5 anh đàn ông tuổi từ 35 đến 55 cùng 4 chú nhóc tuổi từ 10 đến 16 chất lên hai cái xe Innova.
Sáng thứ 7 trời đẹp, nắng nhẹ, thời tiết mát mẻ. Lên đường. Đích đến là cái hồ thuỷ điện to vật vã, mà theo dân gian, nếu đi bằng tầu gắn động cơ men theo bờ, thì hai ngày mới hết.
Trưởng đoàn là ông anh cao tuổi nhất. Bác lo chu đáo từ A đến gần Z: Đồ ăn thức uống hầu như mang sẵn từ nhà: từ hai chai rượu Tây lâu niên, nước uống, bia lon, đá tinh khiết, cho đến cá kho kiểu Huế, bánh trái chống khô mồm, nước lẩu nấu sẵn (chỉ cần thêm cá câu được làm sạch bỏ vào đun lên là xong). Mắm muối, nước chấm, khăn lau miệng, tăm xỉa răng là những thứ nhỏ nhất mà người đàn ông chu đáo này mang theo.
"Cái tầu không có chỗ đi vệ sinh, lênh đênh cả ngày trên hồ, nên không cho đàn bà con gái theo được" - anh giải thích.
Khoảng 9h30 thì xe đến khu nghỉ dưỡng bên bờ hồ. Anh cả gọi tay tài công quen, đã chở đám thợ câu này vài ba lần ra hồ. Mối lái gặp nhau, tay bắt mặt mừng. Tay tài công nhăn nhó: "Xăng dầu tăng giá, giờ tiền thuê tầu cao quá anh ơi". "Cao là bao nhiêu?" - anh cả hỏi. "Nếu đi như mọi lần thì 1 triệu ạ!".
Anh cả gắt: "Cái gì, mới cuối năm ngoái đi có 500 mà??? Xăng dầu tăng giá 30%, mà giá thuê tầu của chú tăng đến 100% là thế nào?". Tay tài công gãi đầu: "Cái gì cũng tăng, chứ có chỉ riêng xăng dầu tăng đâu anh?". Anh cả phán: "Cái đó là tăng giá tâm lý. Thôi 1 triệu cũng được, nhưng 800 thì sẽ đẹp hơn".
Anh cả gọi thêm một nồi cơm gạo nương (để ăn với món cá kho anh mang theo), 2 đĩa bún để ăn với món lẩu cá và 2 con gà đồi luộc. Nửa tiếng sau tất cả đều sẵn sàng. Đồ ăn, thức uống, bếp cồn, bàn ghế, bát đĩa được bê xuống tầu. Con tầu phành phạch nổ máy và rẽ nước chầm chậm tiến ra giữa hồ.
Mặt trời bắt đầu lên cao. Mặt nước gợn sóng phản chiếu ánh nắng lấp loáng, như có hàng vạn mảnh gương nhỏ được dệt sẵn trong nước.
Cần nói thêm đôi điều về thú câu cá của anh cả. Không sát cá, song anh lại sở hữu một bộ 5 chiếc cần câu mà nhiều kẻ phải mơ ước. Nghe nói, mỗi chiếc giá giao động trong khoảng từ 1 ngàn đến một ngàn rưởi đô. Phao, cước, lưỡi câu cho đến cái hộp đựng mồi câu cũng là đồ xịn, đẹp như những báu vật. Cùng đi câu với anh luôn có một gã được mệnh danh là "trợ lý câu".
Tầu chạy chừng một giờ đồng hồ thì đến khu vực theo tài công là đủ sâu để câu được cá. Tài công thả neo. Anh cả và cậu trợ lý câu thả cước giăng cần. Những người còn lại bầy biện đồ ăn thức uống ra bàn. Lũ trẻ con thì nhớn nhác chuẩn bị đồ bơi.
"Trong khi chờ cá, lấy gà luộc ra nhậu với bia trước đã" - anh cả hạ lệnh. Tất cả cũng chỉ chờ có thế. 11 giờ rồi chứ còn còn sớm sủa gì đâu. Người lớn một mâm (có rượu bia), trẻ con một mâm (có La Vie và Coca Cola), ngấu nghiến cắn xé nhồm nhoàm nhai nuốt. Cười nói hả hê, thích thú lắm.
Xong tuần bia đầu tiên, tức là hơn nửa giờ trôi qua, 5 phao câu chẳng cái nào động đậy. Anh cả chỉ đạo: "Thôi, chờ câu được cá chắc đến mùa quýt. Gọi cái thuyền câu ngoài kia vào đây mua cá nấu lẩu cho nhanh".
3 ngư dân cập mạn thuyền vào tầu. Họ có 2 con cá chép 4 cân và 3 con cá chép 2 cân. Anh cả chọn con cá chép 2 cân, nhờ người đánh cá mổ và rửa sạch rồi trả tiền. 80 nghìn tiền cá, 20 nghìn là công mổ và tiền tip. 3 ngư dân hoan hỉ đẩy thuyền đi.
Bếp được thắp lên, túi nilon nước lẩu được mang ra. Chết cha, không có nồi! Anh cả tức tối: "Thế qué nào mà lại quên cái nồi nhỉ?", rồi rối rít gọi thuyền cá quay lại. 3 ngư dân đồng ý bán cái nồi nấu cơm của họ với giá 50 ngàn. May quá, nếu không thì đúng là treo niêu.
Đã có cái dằn bụng, lũ trẻ líu ríu nhảy xuống nước. Tầu du lịch bây giờ cẩn thận, áo phao và phao tròn có đủ cả. Các cháu tha hồ bơi mà không còn phải lo lắng gì.
5 người đàn ông cùng tài công quây quần quanh bàn và khui chai rượu đầu tiên. Chỉ có một chiếc ly, rượu được rót ra sóng sánh. Chiếc ly được chuyền tay nhau. Những tiếng khà vang lên, rượu vào êm quá. Anh cả nở mũi vì được lũ đàn em khen biết mua rượu ngon.
Chuyện theo rượu nở như ngô giang, nhân tình thế thái, vũ trụ, tâm linh, người ngợm, ma quỷ đều được đem ra nhấm nháp. Trò chuyện và cười ha hả.
Tầu đỗ, gió có vẻ lặng, mặt trời lên đến đỉnh, nắng rót chan hoà trên mặt nước, rượu làm cho mọi người như nóng hơn, nhưng chai nước ướp lạnh được dịp phát huy thế mạnh.
Cá chín cũng vào lúc chai rượu đầu tiên được uống cạn. Anh cả gọi lũ trẻ lên. Trời nắng, nhưng nước trong hồ khá lạnh và nếu để tắm lâu, chúng có thể bị cảm lạnh.
Con cá béo đến mức có mỡ và rất nhiều trứng. Chai rượu thứ hai được mở. 6 người đàn ông lại tuần tự mỗi người một ly. Người thì nói chai này không bằng chai trước, người thì nói chai này mạnh hơn chai trước. Tóm lại, họ không thống nhất được với nhau quan điểm về chai rượu thứ hai. Nhưng vẫn uống tiếp.
Anh cả giở đặc sản cá kho kiểu Huế ra và đích thân gắp miếng đầu tiên bỏ vào miệng. Vừa nhấp nhấp anh đã kêu: "Chết chết, cá kho không ngon". Cậu trợ lý câu gắp một đũa, ăn và nói hồ hởi: "Ngon đấy chứ ạ!". Anh cả lắc đầu: "Không ngon như mọi khi". Cả bọn cười: "Tối nay về anh hai có cớ để la chị rồi đây!". Cậu trợ lý hóm hỉnh: "La ở đây thôi, về nhà sẽ nói là bạn bè anh khen cá em kho ngon lắm".
- "Còn nước lạnh không ba?" - tiếng trẻ con léo xéo.
Anh cả giật mình: "La Vie hết sạch rồi à? Con ngồi im đấy, không được uống nước đá trong thùng đựng đá đâu đấy, mày bụng dạ vớ vẩn, uống đá vào về đau bụng mẹ mắng chết. Đợi đấy ba đun nước cho"
Anh cả tất bật lấy một lon xá xị xúc sạch, đổ nước đá vào và đặt lên bếp cồn. Mấy phút sau anh đổ nước sôi ra cái ly đưa cho thằng bé: "Này con uống đi". Thằng bé thổi nước phù phù rồi uống: "Wow, nước có mùi xá xị ngon quá ba ơi!".
Anh hình như luôn tìm được ra lối thoát trong mọi trường hợp.
Khi chai rượu còn một nửa, anh lẳng lặng lấy võng, buộc vào hai chiếc cột trên mạn tàu và nằm xuống ngủ. Cơm no, rượu say, trời đất thanh bình, không ngủ thì để làm gì.
Tài công cũng không uống nữa, viện cớ cần phải tỉnh táo để lái tầu về.
Bốn người còn lại khuân nốt đống mồi và nửa chai rượu. Họ nhìn anh cả ngủ và thi nhau nói xấu anh, tức là nói xấu theo cái cách mà họ yêu quý anh.
Gần ba giờ, mặt hồ trở nên râm mát hơn. Tài công nói: "Thôi nhổ neo nhé, chiều trên hồ có thể có giông". Trợ lý câu nói: "Cho tôi 15 phút để tôi thu cần". Họ quên khuấy những chiếc cần câu suốt từ khi bắt đầu khui chai rượu thứ hai. Chẳng một con cá nào chịu cắn những chiếc mồi cắm vào những lưỡi câu rất xịn của những chiếc cần rất xịn.
Anh cả vẫn ngủ suốt hành trình trở lại. Tầu cập bến, đúng vào lúc mưa bắt đầu rơi ràn rạt trên mặt hồ. Anh cả tỉnh giấc, vươn vai: "Chu cha, ngủ đã thiệt!".
Thế là xong một ngày đi câu, chẳng câu được con cá nào nhưng mà vui. Mặt ai nấy đều giãn ra không thấy mệt mỏi gì cả.
Leo lên xe, tôi ngồi ở băng sau với cậu bé uống nước đá đun sôi trong lon xá xị. "Cháu có hay đi câu với ba không?". "Lần nào ba đi cũng cho cháu đi theo", cậu bé đáp. "Thế có lần nào không câu được con nào như lần này không?". "Chẳng có lần nào câu được gì chú ạ, toàn ăn cá mua trên hồ thôi, nhưng vẫn đi câu cho nó có cớ ấy mà, ba cháu bảo thế".
Rồi thằng bé thì thầm vào tai tôi: "Lúc nãy bơi, cháu uống mất hai ngụm nước hồ chú ạ. Nhưng chưa thấy đau bụng. Chú đừng nói cho ba cháu biết đấy nhé!".
Sáng thứ 7 trời đẹp, nắng nhẹ, thời tiết mát mẻ. Lên đường. Đích đến là cái hồ thuỷ điện to vật vã, mà theo dân gian, nếu đi bằng tầu gắn động cơ men theo bờ, thì hai ngày mới hết.
Trưởng đoàn là ông anh cao tuổi nhất. Bác lo chu đáo từ A đến gần Z: Đồ ăn thức uống hầu như mang sẵn từ nhà: từ hai chai rượu Tây lâu niên, nước uống, bia lon, đá tinh khiết, cho đến cá kho kiểu Huế, bánh trái chống khô mồm, nước lẩu nấu sẵn (chỉ cần thêm cá câu được làm sạch bỏ vào đun lên là xong). Mắm muối, nước chấm, khăn lau miệng, tăm xỉa răng là những thứ nhỏ nhất mà người đàn ông chu đáo này mang theo.
"Cái tầu không có chỗ đi vệ sinh, lênh đênh cả ngày trên hồ, nên không cho đàn bà con gái theo được" - anh giải thích.
Khoảng 9h30 thì xe đến khu nghỉ dưỡng bên bờ hồ. Anh cả gọi tay tài công quen, đã chở đám thợ câu này vài ba lần ra hồ. Mối lái gặp nhau, tay bắt mặt mừng. Tay tài công nhăn nhó: "Xăng dầu tăng giá, giờ tiền thuê tầu cao quá anh ơi". "Cao là bao nhiêu?" - anh cả hỏi. "Nếu đi như mọi lần thì 1 triệu ạ!".
Anh cả gắt: "Cái gì, mới cuối năm ngoái đi có 500 mà??? Xăng dầu tăng giá 30%, mà giá thuê tầu của chú tăng đến 100% là thế nào?". Tay tài công gãi đầu: "Cái gì cũng tăng, chứ có chỉ riêng xăng dầu tăng đâu anh?". Anh cả phán: "Cái đó là tăng giá tâm lý. Thôi 1 triệu cũng được, nhưng 800 thì sẽ đẹp hơn".
Anh cả gọi thêm một nồi cơm gạo nương (để ăn với món cá kho anh mang theo), 2 đĩa bún để ăn với món lẩu cá và 2 con gà đồi luộc. Nửa tiếng sau tất cả đều sẵn sàng. Đồ ăn, thức uống, bếp cồn, bàn ghế, bát đĩa được bê xuống tầu. Con tầu phành phạch nổ máy và rẽ nước chầm chậm tiến ra giữa hồ.
Mặt trời bắt đầu lên cao. Mặt nước gợn sóng phản chiếu ánh nắng lấp loáng, như có hàng vạn mảnh gương nhỏ được dệt sẵn trong nước.
Cần nói thêm đôi điều về thú câu cá của anh cả. Không sát cá, song anh lại sở hữu một bộ 5 chiếc cần câu mà nhiều kẻ phải mơ ước. Nghe nói, mỗi chiếc giá giao động trong khoảng từ 1 ngàn đến một ngàn rưởi đô. Phao, cước, lưỡi câu cho đến cái hộp đựng mồi câu cũng là đồ xịn, đẹp như những báu vật. Cùng đi câu với anh luôn có một gã được mệnh danh là "trợ lý câu".
Tầu chạy chừng một giờ đồng hồ thì đến khu vực theo tài công là đủ sâu để câu được cá. Tài công thả neo. Anh cả và cậu trợ lý câu thả cước giăng cần. Những người còn lại bầy biện đồ ăn thức uống ra bàn. Lũ trẻ con thì nhớn nhác chuẩn bị đồ bơi.
"Trong khi chờ cá, lấy gà luộc ra nhậu với bia trước đã" - anh cả hạ lệnh. Tất cả cũng chỉ chờ có thế. 11 giờ rồi chứ còn còn sớm sủa gì đâu. Người lớn một mâm (có rượu bia), trẻ con một mâm (có La Vie và Coca Cola), ngấu nghiến cắn xé nhồm nhoàm nhai nuốt. Cười nói hả hê, thích thú lắm.
Xong tuần bia đầu tiên, tức là hơn nửa giờ trôi qua, 5 phao câu chẳng cái nào động đậy. Anh cả chỉ đạo: "Thôi, chờ câu được cá chắc đến mùa quýt. Gọi cái thuyền câu ngoài kia vào đây mua cá nấu lẩu cho nhanh".
3 ngư dân cập mạn thuyền vào tầu. Họ có 2 con cá chép 4 cân và 3 con cá chép 2 cân. Anh cả chọn con cá chép 2 cân, nhờ người đánh cá mổ và rửa sạch rồi trả tiền. 80 nghìn tiền cá, 20 nghìn là công mổ và tiền tip. 3 ngư dân hoan hỉ đẩy thuyền đi.
Bếp được thắp lên, túi nilon nước lẩu được mang ra. Chết cha, không có nồi! Anh cả tức tối: "Thế qué nào mà lại quên cái nồi nhỉ?", rồi rối rít gọi thuyền cá quay lại. 3 ngư dân đồng ý bán cái nồi nấu cơm của họ với giá 50 ngàn. May quá, nếu không thì đúng là treo niêu.
Đã có cái dằn bụng, lũ trẻ líu ríu nhảy xuống nước. Tầu du lịch bây giờ cẩn thận, áo phao và phao tròn có đủ cả. Các cháu tha hồ bơi mà không còn phải lo lắng gì.
5 người đàn ông cùng tài công quây quần quanh bàn và khui chai rượu đầu tiên. Chỉ có một chiếc ly, rượu được rót ra sóng sánh. Chiếc ly được chuyền tay nhau. Những tiếng khà vang lên, rượu vào êm quá. Anh cả nở mũi vì được lũ đàn em khen biết mua rượu ngon.
Chuyện theo rượu nở như ngô giang, nhân tình thế thái, vũ trụ, tâm linh, người ngợm, ma quỷ đều được đem ra nhấm nháp. Trò chuyện và cười ha hả.
Tầu đỗ, gió có vẻ lặng, mặt trời lên đến đỉnh, nắng rót chan hoà trên mặt nước, rượu làm cho mọi người như nóng hơn, nhưng chai nước ướp lạnh được dịp phát huy thế mạnh.
Cá chín cũng vào lúc chai rượu đầu tiên được uống cạn. Anh cả gọi lũ trẻ lên. Trời nắng, nhưng nước trong hồ khá lạnh và nếu để tắm lâu, chúng có thể bị cảm lạnh.
Con cá béo đến mức có mỡ và rất nhiều trứng. Chai rượu thứ hai được mở. 6 người đàn ông lại tuần tự mỗi người một ly. Người thì nói chai này không bằng chai trước, người thì nói chai này mạnh hơn chai trước. Tóm lại, họ không thống nhất được với nhau quan điểm về chai rượu thứ hai. Nhưng vẫn uống tiếp.
Anh cả giở đặc sản cá kho kiểu Huế ra và đích thân gắp miếng đầu tiên bỏ vào miệng. Vừa nhấp nhấp anh đã kêu: "Chết chết, cá kho không ngon". Cậu trợ lý câu gắp một đũa, ăn và nói hồ hởi: "Ngon đấy chứ ạ!". Anh cả lắc đầu: "Không ngon như mọi khi". Cả bọn cười: "Tối nay về anh hai có cớ để la chị rồi đây!". Cậu trợ lý hóm hỉnh: "La ở đây thôi, về nhà sẽ nói là bạn bè anh khen cá em kho ngon lắm".
- "Còn nước lạnh không ba?" - tiếng trẻ con léo xéo.
Anh cả giật mình: "La Vie hết sạch rồi à? Con ngồi im đấy, không được uống nước đá trong thùng đựng đá đâu đấy, mày bụng dạ vớ vẩn, uống đá vào về đau bụng mẹ mắng chết. Đợi đấy ba đun nước cho"
Anh cả tất bật lấy một lon xá xị xúc sạch, đổ nước đá vào và đặt lên bếp cồn. Mấy phút sau anh đổ nước sôi ra cái ly đưa cho thằng bé: "Này con uống đi". Thằng bé thổi nước phù phù rồi uống: "Wow, nước có mùi xá xị ngon quá ba ơi!".
Anh hình như luôn tìm được ra lối thoát trong mọi trường hợp.
Khi chai rượu còn một nửa, anh lẳng lặng lấy võng, buộc vào hai chiếc cột trên mạn tàu và nằm xuống ngủ. Cơm no, rượu say, trời đất thanh bình, không ngủ thì để làm gì.
Tài công cũng không uống nữa, viện cớ cần phải tỉnh táo để lái tầu về.
Bốn người còn lại khuân nốt đống mồi và nửa chai rượu. Họ nhìn anh cả ngủ và thi nhau nói xấu anh, tức là nói xấu theo cái cách mà họ yêu quý anh.
Gần ba giờ, mặt hồ trở nên râm mát hơn. Tài công nói: "Thôi nhổ neo nhé, chiều trên hồ có thể có giông". Trợ lý câu nói: "Cho tôi 15 phút để tôi thu cần". Họ quên khuấy những chiếc cần câu suốt từ khi bắt đầu khui chai rượu thứ hai. Chẳng một con cá nào chịu cắn những chiếc mồi cắm vào những lưỡi câu rất xịn của những chiếc cần rất xịn.
Anh cả vẫn ngủ suốt hành trình trở lại. Tầu cập bến, đúng vào lúc mưa bắt đầu rơi ràn rạt trên mặt hồ. Anh cả tỉnh giấc, vươn vai: "Chu cha, ngủ đã thiệt!".
Thế là xong một ngày đi câu, chẳng câu được con cá nào nhưng mà vui. Mặt ai nấy đều giãn ra không thấy mệt mỏi gì cả.
Leo lên xe, tôi ngồi ở băng sau với cậu bé uống nước đá đun sôi trong lon xá xị. "Cháu có hay đi câu với ba không?". "Lần nào ba đi cũng cho cháu đi theo", cậu bé đáp. "Thế có lần nào không câu được con nào như lần này không?". "Chẳng có lần nào câu được gì chú ạ, toàn ăn cá mua trên hồ thôi, nhưng vẫn đi câu cho nó có cớ ấy mà, ba cháu bảo thế".
Rồi thằng bé thì thầm vào tai tôi: "Lúc nãy bơi, cháu uống mất hai ngụm nước hồ chú ạ. Nhưng chưa thấy đau bụng. Chú đừng nói cho ba cháu biết đấy nhé!".
0 comments:
Đăng nhận xét