Đêm diễn thứ 3 của Sao Mai Điểm hẹn 2008 chứng kiến sự lột xác của Hoàng Nghiệp, Phương Thuỷ, sự khẳng định vị thế của Hà Linh, Hải Yến, sự thất bại của Mạnh Quân, Hoàng Yến, Duy Khoa.
Thí sinh khiến tôi băn khoăn nhất trước khi bước vào đêm thi nhạc rock chính là Hoàng Nghiệp. Tại cuộc thi Sao Mai năm ngoái, tôi đã ngỡ ngàng khi thấy một giọng hát thị trường thường thường bậc trung như Nghiệp lọt được vào đêm chung kết xếp hạng dòng nhạc nhẹ. Những gì mà Hoàng Nghiệp làm trong hai đêm SMDH đầu tiên càng củng cố mối nghi ngờ này trong tôi.
Hoàng Nghiệp mở màn đêm diễn thứ 3 với ca khúc "Thời gian tôi" của Đức Trí và Võ Thiện Thanh. Và thật bất ngờ, Nghiệp thay đổi toàn bộ hình dáng: từ quần áo, đầu tóc, nét mặt đến dáng đi. Không những thế, giọng hát cũng thay đổi 180 độ, từ nuột nà với những câu ngân khá rẻ tiền sang giọng gằn đặc trưng của rock.
Những bước chân chếnh choáng, ánh mắt khi tỉnh khi mê, giọng hát dồn dập với tiết tấu rock, Hoàng Nghiệp là bằng chứng sống cho thấy một cuộc thi đòi hỏi sự sáng tạo và khi bị dồn đến ranh giới giữa "sự sống" và "cái chết", thì một nghệ sĩ thực thụ có thể biến đổi như thế nào. Hoàng Nghiệp xứng đáng nhận những lời đánh giá cao nhất của Hội đồng Nghệ thuật và khán giả.
Phương Thuỷ, cô ca sĩ đất mỏ, đã tạo được dấu ấn riêng sau 2 đêm diễn mờ nhạt. Với bài hát "Trống mái" của Lê Đăng Khoa, cô như tìm được đúng bản chất của mình hơn, chứ không phải là hình ảnh hiền thục, sang trọng mà cô xây dựng từ đầu cuộc thi đến giờ. Nhưng Thuỷ vẫn mắc phải một nhược điểm là hát không rõ lời ở những nốt trầm.
Nhật Thu, người được bình chọn nhiều nhất sau đêm thứ hai (thú thực tôi không hiểu tại sao cô lại thu được nhiều bình chọn như vậy, vì phần biểu diễn ở đêm trước của cô không để lại ấn tượng gì), hát lại một ca khúc mà Phương Anh đã thể hiện khá thành công. Đó là "Giấc mơ của tôi" của Anh Quân. Với bài này, Nhật Thu cho thấy giọng hát của cô phù hợp với rock.
Mạnh Quân kiên trì theo đuổi con đường hát bài hát của chính mình. "Biển sẽ ru người" là một ca khúc quá nhẹ để đem thi thố. Chính vì vậy mà Mạnh Quân không tạo được cao trào. Nên mặc dù có vóc dáng rất sáng sân khấu và vũ điệu đẹp, nhưng Mạnh Quân không ghi được điểm nào khi hát nhạc rock. Mạnh Quân cũng chưa khắc phục được điểm yếu là cầm micro vụng, che gần hết khuôn mặt.
Với "Mơ" của Thuỷ Tiên, Thu Phượng cho thấy cô có thể biến hoá giọng hát của mình. Đáng tiếc là các đoạn giả thanh đã không tạo được sự liền mạch. Bài hát bị cắt vụn, thiếu liên kết. Vũ đạo đẹp đã biến phần trình diễn của Phượng chỉ còn là "mơ".
Hoàng Yến, ca sĩ trẻ nhất, đã nghe lời góp ý của Thanh Lam trong đêm trước, quyết tâm trở về với tuổi thực của mình bằng bài "Chân trời em mơ" của Hồ Hoài Anh. Trang phục, đầu tóc và cách biểu diễn rất nhí nhảnh, nhưng Hoàng Yến hát không ra chất rock. Người xem chỉ nhận ra đó là bản nhạc rock khi nghe đoạn dạo nhạc giữa hai lời hát.
Ngọc Minh, lên gân tung quả bom tấn quyết ghi điểm trong đêm rock với một sáng tác có thể gọi là classic rock "Nếu điều đó xảy ra" của Ngọc Châu. Hình như có nghe lời Giáng Son, nên Ngọc Minh đã tiết chế giọng hát hơn. Song toàn bộ bài hát hầu như không có cao trào, bị ghìm nén rất bức bối. Đến đoạn cuối, Minh mới phiêu và bùng nổ, nhưng vô hình trung lại chia bài hát thành hai phần rõ rệt. Trang phục của Ngọc Minh khá xấu, không rõ của dân tộc nào.
Thu Hường cover "Nước sâu" của Nguyễn Xinh Xô - bài hát đã được Hà Trần trình bày. Hôm trước tôi có ấn tượng rất tốt về Thu Hường, nhưng một blogger comment là "cô ta bắt chước Hà Trần đấy". Hôm nay để ý thì thấy đúng là cô bắt chước Hà Trần thật, điều mà Giáng Son đã chỉ ra rất rõ ràng. Hy vọng là cô sẽ khắc phục được như cô hứa "sẽ là Hường Trần chứ không phải Hà Trần".
Duy Khoa đã "thành công" khi phá hỏng bài hát "Về ăn cơm" của Sa Huỳnh. Cậu tước bỏ sự da diết của lời gọi "Về ăn cơm", khiến tôi không còn nhận ra đó là một trong những sáng tác rất ấn tượng trong Bài hát Việt năm ngoái. Gương mặt Khoa cũng không hợp với rock, mặc dù giọng có gằn để chứng tỏ rằng mình đang hát rock.
Hải Yến trở lại huy hoàng sau đêm pop trầm lắng với "Ngựa ô thương nhớ" của Trần Tiến. Chỉ với vài câu đầu, cô đã hát ngay ra rock mà không cần phải nhảy nhót múa may gì. Hải Yến cho thấy cô sinh ra là để hát rock. Mặc dù có vài chỗ hát sai lời và chệch nhịp, song Hải Yến đã trình bày xuất sắc một ca khúc đã quá quen thuộc, đặc biệt cái kết của cô rất ấn tượng.
Cover lại một ca khúc đinh của Hà Trần là "Dệt tầm gai" (Ngọc Đại - Vi Thuỳ Linh), Hà Linh đã bước ra khỏi được cái bóng mà Hà Trần phủ xuống ca khúc này. Không chỉ có giọng hát được xử lý điêu luyện, mà cách di chuyển, cách diễn giàu kịch tích, lối phục trang ấn tượng đã giúp Hà Linh thoát khỏi hình ảnh một ca sĩ thông thường để tạo dựng hình ảnh một nghệ sĩ thực thụ (ảnh).
Đêm thứ ba của SMĐH khép lại với cái kết hơi ỉu của Khắc Hiếu. "Mưa đêm" của Lương Ngọc Châu gần như dội nước vào đêm nhạc rock nóng bỏng. Tôi cũng không thích ứng xử hoạt ngôn của Khắc Hiếu trên sân khấu. Ca sĩ nên hát hay thì tốt hơn là nói hay.
Nguồn ảnh: Dân TríThí sinh khiến tôi băn khoăn nhất trước khi bước vào đêm thi nhạc rock chính là Hoàng Nghiệp. Tại cuộc thi Sao Mai năm ngoái, tôi đã ngỡ ngàng khi thấy một giọng hát thị trường thường thường bậc trung như Nghiệp lọt được vào đêm chung kết xếp hạng dòng nhạc nhẹ. Những gì mà Hoàng Nghiệp làm trong hai đêm SMDH đầu tiên càng củng cố mối nghi ngờ này trong tôi.
Hoàng Nghiệp mở màn đêm diễn thứ 3 với ca khúc "Thời gian tôi" của Đức Trí và Võ Thiện Thanh. Và thật bất ngờ, Nghiệp thay đổi toàn bộ hình dáng: từ quần áo, đầu tóc, nét mặt đến dáng đi. Không những thế, giọng hát cũng thay đổi 180 độ, từ nuột nà với những câu ngân khá rẻ tiền sang giọng gằn đặc trưng của rock.
Những bước chân chếnh choáng, ánh mắt khi tỉnh khi mê, giọng hát dồn dập với tiết tấu rock, Hoàng Nghiệp là bằng chứng sống cho thấy một cuộc thi đòi hỏi sự sáng tạo và khi bị dồn đến ranh giới giữa "sự sống" và "cái chết", thì một nghệ sĩ thực thụ có thể biến đổi như thế nào. Hoàng Nghiệp xứng đáng nhận những lời đánh giá cao nhất của Hội đồng Nghệ thuật và khán giả.
Phương Thuỷ, cô ca sĩ đất mỏ, đã tạo được dấu ấn riêng sau 2 đêm diễn mờ nhạt. Với bài hát "Trống mái" của Lê Đăng Khoa, cô như tìm được đúng bản chất của mình hơn, chứ không phải là hình ảnh hiền thục, sang trọng mà cô xây dựng từ đầu cuộc thi đến giờ. Nhưng Thuỷ vẫn mắc phải một nhược điểm là hát không rõ lời ở những nốt trầm.
Nhật Thu, người được bình chọn nhiều nhất sau đêm thứ hai (thú thực tôi không hiểu tại sao cô lại thu được nhiều bình chọn như vậy, vì phần biểu diễn ở đêm trước của cô không để lại ấn tượng gì), hát lại một ca khúc mà Phương Anh đã thể hiện khá thành công. Đó là "Giấc mơ của tôi" của Anh Quân. Với bài này, Nhật Thu cho thấy giọng hát của cô phù hợp với rock.
Mạnh Quân kiên trì theo đuổi con đường hát bài hát của chính mình. "Biển sẽ ru người" là một ca khúc quá nhẹ để đem thi thố. Chính vì vậy mà Mạnh Quân không tạo được cao trào. Nên mặc dù có vóc dáng rất sáng sân khấu và vũ điệu đẹp, nhưng Mạnh Quân không ghi được điểm nào khi hát nhạc rock. Mạnh Quân cũng chưa khắc phục được điểm yếu là cầm micro vụng, che gần hết khuôn mặt.
Với "Mơ" của Thuỷ Tiên, Thu Phượng cho thấy cô có thể biến hoá giọng hát của mình. Đáng tiếc là các đoạn giả thanh đã không tạo được sự liền mạch. Bài hát bị cắt vụn, thiếu liên kết. Vũ đạo đẹp đã biến phần trình diễn của Phượng chỉ còn là "mơ".
Hoàng Yến, ca sĩ trẻ nhất, đã nghe lời góp ý của Thanh Lam trong đêm trước, quyết tâm trở về với tuổi thực của mình bằng bài "Chân trời em mơ" của Hồ Hoài Anh. Trang phục, đầu tóc và cách biểu diễn rất nhí nhảnh, nhưng Hoàng Yến hát không ra chất rock. Người xem chỉ nhận ra đó là bản nhạc rock khi nghe đoạn dạo nhạc giữa hai lời hát.
Ngọc Minh, lên gân tung quả bom tấn quyết ghi điểm trong đêm rock với một sáng tác có thể gọi là classic rock "Nếu điều đó xảy ra" của Ngọc Châu. Hình như có nghe lời Giáng Son, nên Ngọc Minh đã tiết chế giọng hát hơn. Song toàn bộ bài hát hầu như không có cao trào, bị ghìm nén rất bức bối. Đến đoạn cuối, Minh mới phiêu và bùng nổ, nhưng vô hình trung lại chia bài hát thành hai phần rõ rệt. Trang phục của Ngọc Minh khá xấu, không rõ của dân tộc nào.
Thu Hường cover "Nước sâu" của Nguyễn Xinh Xô - bài hát đã được Hà Trần trình bày. Hôm trước tôi có ấn tượng rất tốt về Thu Hường, nhưng một blogger comment là "cô ta bắt chước Hà Trần đấy". Hôm nay để ý thì thấy đúng là cô bắt chước Hà Trần thật, điều mà Giáng Son đã chỉ ra rất rõ ràng. Hy vọng là cô sẽ khắc phục được như cô hứa "sẽ là Hường Trần chứ không phải Hà Trần".
Duy Khoa đã "thành công" khi phá hỏng bài hát "Về ăn cơm" của Sa Huỳnh. Cậu tước bỏ sự da diết của lời gọi "Về ăn cơm", khiến tôi không còn nhận ra đó là một trong những sáng tác rất ấn tượng trong Bài hát Việt năm ngoái. Gương mặt Khoa cũng không hợp với rock, mặc dù giọng có gằn để chứng tỏ rằng mình đang hát rock.
Hải Yến trở lại huy hoàng sau đêm pop trầm lắng với "Ngựa ô thương nhớ" của Trần Tiến. Chỉ với vài câu đầu, cô đã hát ngay ra rock mà không cần phải nhảy nhót múa may gì. Hải Yến cho thấy cô sinh ra là để hát rock. Mặc dù có vài chỗ hát sai lời và chệch nhịp, song Hải Yến đã trình bày xuất sắc một ca khúc đã quá quen thuộc, đặc biệt cái kết của cô rất ấn tượng.
Cover lại một ca khúc đinh của Hà Trần là "Dệt tầm gai" (Ngọc Đại - Vi Thuỳ Linh), Hà Linh đã bước ra khỏi được cái bóng mà Hà Trần phủ xuống ca khúc này. Không chỉ có giọng hát được xử lý điêu luyện, mà cách di chuyển, cách diễn giàu kịch tích, lối phục trang ấn tượng đã giúp Hà Linh thoát khỏi hình ảnh một ca sĩ thông thường để tạo dựng hình ảnh một nghệ sĩ thực thụ (ảnh).
Đêm thứ ba của SMĐH khép lại với cái kết hơi ỉu của Khắc Hiếu. "Mưa đêm" của Lương Ngọc Châu gần như dội nước vào đêm nhạc rock nóng bỏng. Tôi cũng không thích ứng xử hoạt ngôn của Khắc Hiếu trên sân khấu. Ca sĩ nên hát hay thì tốt hơn là nói hay.
0 comments:
Đăng nhận xét