Tôi đáp chuyến bay của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) lúc 17h ngày 10.1 từ Hà Nội đi thành phố Hồ Chí Minh. Đây là chuyến bay Hà Nội - Melbourne, quá cảnh TP Hồ Chí Minh. Nói thế không có nghĩa là mình đi Melbourne, mà chỉ là tham gia lấp chỗ trống từ Hà Nội - đến TPHCM thôi.
Chuyến bay bị delay 20 phút vì máy bay tới Nội Bài chậm. Như vậy coi như không có vấn đề gì, vì có lần tôi đã bị ngồi chờ tại Nội Bài từ 7 giờ sáng đến 3 giờ chiều rồi. Thế vẫn là OK nếu so với việc tôi đã đôi ba lần ngồi chờ 9 tiếng tại Los Angeles, Bangkok và Frankfurt.
Tôi hầu như chưa bao giờ có vấn đề với Vietnam Airlines. Ở quầy check-in thích xin chỗ nào là được chỗ ấy. Nếu đứng ở waiting list thì cũng vẫn có chỗ. Có lần đi nước ngoài về phải quá cảnh ở TPHCM chuyển máy bay khác bay ra HN, bị thừa cả 10kg hành lý, nhưng rồi vẫn được cho đi trót lọt. Xin mở ngoặc đơn là tôi chẳng có thẻ vàng thẻ kim cương gì của Vietnam Airlines đâu nhé. Thế nên ai chê gì thì chê, tôi vẫn khoái bay Vietnam Airlines. Vì cảm giác mình bay bằng máy bay của mình.
Thời cách đây 10 năm, mỗi lần quá cảnh ở các phi trường Bangkok, Dubai, Paris hay Frankfurt, thấy máy bay trắng toát với cái logo con cò bay trong vòng kim cô nhỏ nhoi giữa một rừng máy bay khổng lồ mà thấy xót xa. Nay thì những Boeing, Airbus màu xanh thẫm với logo bông sen vàng đã thực sự tạo nên sự khác biệt và ấn tượng trên sân bay xứ người. Thỉnh thoảng nhìn thấy các em tiếp viên mặc áo dài đỏ bordeaux kiêu hãnh sải bước ở các hub hàng không thế giới, được hành khách ngoái lại ngắm nhìn, cảm thấy lòng vui lạ.
Trở lại với chuyến bay từ Hà Nội vào TP HCM mà tôi đã nêu ở trên.
Tôi xin được một chỗ ở cửa thoát hiểm, để duỗi chân cho thoải mái. Ngồi cạnh tôi là một anh chàng Do Thái chừng 30 tuổi to kềnh càng. Rất dễ nhận ra điều đó, vì gương mặt đặc trưng và chiếc mũ đen nhỏ xíu được gắn trên mái tóc đen.
Tôi và anh ta cũng chỉ gật đầu chào nhau và không nói gì thêm cho mãi đến khi các tiếp viên đưa xe chở thức ăn tới.
- Ông dùng mì thị heo hay cơm cá? - Cô tiếp viên nở nụ cười lịch duyệt, hỏi bằng thứ tiếng Anh khá tốt. Tôi nghe mà giật mình. Hình như cô ta không được học cách nhận biết tôn giáo qua những biểu trưng mà người ta mang theo.
Anh chàng Do Thái không nỡ trách người đẹp Việt Nam vô tâm. Anh nói: "Tôi là người ăn kiêng. Xin cô cho đồ ăn riêng".
Nữ tiếp viên nói: "Xin ông cho xem boarding pass".
Anh chàng Do Thái lấy thẻ lên tàu đưa cho tiếp viên. Cô xem, khẽ chau mày rồi hỏi lại: "Ông có thông báo cho hãng chúng tôi ba giờ trước khi check-in rằng ông ăn kiêng và đặt đồ ăn đặc biệt không?"
Anh chàng Do Thái dường như đã quá quen với tình huống này, nên trả lời: "Có. Họ nói với tôi là mọi chuyện đều OK".
Cô tiếp viên nhấc ông nghe, chắc là gọi điện cho tiếp viên trưởng. Rồi cô tần ngần quay sang vị hàng khách đặc biệt. "Rất tiếc, phi hành đoàn của tôi không được thông báo và cũng không ai đặc đồ ăn kiêng cho ông. Trên boarding pass của ông cũng không thấy có ghi chú rằng ông là người ăn kiêng".
Anh chàng Do Thái mất hết kiên nhẫn: "Ồ, không thể như vậy được. Tôi đã gọi điện đến ba lần. Cô phải mang đồ ăn kiêng cho tôi!".
Một nữ tiếp viên khác giọng khàn nói tiếng Anh dở hơn chen vào: "Nhưng chúng tôi không có thông tin. Ông dùng bánh mì đi".
Cô tiếp viên số một cố gắng thật nhã nhặn: "Tôi rất xin lỗi. Ông dùng cơm với cá nhé. Dù sao thì đấy cũng không phải là thịt".
Đến nước ấy thì chàng trai Do Thái đành chấp nhận. Chàng xúc hết cá ra khỏi hộp cơm và... đưa cho tôi: "Ông ăn hộ chỗ cá này!".
Tôi hơi bị bất ngờ. Cá lại là món tôi không ưa. Tôi cảm ơn anh ta và chìa hộp mì thịt heo với khoảng 1/3 là rau cải của tôi cho anh ta: "Tôi không ăn cá. Anh hãy lấy hết chỗ rau này đi". Chàng trai mừng rỡ, và lấy hết chỗ rau không hề khách sáo và chén ngon lành với chỗ cơm còn lại trong suất ăn của anh ta.
Đợi anh ta ăn xong, tôi hỏi: "Anh có hay gặp chuyện tương tự không?". Anh ta nói: "Cũng đôi lần. Mỗi lần đi máy bay tôi đều phải báo trước, và thường thì các hãng hàng không đều chiều tôi. Biết Việt Nam là nước ít người theo đạo Hồi, Do Thái giáo, tôi đã báo trước cho Vietnam Airlines. Thậm chí tôi đã gọi 3 lần, thế mà họ vẫn không đáp ứng".
Tôi thật sự áy náy. Thế là VN chúng ta rơi vào danh sách ít ỏi những nước không biết chiều khách của anh ta. Nhưng điều đó không đáng ngại bằng việc anh ta có thể bị đói. Mà "hungry man is angry man".
Khi đi trong đường ống từ máy bay vào nhà chờ của sân bay Tân Sơn Nhất, tôi dặn anh ta: "Lát nữa làm thủ tục đi Melbourne, anh nhớ nhắc lại anh là người ăn kiêng nhé!".
Anh ta đáp: "Hiển nhiên rồi. Liệu có chuyện Vietnam Airlines không biết chế biến đồ ăn kiêng không ông?"
Tôi phì cười: "Chắc chắn là họ biết nấu đồ ăn kiêng đấy. Anh nhớ nhắc họ và kiểm tra xem họ có đưa thông tin ấy vào hệ thống không. Nó sẽ hiển thị trên boarding pass của anh đấy".
Anh chàng Do Thái cảm ơn. Tôi chúc anh một chuyến đi may mắn theo kiểu chúc của Vietnam Airlines: "Thank you for chosing Vietnam Airlines. We hope you will have a pleasent fligth. Once again thank you and good bye".
Tôi cứ băn khoăn mãi. Sao mấy em tiếp viên không xử lý được tình huống ấy một cách êm đẹp hơn nhỉ? Chỉ cần dồn rau từ hai suất mì thịt heo cộng thêm một chiếc bánh mì và nước quả. Thế là có một suất ăn kiêng rồi. Mời chàng Do Thái dùng tạm vì chặng bay quá ngắn, rồi báo cho tiếp viên trưởng để chỉnh lại đồ ăn cho hành khách trong chặng kế tiếp. Thế có phải là không khiến hành khách bực mà vẫn giữ được thể diện quốc gia không? Vietnam Airlines là bộ mặt của đất nước, chứ có phải là chỗ để trần tình và mong được thông cảm đâu?
Chuyến bay bị delay 20 phút vì máy bay tới Nội Bài chậm. Như vậy coi như không có vấn đề gì, vì có lần tôi đã bị ngồi chờ tại Nội Bài từ 7 giờ sáng đến 3 giờ chiều rồi. Thế vẫn là OK nếu so với việc tôi đã đôi ba lần ngồi chờ 9 tiếng tại Los Angeles, Bangkok và Frankfurt.
Tôi hầu như chưa bao giờ có vấn đề với Vietnam Airlines. Ở quầy check-in thích xin chỗ nào là được chỗ ấy. Nếu đứng ở waiting list thì cũng vẫn có chỗ. Có lần đi nước ngoài về phải quá cảnh ở TPHCM chuyển máy bay khác bay ra HN, bị thừa cả 10kg hành lý, nhưng rồi vẫn được cho đi trót lọt. Xin mở ngoặc đơn là tôi chẳng có thẻ vàng thẻ kim cương gì của Vietnam Airlines đâu nhé. Thế nên ai chê gì thì chê, tôi vẫn khoái bay Vietnam Airlines. Vì cảm giác mình bay bằng máy bay của mình.
Thời cách đây 10 năm, mỗi lần quá cảnh ở các phi trường Bangkok, Dubai, Paris hay Frankfurt, thấy máy bay trắng toát với cái logo con cò bay trong vòng kim cô nhỏ nhoi giữa một rừng máy bay khổng lồ mà thấy xót xa. Nay thì những Boeing, Airbus màu xanh thẫm với logo bông sen vàng đã thực sự tạo nên sự khác biệt và ấn tượng trên sân bay xứ người. Thỉnh thoảng nhìn thấy các em tiếp viên mặc áo dài đỏ bordeaux kiêu hãnh sải bước ở các hub hàng không thế giới, được hành khách ngoái lại ngắm nhìn, cảm thấy lòng vui lạ.
Trở lại với chuyến bay từ Hà Nội vào TP HCM mà tôi đã nêu ở trên.
Tôi xin được một chỗ ở cửa thoát hiểm, để duỗi chân cho thoải mái. Ngồi cạnh tôi là một anh chàng Do Thái chừng 30 tuổi to kềnh càng. Rất dễ nhận ra điều đó, vì gương mặt đặc trưng và chiếc mũ đen nhỏ xíu được gắn trên mái tóc đen.
Tôi và anh ta cũng chỉ gật đầu chào nhau và không nói gì thêm cho mãi đến khi các tiếp viên đưa xe chở thức ăn tới.
- Ông dùng mì thị heo hay cơm cá? - Cô tiếp viên nở nụ cười lịch duyệt, hỏi bằng thứ tiếng Anh khá tốt. Tôi nghe mà giật mình. Hình như cô ta không được học cách nhận biết tôn giáo qua những biểu trưng mà người ta mang theo.
Anh chàng Do Thái không nỡ trách người đẹp Việt Nam vô tâm. Anh nói: "Tôi là người ăn kiêng. Xin cô cho đồ ăn riêng".
Nữ tiếp viên nói: "Xin ông cho xem boarding pass".
Anh chàng Do Thái lấy thẻ lên tàu đưa cho tiếp viên. Cô xem, khẽ chau mày rồi hỏi lại: "Ông có thông báo cho hãng chúng tôi ba giờ trước khi check-in rằng ông ăn kiêng và đặt đồ ăn đặc biệt không?"
Anh chàng Do Thái dường như đã quá quen với tình huống này, nên trả lời: "Có. Họ nói với tôi là mọi chuyện đều OK".
Cô tiếp viên nhấc ông nghe, chắc là gọi điện cho tiếp viên trưởng. Rồi cô tần ngần quay sang vị hàng khách đặc biệt. "Rất tiếc, phi hành đoàn của tôi không được thông báo và cũng không ai đặc đồ ăn kiêng cho ông. Trên boarding pass của ông cũng không thấy có ghi chú rằng ông là người ăn kiêng".
Anh chàng Do Thái mất hết kiên nhẫn: "Ồ, không thể như vậy được. Tôi đã gọi điện đến ba lần. Cô phải mang đồ ăn kiêng cho tôi!".
Một nữ tiếp viên khác giọng khàn nói tiếng Anh dở hơn chen vào: "Nhưng chúng tôi không có thông tin. Ông dùng bánh mì đi".
Cô tiếp viên số một cố gắng thật nhã nhặn: "Tôi rất xin lỗi. Ông dùng cơm với cá nhé. Dù sao thì đấy cũng không phải là thịt".
Đến nước ấy thì chàng trai Do Thái đành chấp nhận. Chàng xúc hết cá ra khỏi hộp cơm và... đưa cho tôi: "Ông ăn hộ chỗ cá này!".
Tôi hơi bị bất ngờ. Cá lại là món tôi không ưa. Tôi cảm ơn anh ta và chìa hộp mì thịt heo với khoảng 1/3 là rau cải của tôi cho anh ta: "Tôi không ăn cá. Anh hãy lấy hết chỗ rau này đi". Chàng trai mừng rỡ, và lấy hết chỗ rau không hề khách sáo và chén ngon lành với chỗ cơm còn lại trong suất ăn của anh ta.
Đợi anh ta ăn xong, tôi hỏi: "Anh có hay gặp chuyện tương tự không?". Anh ta nói: "Cũng đôi lần. Mỗi lần đi máy bay tôi đều phải báo trước, và thường thì các hãng hàng không đều chiều tôi. Biết Việt Nam là nước ít người theo đạo Hồi, Do Thái giáo, tôi đã báo trước cho Vietnam Airlines. Thậm chí tôi đã gọi 3 lần, thế mà họ vẫn không đáp ứng".
Tôi thật sự áy náy. Thế là VN chúng ta rơi vào danh sách ít ỏi những nước không biết chiều khách của anh ta. Nhưng điều đó không đáng ngại bằng việc anh ta có thể bị đói. Mà "hungry man is angry man".
Khi đi trong đường ống từ máy bay vào nhà chờ của sân bay Tân Sơn Nhất, tôi dặn anh ta: "Lát nữa làm thủ tục đi Melbourne, anh nhớ nhắc lại anh là người ăn kiêng nhé!".
Anh ta đáp: "Hiển nhiên rồi. Liệu có chuyện Vietnam Airlines không biết chế biến đồ ăn kiêng không ông?"
Tôi phì cười: "Chắc chắn là họ biết nấu đồ ăn kiêng đấy. Anh nhớ nhắc họ và kiểm tra xem họ có đưa thông tin ấy vào hệ thống không. Nó sẽ hiển thị trên boarding pass của anh đấy".
Anh chàng Do Thái cảm ơn. Tôi chúc anh một chuyến đi may mắn theo kiểu chúc của Vietnam Airlines: "Thank you for chosing Vietnam Airlines. We hope you will have a pleasent fligth. Once again thank you and good bye".
Tôi cứ băn khoăn mãi. Sao mấy em tiếp viên không xử lý được tình huống ấy một cách êm đẹp hơn nhỉ? Chỉ cần dồn rau từ hai suất mì thịt heo cộng thêm một chiếc bánh mì và nước quả. Thế là có một suất ăn kiêng rồi. Mời chàng Do Thái dùng tạm vì chặng bay quá ngắn, rồi báo cho tiếp viên trưởng để chỉnh lại đồ ăn cho hành khách trong chặng kế tiếp. Thế có phải là không khiến hành khách bực mà vẫn giữ được thể diện quốc gia không? Vietnam Airlines là bộ mặt của đất nước, chứ có phải là chỗ để trần tình và mong được thông cảm đâu?
0 comments:
Đăng nhận xét