Đầu tháng 5:
A: Này, ông xem "Suối nguồn" chưa?
B: Sách hay phim?
A: Sách!
B: Văn học, nghệ thuật sống, kinh dị, viễn tưởng hay tư liệu?
A: Văn học.
B: Của ai?
A: Ayn Rand.
B: Tên gì mà lạ hoắc!
A: Nữ nhà văn người Mỹ gốc Nga.
B: Tiểu thuyết à? Dày bao nhiêu trang?
A: Ừ, tiểu thuyết. Gần 1200.
B: Gì mà dày thế? Thời gian đâu ra mà đọc?!
A: Lúc mua tôi cũng nghĩ thế. Nhưng mà cầm lên đọc thử thì không dứt ra được.
B: Thể hở? Hãy cho tôi 5 lý do phải đọc cuốn sách ấy.
A. OK. Thứ nhất, rất hấp dẫn, lôi cuốn từ đầu đến cuối. Thứ hai, đọc để hiểu tại sao những người sáng tạo tuyệt đối lại điên cuồng, ngông nghênh và khó hiểu đối với đại đa số người. Thứ ba, sự đa diện và phức tạp của thế giới trong những năm 1930 vẫn nguyên vẹn và nóng hổi như thế trong thời đại ngày nay. Thứ tư, sự kết hợp tuyệt vời giữa bạo liệt theo kiểu best seller của Mỹ với sự tinh tế trong ngôn từ và mổ xẻ tâm lý nhân vật kiểu Nga. Thứ năm, ừm... xem đi sẽ biết...
B: Ông đã thuyết phục được tôi. Duyệt. Sẽ mua!
Giữa tháng 6:
B (nhắn tin): Đã đọc được 200 trang của "Suối nguồn". Lần đầu tiên thấy hình bóng của mình trong một tác phẩm văn học.
(Chắc muốn nói là giống kiến trúc sư Howard Roark)
16.7:
C (đệ của B, nhắn tin): Cám ơn anh đã giới thiệu "Suối nguồn". Lâu lắm mới được đọc một tiểu thuyết hay và có ý nghĩa như vậy.
A: Ồ, thế thì tuyệt vời rồi. Anh giai em đọc 200 trang và nói tìm thấy "hình bóng mình" trong đó.
C: Vẫn mới chỉ đọc được 200 trang thôi anh ạ. Chứ nếu đọc hết thì chắc là không nói thế nữa.
...
A (nhắn tin cho B): Vẫn mới chỉ đọc được 200 trang "Suối nguồn" thôi à?
B: Tạ lỗi cánh đồng!
A: Tôi và C vừa nói nếu ông đọc hết cuốn sách thì sẽ không nói là thấy "hình bóng mình" trong đó nữa.
B: Tạ lỗi cánh đồng!
A: Tôi không phải là cánh đồng, tôi là công trường!
Suối Nguồn (The Fountainhead), tiểu thuyết của Ayn Rand. Nhóm dịch: Vũ Lan Anh, Đinh Quang Hiếu, Vũ Hoàng Linh, Nguyễn Kim Ngọc, Trần Thị Hà Thủy. Hiệu đính: Phan Việt. NXB Trẻ, 2007.A: Này, ông xem "Suối nguồn" chưa?
B: Sách hay phim?
A: Sách!
B: Văn học, nghệ thuật sống, kinh dị, viễn tưởng hay tư liệu?
A: Văn học.
B: Của ai?
A: Ayn Rand.
B: Tên gì mà lạ hoắc!
A: Nữ nhà văn người Mỹ gốc Nga.
B: Tiểu thuyết à? Dày bao nhiêu trang?
A: Ừ, tiểu thuyết. Gần 1200.
B: Gì mà dày thế? Thời gian đâu ra mà đọc?!
A: Lúc mua tôi cũng nghĩ thế. Nhưng mà cầm lên đọc thử thì không dứt ra được.
B: Thể hở? Hãy cho tôi 5 lý do phải đọc cuốn sách ấy.
A. OK. Thứ nhất, rất hấp dẫn, lôi cuốn từ đầu đến cuối. Thứ hai, đọc để hiểu tại sao những người sáng tạo tuyệt đối lại điên cuồng, ngông nghênh và khó hiểu đối với đại đa số người. Thứ ba, sự đa diện và phức tạp của thế giới trong những năm 1930 vẫn nguyên vẹn và nóng hổi như thế trong thời đại ngày nay. Thứ tư, sự kết hợp tuyệt vời giữa bạo liệt theo kiểu best seller của Mỹ với sự tinh tế trong ngôn từ và mổ xẻ tâm lý nhân vật kiểu Nga. Thứ năm, ừm... xem đi sẽ biết...
B: Ông đã thuyết phục được tôi. Duyệt. Sẽ mua!
Giữa tháng 6:
B (nhắn tin): Đã đọc được 200 trang của "Suối nguồn". Lần đầu tiên thấy hình bóng của mình trong một tác phẩm văn học.
(Chắc muốn nói là giống kiến trúc sư Howard Roark)
16.7:
C (đệ của B, nhắn tin): Cám ơn anh đã giới thiệu "Suối nguồn". Lâu lắm mới được đọc một tiểu thuyết hay và có ý nghĩa như vậy.
A: Ồ, thế thì tuyệt vời rồi. Anh giai em đọc 200 trang và nói tìm thấy "hình bóng mình" trong đó.
C: Vẫn mới chỉ đọc được 200 trang thôi anh ạ. Chứ nếu đọc hết thì chắc là không nói thế nữa.
...
A (nhắn tin cho B): Vẫn mới chỉ đọc được 200 trang "Suối nguồn" thôi à?
B: Tạ lỗi cánh đồng!
A: Tôi và C vừa nói nếu ông đọc hết cuốn sách thì sẽ không nói là thấy "hình bóng mình" trong đó nữa.
B: Tạ lỗi cánh đồng!
A: Tôi không phải là cánh đồng, tôi là công trường!
1 comments:
Giờ em mới đọc cuốn này, 2kg sách từ VN sang, tuyệt, bõ công quá :D
Đăng nhận xét