12/4/11

NHỮNG MẨU CHUYỆN THANH MINH



1.
Từ đầu tuần, bố đã bảo: "Chủ nhật con đưa bố về quê nhé". Tôi đáp vâng, rồi hỏi: "Thành phần có những ai ạ?". Ý tôi muốn hỏi là có cô, bác nào đi cùng nữa không? Nhưng bố nói: "Không, chỉ có bố với các em thôi".

Hôm sau, bố gọi lại: "Đi 7 giờ sáng con nhé". Tôi đáp: "Vâng"

Hôm sau nữa, bố gọi tiếp, thông báo: "Có thêm mẹ sẽ đi nữa".

Thứ Sáu, bố gọi: "Chủ nhật con vẫn đi được chứ hả?". Tôi lại đáp: "Vâng".

Thứ Bảy, bố thông báo lại: "Mai 6 giờ sáng xuất phát nhé". Tôi hỏi lại: "Sao lại đi sớm thế ạ?". Bố giải thích: "Ở quê ăn sớm. Từ Hà Nội về đó mất tiếng đi đường rồi. Về tới nơi còn làm lễ. Mình về muộn quá các bác phải đợi".

6 giờ xuất phát, 9 giờ tới nơi. Nhưng nhà tôi vẫn đến sau cùng. Các nhà khác đi từ lúc 5 giờ.

2.
Trên xe mẹ kể: Con dâu cô bạn làm cùng cơ quan mẹ mới sinh em bé. Nó mua sách nuôi con của nước ngoài, lên mạng tìm cách nuôi dạy hiện đại nhất và bắt mọi người trong gia đình phải áp dụng những công thức đó.

Cô bạn mẹ gắt: "Ngày xưa mẹ nuôi chồng con có áp dụng những công thức này đâu mà chồng con vẫn lớn khôn, khỏe mạnh?", cô con dâu giải thích rất ngắn gọn: "Ngày xưa khác, bây giờ khác, mẹ ơi! Ngày xưa làm gì có cúm gà, dịch SARS, HIV/AIDS!".

Bà già Khốttabít chẳng nói được gì.

Con dâu không biết hát ru. Cô ôm con và ru cho nó ngủ bằng các bài hit của Mỹ Tâm, trong đó có bài "Ước gì". Một hôm cô hát vui: "Ước gì em là con lợn sề". Chồng cô nghe thấy cười ha hả: "Việc gì phải ước!". Thế là cô khóc mất một buổi.

Mấy hôm sau, cô hớn hở khoe: "Con biết hát ru rồi. Bài "Con cò" hẳn hoi!".

Mẹ chồng khấp khởi mừng.

Cô con dâu cất giọng, thì ôi thôi! Đó không phải là "Con cò" dân gian mà là "Con cò" dân gian đương đại, bài mà một nam ca sĩ vẽ mặt vẫn quằn quại trên tivi.

"Con cò...
Mày đi ăn đêm, hay đi ăn đêm, sao đi một mình
Một mình lầm lũi canh ba thức giấc trong đêm khuya vắng một mình lầm lũi thân cò
Được một con tôm đôi ba con tép đêm nay không thấy có con cá nào
Cò ơi cò hỡi thôi đi về đi đêm qua cũng thế đêm nay cũng thế cò ơi
Lặn lôi cả đêm thương cho đàn con đêm khuya vẫn thức đợi mẹ về mới yên lòng"...

3.
Ăn cỗ xong, mọi người quay ra ăn hoa quả, uống trà. Anh họ tôi chỉ vào ba bà bác đang thì thào với nhau, vẻ mặt đầy thông cảm: "Đố chú, ba bác kia nói chuyện gì?"

- Em chịu! - tôi lắc đầu.

- Kể tội con dâu đấy. Con trai ba bác ấy đều li dị hết rồi. Bác già nhất thì con trai li dị đã hơn chục năm nay. Bác già vừa thì con trai li dị được 5 năm. Còn bác trẻ kia thì con trai mới li dị tháng trước. Cả ba bác đều phản đối con trai lấy các cô đó, nhưng họ vẫn cưới. Bây giờ thì...

Bà bác trẻ thấy chúng tôi chăm chú nhìn thì cười như mếu:

- Khổ thế đấy các con ơi. Cá không ăn muối cá ươn! Bác nói rồi mà nó không chịu nghe. Con dâu bỏ đi đã đành. Bác vừa mất tiền vừa mất cháu. Ly hôn tòa xử chia đôi tài sản. Hai bác phải cho con dâu 500 triệu để nó đi khỏi nhà. Đã thế tòa còn cho nó quyền nuôi con, thế là nó mang thằng bé 4 tuổi về nhà ngoại ở cách đến mấy trăm cây số. Sao mà khổ thế này!

Bác già vừa chép miệng: - "Ly dị sớm thế là còn may, thằng bé còn có cơ hội kiếm đám khác. Con tôi ly dị lúc dở ông dở thằng, tìm đám nào cũng khó!"

Bác già vừa thở dài: - "Chuyện nhà các cô còn chưa thấm vào đâu. Con dâu tôi sau 15 năm ly dị, giờ lại dở dói quay lại với chồng cũ. Nhưng nó nói là bồ bịch thôi, không hôn thú gì hết, nó lôi con tôi đi ở riêng và cũng chẳng đoái hoài gì đến nhà chồng cả".



10 comments:

Titi on lúc 10:47 12 tháng 4, 2011 nói...

Ha ha... những người như anh C nhìn vào hôn nhân bi giờ thì hãi hùng quá đi thôi.

Xã hội hiện đại cho mỗi người sự độc lập tự do nên phụ nữ không bị phụ thuộc nam giới như ngày xưa. Không hài lòng với hôn nhân là họ không chịu đựng như các bà trước kia nữa. Xây dựng gia đình không là trách nhiệm của riêng phụ nữ. Tan vỡ gia đình kiểu gì cũng có trách nhiệm của cả hai. Quan tâm săn sóc gia đình nội ngoại cũng phải từ hai phía...
Mà nói chung, em thấy muốn có gia đình hạnh phúc người ta phải biết phiên phiến, biết bao dung, biết nhìn vào điều tích cực, biết quên và biết xả ... nghĩa là sống không hẳn cho mình nữa, hic...
EM có cô bạn, đến nay hôn nhân đã hơn 10 năm, nhìn ngoài rất hạnh phúc. Nhưng biết đâu rằng cô ấy đã sống và làm việc như cái bóng suốt 5 năm nay, chẳng vui thích, chẳng ham muốn, chẳng gì nữa ngoài đau đầu và chịu nhịn... chỉ để giữ một gia đình trọn vẹn trong mắt mọi người. Tâm hồn cô ấy đã nguội lạnh và vật vờ trong ngôi nhà của chính mình. Hic...
Hỏi các bà mẹ chồng có thực sự muốn một cái bóng đi lại trong nhà mình như thế không?

LU on lúc 11:08 12 tháng 4, 2011 nói...

Làm dâu thời nay sướng héng. Em nhớ cô em ngày xưa làm dâu khổ lắm. Mới 17 cô lở dại lấy chồng, mặc dù nhà chồng giàu nhưng cô của em cũng phải đi chợ nấu cơm giặt giủ như sen í. Ba em kể, lúc đó cô em khóc hu hu tối ngày vì còn bé quá ko biết nấu cơm gì cả. Bà già chồng lại phong kiến, đòi phải ăn cơm nấu bằng than cho có cơm cháy giòn như ngoài nhà hàng thì mới chịu. Được cái cô của em ru con toàn dân ca nam bộ ù ơ ví dầu, chứ hem chơi nhạc tây. ;))

Sơn Nguyễn nói...

Hic...em vốn rất sợ cuộc sống gia đình đọc thêm bài này sợ hẳn! Sự bình yên, hạnh phúc của cuộc sống gia đình bây giờ sao mà mong manh quá! Chả thấy tí tươi sáng, đều đen kịt! Hazzzzzzzzzz

Thuy Dam Minh on lúc 21:33 12 tháng 4, 2011 nói...

Chuyện trong gia đình là những chuyện vui, buồn, than phiền... không bao giờ chấm dứt. Có người thích gia đình, có ngườih thì không. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, anh cũng chắc rằng những chuẩn mực đạo đức gia đình đã có ít nhiều thay đổi. Những người già không theo kịp, hoặc không chấp nhận nó sẽ suốt ngày ca thán, đau khổ mà thôi!

Lana on lúc 00:16 13 tháng 4, 2011 nói...

@LU: Kể LU nghe chuyện 1 nàng dâu bi giờ nè:
Hai ông bà già nhà kia thấy con dâu sáng nào cũng ngủ tới giữa sáng, ưỡn ẹo chả bao giờ tham gia dọn dẹp nhà cửa. Một hôm nàng dâu đang ngồi uể oải giũa móng tay, bà lấy chổi quét nhà thì ông ra tranh "Bà để đó tôi quét cho, bà sáng đến giờ chợ búa cơm nước, lại đang đau lưng cúi nhiều đau thêm", Bà giằng lại "Thôi, chân ông đã khỏi đâu, để tôi cố 1 tẹo không sao"...
Giằng qua giằng lại, nàng dâu bực mình nói: "Có mỗi việc đơn giản thế mà bố mẹ cũng cãi nhau, hôm nay mẹ quét thì mai bố quét, thế thôi, rõ là!" :()

LU on lúc 06:50 13 tháng 4, 2011 nói...

Lana : ha ha...so funny =))

Đỗ on lúc 09:27 13 tháng 4, 2011 nói...

Chuyện mẹ chồng nàng dâu thì nhiều, nghĩ cũng khổ cho các nàng nếu ông xã "đụt", cái gì cũng nghe mẹ. Khoái nàng dâu trong còm của Lana.
Tui chưa hiểu lắm từ thanh minh ở tựa bài.

Unknown on lúc 13:54 13 tháng 4, 2011 nói...

Sự phát triển kéo theo nhiều biến chuyển, những đổi thay trong từng nếp sống.
Điều đó, khiến cho những Ngoại, những Bà, những Mẹ đôi khi không hiểu rằng tụi nhóc này đang/sắp làm gì nữa đây?
Và trong khi, tụi em - những người luôn là những đứa trẻ bé bỏng trong mắt họ ngĩ rằng thật là lẩm cẩm, thật là cổ xưa, thật là...

Nhưng có 1 điều chắc chắn rằng, tụi em sẽ luôn luôn trân trọng tất cả những gì, mà họ - thế hệ đi trước đã làm cho tụi em.

Nặc danh nói...

Mấy bác ấy có bao giờ ngờ mình có thể là tác nhân quan trọng khiến các con mình ly dị nhau nhanh hơn?

Qua câu chuyện, có cảm giác các bác ấy "đắc thắng" vì rốt cuộc con mình cũng đã phải ly dị cô vợ mà ngày xưa mình từng phản đối. Thật ra những người có kinh nghiệm thường có lợi thế hơn người trẻ khi đánh giá con người, những ý kiến của mẹ chồng tương lai về ứng cử viên con dâu tương lai rất đáng được các chàng trai tham khảo. Tuy nhiên khi "gạo đã thành cơm" thì có nên duy trì cái nhìn thiếu thiện chí thế không hay là nên vun vào để đôi vợ chồng trẻ sống hạnh phúc hơn, có trách nhiệm hơn? Vun vào có nghĩa là nhìn nhận công bằng về con dâu, sẵn sàng là đồng minh của con dâu khi con trai mình có lỗi.

Nghệ Nghệ

Mai nói...

Rất đồng ý với Nghệ Nghệ!

Đăng nhận xét

 

VMC Copyright © 2009 | Power by Blogger | Template redesigned by Lý Minh Triết