6/12/11

HÀNH TRÌNH VỀ GA SỐ KHÔNG



Một người bạn tôi tâm sự: “Trong cuộc đời mình, cái mình sợ nhất là mất đi niềm đam mê”. Thấy tôi cười nhếch mép vì câu nói nghe rất quen tai, bạn hùng hồn giải thích thêm.

Hình dung giống như bạn đang nghiện chơi game điện tử, mất nhiều tháng để chinh phục từng cung đường khó khăn, nhiều thử thách, rồi một ngày kia bạn đến đích, nhận được thông tin chúc mừng là đã chinh phục hoàn toàn trò chơi này.

Lần sau lại vào game đó bạn bỗng nhận ra bao nhiêu háo hức chinh phục lâu nay biến đâu mất hết. Bạn rời khỏi game với nỗi buồn mình đã mất đi một niềm đam mê. Ra vậy!

Bạn tôi là dân kinh doanh. Dĩ nhiên, kinh doanh là một con đường dài với thiên hình vạn trạng cảm xúc, chứ không đơn giản như game điện tử. Nhờ sự nhạy cảm thiên phú, dù không làm ăn quy mô lớn, chỉ vài cái phòng trà ở thành phố du lịch ven biển, nhưng chị quả thật có tay kinh doanh, khách đến phòng trà nghe nhạc ngày một đông.

Những ngày đầu, khi thấy khách trầm trồ khen ngợi cách trang trí phòng trà, say sưa ngắm nghía mấy bức tranh sơn dầu trên tường, đắm đuối những giỏ hoa tươi ngoài sân vườn, suýt xoa chương trình nhạc hay quá thì chị vui sướng lắm, hào hứng tâm sự rằng chị đã dành bao tâm sức, cố gắng thẩm thấu văn hóa để tạo dựng một không gian đẹp như vậy.

Rồi một hôm, không hiểu sao chị lại thuê người quản lý. Tiền vào vẫn nhiều, ngày càng nhiều, nhưng chị bảo, mỗi lần đến phòng trà tự nhiên chị thấy mệt mỏi vì... nhàm chán. Vẫn những bản nhạc ấy, ca sĩ ấy, vẫn những người khách vừa nghe nhạc vừa nói chuyện nhưng lại khiến chị cau mày.

Chị dừng lại ở con số ba phòng trà, không khuếch trương thành chuỗi như dự định. Lý do: hết đam mê rồi. Trả lời gọn hơ vậy, nhưng tôi thấy chị lại hừng hực khí thế và không ngừng kể về lĩnh vực mới khiến chị quan tâm: công nghệ nuôi dưỡng tế bào gốc để áp dụng vào việc điều trị làn da cho mọi lứa tuổi.

Chị đi học, tham gia các lớp đào tạo kiến thức, mua sắm trang thiết bị, tuyển nhân viên kỹ thuật để lao vào công việc kinh doanh mới. Gặp chị, thấy chị gầy rộc do thức khuya để nghiên cứu tài liệu, dậy sớm để hối thúc nhân viên, đi gặp gỡ bạn bè, khách hàng và giải quyết những món nợ đáo hạn ngân hàng. Rồi chị tiếp tục thành công khi hai cơ sở spa dần có tên tuổi, có khách đều đặn.

Cũng như kinh doanh phòng trà, kế hoạch của chị luôn là tạo chuỗi các cơ sở kinh doanh cùng thương hiệu. Công việc vất vả mà từ chị vẫn toát ra rất nhiều năng lượng tiềm ẩn.

Hai năm trôi qua, những cơ sở kinh doanh của chị đi vào giai đoạn hái quả với lượng khách ổn định. Gặp nhau, chị kể qua loa về những thành quả mà ai cũng mơ ước, và tôi nhận thấy hình như chị lại bắt đầu hoang mang. Căn bệnh cũ nổi lên. Chị đã hết đam mê công việc đang làm. Chị cần thay đổi.

Để lại công việc đã hoàn hảo cho gia đình quản lý, chị như người chuẩn bị cho một chuyến đi mới. Tôi gọi đó là hành trình chị đi tìm “ga số không”. Ở ga số không, mọi con tàu, mọi người đều đang chuẩn bị khởi hành.

Ở đó, trong lĩnh vực kinh doanh mới, chị sẽ quay về con số không với một trận địa trống trải không kinh nghiệm, không khách hàng. Chị cười giải thích: “Mình sắp bước vào một hành trình mới, lại đi học, lại nghiên cứu những kỹ thuật mới đây”.

Người phụ nữ này làm tôi nhớ đến nhiều người nổi tiếng cũng muốn nhận diện bản thân ở nơi họ là con số không như thế. Ngôi sao Hollywood Angelina Jolie chẳng hạn. Ở đỉnh cao của sự nổi tiếng, những vai diễn sáng giá nhất đều dành cho cô.

Thế nhưng, người hâm mộ cô bàng hoàng khi biết tin bộ phim mới Trên mảnh đất máu và mật ngọt do cô viết kịch bản, sản xuất và đã hoàn thành trong năm 2011 động chạm đến đề tài “khó gặm” là cuộc chiến tranh ở Bosnia.

Những người hâm mộ Angelina rất lo lắng vì sợ cô mất sạch uy tín khi lao vào một dự án chẳng có gì đảm bảo thành công trong vai trò nhà làm phim và viết kịch bản. Nhưng phim cũng đã làm xong, và những tin tức đầu tiên đang hé mở khả năng bộ phim của cô có thể đoạt giải Oscar 2012.

Vậy nên, có thể nói, nhu cầu tìm kiếm bản thân ở những địa hạt mình là con số không có thể xuất hiện với bất cứ ai, đặc biệt là người từng có ít nhiều thành công.

Đôi khi người đời gọi họ là những kẻ mau chán, nhưng thực tế không phải thế, họ cần tìm những đỉnh cao mới để giải phóng năng lượng và có dịp lao động cật lực để gìn giữ niềm đam mê, một nhu cầu có ý nghĩa, một điều kiện tối thiểu để sống những năm tháng thú vị trong đời.

KHẢI LY

Nguồn:
Điện ảnh Việt Nam - lạc quan hay bi quan?



12 comments:

Titi on lúc 10:00 7 tháng 12, 2011 nói...

Đồng cảm :-D

Có những người sinh ra đã thích bình yên ổn định, nhưng có những người luôn muốn vận động và chinh phục những đỉnh cao mới ha anh :-)

Lana on lúc 10:04 7 tháng 12, 2011 nói...

Đúng vậy. Cuộc sống có vô vàn cung bậc khác nhau và kiểu người cũng vậy.
Có những người thích sự an toàn trong khi có những người không thể chịu đựng được một cuộc sống đều đều (mà với họ là nhàm chán). Chinh phục thử thách là nhu cầu/chất tạo năng lượng cho họ (Chị bạn anh là một ví dụ).

NLVD nói...

Bài này hay thía hehe. Có thể gọi những người này là những người lựa chọn sự vất vả hay là thân lừa ưa nặng :)

L2C on lúc 11:53 7 tháng 12, 2011 nói...

Từ trải nghiệm của bản thân, em thấy cảm giác bắt đầu từ con số không rất tuyệt vời, nhất là nếu mình có đam mê và không có quá nhiều áp lực phải khẳng định mình trong xã hội.

LU on lúc 12:44 7 tháng 12, 2011 nói...

Đúng rùi, sống như thế mới xứng đáng 100 năm cuộc đời chứ. Thay đổi đi tới để hiểu được đâu là giới hạn khả năng của chính mình, để biết thế giới này rộng lớn ra sao, và để mình ngày càng tự tin, khôn ngoan, láu cá hơn.

Không thay đổi, có nghĩa là ngủ yên trên chiến thắng, lâu ngày lửa nhiệt tình của mình sẽ bị dập tắt, mình sẽ mọc rong rêu, sẽ có cảm giác tù túng --> a big fish in a small pond!

An Thảo on lúc 17:36 7 tháng 12, 2011 nói...

Công nhận :)
Nhưng em thì không chọn những đỉnh cao để chinh phục. Cái tạng em chỉ khám phá, hoàn thiện những thứ nhỏ lẻ quanh mình, tìm cách tối ưu nó. Nhưng khi đã tối ưu rồi thì đúng là việc để nó chạy như guồng máy mình đã tạo ra cũng vừa tiện vừa chán. Tuy thế, giờ em k0 bỏ đi cái đã "xong" để mò cái mới nữa rồi. Hic

MẸ, MỐC và MÍT on lúc 18:41 7 tháng 12, 2011 nói...

Em có một người thân như vậy, đôi khi em thấy xót xa cho chị vì cứ đầu tắt mặt tối chẳng còn biết nghỉ ngơi là gì nữa, cứ mỗi lần khuyên chị dừng một việc gì đấy là i như có tranh luận mà kết quả cả hai đều có lý khi bảo vệ quan điểm của mình. Và đến giờ thì em chỉ còn biết đứng sau theo dõi và giúp đỡ khi có thể thôi ạ :)

Lương Quảng Đoan on lúc 15:10 8 tháng 12, 2011 nói...

mình thuộc tip người thích sự bình yên,không bob chen với đời,thế mà đôi lúc cũng găp muôn vàng khó khăn,chán thật

Thuy Dam Minh on lúc 17:17 8 tháng 12, 2011 nói...

Thế đấy em ạ! Khi ta không bằng lòng với những gì đã có, ta sẽ bị gọi là kẻ chóng chán. Khi ta hài lòng với những gì đã có thì ta sẽ lại bị chụp cái mũ là thiếu lửa, thiếu phấn đấu. Hic

Hàn Quí Luận on lúc 14:33 9 tháng 12, 2011 nói...

cái này giống như mình đã đạt đến mục đích gì đó gì ko còn biết làm gì hết,hết mục tiêu phấn đấu,lạc hướng

LU on lúc 22:17 9 tháng 12, 2011 nói...

Anh Thụy : ở những khu vực tư bản, nếu đứng lại có nghĩa là mình tự sa thải lấy mình đó anh.
Vì mình đứng lại tức là ko chịu update kiến thức, chủ sẽ thuê những người có hiểu biết hơn mình để làm tăng thêm lợi nhuận của họ.
Ko trách chủ được, vì ở xứ tư bản cạnh tranh ngày càng khe khắt, sơ xẩy thì sẽ phá sản.
Em thích sự thay đổi, mỗi ngày mình phải nghĩ ra một sáng kiến gì đó tốt cho công việc, cũng như sản phẩm của mình.
Nên cảm ơn sự chịu khó thay đổi, chịu khó cạnh tranh và vươn lên. Vì nhờ đó mà xã hội ngày càng có được những dịch vụ, sản phẩm ra đời tốt hơn, với chi phí ngày càng hạ cho vừa túi tiền của mọi người.

Nếu không có sự thay đổi đi tới --> thế kỷ thứ 21 cũng ko có gì khác biệt với thế kỷ thứ 1.

du lich ha long on lúc 10:20 4 tháng 1, 2012 nói...

mỗi người 1 suy nghĩ đọc thể tham khảo và suy nghĩ thôi

Đăng nhận xét

 

VMC Copyright © 2009 | Power by Blogger | Template redesigned by Lý Minh Triết