhờ” có bão số 9 vừa qua mà người dân phát hiện ở các đoạn bờ kè bị vỡ, tuyệt nhiên không có cây sắt nào làm lõi bên trong.

Người dân ở tổ 27C và 23C khu vực Thọ An, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà cho hay, khoảng 2 giờ sáng 29/9, gió lớn từ “rìa” cơn bão số 9 đã làm ngã đổ 5 cây trụ điện dài cả chục mét trên đường Phan Bá Phiến.

Song điều khiến người dân bức xúc là sau khi các cây trụ điện ngã đổ, người ta mới phát hiện ra mấy cây trụ bê tông ly tâm đường kính khoảng 30cm, dài khoảng 10m, nặng hàng trăm kg này chỉ được… chôn rất sơ sài trên mặt đất. Chính xác là chỉ được cắm xuống đất khoảng 70cm – 1m, chứ hoàn toàn không có móng trụ, không có bê tông liên kết (ảnh).

2. Từ Moskva, nhà báo Elena Zubtsova - CTV của báo Lao Động viết: Một tháng rưỡi sau thảm hoạ tại Nhà máy thuỷ điện Sayano-Shushenskaya (Nga) cướp đi 75 sinh mạng, Uỷ ban Giám sát kỹ thuật Nga đã đưa ra nguyên nhân thảm hoạ công nghệ lớn nhất trong lịch sử nước Nga. Theo uỷ ban, thì cả yếu tố công nghệ lẫn yếu tố con người đều góp phần dẫn đến sự cố.

Ông Kutin - người đứng đầu Ủy ban - khẳng định, nguyên nhân dẫn đến thảm hoạ tại Sayano-Shushenskaya không phải là sự tình cờ, mà là hậu quả tất yếu của thực trạng nền kinh tế Nga thời hậu Liên Xô.

Trong hai thập niên qua, "những ông chủ mới" của các tổ hợp khổng lồ trong những lĩnh vực thiết yếu của nền kinh tế đã bóc lột một cách không thương tiếc di sản mà nhiều thế hệ người dân Xôviết tạo dựng lên. Họ chỉ quan tâm tới lợi nhuận, mà không để ý gì đến hiện đại hóa và phát triển sản xuất, không đầu tư thêm để đổi mới công nghệ và thiết bị, cũng như không ứng dụng thêm công nghệ mới nào.

THAM KHẢO:

1. Bão đánh “vỡ” ra nhiều chuyện làm ăn gian dối - VIETNAMNET
2. Hậu quả tất yếu của một sự bóc lột - LAO ĐỘNG


4 comments:

Nặc danh nói...

-Hay that day. Bo sung vao danh sach cua Titi: Dung bao gio thay sat bang tre, ke ca khi chua gap bao.

LU on lúc 07:50 7 tháng 10, 2009 nói...

Tệ thật anh hì. Bảo mới táp tới chút xíu mà đã đưa hết bộ lòng bên trong rỗng tuếch, trông xấu xí quá đi. Nhìn bên ngoài cũng ko đến nổi nào thế mà...chẳng có đẳng cấp với phong độ làm ăn chân chính gì cả. Cứ gian dối thế thì bảo dập một phát tơi tã ngay. Đáng tiếc thật...haizzz

Titi on lúc 08:59 7 tháng 10, 2009 nói...

@Nặc danh: hihi...là điều không nên thứ 9: mờ mắt trước tiền, quyền, danh lợi đó :-)

Một Trăm Độ - Kết nối cộng đồng Blog Việt on lúc 02:24 9 tháng 10, 2009 nói...

Hom nay doc bao toan chuyen buon, het ba~o, lam an gian doi, tu vien Bat Nha, nguoi viet cau kinh,v,v,,

Đăng nhận xét

 

VMC Copyright © 2009 | Power by Blogger | Template redesigned by Lý Minh Triết