Chàng trai chỉ có một chân.
Họ có thêm một cái nạng.
Để trình diễn một vũ điệu tuyệt vời.
Vũ điệu ấy chỉ có thể gọi là "Sức mạnh tình yêu"
Các nghệ sĩ biểu diễn: Mã Lệ (馬麗) và Trạch Hiếu Vĩ (翟孝偉)
Âm nhạc: San Bao
Biên đạo múa: Zhao Limin
Điệu múa Tay trong tay của một cặp đôi Trung Quốc nhận hàng trăm lời nhận xét bày tỏ sự ngưỡng mộ, và con số trên một triệu lượt xem vẫn đang tăng vùn vụt trên YouTube - một trang web chia sẻ miễn phí video clip được nhiều người trên khắp thế giới sử dụng.
Hai người trong điệu múa, chàng tên là Trạch Hiếu Vĩ bị cụt mất chân trái từ năm lên bốn tuổi trong một tai nạn; nàng tên là Mã Lệ, bị cắt tay phải sau một tai nạn giao thông năm 19 tuổi. Bằng những nỗ lực không thể tin nổi, họ đã sát cánh cùng nhau dựng nên tác phẩm múa tình cảm, mạnh mẽ và chân thành đến rơi nước mắt.
Cuối tháng 4-2007, kênh CCTV9 - Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) phát đi bản tin tác phẩm múa Tay trong tay đã thu phục hoàn toàn khán giả của cuộc thi múa toàn quốc lần 4 do CCTV tổ chức. Không chỉ chinh phục những khán giả của CCTV hay YouTube, các blog cá nhân từ nhiều nước trên thế giới đang giới thiệu tác phẩm múa
Mỗi người một cảnh
Trước năm 2005, Mã Lệ và Trạch Hiếu Vĩ chưa hề quen biết nhau, nhưng đã cùng trải qua những mất mát. Mã Lệ học múa từ năm 7 tuổi. 18 tuổi, cô tốt nghiệp loại ưu Trường nghệ thuật Mã Điếm, tỉnh Hà
Năm 2001, trước ít ngày diễn ra hội diễn nghệ thuật múa người khuyết tật của tỉnh Hà
Còn Trạch Hiếu Vĩ sinh ra ở một thành phố hẻo lánh của tỉnh Hà
Sự gặp gỡ của nghệ thuật và ý chí
Mã Lệ gặp Trạch Hiếu Vĩ tình cờ ở một trung tâm phục hồi sức khỏe vào năm 2005. Họ cảm thấy quí mến nhau. Lúc ấy Mã Lệ đang có ý tưởng tìm người múa cùng với mình để dự thi múa toàn quốc. Cô hỏi Trạch Hiếu Vỹ có thích múa không. Anh trả lời thành thật: "Tôi không múa được vì tôi không tự đi được. Tôi cũng không biết rõ là tôi có thích múa hay không". Mã Lệ phải gọi điện thuyết phục nhiều lần Trạch Hiếu Vĩ mới đồng ý.
Cuối năm 2005, họ bắt tay vào luyện tập. Nhưng vì Hiếu Vĩ chưa từng học múa nên Mã Lệ phải hướng dẫn anh từ những động tác đầu tiên. Sự luyện tập căng thẳng chỉ với một chân khiến Vĩ cảm thấy chán nản. Anh đã toan bỏ cuộc nhưng rồi Mã Lệ kiên trì thuyết phục anh rằng làm việc gì cũng phải có quyết tâm cộng với sự kiên trì mới đạt kết quả, Vĩ đồng ý trở lại luyện tập. Họ nhờ một biên đạo múa giúp họ thực hiện ý tưởng. Không có tiền thuê sàn tập, mùa đông họ tập trong nhà, mùa hè họ ra công viên. Có ngày họ tập luyện từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối mới nghỉ.
Hết lần này đến lần khác, Vĩ phải đỡ Mã Lệ trên một chân, khó nhất là động tác vừa tiến lên phía trước vừa ôm giữ cô vì toàn bộ sức nặng dồn lên chân anh, sau đó, anh phải thả cô xuống, lo giữ thăng bằng với chiếc nạng chống. Họ làm đi làm lại, vừa làm vừa điều chỉnh cho đến khi cảm thấy hoàn hảo.
Ngày thi đã đến. Họ bước ra sân khấu và múa bằng tất cả tâm hồn mình, không hề nghĩ tới cuộc thi. Tác phẩm
Điều đặc biệt là khi xem họ múa, những khiếm khuyết của cơ thể không còn hiện diện, chỉ còn tình yêu - sự nâng đỡ che chở trên nền nhạc da diết và mạnh mẽ còn đọng lại trong lòng khán giả.
UYÊN LY (Từ CCTV, Internet)
THAM KHẢO
Hand in hand - Vũ điệu thắp lửa (TUỔI TRẺ)
10 comments:
Em vừa xem xong clip bên FB, thật cảm động. Hình như khi con người ta yêu thật sự thì điều gì cũng sẽ vượt qua được.
Đang định viết trách cái tiết mùa thu làm mình buồn. Chảy nước mắt khi xem clip này. Thật sự cảm động và ngưỡng mộ. Biết mình cần nghị lực hơn.
Cảm ơn VMC Blog.
Ngoài tài năng miễn chê của đôi trai gái, em thích bài biên đạo múa này quá. Tác giả đã thực sự hiểu và lột tả được vẻ đẹp của chuyển động tự nhiên và giá trị của chuyển động khi phải dùng ý chí và nghị lực. Khâm phục cả 2 bạn múa và tác giả múa :-)
Titi: Em nói rất đúng. Cả âm nhạc cũng tuyệt vời.
Suc song tiem tang.
Nếu như nhớ không nhầm, thì cặp múa đôi này đã được một phóng viên ảnh chụp khi họ biểu diễn, và bức ảnh đó đã dọat một giải thưởng của WPP năm ngóai.
Nghị lực phi thường của họ, vẻ đẹp của nghệ thuật đã mang đến thông điệp tuyệt vời về cuộc sống.Không có gì là không thể.
Không biết nói gì hơn
Một tác phẩm đầy xúc cảm!
Nhưng em thực sự khâm phục ý chí của chàng trai. Múa là một môn nghệ thuật rất khó, sẽ khó hơn với người bắt đầu học khi đã lớn tuổi, và càng khó bội phần khi người lớn tuổi ấy lại tàn tật
Ngôn ngữ giản đơn không giúp gì mình trong trường hợp này.
Thế này mới gọi là hoàn hảo ạ .
minh vua xem xong video nay thuc su cam dong qua, dang kham phuc
Đăng nhận xét