Một anh chồng trẻ, có văn hóa, có nghề nghiệp ổn định, để vợ ở nhà chăm hai đứa con. Không phải cô kém cỏi hay thất học. Họ theo hình mẫu phương Tây?
Phụ nữ tốt nghiệp đại học hẳn hoi nhưng ở nhà chăm con tốt hơn. Hai người đi làm mà để con nay ốm mai đau sẽ hại về lâu dài, đồng tiền chẳng đáng. Anh chồng nghĩ mình cố gắng chút cũng bù đắp được “đồng lương còm” của vợ. Thế là ổn.
Cô vợ chăm con, rồi con lớn dần, nỗi mệt nhọc của việc chăm em bé dần thay bằng những tháng ngày dậy sớm, dỗ cho chúng chịu dậy, đánh răng, ăn sáng rồi đến trường đã là một kỳ công.
Con đến trường học rồi, coi như mẹ được đền bù chút nghỉ ngơi, tự thưởng cho mình. Cứ quần quật cắm đầu nuôi con, ngửng đầu dậy thì sắp bốn mươi tới nơi, tuổi xuân đã qua mất.
Đây mới là lúc có thời gian cho bản thân: mua sắm, tập yoga, đến các trung tâm thể thao bơi lội, chú ý đến mỹ phẩm, dưỡng da. Có thời gian lên mạng…
Nếu chuyện đời chỉ có thế thì ổn quá. Nhưng không, mọi rắc rối là do “tự nhiên” cô thấy đời đơn điệu quá. Anh chồng cứ chúi mũi đi làm, được ngày nghỉ chở vợ con về hai bên nội ngoại, nghe con la hét, cho con đi học bơi, đi mua sách, mua đồ chơi, xong rồi cũng mệt lử.
Thế là chẳng ai biết ai nghĩ gì. Dần dần đời sống cá nhân cứ dần thu hẹp lại.
Một hôm, chồng thấy vợ cứ điện thoại, nhắn tin vào lúc đêm khuya. Sáng mai khi cô đang ở nhà tắm, anh vô tình cầm máy điện thoại của vợ và sững sờ với các tin nhắn. Một đôi tình nhân trò chuyện, nhung nhớ…
Anh choáng váng, bất ngờ. Cứ tưởng mình nai lưng ra đi làm nuôi cả nhà, là điều hiển nhiên phải được thương mến, tôn trọng. Nào ngờ cô vợ nhàn cư…
Chuyện tiếp theo là đau đớn, oán giận, tra hỏi. Vợ thú nhận rằng mối quan hệ này là… trên tình bạn, dù hai người chỉ qua chat rồi thành thân mật, nhắn tin như một món ăn tinh thần. Hai bên đều kêu buồn, phê phán cuộc đời chán ngắt, tả cảnh mây gió.
Cô vợ còn tra cứu, sưu tầm văn chương thơ phú, lịch sử, lời các doanh nhân. Họ nghiệm những tin nhắn, tâm sự, trổ tài và trao đổi những suy nghĩ hay ho về cuộc sống nội tâm của nhau…
Có gì đâu! Cuộc trò chuyện ảo, của hai người có gia đình, đang tìm thêm chút phong phú cho tinh thần…
Cô vợ bắt đầu phản công: “Sao anh kiểm tra tư liệu cá nhân? Sao anh thiếu tôn trọng sự riêng tư?...”. Anh chồng vừa đau đớn vừa giận dữ, không muốn rơi vào thế của anh đàn ông ghen tuông, nhưng chưa biết cách nào.
Có người nói: “Sao anh không tìm xem cái thằng mất dạy kia là thằng nào để cho nó một trận, chừa thói vụng trộm lừa dối vợ con để gửi hồn ở bên ngoài, tán tỉnh vợ người ta”.
Nhưng anh chồng nói rằng anh không là loại người phải đi tấn công ngăn chặn đám mất dạy ngoài đường, mà đau ở chỗ người nhà mình ngu dại, lố lăng.
Cô vợ vẫn không thấy mình có lỗi, mà đổ lỗi cho chồng: Tại đời sống hôn nhân buồn tẻ quá, tại chồng không chia sẻ, tại chồng chỉ chăm về nhà mẹ đẻ… Làm như việc chồng mình quan tâm đến cha mẹ là một lỗi lớn.
Cô giận dỗi, đối phó bằng cách không quanh quẩn ở nhà cơm nước chu toàn nữa, mặc kệ cho chồng về thấy cảnh “vườn không nhà trống”.
Có lúc cô còn cao giọng rằng cô chẳng có lỗi gì, cô đã gặp người kia bao giờ đâu, chỉ là viết thư, sống bằng những lời ngọt ngào của người xa lạ, không thể thiếu những tin nhắn.
Trong một lúc tranh cãi, cô còn đập tan tành cái điện thoại, anh chồng lẳng lặng nhặt lấy cái sim. Nghĩ thương tình vợ ở nhà bế tắc, mình không quan tâm chia sẻ là cũng có lỗi, anh chồng mua chiếc điện thoại mới tặng vợ.
Cô càng được thể, từ đó kiếm cách khóa các tin nhắn để chồng không vào xem được (mọi ngày cô đâu rành kỹ thuật này, chắc chắn đã chia sẻ và “thằng cha kia” đã bày cách cho cô đối phó).
Anh chồng tử tế buồn lo lắm, cứ cảm thấy mình có lỗi vì đã “lục soát kiểm tra sự riêng tư”. Nhưng nếu không làm thế, sao biết được người nhà mình lấn sâu vào chuyện gì…
Đang lấn cấn về lối ứng xử tôn trọng của giới có học, thì may thay, ông bố vợ bình dân xuất hiện. Nghe chuyện, ông gọi con gái lại “bạt tai” cho một cái tỉnh đòn. Lý sự của ông khác hẳn chàng rể trí thức.
Ông quát: “Riêng tư cái con khỉ! Tôn trọng cái riêng tư tử tế chứ không ai tôn trọng cái lũ mất dạy! Chúng bay giấu giếm lừa dối gia đình, phải vạch mặt chỉ tên ra. Chỉ có ngu mới tôn trọng sự mất dạy”.
Rồi ông truy cô con gái đang sợ xanh mắt: “Thằng khốn nạn kia là thằng nào, đưa địa chỉ nó đây tao đến cho nó mấy cái đạp, chứ tôn trọng gì ở chuyện này. Từ nay tao cấm. Nghe chưa? Có chồng có con đàng hoàng không biết gìn giữ. Đồ mất nết, làm xấu hổ cả cha mẹ…”.
Lời “lỗ mãng” mà đúng vấn đề, đã kìm cô gái lại. Cô đã biết sợ cái lỗi vớ vẩn của chính mình… Ông bố vợ có bài thuốc hay hơn chàng rể. Thân lừa ưa nặng!
QUẢNG YÊN
Nguồn:
Bài thuốc nặng ký của ông bố vợ…
Phụ nữ tốt nghiệp đại học hẳn hoi nhưng ở nhà chăm con tốt hơn. Hai người đi làm mà để con nay ốm mai đau sẽ hại về lâu dài, đồng tiền chẳng đáng. Anh chồng nghĩ mình cố gắng chút cũng bù đắp được “đồng lương còm” của vợ. Thế là ổn.
Cô vợ chăm con, rồi con lớn dần, nỗi mệt nhọc của việc chăm em bé dần thay bằng những tháng ngày dậy sớm, dỗ cho chúng chịu dậy, đánh răng, ăn sáng rồi đến trường đã là một kỳ công.
Con đến trường học rồi, coi như mẹ được đền bù chút nghỉ ngơi, tự thưởng cho mình. Cứ quần quật cắm đầu nuôi con, ngửng đầu dậy thì sắp bốn mươi tới nơi, tuổi xuân đã qua mất.
Đây mới là lúc có thời gian cho bản thân: mua sắm, tập yoga, đến các trung tâm thể thao bơi lội, chú ý đến mỹ phẩm, dưỡng da. Có thời gian lên mạng…
Nếu chuyện đời chỉ có thế thì ổn quá. Nhưng không, mọi rắc rối là do “tự nhiên” cô thấy đời đơn điệu quá. Anh chồng cứ chúi mũi đi làm, được ngày nghỉ chở vợ con về hai bên nội ngoại, nghe con la hét, cho con đi học bơi, đi mua sách, mua đồ chơi, xong rồi cũng mệt lử.
Thế là chẳng ai biết ai nghĩ gì. Dần dần đời sống cá nhân cứ dần thu hẹp lại.
Một hôm, chồng thấy vợ cứ điện thoại, nhắn tin vào lúc đêm khuya. Sáng mai khi cô đang ở nhà tắm, anh vô tình cầm máy điện thoại của vợ và sững sờ với các tin nhắn. Một đôi tình nhân trò chuyện, nhung nhớ…
Anh choáng váng, bất ngờ. Cứ tưởng mình nai lưng ra đi làm nuôi cả nhà, là điều hiển nhiên phải được thương mến, tôn trọng. Nào ngờ cô vợ nhàn cư…
Chuyện tiếp theo là đau đớn, oán giận, tra hỏi. Vợ thú nhận rằng mối quan hệ này là… trên tình bạn, dù hai người chỉ qua chat rồi thành thân mật, nhắn tin như một món ăn tinh thần. Hai bên đều kêu buồn, phê phán cuộc đời chán ngắt, tả cảnh mây gió.
Cô vợ còn tra cứu, sưu tầm văn chương thơ phú, lịch sử, lời các doanh nhân. Họ nghiệm những tin nhắn, tâm sự, trổ tài và trao đổi những suy nghĩ hay ho về cuộc sống nội tâm của nhau…
Có gì đâu! Cuộc trò chuyện ảo, của hai người có gia đình, đang tìm thêm chút phong phú cho tinh thần…
Cô vợ bắt đầu phản công: “Sao anh kiểm tra tư liệu cá nhân? Sao anh thiếu tôn trọng sự riêng tư?...”. Anh chồng vừa đau đớn vừa giận dữ, không muốn rơi vào thế của anh đàn ông ghen tuông, nhưng chưa biết cách nào.
Có người nói: “Sao anh không tìm xem cái thằng mất dạy kia là thằng nào để cho nó một trận, chừa thói vụng trộm lừa dối vợ con để gửi hồn ở bên ngoài, tán tỉnh vợ người ta”.
Nhưng anh chồng nói rằng anh không là loại người phải đi tấn công ngăn chặn đám mất dạy ngoài đường, mà đau ở chỗ người nhà mình ngu dại, lố lăng.
Cô vợ vẫn không thấy mình có lỗi, mà đổ lỗi cho chồng: Tại đời sống hôn nhân buồn tẻ quá, tại chồng không chia sẻ, tại chồng chỉ chăm về nhà mẹ đẻ… Làm như việc chồng mình quan tâm đến cha mẹ là một lỗi lớn.
Cô giận dỗi, đối phó bằng cách không quanh quẩn ở nhà cơm nước chu toàn nữa, mặc kệ cho chồng về thấy cảnh “vườn không nhà trống”.
Có lúc cô còn cao giọng rằng cô chẳng có lỗi gì, cô đã gặp người kia bao giờ đâu, chỉ là viết thư, sống bằng những lời ngọt ngào của người xa lạ, không thể thiếu những tin nhắn.
Trong một lúc tranh cãi, cô còn đập tan tành cái điện thoại, anh chồng lẳng lặng nhặt lấy cái sim. Nghĩ thương tình vợ ở nhà bế tắc, mình không quan tâm chia sẻ là cũng có lỗi, anh chồng mua chiếc điện thoại mới tặng vợ.
Cô càng được thể, từ đó kiếm cách khóa các tin nhắn để chồng không vào xem được (mọi ngày cô đâu rành kỹ thuật này, chắc chắn đã chia sẻ và “thằng cha kia” đã bày cách cho cô đối phó).
Anh chồng tử tế buồn lo lắm, cứ cảm thấy mình có lỗi vì đã “lục soát kiểm tra sự riêng tư”. Nhưng nếu không làm thế, sao biết được người nhà mình lấn sâu vào chuyện gì…
Đang lấn cấn về lối ứng xử tôn trọng của giới có học, thì may thay, ông bố vợ bình dân xuất hiện. Nghe chuyện, ông gọi con gái lại “bạt tai” cho một cái tỉnh đòn. Lý sự của ông khác hẳn chàng rể trí thức.
Ông quát: “Riêng tư cái con khỉ! Tôn trọng cái riêng tư tử tế chứ không ai tôn trọng cái lũ mất dạy! Chúng bay giấu giếm lừa dối gia đình, phải vạch mặt chỉ tên ra. Chỉ có ngu mới tôn trọng sự mất dạy”.
Rồi ông truy cô con gái đang sợ xanh mắt: “Thằng khốn nạn kia là thằng nào, đưa địa chỉ nó đây tao đến cho nó mấy cái đạp, chứ tôn trọng gì ở chuyện này. Từ nay tao cấm. Nghe chưa? Có chồng có con đàng hoàng không biết gìn giữ. Đồ mất nết, làm xấu hổ cả cha mẹ…”.
Lời “lỗ mãng” mà đúng vấn đề, đã kìm cô gái lại. Cô đã biết sợ cái lỗi vớ vẩn của chính mình… Ông bố vợ có bài thuốc hay hơn chàng rể. Thân lừa ưa nặng!
QUẢNG YÊN
Nguồn:
Bài thuốc nặng ký của ông bố vợ…
14 comments:
Ha ha, chịu cách xử việc của ông bố vợ :))
Mai mốt em mờ cưới chồng thì em cũng bắt chước ông cụ í, nói ngọt hem nghe --> bụp cho một phát --> chết tươi! :))
Ong bo vo "cuu" mot ban ngoan muc. Nhung em nghi, du nguoi vo co hoi han thi tinh cam cung khong the nhu xua. Loi lon nhat van la cua nguoi chong, ban ron gi van phai nho rang minh co vo, co gia dinh can quan tam cham soc chu?
Nguoi chong dang le phai xin loi vo vi da bo roi co ay, vi da bien cuoc song hon nhan thanh hoang mac... tu do, 2 nguoi tro thanh ke xa la trong chinh to am cua minh :-((
Chỉ cứu được lần đầu thoai.
@NLVD: chính xác! Và hình như chỉ người Việt "xịn" mới có "tác phong" bạo lực dư lày :))
Chỉ có ngu mới tôn trọng sự mất dạy
Chuẩn không bao giờ cần chỉnh :))
@anh Cường và Titi
Mình thấy lạ lắm, mỗi khi có chuyện gì xảy ra giữa vợ, chồng (ở VN) thì người trong cuộc chỉ lo đi tìm đối phương để trả đũa thay vì ngồi nghĩ xem, bản thân mình đã yếu kém ở mặt nào, ứng xử với nhau tệ ra sao, để vô tình góp phần tạo ra "sự cố" không mong muốn. Không ai nghĩ đến việc tự hoàn thiện và làm mình tốt hơn. Hình như tra hỏi, chửi nhau, mắng nhau là the best solution thì phải???
Đọc bài thấy tất cả mọi thành viên trong gia đình ai cũng nóng nảy, từ chồng cho đến vợ rồi luôn cả bố vợ. Mà toàn là người trưởng thành không à. Chẳng ai có suy nghĩ nghiêm túc và tinh tế để nhìn ra cái gốc của vấn đề.
-"thằng mất dạy" này có biến mất thì "thằng mất dạy" khác cũng xuất hiện. Thậm chí biết đâu sau này còn xuất hiện thêm nhiều "con mất dạy"...nếu người trong cuộc chỉ có biết mỗi quát tháo nhau cho nhau sợ và tái mặt là ...xong chuyện? Xử lý vấn đề không chỉ nói ra mỗi chuyện đạo đức là xong. Thử nghĩ, tại sao nhiều ông hay nói chuyện đạo đức, vẫn lén lút vợ đi tò te với gái???
-em mà là cô vợ này thì bỏ phứt ông chồng vừa khờ vừa chán vừa kém tinh tế, vì khi phát hiện ra vợ mình đi tâm sự với người khác do thiếu thốn tình cảm, anh ta chỉ biết tra hỏi, mà không tinh ý nhận ra anh ta dở ở điểm nào. Còn không lo mà đi XIN LỖI vợ, ngồi đó tức tối...
P/S: Anh Cường ơi, ai có ném đá comment của em, anh vui lòng giữ lại mấy hòn đá đó, để em xem nó to cỡ nào. Cám ơn anh;-))
@My: phat bieu rat hay, tui cung nghi nhu vay ma khong noi duoc nhu nang :-)
@Titi
Trời ơi, nhìn thấy tên bồ tui hết hồn. Tưởng bồ vác đá chọi tui chứ :-))
Có 1 câu nói mà em rất thích: Muốn có một gia đình chung hạnh phúc, người ta phải biết kiềm chế cái tôi riêng của mình.
Cô này thì đúng là thân lừa ưu nặng rồi. Nói như lời xã hội là "sướng quá hóa rồ", "nhàn cư vi bất thiện", "ăn no rửng mỡ". Đi làm kiếm được đồng tiền và cáng đáng cả 1 gia đình là 1 trách nhiệm lớn lao ko phải ai cũng làm được trọn vẹn, sao ko dành cái thời gian dư thừa mà chia sẻ, động viên gánh nặng với chồng mà còn đòi với hỏi. Đòi chồng vừa nuôi mình vừa quan tâm lãng mạn thì thử nhìn lại mình xem đã vừa chu toàn vừa chính chuyên hay chưa? Hay là biết thân biết phận khôn ngoan thì tự nhủ nhân vô thập toàn để còn biết kiềm chế những ham muốn nhất thời, lo thu vén cho gia đình mình?
Mà phụ nữ nhiều cô rất lạ, ngồi đấy xong đợi chồng phải đoán ý mình, phải biết mình cô đơn cần chia sẻ, cần phải lãng mạn. Đàn ông làm j có cái năng lực ấy. Muốn thì phải nói ra thì người ta mới biết đặng chiều. Thấy gia đình có nguy cơ thành hoang mang thì phải ngồi lại mà thẳng thắn bảo nhau. Lại còn viện cớ anh ý ko quan tâm mà bồ với bicj, ngứa cả tai
Có giỏi thì thử bỏ chồng xem mấy anh tình nhân mây gió anh nào đủ dũng cảm lấy gái đã già, con đã lớn, đã một đời chồng, dù nàng trên thông thiên văn dưới tường địa lý, lãng mạn nhạy cảm này nọ? Người đàng hoàng thích yêu người khác thì nên chủ động đặt vấn đề chia tay với chồng rồi đường hoàng đến với người khác, thế ai dám nói j. Đằng này vừa muốn mây gió vừa gia đình đề huề, tham quá.
Cái tát của ông bố vợ là chính đáng. Em ko ủng hộ quan điểm bạo lực, nhưng mà cái tát đấy đại diện cho lí trí. Đủ để thức tỉnh những tình cảm rung động vớ vẩn. Những ông bố bà mẹ ở tuổi gần đất xa trời, thời trẻ chắc cũng từng có nhiều sóng gió gia đình mà con cháu chả thể biết được, là những người hiểu hơn hết giá trị của 1 gia đình yên ấm.
@Dua: sao e bit do la rung dong vo van? Da la rung dong thi khong the goi la vo van dc. Khong phai phu nu VN nao cung ca tinh, co the bay to quan diem mot cach mach lac nhu em. Ong chong di lam, hieu biet hon, thi phai y thuc giup vo hon chu.
Co vo nay hanh dong sai, nhung li do cua su sai trai nay bat nguon tu ong chong thieu quan tam, thieu thau hieu. GIa su, co vo bit kiem che cai toi di chang nua thi lieu ho se giu dc gia dinh trong bao lau voi cai cach tho o, vo cam cua nguoi chong?
Noi chung, 1 trong 2 nguoi da tho o, vo cam den muc nguoi kia phai tim toi nguoi khac thi do la su sup do hoan toan roi. Khong bao luc nao, khong su ran de nao cuu van dc dau em.
@My; thuong ban minh quo, bi nem da nhieu nen hay giat minh phai hong :-)
@AT: Cần chỉnh chứ:
Chỉ có mất dạy mới tôn trọng cái ngu, hô hô
Em cực không thích cái kiểu "gắn mác" là "nội trợ" cho vợ trong bài viết này. Một phần cũng do em đang cáng đáng công việc không hề nhẹ nhàng đó nên em hiểu sự thể nó ra sao. Phần khác, em biết nhiều trường hợp say nắng kiểu này ở các bà vợ xảy ra trong chính gia đình bạn em mà cả vợ và chồng đều đi làm, không ai ở nhà! Chứ không riêng gì những gia đình mà vợ ở nhà và xem chừng có vẻ "nhà nhã" như nhiều người nhìn vào.
Cá nhân em thì cho rằng, khi một gia đình có vấn đề thì lỗi lầm đều đến từ hai phía. Và như vậy, dù vợ có đi làm hay không, cũng sẽ xuất hiện những "thằng khốn nạn" theo kiểu ông bố vợ nói đó. Và đương nhiên, có cả những "con khốn nạn" mà người viết không hề đề cập đến (vì nó phổ biến quá rồi, và đàn ông Châu Á thường cho mình cái quyền "được lơ-tơ-mơ" ngoài hôn nhân mà không cảm thấy tội lỗi một tẹo nào! Oách nhỉ?:D).
Vấn đề ở đây là đúng như em Dứa đã nói : đi làm kiếm tiền nuôi cả gia đình là một công việc rất nặng nhọc. Và đàn bà nếu đã "dám" đảm nhận công việc "giữ tổ ấm" thì có lẽ nên chấp nhận "chịu thiệt" hơn các chị em khác ở chỗ phải tự mình tạo ra những ngọn lửa ấm cho cả cái tổ. Tìm được một ông chồng có đủ tài năng làm ra tiền cho cả gia đình lại không "mèo mã" linh tinh hay rượu chè thâu đêm đã là một may mắn hiếm có trong xh đương thời rồi anh ạ. Nên lấy đó làm điều quý và gìn giữ khi nào còn có thể.
Và cũng như em Dứa nói : đàn ông (nhất là khi đã về làm chồng) thì làm gì có cái năng lực gọi là "Dream maker"! (Chỉ có đàn ông dạng "Trouble maker" thôi..hahaha). Thế nên ngồi đợi các anh trao cho sự lãng mạn thì đợi đến khi thành xác ướp ấy. Thay vì thế, sao không gợi ý và to nhỏ để cùng nhau tạo ra sự lãng mạn nhỉ? Việc đó tuy bị gọi là hơi sến, nhưng chả sao, miễn là cả hai cảm thấy hạnh phúc. Và một ông chồng yêu vợ con, sẽ làm bất cứ việc gì có thể để mang lại niềm vui cho tổ ấm của mình bất cứ khi nào có thể đấy anh ạ. :D
(Đương nhiên em đang nói đến vấn đề khi đã là vợ-chồng, còn lúc yêu đương hẹn hò thì ... ôi giời, 1000 đóa hồng anh quỳ xúông tặng em, anh cũng làm được cơ mà. :D )
Lâu lắm mới lại được đọc entry mới của VMC :) Dù entry này đọc xong thấy "nhạt".
Cái em không thích là gắn mác “cô vợ nhàn cư” – việc chăm sóc con cái, nội trợ mà là nhàn cư ư? Rồi “anh chồng tử tế” với "chàng rể tri thức" – nếu tử tế thì đã chẳng phải để “ông bố vợ bình dân” cho “một bài thuốc nặng ký” như vậy. Và là người vô căn cứ khi đánh giá vợ là "ngu dại, lố lăng."và người tình tin nhắn là "đám mất dạy ngoài đường". Nói thế này thì trong xã hội công nhận nhiều "đám mất dạy" à?
Chi tiết anh vô tình cầm máy điện thoại đúng là rất "vô duyên" !!! Tác giả có vẻ “lủng củng” trong cách kể chuyện. Tuy nhiên những comment bên dưới thì rất hay. Em rất đồng tình với ý kiến của Hạnh phúc lang thang và của Vân Lam.
Đăng nhận xét