Hiển nhiên, tôi thích bánh mì.
Thời bé, tức là hồi đầu thập niên 1970, tôi coi bánh mì như là một món quà xa xỉ. Sáng chủ nhật được mẹ dẫn đi chợ, tôi thích đứng ngoài cổng chợ. Nơi ấy có xưởng bánh mì nhỏ.
Háo hức xem người ta ngào bột, nặn thành những cục bột dài, xếp chúng lên khay, lấy lưỡi dao khía nhẹ dọc theo cục bột (khi bánh chín khía ấy sẽ thành bụng bánh), hồi hộp ngó theo chú công nhân mặc áo may ô, mặt lấp lánh mồ hôi, đẩy từng khay bánh thô vào lò nướng và rút những mẻ bánh chín vàng ruộm ra khỏi lò; phấn khởi hà hít mùi bánh chín thơm ngát.
Thời đấy, bánh mì bán bán qua sổ gạo, trừ vào khẩu phần gạo. Mỗi cân gạo mua được 5 chiếc bánh. Cân gạo thời đó rất quý, nên không ai dám ăn lạm vào khẩu phần thiết yếu hàng ngày. Vì vậy, bánh mì chỉ là món quà.
18 tuổi, sang Liên Xô, thấy ê hề bánh mì. Tôi còn nhớ cái buổi sáng chủ nhật đầu tiên đặt chân đến Minsk, tôi và Dũng (anh bạn cùng phòng người Hải Phòng) chạy loanh quanh khu vực gần ký túc xá đến nửa tiếng đồng hồ mới tìm được một cửa hàng thực phẩm mở cửa vào ngày nghỉ.
Tôi lấy đồng 10 rúp duy nhất (ông chồng bà dì dúi cho trước khi lên máy bay) để mua thức ăn. Hai đứa chọn hết cái nọ đến cái kia, bỏ ra gần 3 rúp mua thức ăn trong đó có cả bánh mì, khệ nệ bê về ký túc xá. Cái bụng lép kẹp của hai cậu sinh viên đói ăn từ một đất nước đói kém mới sang chỉ ăn hết 1/5 số đồ mua được.
Ăn no, nhìn đống đồ ăn mang về, Dũng bảo: "Chúng mình giống người thủy thủ trong chuyện "Khát vọng sống" của Jack London". Cả hai cười chảy nước mắt.
Ở Liên Xô, tôi học được cách ăn bánh mì. Các nhà ăn đều phát không bánh mì, ăn kèm với thức ăn bán ở đó. Nhưng tại những vị trí dễ nhìn thấy nhất trong nhà ăn, người ta cho treo những tấm poster với hình vẽ rất ấn tượng kêu gọi mọi người tiết kiệm bánh mì. Những mảnh vụn từ chiếc bánh mì chảy xuống ngưng tụ thành đống tiền ở bên dưới.
Người Liên Xô thường chỉ lấy 2 lát bánh mì, nếu ăn hết, họ đứng dậy đi lấy thêm một lát nữa. Không hoang phí bánh mì, không hoang phí điện trở thành thói quen và cách hành xử có đạo đức của một công dân văn minh.
Tôi cũng yêu bánh mì đen từ thời đó.
Bánh mì đen của Nga làm từ bột lúa mạch đen có mùi thơm dịu ngọt và ngai ngái của đất đai xứ sở Bạch Dương. Có những người không thích vị hơi chua của bánh mì đen, song những ai chịu được vị đó thì rất dễ bị nghiện.
Cô giáo người Nga của tôi kể một câu chuyện thế này: Trong thời gian chiến tranh Nga - Thổ trong thập niên 40 của thế kỷ 18, đạo quân Nga 54 nghìn người tiến vào lãnh thổ đối phương ở Krym. Những chuyến xe chở lương thảo (bột lúa mạch đen) bị lạc trên thảo nguyên Ukraina. Các "anh nuôi" buộc phải nướng bánh mì từ bột lúa mạch bình thường mua tại chỗ.
Quân Nga ăn bánh mì trắng và bắt đầu bị bệnh. Những người có sức đề kháng tốt hơn thì tuy không ngã bệnh nhưng đều cảm thấy uể oải, mệt mỏi. Hoá ra họ đã quen với bánh mì đen, thứ đồ ăn tuy kém hợp nhãn, nhưng lại giàu vitamin và khoáng chất, có thể đem lại cho họ sức mạnh cần thiết chống chọi với thời tiết và gian khổ trên đường hành quân.
Nhà ăn ở ký túc xá sinh viên ít khi có bánh mì đen. Đơn giản vì bánh mì đen đắt hơn bánh mì trắng.
(còn nữa)
Thời bé, tức là hồi đầu thập niên 1970, tôi coi bánh mì như là một món quà xa xỉ. Sáng chủ nhật được mẹ dẫn đi chợ, tôi thích đứng ngoài cổng chợ. Nơi ấy có xưởng bánh mì nhỏ.
Háo hức xem người ta ngào bột, nặn thành những cục bột dài, xếp chúng lên khay, lấy lưỡi dao khía nhẹ dọc theo cục bột (khi bánh chín khía ấy sẽ thành bụng bánh), hồi hộp ngó theo chú công nhân mặc áo may ô, mặt lấp lánh mồ hôi, đẩy từng khay bánh thô vào lò nướng và rút những mẻ bánh chín vàng ruộm ra khỏi lò; phấn khởi hà hít mùi bánh chín thơm ngát.
Thời đấy, bánh mì bán bán qua sổ gạo, trừ vào khẩu phần gạo. Mỗi cân gạo mua được 5 chiếc bánh. Cân gạo thời đó rất quý, nên không ai dám ăn lạm vào khẩu phần thiết yếu hàng ngày. Vì vậy, bánh mì chỉ là món quà.
18 tuổi, sang Liên Xô, thấy ê hề bánh mì. Tôi còn nhớ cái buổi sáng chủ nhật đầu tiên đặt chân đến Minsk, tôi và Dũng (anh bạn cùng phòng người Hải Phòng) chạy loanh quanh khu vực gần ký túc xá đến nửa tiếng đồng hồ mới tìm được một cửa hàng thực phẩm mở cửa vào ngày nghỉ.
Tôi lấy đồng 10 rúp duy nhất (ông chồng bà dì dúi cho trước khi lên máy bay) để mua thức ăn. Hai đứa chọn hết cái nọ đến cái kia, bỏ ra gần 3 rúp mua thức ăn trong đó có cả bánh mì, khệ nệ bê về ký túc xá. Cái bụng lép kẹp của hai cậu sinh viên đói ăn từ một đất nước đói kém mới sang chỉ ăn hết 1/5 số đồ mua được.
Ăn no, nhìn đống đồ ăn mang về, Dũng bảo: "Chúng mình giống người thủy thủ trong chuyện "Khát vọng sống" của Jack London". Cả hai cười chảy nước mắt.
Ở Liên Xô, tôi học được cách ăn bánh mì. Các nhà ăn đều phát không bánh mì, ăn kèm với thức ăn bán ở đó. Nhưng tại những vị trí dễ nhìn thấy nhất trong nhà ăn, người ta cho treo những tấm poster với hình vẽ rất ấn tượng kêu gọi mọi người tiết kiệm bánh mì. Những mảnh vụn từ chiếc bánh mì chảy xuống ngưng tụ thành đống tiền ở bên dưới.
Người Liên Xô thường chỉ lấy 2 lát bánh mì, nếu ăn hết, họ đứng dậy đi lấy thêm một lát nữa. Không hoang phí bánh mì, không hoang phí điện trở thành thói quen và cách hành xử có đạo đức của một công dân văn minh.
Tôi cũng yêu bánh mì đen từ thời đó.
Bánh mì đen của Nga làm từ bột lúa mạch đen có mùi thơm dịu ngọt và ngai ngái của đất đai xứ sở Bạch Dương. Có những người không thích vị hơi chua của bánh mì đen, song những ai chịu được vị đó thì rất dễ bị nghiện.
Cô giáo người Nga của tôi kể một câu chuyện thế này: Trong thời gian chiến tranh Nga - Thổ trong thập niên 40 của thế kỷ 18, đạo quân Nga 54 nghìn người tiến vào lãnh thổ đối phương ở Krym. Những chuyến xe chở lương thảo (bột lúa mạch đen) bị lạc trên thảo nguyên Ukraina. Các "anh nuôi" buộc phải nướng bánh mì từ bột lúa mạch bình thường mua tại chỗ.
Quân Nga ăn bánh mì trắng và bắt đầu bị bệnh. Những người có sức đề kháng tốt hơn thì tuy không ngã bệnh nhưng đều cảm thấy uể oải, mệt mỏi. Hoá ra họ đã quen với bánh mì đen, thứ đồ ăn tuy kém hợp nhãn, nhưng lại giàu vitamin và khoáng chất, có thể đem lại cho họ sức mạnh cần thiết chống chọi với thời tiết và gian khổ trên đường hành quân.
Nhà ăn ở ký túc xá sinh viên ít khi có bánh mì đen. Đơn giản vì bánh mì đen đắt hơn bánh mì trắng.
(còn nữa)
0 comments:
Đăng nhận xét