Hồi học lớp 12, có lần tôi nghêu ngao quan họ, bị cô bí thư phát hiện. Cô ấy bảo: "Ấy hát quan họ hay phết". Rồi đến sinh nhật cô ấy, tôi được đề nghị hát "Còn duyên". Ô hay, sinh nhật trẻ con 17-18 tuổi, lại hát "Còn duyên"... Nhưng vẫn hát, và được bạn bí thư quý cho đến tận bây giờ.
Học năm thứ 2 đại học, chẳng hiểu thế nào bị túm vào nhóm văn nghệ của các anh chị năm thứ 4, để hát một hoạt cảnh quan họ. Được mặc áo the khăn xếp cầm ô đàng hoàng. Hát xong được mọi người vỗ tay, vui phết.
Thời làm "Những bài hát còn xanh" trên VTV1 năm 1997, chúng tôi chọn "Làng quan họ quê tôi" như một ưu tiên để giới thiệu. Chương trình được phát sóng, nhiều người khen. Nhưng tác giả thì không hài lòng, khiến cả nhóm phải khốn đốn một phen thanh minh ngược xuôi. Hóa ra cái duyên quan họ của mình không phải lúc nào cũng thuận.
Nhưng dù thế nào, thì vẫn yêu quan họ. Quan họ hay. Giai điệu, lời ca đều ngấm. Ngấm vào là say, như say một thứ rượu ngon. Rượu ngon thì không phải hôm nào cũng có để uống. Thỉnh thoảng mới uống thôi. Nhưng mà khi được uống thì không thể không say.
Tôi biết hai trường hợp mê quan họ điển hình.
Thứ nhất là chị Hà Oanh, phóng viên báo Hà Nội mới. Học ở Rumani về, nói mấy ngoại ngữ, quần áo, đầu tóc, phong cách sống đều toát lên chị là người hiện đại. Ấy thế mà lại mê quan họ. Đi học hát quan họ để hát bằng được theo đúng niêm luật của quan họ là . Sắm đủ trang phục của liền chị thứ thiệt Định kỳ lại đi hát cùng một nhóm toàn là công chức với dân văn phòng. Tới đó họ biến thành liền anh, liền chị thứ thiệt. Hát cho thật đã, rồi trở về với đời thương.
Thứ hai là họa sĩ Đỗ Dũng. Anh mê quan họ, không những biết tường tận lời cổ của từng làn điệu quan họ, mà còn hát quan họ rất hay. Đối với anh thì xã hội chỉ có hai loại người: loại biết quan họ và loại không biết quan họ. Chấm hết. Quan họ đối với anh là triết lý, là cuộc sống.
Quan họ là linh hồn của người dân vùng Kinh Bắc. Con gái con trai Bắc Ninh mà không hát được quan họ, thì bị coi như là mất gốc. Nhưng cái sự "mất gốc" ấy hình như đang ngày một lan tràn. Bây giờ lên vùng đất Kinh Bắc có thể sẽ thấy vài ba điều khó chịu liên quan đến quan họ. Chẳng hạn, đi hội Lim thấy các anh chị văn công đóng giả liền anh liền chị hát quan họ bằng micro qua loa phóng thanh trên những chiếc thuyền bằng tôn, rồi lượn vào sát bờ để ngả nón... xin tiền.
Hay những nhà hàng quán nhậu ở Bắc Ninh đã nhanh chóng đưa đặc sản văn hóa của mình tới phục vụ thực khách. Các liền chị áo mớ ba mớ bảy, nón thúng quai thao, má phấn môi hồng vừa hát vừa cầm chén rượu "zô" trăm phần trăm với thực khách.
Chả cứ ở Bắc Ninh, Văn Miếu cũng có quan họ. Các liền chị hát điệu mời trầu, rồi công khai xin tiền khách. Không biết những hình ảnh đó đã lưu vào bao nhiêu băng video của người nước ngoài đến thăm Văn Miếu và phát tán đến tận đâu rồi?
Thế nên, bây giờ khi quan họ không chỉ còn là quốc bảo mà đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa nhân loại, thì phải có cách khác để bảo tồn và nâng tầm, không thể để nó bị bình dân hóa và tầm thường hóa thành thứ ca nhạc xin tiền được.
Học năm thứ 2 đại học, chẳng hiểu thế nào bị túm vào nhóm văn nghệ của các anh chị năm thứ 4, để hát một hoạt cảnh quan họ. Được mặc áo the khăn xếp cầm ô đàng hoàng. Hát xong được mọi người vỗ tay, vui phết.
Thời làm "Những bài hát còn xanh" trên VTV1 năm 1997, chúng tôi chọn "Làng quan họ quê tôi" như một ưu tiên để giới thiệu. Chương trình được phát sóng, nhiều người khen. Nhưng tác giả thì không hài lòng, khiến cả nhóm phải khốn đốn một phen thanh minh ngược xuôi. Hóa ra cái duyên quan họ của mình không phải lúc nào cũng thuận.
Nhưng dù thế nào, thì vẫn yêu quan họ. Quan họ hay. Giai điệu, lời ca đều ngấm. Ngấm vào là say, như say một thứ rượu ngon. Rượu ngon thì không phải hôm nào cũng có để uống. Thỉnh thoảng mới uống thôi. Nhưng mà khi được uống thì không thể không say.
Tôi biết hai trường hợp mê quan họ điển hình.
Thứ nhất là chị Hà Oanh, phóng viên báo Hà Nội mới. Học ở Rumani về, nói mấy ngoại ngữ, quần áo, đầu tóc, phong cách sống đều toát lên chị là người hiện đại. Ấy thế mà lại mê quan họ. Đi học hát quan họ để hát bằng được theo đúng niêm luật của quan họ là . Sắm đủ trang phục của liền chị thứ thiệt Định kỳ lại đi hát cùng một nhóm toàn là công chức với dân văn phòng. Tới đó họ biến thành liền anh, liền chị thứ thiệt. Hát cho thật đã, rồi trở về với đời thương.
Thứ hai là họa sĩ Đỗ Dũng. Anh mê quan họ, không những biết tường tận lời cổ của từng làn điệu quan họ, mà còn hát quan họ rất hay. Đối với anh thì xã hội chỉ có hai loại người: loại biết quan họ và loại không biết quan họ. Chấm hết. Quan họ đối với anh là triết lý, là cuộc sống.
Quan họ là linh hồn của người dân vùng Kinh Bắc. Con gái con trai Bắc Ninh mà không hát được quan họ, thì bị coi như là mất gốc. Nhưng cái sự "mất gốc" ấy hình như đang ngày một lan tràn. Bây giờ lên vùng đất Kinh Bắc có thể sẽ thấy vài ba điều khó chịu liên quan đến quan họ. Chẳng hạn, đi hội Lim thấy các anh chị văn công đóng giả liền anh liền chị hát quan họ bằng micro qua loa phóng thanh trên những chiếc thuyền bằng tôn, rồi lượn vào sát bờ để ngả nón... xin tiền.
Hay những nhà hàng quán nhậu ở Bắc Ninh đã nhanh chóng đưa đặc sản văn hóa của mình tới phục vụ thực khách. Các liền chị áo mớ ba mớ bảy, nón thúng quai thao, má phấn môi hồng vừa hát vừa cầm chén rượu "zô" trăm phần trăm với thực khách.
Chả cứ ở Bắc Ninh, Văn Miếu cũng có quan họ. Các liền chị hát điệu mời trầu, rồi công khai xin tiền khách. Không biết những hình ảnh đó đã lưu vào bao nhiêu băng video của người nước ngoài đến thăm Văn Miếu và phát tán đến tận đâu rồi?
Thế nên, bây giờ khi quan họ không chỉ còn là quốc bảo mà đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa nhân loại, thì phải có cách khác để bảo tồn và nâng tầm, không thể để nó bị bình dân hóa và tầm thường hóa thành thứ ca nhạc xin tiền được.
THAM KHẢO:
1. Ca Trù và Quan họ Bắc Ninh được UNESCO chọn vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại - SÀI GÒN GIẢI PHÓNG
2. Quan họ được công nhận là di sản nhân loại - VNEXPRESS
3. Số hồ sơ đệ trình UNESCO vẫn còn ít! - LAO ĐỘNG
8 comments:
Ồ, bố Tí hôm qua cũng khoe, cả 2 hồ sơ ổng tham gia làm lần này đều trúng. Nhưng Ca trù thì trúng to hơn Quan họ vì Ca trù ít bị thương mại hoá hơn :-D
Em mê dân ca VN, miền nào cũng thích nghe cả. Em thấy âm điệu ơi a của quan họ hay chứ. Bài làng quan họ quê ta nghe du dương lắm. Có lần em để nano ở bàn làm việc có mấy đứa tech nó tới đeo vào nghe thử rồi hỏi em là, sao toàn nghe nhạc cổ xưa ko thế? nhìn em ko giống cụ chút nào? em bảo nó biến ngay, chảng biết thưởng thức nhạc là gì cả. Cái đám vỏ biền ấy chã biết gì là thưởng thức nghệ thuật.
Đi tới theo chiều hướng phát triển chung của xã hội là điều tốt, nhưng phải nhớ giử gìn và bảo tồn văn hóa lâu đời chứ. Ai tám chuyện cổ, văn hóa xưa thì là đúng đài của em, còn mấy cái mới mới thì ko có em rồi. Có lẽ hơi dở hơi một tí, nhưng đối với em nói về kĩ thuật thì phải thật hiện đại để theo kịp trào lưu phát triển, nhưng khi nhắc đến văn hóa thì phải tìm về nguồn gốc ko được lai căng. Dù gì em cũng là dân học Fine Art nên khác mí đám vỏ biền kĩ thuật trong công ti em. Em thấy máu nhất là ngồi nhà hàng tây mà tai đeo earphone nghe nhạc dân ca đới :D
Con mot nguoi nua me Quan ho ma anh ko ke ra, do la em day nay. Nha em co day du cac bo suu tap Quan ho. Nam T3 Dai hoc em da di quay mot clip cac nghe nhan Quan ho co hat. Gio nay cac cu ay mat ca roi, thinh thoang em van xem lai clip do minh quay.
ohh, a đa tài nhỉ. còn e thì mất gốc :|
VMC ơi bữa nào nhờ anh giới thiệu cho em gặp chị Hà Oanh với, em xin nhập hội của chị để được hát, nghe và nói 'cho thật đã' về Quan họ. Và em có thể sẽ 'kèo' được chị thích cả dân ca Nam bộ nữa đấy :)
Em thích cái entry này quá.
Hi hi! Bác VMC này viết cái nào cũng duyên như....Quan họ vậy. Chị Hà Oanh thì tôi đã gặp, đã hát hò co kéo rồi. Còn anh Đô Dũng thì chưa.
Cám ơn VMC nhiều!
Thỉnh thoảng nghe bài quan họ lời cổ ấy, hay lắm. Có thời gian, phân tích từng câu trong bài quan họ, càng thấy cái thâm thúy của các cụ. Tuyệt vời!
Đăng nhận xét