VŨ LỘC (Nam Định)
Năm nào cũng vậy, đúng vào giờ tý (23 giờ ngày 14 âm lịch đến 1 giờ ngày 15 tháng giêng) sẽ diễn ra lễ phát lộc ấn tại đền Trần (phường Lộc Vượng, TP.Nam Định). Tuy nhiên, khoảng vài năm gần đây thì lễ phát ấn đã gây bức xúc trong dư luận xã hội, bởi không ít người chen lấn kể cả cướp lộc ấn với một mong muốn là được thăng quan tiến chức, phát tài, phát lộc. Sau lễ phát ấn năm 2010 đã có nhiều ý kiến đề nghị bỏ lễ phát ấn, tuy nhiên năm nay tỉnh Nam Định vẫn tổ chức lễ phát ấn. Nhưng trong dư luận vẫn âm ỷ rằng “có ấn mới dễ thăng quan”.
Vào thời điểm còn cả tuần mới đến khai lễ phát ấn, thế mà tôi (đang sinh sống và làm việc tại TP.Nam Định) đã nhận được không biết bao nhiêu cú điện thoại của người thân thì ít mà bạn bè, quen biết cùng ngành ở T.Ư nhờ vả thì nhiều. Sau vài lời hỏi thăm xã giao đầu năm là họ đặt thẳng vấn đề nhờ tôi “cắm” người vào dự lễ để làm sao có được lộc ấn, giá bao nhiêu cũng mua, nhất là phải lộc ấn được phát ra vào thời khắc - giờ tý - phải được phát ra từ Ban tổ chức, chứ không phải lộc ấn bán tràn lan.
Tôi hỏi: “Các ông tin là có lộc ấn là được thăng quan tiến chức à? Mấy ông bạn là quan nhỏ hệ công chức thì dè dặt hơn, rằng thôi thì “có thờ có thiêng”, mấy ông trong bộ nhờ có lộc ấn đền Trần thăng chức nhanh lắm. Mấy ông là giám đốc doanh nghiệp thì mong phát tài, thu được nhiều tiền trong năm...
Người bạn thân nhất hồi đại học còn tiết lộ về đường thăng quan tiến chức của người bạn thuở hàn vi: Ông còn nhớ thằng X quê Phú Thọ không. Năm ngoái nó thuê một thanh niên người địa phương giật được chiếc lộc ấn. Trong năm nay nó được đề bạt lên chức phó phòng mà tài năng chẳng có gì nổi trội cả. Dây của nó - sếp trưởng lên quan, nó ngồi ngay vào vị trí ấy. Nhắc đến X, tôi liền gọi ngay đến mấy người bạn đang công tác cùng vụ với X thì mới hay đường thăng quan tiến chức của X thật đơn giản, tuân thủ phương thức “trung thành, nhẫn nhịn và chịu khó cung phụng”, cho dù việc bổ nhiệm X trong vụ đã gây những “sóng gió” trong cơ quan.
Dăm năm trước, là người sống tại Nam Định tôi thấy lễ phát lộc ấn đền Trần có gây gì tai tiếng trong xã hội đâu, không hiểu vài ba năm gần đây, chẳng hiểu dư luận đồn thổi kiểu gì mà các cán bộ công chức, giám đốc cũng ầm ầm đổ về đền Trần để xin lộc ấn. Đặc biệt tại lễ phát ấn năm 2010 đã xảy ra cướp giật ấn để mong đường công danh hoan lộ.
Tại nhiều kỳ họp QH, đại biểu Lê Văn Cuông (Thanh Hóa) đã nhiều lần làm nóng nghị trường về chuyện chạy quan chạy chức trong hệ thống các cơ quan nhà nước. Ai cũng thấy điều ấy vì đạo đức, năng lực của người được đề bạt chính là thước đo chính xác nhất. Nhưng để xử lý ư? Bằng chứng đâu? Đành chịu và chấp nhận một sự tồn tại hiển nhiên của tệ nạn chạy chức chạy quyền. Không có bằng cấp thì mua, muốn được cấp trên nâng đỡ đề bạt thì chịu khó “cống nộp”. Những người không có tài năng, năng lực thì họ đành lựa chọn kiểu “chạy” để thăng quan, tiến chức. Khi đã yên vị ghế quan chức thì bắt đầu họ phải cố thu lại đủ những gì đã bỏ ra và bắt đầu “hành trình” hành cấp dưới.
Mặc dù lễ khai ấn đền Trần năm nay được lãnh đạo tỉnh Nam Định chỉ đạo khá công phu, mở tới 75 bàn phát ấn tại ba điểm, nhưng điều đó cho thấy sự “biến tướng” về ý nghĩa sâu sắc của lễ hội truyền thống của dân tộc và như vậy Ban tổ chức lễ hội đã thể hiện mục đích là đáp ứng nhu cầu xin ấn của người dự lễ chứ không tổ chức một lễ hội truyền thống đúng nghĩa.
Trước giờ khai ấn đền Trần năm 2011, PGS-TS văn hóa dân gian Trần Đức Ngôn day dứt: Thương mại hóa ấn đền Trần sẽ gây nên nhiều bất ổn trong xã hội. Trải qua thời gian, ý nghĩa lễ khai ấn ngày càng mở rộng và trở thành một tín ngưỡng của cả dân tộc mang theo sự thịnh vượng. Ý nghĩa linh thiêng nhất của lễ khai ấn là ở thời khắc đóng ấn cầu cho quốc thái dân an. Và trong thời khắc thiêng liêng ấy, người ta cũng chỉ đóng một số lượng ấn có hạn, thậm chí chỉ đóng một lần để khai mở ra những may mắn bắt đầu cho một năm mới.
Thế mà Ban tổ chức lễ khai ấn đã phát hành hàng ngàn lộc ấn - phải chăng đó cũng là một vấn đề mà lãnh đạo tỉnh Nam Định cũng nên... rút kinh nghiệm để tổ chức được lễ khai ấn: “Là để mở đầu cho một năm mới với mong muốn may mắn, an khang thịnh vượng, cầu xin trời đất mưa thuận gió hoà, quốc thái dân an, mùa màng bội thu, chứ không phải ý nghĩa chính nằm ở chỗ cầu cho mỗi cá nhân có thể thăng chức, nhiều tiền, nhiều lộc. Đó chính là những điều mà người ta hiểu sai về ý nghĩa của lễ khai ấn đền Trần” - theo như ý kiến của PGS-TS Trần Đức Ngôn.
Năm nào cũng vậy, đúng vào giờ tý (23 giờ ngày 14 âm lịch đến 1 giờ ngày 15 tháng giêng) sẽ diễn ra lễ phát lộc ấn tại đền Trần (phường Lộc Vượng, TP.Nam Định). Tuy nhiên, khoảng vài năm gần đây thì lễ phát ấn đã gây bức xúc trong dư luận xã hội, bởi không ít người chen lấn kể cả cướp lộc ấn với một mong muốn là được thăng quan tiến chức, phát tài, phát lộc. Sau lễ phát ấn năm 2010 đã có nhiều ý kiến đề nghị bỏ lễ phát ấn, tuy nhiên năm nay tỉnh Nam Định vẫn tổ chức lễ phát ấn. Nhưng trong dư luận vẫn âm ỷ rằng “có ấn mới dễ thăng quan”.
Vào thời điểm còn cả tuần mới đến khai lễ phát ấn, thế mà tôi (đang sinh sống và làm việc tại TP.Nam Định) đã nhận được không biết bao nhiêu cú điện thoại của người thân thì ít mà bạn bè, quen biết cùng ngành ở T.Ư nhờ vả thì nhiều. Sau vài lời hỏi thăm xã giao đầu năm là họ đặt thẳng vấn đề nhờ tôi “cắm” người vào dự lễ để làm sao có được lộc ấn, giá bao nhiêu cũng mua, nhất là phải lộc ấn được phát ra vào thời khắc - giờ tý - phải được phát ra từ Ban tổ chức, chứ không phải lộc ấn bán tràn lan.
Tôi hỏi: “Các ông tin là có lộc ấn là được thăng quan tiến chức à? Mấy ông bạn là quan nhỏ hệ công chức thì dè dặt hơn, rằng thôi thì “có thờ có thiêng”, mấy ông trong bộ nhờ có lộc ấn đền Trần thăng chức nhanh lắm. Mấy ông là giám đốc doanh nghiệp thì mong phát tài, thu được nhiều tiền trong năm...
Người bạn thân nhất hồi đại học còn tiết lộ về đường thăng quan tiến chức của người bạn thuở hàn vi: Ông còn nhớ thằng X quê Phú Thọ không. Năm ngoái nó thuê một thanh niên người địa phương giật được chiếc lộc ấn. Trong năm nay nó được đề bạt lên chức phó phòng mà tài năng chẳng có gì nổi trội cả. Dây của nó - sếp trưởng lên quan, nó ngồi ngay vào vị trí ấy. Nhắc đến X, tôi liền gọi ngay đến mấy người bạn đang công tác cùng vụ với X thì mới hay đường thăng quan tiến chức của X thật đơn giản, tuân thủ phương thức “trung thành, nhẫn nhịn và chịu khó cung phụng”, cho dù việc bổ nhiệm X trong vụ đã gây những “sóng gió” trong cơ quan.
Dăm năm trước, là người sống tại Nam Định tôi thấy lễ phát lộc ấn đền Trần có gây gì tai tiếng trong xã hội đâu, không hiểu vài ba năm gần đây, chẳng hiểu dư luận đồn thổi kiểu gì mà các cán bộ công chức, giám đốc cũng ầm ầm đổ về đền Trần để xin lộc ấn. Đặc biệt tại lễ phát ấn năm 2010 đã xảy ra cướp giật ấn để mong đường công danh hoan lộ.
Tại nhiều kỳ họp QH, đại biểu Lê Văn Cuông (Thanh Hóa) đã nhiều lần làm nóng nghị trường về chuyện chạy quan chạy chức trong hệ thống các cơ quan nhà nước. Ai cũng thấy điều ấy vì đạo đức, năng lực của người được đề bạt chính là thước đo chính xác nhất. Nhưng để xử lý ư? Bằng chứng đâu? Đành chịu và chấp nhận một sự tồn tại hiển nhiên của tệ nạn chạy chức chạy quyền. Không có bằng cấp thì mua, muốn được cấp trên nâng đỡ đề bạt thì chịu khó “cống nộp”. Những người không có tài năng, năng lực thì họ đành lựa chọn kiểu “chạy” để thăng quan, tiến chức. Khi đã yên vị ghế quan chức thì bắt đầu họ phải cố thu lại đủ những gì đã bỏ ra và bắt đầu “hành trình” hành cấp dưới.
Mặc dù lễ khai ấn đền Trần năm nay được lãnh đạo tỉnh Nam Định chỉ đạo khá công phu, mở tới 75 bàn phát ấn tại ba điểm, nhưng điều đó cho thấy sự “biến tướng” về ý nghĩa sâu sắc của lễ hội truyền thống của dân tộc và như vậy Ban tổ chức lễ hội đã thể hiện mục đích là đáp ứng nhu cầu xin ấn của người dự lễ chứ không tổ chức một lễ hội truyền thống đúng nghĩa.
Trước giờ khai ấn đền Trần năm 2011, PGS-TS văn hóa dân gian Trần Đức Ngôn day dứt: Thương mại hóa ấn đền Trần sẽ gây nên nhiều bất ổn trong xã hội. Trải qua thời gian, ý nghĩa lễ khai ấn ngày càng mở rộng và trở thành một tín ngưỡng của cả dân tộc mang theo sự thịnh vượng. Ý nghĩa linh thiêng nhất của lễ khai ấn là ở thời khắc đóng ấn cầu cho quốc thái dân an. Và trong thời khắc thiêng liêng ấy, người ta cũng chỉ đóng một số lượng ấn có hạn, thậm chí chỉ đóng một lần để khai mở ra những may mắn bắt đầu cho một năm mới.
Thế mà Ban tổ chức lễ khai ấn đã phát hành hàng ngàn lộc ấn - phải chăng đó cũng là một vấn đề mà lãnh đạo tỉnh Nam Định cũng nên... rút kinh nghiệm để tổ chức được lễ khai ấn: “Là để mở đầu cho một năm mới với mong muốn may mắn, an khang thịnh vượng, cầu xin trời đất mưa thuận gió hoà, quốc thái dân an, mùa màng bội thu, chứ không phải ý nghĩa chính nằm ở chỗ cầu cho mỗi cá nhân có thể thăng chức, nhiều tiền, nhiều lộc. Đó chính là những điều mà người ta hiểu sai về ý nghĩa của lễ khai ấn đền Trần” - theo như ý kiến của PGS-TS Trần Đức Ngôn.
Nguồn:
Ngẫm chuyện thăng quan tiến chức nhờ... lộc ấn
9 comments:
Nói phải nếu không nghe thì đích thị không bằng củ cải.
Thánh Trần không bao giờ đóng triện lên cả ngàn cái Ấn chỉ trong một đếm.
Có dịp nào em xin ấn thăng quan tiến chức dìa Mỹ làm bùa, đợi dịp tí tởn ra tranh cử tổng thống với anh Obama đệp trai.
Giá mà có bạn nào dịch xem mấy chữ trên Ấn là gì nhỉ?
Em vẫn giữ ý kiến bên nhà anh Thụy. Mỗi hiện tượng xã hội đều phản ánh cách quản lí của nhà nước. Không thể chỉ trách người dân tham lam bởi ở một cộng đồng đang nghèo đói thì phần trăm những người không tham đều rất rất ít ke ke ke...
@Vhlinh:
Các cụ trông thấy con cháu chen lấn xô đẩy tranh giành lộc ấn thế này chắc là buồn lắm.
@LU:
Sang năm về đúng ngày rằm tháng Giêng, xuống Nam Định xếp hàng chầu chực, cố công chen lấn xem có may mắn không nhé.
@A Thụy:
Nghe nói là "Tích phúc vô cương" (tích phúc vô bờ bến", bác ạ.
@Titi:
Không rõ ông bà ta ngày xưa có phát lộc ấn tràn lan như vậy không nhỉ?
Em chưa đi xin ấn bao giờ, hôm qua thấy PTT NTN đóng ấn, em tự hỏi là thế 75 điểm phát ấn thì đóng từ ấn nào ? Có 1 ấn hay nhiều ?
anh Cường : quyết định thế! nếu em mờ lật đổ được Obama thì em sẽ bổ nhiệm bộ sậu của em gồm có anh được mần bộ trưởng ngọai giao thì tính ăn nhẹ nói khẻ, anh Thụy cho mần bộ trưởng kinh tế ;))
Thật đau lòng! Chẳng hiểu mọi người (đặc biệt những người có trách nhiệm) nhìn cảnh bà con dẫm đạp lên nhau rồi đu lên cũi sắt thò tay xin ấn có so sánh với khung cảnh ở đâu không nhỉ (chắc các cháu mẫu giáo sẽ có câu trả lời chính xác nhất). May mà chỉ có 74 điểm phát ấn chứ để vài nghìn điểm phát ấn thì khung cảnh còn tồi tệ gấp nhiều lần.
Đăng nhận xét