Phát điên trước một đời sống luôn biến động, trước một xã hội có quá nhiều hiểm nguy rình rập là điều rất dễ xảy ra. Làm sao để có thể sống bình an giữa muôn vàn bất trắc mới là điều khó.
“Nóng!” là từ diễn tả TP.HCM chính xác nhất trong thời gian này. Nóng khi vật giá vụt tăng không kiểm soát nổi. Nóng với các thông tin thời sự từ vỉa hè đến... phòng họp Quốc hội.
Nóng với các nguy cơ thiên tai đang rình rập... Và cộng thêm cái nóng của mùa Hè đang đến gần thì con người dễ “phát điên” cũng là điều dễ hiểu. Nhưng chả nhẽ chúng ta cứ để mặc cho mình phát điên?
An tự tâm
Là lời khuyên xem ra rất cũ, nhưng thực tế lại luôn luôn đúng. Tâm an không có nghĩa là ta phải năng ngồi thiền, năng đi chùa, năng cầu nguyện, mà tâm chỉ an khi lòng ta luôn tràn đầy những điều tốt đẹp.
Những điều tốt đẹp ấy ở đâu ra? Là do ta nghĩ ra, ta thực hiện và bồi dưỡng, vun đắp cho cuộc sống của mình và của những người xung quanh.
Tâm an khi ta đừng luôn nhìn cuộc sống với một chiếc kính lúp, mà thỉnh thoảng nên thay bằng chiếc kính vạn hoa lấp lánh sắc màu. Dù cuộc sống có trần trụi đến đâu, có khắc nghiệt đến đâu thì tự mỗi người chúng ta cần tự tạo cho mình một nguồn vui sống.
Trao đi những điều tốt đẹp là chúng ta đã mang đến niềm vui cho chính mình.
Tâm an là khi ta tràn đầy năng lượng sống, ta tích cực làm việc, tích cực yêu thương, tích cực tận hưởng. Làm việc để biết ta có ích. Yêu thương để biết ta còn rung động. Tận hưởng để biết ta xứng đáng.
Sự “biết” này mang lại những năng lượng cần thiết để một con người sống cả đời. Năng lượng là bệ phóng. Nếu năng lượng tràn đầy, ta dễ dàng vượt qua mọi chướng ngại vật.
Mỗi giờ một chút vui
Không phải “mỗi ngày chọn một niềm vui” như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, mà là mỗi giờ. Như thế chúng ta mới có thể không phát điên. Hãy đón nhận mỗi khoảnh khắc chúng ta đang sống, đang thở, đang làm việc, đang yêu... và biến vài điều thành một chút vui.
Không vui hân hoan, không vui tưng bừng thì cũng vui chút chút như sóng gợn. Thế cũng đủ để tâm hồn lắng dịu trước mọi đua chen.
Tôi vào công viên, gặp nhiều người đi bộ, họ vui trong từng bước chân đi, trong từng giọt mồ hôi. Tôi ra chợ, gặp những người đi chợ, họ vui trong từng mớ rau, con cá khi nghĩ đến mâm cơm gia đình.
Tôi vào một quán bia, gặp những cái chạm ly, thấy niềm vui trong câu chuyện phiếm lẫn không phiếm. Tôi vào một mái ấm, gặp nhiều mảnh đời bất hạnh, tôi thấy họ vui khi được sẻ chia, nâng đỡ...
Ở đâu cũng có niềm vui. Nhưng để cân bằng niềm vui của mình, chia sẻ niềm vui của mình với những người xung quanh mới là điều cực kỳ quan trọng.
Cân bằng và chia sẻ niềm vui như anh H. Tuấn (Giám đốc một xưởng may ở Bình Dương) cũng là điều không mấy ai có thể nghĩ thấu đáo:
“Khi tôi chạm ly với bạn bè, tôi vui. Nhưng bà xã ở nhà liệu có vui không khi tôi chạm đến khuya. Thế nên tôi cân bằng niềm vui này bằng tin nhắn: “Vợ ơi, anh uống tí chút với bạn. Anh sẽ tranh thủ về sớm. Vợ đừng giận anh nhé”. Thế là dù vợ tôi có kém vui đi nữa thì tôi cũng an tâm”.
Chúng ta không thể phát điên. Chúng ta chỉ có thể tự vui sống với năng lượng của chính mình được tiếp nhận từ mọi thứ xung quanh. Chúng ta không thể phát điên bởi chúng ta biết thanh lọc cuộc sống.
Thanh lọc bằng sự lựa chọn, bằng sự gom góp niềm vui, sự bình yên ở mọi nơi, mọi lúc, mọi giây, mọi phút như chị N. Bình (kế toán trưởng Công ty X, TP.HCM):
“Tôi thấy cuộc sống đáng yêu từ nụ cười của con trai, từ bộ quần áo đẹp của cô bạn, từ lời khen của nhân viên... Tại sao lại phải suy nghĩ quá nhiều về các bất trắc của cuộc sống trong khi nó chưa đến. Tôi trân trọng và yêu quý những giây phút hiện tại”.
HOÀI NHÂN
“Nóng!” là từ diễn tả TP.HCM chính xác nhất trong thời gian này. Nóng khi vật giá vụt tăng không kiểm soát nổi. Nóng với các thông tin thời sự từ vỉa hè đến... phòng họp Quốc hội.
Nóng với các nguy cơ thiên tai đang rình rập... Và cộng thêm cái nóng của mùa Hè đang đến gần thì con người dễ “phát điên” cũng là điều dễ hiểu. Nhưng chả nhẽ chúng ta cứ để mặc cho mình phát điên?
An tự tâm
Là lời khuyên xem ra rất cũ, nhưng thực tế lại luôn luôn đúng. Tâm an không có nghĩa là ta phải năng ngồi thiền, năng đi chùa, năng cầu nguyện, mà tâm chỉ an khi lòng ta luôn tràn đầy những điều tốt đẹp.
Những điều tốt đẹp ấy ở đâu ra? Là do ta nghĩ ra, ta thực hiện và bồi dưỡng, vun đắp cho cuộc sống của mình và của những người xung quanh.
Tâm an khi ta đừng luôn nhìn cuộc sống với một chiếc kính lúp, mà thỉnh thoảng nên thay bằng chiếc kính vạn hoa lấp lánh sắc màu. Dù cuộc sống có trần trụi đến đâu, có khắc nghiệt đến đâu thì tự mỗi người chúng ta cần tự tạo cho mình một nguồn vui sống.
Trao đi những điều tốt đẹp là chúng ta đã mang đến niềm vui cho chính mình.
Tâm an là khi ta tràn đầy năng lượng sống, ta tích cực làm việc, tích cực yêu thương, tích cực tận hưởng. Làm việc để biết ta có ích. Yêu thương để biết ta còn rung động. Tận hưởng để biết ta xứng đáng.
Sự “biết” này mang lại những năng lượng cần thiết để một con người sống cả đời. Năng lượng là bệ phóng. Nếu năng lượng tràn đầy, ta dễ dàng vượt qua mọi chướng ngại vật.
Mỗi giờ một chút vui
Không phải “mỗi ngày chọn một niềm vui” như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, mà là mỗi giờ. Như thế chúng ta mới có thể không phát điên. Hãy đón nhận mỗi khoảnh khắc chúng ta đang sống, đang thở, đang làm việc, đang yêu... và biến vài điều thành một chút vui.
Không vui hân hoan, không vui tưng bừng thì cũng vui chút chút như sóng gợn. Thế cũng đủ để tâm hồn lắng dịu trước mọi đua chen.
Tôi vào công viên, gặp nhiều người đi bộ, họ vui trong từng bước chân đi, trong từng giọt mồ hôi. Tôi ra chợ, gặp những người đi chợ, họ vui trong từng mớ rau, con cá khi nghĩ đến mâm cơm gia đình.
Tôi vào một quán bia, gặp những cái chạm ly, thấy niềm vui trong câu chuyện phiếm lẫn không phiếm. Tôi vào một mái ấm, gặp nhiều mảnh đời bất hạnh, tôi thấy họ vui khi được sẻ chia, nâng đỡ...
Ở đâu cũng có niềm vui. Nhưng để cân bằng niềm vui của mình, chia sẻ niềm vui của mình với những người xung quanh mới là điều cực kỳ quan trọng.
Cân bằng và chia sẻ niềm vui như anh H. Tuấn (Giám đốc một xưởng may ở Bình Dương) cũng là điều không mấy ai có thể nghĩ thấu đáo:
“Khi tôi chạm ly với bạn bè, tôi vui. Nhưng bà xã ở nhà liệu có vui không khi tôi chạm đến khuya. Thế nên tôi cân bằng niềm vui này bằng tin nhắn: “Vợ ơi, anh uống tí chút với bạn. Anh sẽ tranh thủ về sớm. Vợ đừng giận anh nhé”. Thế là dù vợ tôi có kém vui đi nữa thì tôi cũng an tâm”.
Chúng ta không thể phát điên. Chúng ta chỉ có thể tự vui sống với năng lượng của chính mình được tiếp nhận từ mọi thứ xung quanh. Chúng ta không thể phát điên bởi chúng ta biết thanh lọc cuộc sống.
Thanh lọc bằng sự lựa chọn, bằng sự gom góp niềm vui, sự bình yên ở mọi nơi, mọi lúc, mọi giây, mọi phút như chị N. Bình (kế toán trưởng Công ty X, TP.HCM):
“Tôi thấy cuộc sống đáng yêu từ nụ cười của con trai, từ bộ quần áo đẹp của cô bạn, từ lời khen của nhân viên... Tại sao lại phải suy nghĩ quá nhiều về các bất trắc của cuộc sống trong khi nó chưa đến. Tôi trân trọng và yêu quý những giây phút hiện tại”.
HOÀI NHÂN
Nguồn:
Không thể phát điên