Họa sĩ ĐỖ ĐỨC
1. Nhân chuyện lùm xùm trong giới nghệ sĩ biểu diễn và sáng tác âm nhạc (và trước đó là điện ảnh) về xét giải thưởng Nhà nước năm nay tôi lại nhớ đến một câu tục ngữ đồng quê: “Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp” còn đang tồn tại trong đời sống tinh thần chúng ta. Cái tâm lí so sánh, ganh tị đua chen, con gà tức nhau tiếng gáy còn đang quá nặng nề trong xã hội.
Tiền nong của giải tuy to nhưng chắc không phải mục đích chính để người ta kiện cáo, đòi, mà chính là cái danh. Đã nói đến cái danh, tức là cái tiếng để đời “làm trai sống ở trong trời đất/phải có danh gì với núi sông” (Nguyễn Công Trứ). Cho nên sự tìm kiếm cái danh đôi khi người ta cũng làm khổ cho mình, cho đời lắm.
2. Nói đến danh, lại nhớ có chính danh và có cả danh hão. Chính danh thì mọi người dễ hiểu, đó là cái danh giữa cuộc đời mặc nhiên được cả xã hội thừa nhận, biết đến và tôn vinh. Trong lĩnh vực mỹ thuật, dù chẳng có cái bằng công nhận nào nhưng hầu như ai cũng biết đến cụ Nguyễn Gia Trí. Trong âm nhạc thì Trịnh Công Sơn cũng vậy. Đó là những giá trị lao động tự nó được xác lập trong xã hội chứ không phải bằng sự công nhận của một tổ chức với giấy má và con dấu.
Còn cái danh tuy lớn nhưng lại không xứng với tài, đức của mình thì chỉ là cái “áo mượn” để khoác ra bên ngoài. Thiên hạ có câu “áo rộng hơn người” để chỉ những nghệ sĩ, nhà khoa học tuy có danh vị to lớn, hoành tráng, như cây đa, cây đề, nhưng xét đến tác phẩm thì lại chẳng có gì đáng kể. Vì cái “áo mượn” đó mà đôi khi có sự chen lấn. Cũng vì sự chen lấn mà dễ xảy ra lối ứng xử xin- cho...
3. Lại nhớ thời còn chiến tranh, Bác Hồ được Nhà nước Xô viết gợi ý tặng Huân chương Lê-nin nhưng Bác đã từ chối vì không muốn riêng mình được hưởng vinh dự đặc biệt to lớn. Người đề nghị Liên Xô tạm hoãn việc trao tặng phần thưởng cực kỳ cao quý ấy. Ðến ngày nhân dân Việt Nam đánh đuổi được bọn đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng hoàn toàn đất nước Việt Nam, Người sẽ đại diện cho toàn thể nhân dân Việt Nam trân trọng và vui mừng lãnh lấy Huân chương mang tên Lê-nin vĩ đại.
Vâng đó là cái chí của chim hồng, chim hộc, bay cao và nhìn xa.
4. Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh là 2 giải thưởng vô cùng cao quý, là sự ghi nhận “chính danh” của Nhà nước và nhân dân đối với những cống hiến của các văn nghệ sĩ, nhà khoa học... Điều đó đã thể hiện rõ trong tiêu chí của giải. Nhưng có một điều cũng nên đặt ra bàn, đó là cách thức xét giải, để làm sao có thể tránh được những ì xèo không đáng có.
Theo thiển ý của tôi thì khi xét giải mà cá nhân phải tự khai báo thành tích, có xác nhận, rồi hội đồng các cấp mới xét theo tờ khai và áp vào tiêu chuẩn thì chưa linh hoạt. Và một khi lại xảy ra thắc mắc để dẫn đến kiện cáo thì nơi xét giải đã biến thành cái chợ mất rồi.
Tôi thấy trên thế giới, nhiều văn nghệ sĩ, nhà khoa học được trao giải mà họ có phải xây dựng hồ sơ đâu, có khi họ còn không được biết trước nữa kia. Nhờ thế, lễ công bố giải càng trở nên cao quý, ý nghĩa; càng vỡ òa ra niềm vui, hạnh phúc của người được trao; càng đề cao được sự liên tài của người hay tổ chức trao; và càng khẳng định được một quy luật muôn đời, ấy là anh cứ cống hiến cho đời đi, đời sẽ không quên anh.
1. Nhân chuyện lùm xùm trong giới nghệ sĩ biểu diễn và sáng tác âm nhạc (và trước đó là điện ảnh) về xét giải thưởng Nhà nước năm nay tôi lại nhớ đến một câu tục ngữ đồng quê: “Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp” còn đang tồn tại trong đời sống tinh thần chúng ta. Cái tâm lí so sánh, ganh tị đua chen, con gà tức nhau tiếng gáy còn đang quá nặng nề trong xã hội.
Tiền nong của giải tuy to nhưng chắc không phải mục đích chính để người ta kiện cáo, đòi, mà chính là cái danh. Đã nói đến cái danh, tức là cái tiếng để đời “làm trai sống ở trong trời đất/phải có danh gì với núi sông” (Nguyễn Công Trứ). Cho nên sự tìm kiếm cái danh đôi khi người ta cũng làm khổ cho mình, cho đời lắm.
2. Nói đến danh, lại nhớ có chính danh và có cả danh hão. Chính danh thì mọi người dễ hiểu, đó là cái danh giữa cuộc đời mặc nhiên được cả xã hội thừa nhận, biết đến và tôn vinh. Trong lĩnh vực mỹ thuật, dù chẳng có cái bằng công nhận nào nhưng hầu như ai cũng biết đến cụ Nguyễn Gia Trí. Trong âm nhạc thì Trịnh Công Sơn cũng vậy. Đó là những giá trị lao động tự nó được xác lập trong xã hội chứ không phải bằng sự công nhận của một tổ chức với giấy má và con dấu.
Còn cái danh tuy lớn nhưng lại không xứng với tài, đức của mình thì chỉ là cái “áo mượn” để khoác ra bên ngoài. Thiên hạ có câu “áo rộng hơn người” để chỉ những nghệ sĩ, nhà khoa học tuy có danh vị to lớn, hoành tráng, như cây đa, cây đề, nhưng xét đến tác phẩm thì lại chẳng có gì đáng kể. Vì cái “áo mượn” đó mà đôi khi có sự chen lấn. Cũng vì sự chen lấn mà dễ xảy ra lối ứng xử xin- cho...
3. Lại nhớ thời còn chiến tranh, Bác Hồ được Nhà nước Xô viết gợi ý tặng Huân chương Lê-nin nhưng Bác đã từ chối vì không muốn riêng mình được hưởng vinh dự đặc biệt to lớn. Người đề nghị Liên Xô tạm hoãn việc trao tặng phần thưởng cực kỳ cao quý ấy. Ðến ngày nhân dân Việt Nam đánh đuổi được bọn đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng hoàn toàn đất nước Việt Nam, Người sẽ đại diện cho toàn thể nhân dân Việt Nam trân trọng và vui mừng lãnh lấy Huân chương mang tên Lê-nin vĩ đại.
Vâng đó là cái chí của chim hồng, chim hộc, bay cao và nhìn xa.
4. Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh là 2 giải thưởng vô cùng cao quý, là sự ghi nhận “chính danh” của Nhà nước và nhân dân đối với những cống hiến của các văn nghệ sĩ, nhà khoa học... Điều đó đã thể hiện rõ trong tiêu chí của giải. Nhưng có một điều cũng nên đặt ra bàn, đó là cách thức xét giải, để làm sao có thể tránh được những ì xèo không đáng có.
Theo thiển ý của tôi thì khi xét giải mà cá nhân phải tự khai báo thành tích, có xác nhận, rồi hội đồng các cấp mới xét theo tờ khai và áp vào tiêu chuẩn thì chưa linh hoạt. Và một khi lại xảy ra thắc mắc để dẫn đến kiện cáo thì nơi xét giải đã biến thành cái chợ mất rồi.
Tôi thấy trên thế giới, nhiều văn nghệ sĩ, nhà khoa học được trao giải mà họ có phải xây dựng hồ sơ đâu, có khi họ còn không được biết trước nữa kia. Nhờ thế, lễ công bố giải càng trở nên cao quý, ý nghĩa; càng vỡ òa ra niềm vui, hạnh phúc của người được trao; càng đề cao được sự liên tài của người hay tổ chức trao; và càng khẳng định được một quy luật muôn đời, ấy là anh cứ cống hiến cho đời đi, đời sẽ không quên anh.
Nguồn:
"Đừng để giải thưởng kém thiêng"
6 comments:
Anh có đọc bài này sáng nay. Nghĩ về câu nói của cụ Nguyễn Công Trứ "Đã mang tiếng ở trong trời đất. Phải có danh gì với núi sông". Hình như là cụ Đặng Thai Mai có sửa thành "Đã mang tiếng ở trong trời đất. Phải làm được gì cho núi sông".
Với ý tưởng là không nên khuyến khích trọng cái danh, màng cái danh. Nghĩ cũng có lý!
Đọc bài đi xin xỏ giải thưởng bên nhà anh Thụy, rồi tới bài này thì em cứ là ngạc nhiên.
Tại sao lại phải đi xin xỏ? nếu mình có thực tài thì cần gì phải năn nỉ? đúng là bên xứ người giải thưởng tự ban tổ chức họ quan sát rồi cho tên mình vào list thôi. Ngay cả công ti em cho giấy khen mờ chẳng ai biết trước là mình sẽ được khen.
Cứ cái kiểu học đối phó, học vì danh hảo, cố tìm cái bằng cái danh để "ngồi ngửi hương khói", mờ chẳng làm ra trò trống này, thì em oải nhất.
Vì những người này, vô phước mình mướn về làm việc, thì có mà phá gia chi tử. Em vừa cho về nhà đuổi gà cũng một thèng ku Vietnamese, kỹ sư cái khỉ gì mờ ra trường thì điểm cao lém, nhưng làm việc thì ấm a ấm ớ như củ khoai lang sùng, chẳng biết hắn học gì từ trường, chán ốm!
Tại sao mấy ông không hiểu một điều: Có danh hiệu nhưng tác phẩm bị quên bẵng thì cũng bằng âm :-P
Đọc bài này nghĩ đến cái anh gì người Quảng Ninh được giải nhất trong cuộc thi hát năm nào với độc nhất bài " Tôi là người thợ lò" rồi mất hút. Thê thảm những giải thưởng vô lối kiểu này.
@Vhlinh: Chị ơi anh ý được cộng thêm điểm diễn xuất và điểm ngoại hình phù hợp với nội dung truyền tải, năm ý anh hát bài "Tôi là người thợ lò"
Ở VN mình 'áo mượn' nhiều quá, và người ta cũng 'mượn áo' nhiều quá!
Đăng nhận xét