PHONG CÁCH THÍNH PHÒNG
1. Vũ Thắng Lợi
Áp lực là người mở màn đã thể hiện rõ trong giọng hát kém phong độ và thiếu lửa của thí sinh mà tôi đặt nhiều kỳ vọng là sẽ đứng đầu dòng nhạc này.
Ca khúc bắt buộc "Giấc mơ mùa lá" của nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng được Lợi hát bằng một giọng sáng, khá tình cảm. Nhưng Lợi đã làm hỏng ở nốt cao nhất. Bài này được Lợi xử lý hiền lành quá, hoàn toàn không có đột phá gì.
Bài thứ 2 là "Giá em đừng yêu anh" của Phạm Tuyên, lời thơ: Bùi Văn Dung. Bài này rất ít người hát, trước kia chỉ có cố ca sĩ Ngọc Tân trình bày thành công. Lợi hát bài này rất chênh vênh, thiếu độ da diết và nồng nàn. Tôi hơi ngạc nhiên, vì Lợi chọn bài này mà lại hát không hề hay. Câu kết cũng bị hỏng nốt cao.
2. Đào Tố Loan
Loan mở đầu bài "Có một dòng sông trong lành" của An Thuyên rất ấn tượng, mặc định ngay cô đang thi thể loại thính phòng. Nhưng câu thứ hai thì bị xỉn. Cô có nhược điểm là lấy hơi to quá, nhiều chỗ hát không rõ lời, những nốt cao hát bị hụt hơn.
Trong bài tự chọn "Cô gái vót chông" của Hoàng Hiệp, Loan có cách xử lý khác hẳn khuôn mẫu đã nằm lòng bao nhiêu thế hệ mà NSND Tường Vi tạo dựng ra. Ở bài này, cô thể hiện rõ bản lĩnh sáng tạo của mình. Đáng tiếc, là giọng của Đào Tố Loan trong bài này lại không có cá tính riêng.
3. Nguyễn Khánh Ly
Khánh Ly là ca sĩ lọt vào vòng chung kết nhờ phiếu bình chọn của khán giả (không rõ có phải khán giả thực sự bình chọn cho cô hay không). Tuy nhiên, một BTV âm nhạc nói với tôi rằng giọng hát của cô rất hay, chỉ có điều bản lĩnh sân khấu chưa có mà thôi.
Vì vậy mà tôi mong chờ màn đột phá của cô.
Khánh Ly hát bài bắt buộc "Hoa tím cung đường" của Đức Trịnh. Cô có giọng khá lạ, giọng này hát nhạc nhẹ chắc hay hơn hát thính phòng. Đoạn mở đầu cô hát rất hay, các đoạn phiêu cũng vậy. Nhưng có điều lạ là cô cứ hát lời là y như rằng bài hát trở nên tẻ ngắt.
Cả bài "Lời ru cho anh" của Phạm Đình Sáu cũng được Ly hát theo kiểu như vậy. Có lẽ cô biết điểm yếu của mình khi hát lời, nên dành nhiều thời gian để phiêu. Nhưng phiêu hơi nhiều, đâm ra thành lạm dụng.
Dự đoán: Hơi khó, vì không có ai thực sự nổi bật. Có thể Đào Tố Loan sẽ hơn điểm nhờ xử lý "Cô gái vót chông" theo cách riêng, tương đối chấp nhận được.
PHONG CÁCH DÂN GIAN
Các thí sinh thi phong cách dân gian bao giờ cũng được tôi mong đợi nhất, bởi đây là dòng nhạc dễ nghe nhất nhưng để hát hay lại rất khó. Hơn nữa các nữ thí sinh hát dòng nhạc dân gian những năm gần đây rất xinh. Bùi Lê Mận - giải Nhất Sao Mai 2009 là một ví dụ.
1. Nguyễn Thị Phương Thanh
"Cung đàn Thúy Kiều" của Ngọc Thịnh mang âm hưởng dân ca Nghệ Tĩnh. Nhưng không hiểu do sáng tác, hay do cách hát của... mà bài này thiếu hẳn độ ngọt ngào, sâu lắng vốn có, tiêu biểu cho dân ca Nghệ Tĩnh.
Ở ca khúc tự chọn, Phương Thanh tiếp tục chọn âm hưởng dân ca Nghệ Tĩnh qua "Hết giận rồi thương" của Tiến Dũng và Hoàng Lương. Ở bài này, cô khắc phục được nhược điểm đã mắc trong bài trước: bài hát trở nên sâu lắng hơn, đa tình hơn. Đáng tiếc là hai ca khúc cùng một màu, khiến Phương Thanh không thể hiện được sự đa dạng trong giọng hát của mình. Đã thế cả hai bài hát đều không có cao trào.
2. Nguyễn Thị Bích Hồng
Hát "Chiều phủ Tây Hồ" của Phú Quang, thơ Thái Thăng Long là một thách thức đối với bất cứ ca sĩ nào. Bích Hồng ngồi giữa sân khấu như hát ả đào, tạo ấn tượng tốt về mặt hình ảnh. Trong tiếng đàn đáy khắc khoải, cô thể hiện đoạn đầu khá tốt. Tuy nhiên, giọng của Hồng khá mỏng, đã thế có những đoạn cô luyến láy điệu một cách bất thường, khiến bài hát như đãi ra. Nhưng dù sao cũng nên biểu dương Hồng vì đã có cố gắng xử lý bài hát theo một cách mới hơn.
Hồng chọn "Nhớ về quê mẹ" của Vân Đông với âm hưởng hò Huế như một cách lấy lòng khán giả cố đô (vòng chung kết Sao Mai năm nay diễn ra ở Huế). Nhưng tiếc thay bài hát của cô lại ít chất Huế quá. Không biết do Hồng không bắt chước được giọng Huế, hay cô cố tình dùng giọng Bắc để hát một bài hát về Huế, mà khán giả như tôi nghe cô cứ có cảm giác đang ăn món "giả cầy".
3. Lương Nguyệt Anh
Ở "Lời ru" nhạc: Lê Minh, lời: Hoàng Hạnh, phải ghi nhận rằng Nguyệt Anh đã có một bài hát ru ngọt ngào, điểm xuyết khắc khoải cần thiết. Chất dân gian được cô thể hiện rất rõ nét, cộng thêm với cách xử lý khá thông minh.
Dàn nhạc dây chơi đoạn dạo đầu cho "Làng quan họ quê tôi" của Nguyễn Trọng Tạo và Nguyễn Phan Hách quá hay, mở ra một không gian vô cùng lãng mạn. Nhưng trên cái nền đó, Nguyệt Anh lại không vẽ nên được một bức tranh quan họ trải rộng và tràn đầy màu sắc. Cô chủ động làm chậm tiết tấu, khiến bài hát phần nào mất đi sức sống vốn có của nó. Tiếc rằng giọng hát hay và những nỗ lực xử lý riêng của Nguyệt Anh đã không làm cho bài này hay hơn.
Dự đoán: Có thể Nguyệt Anh sẽ chiến thắng.
PHONG CÁCH NHẠC NHẸ
1. Nguyễn Huy Quyết
Quyết hát 2 bài: "Sẽ mãi yêu anh" nhạc Phùng Tuấn Hà, thơ: Pushkin và "Giấc mơ" của Hải Thuận. Ấn tượng chung là Quyết có một giọng hát trữ tình đẹp. Tuy nhiên, ở cả hai bài, Quyết chọn cách hát an toàn, hiền lành, không có cao trào. Ban nhạc đệm cho Quyết chơi rất ra chất nhạc nhẹ, nhưng Quyết lại không thể hiện điều đó trong giọng hát của mình.
2. Đoàn Thị Thúy Trang
Tôi luôn thích các ca khúc của nữ nhạc sĩ Giáng Son. "Mùa đông không lạnh" là một ca khúc mà Giáng Son phổ thơ của Quế Chi. Các bài của Giáng Son đầy những nỗi khắc khoải và được thể hiện bằng những giọng hát rất kịch tính như Tùng Dương. Lần này, những khắc khoải của Giáng Sơn được Thúy Trang thể hiện bằng một giọng cao và thanh thoát, khá lạ và cũng hay. Nhưng có một số nốt cao Trang hát bị vỡ.
Rất tiếc, sang bài tự chọn "Nếu như anh đến" của Nguyễn Đức Cường, Trang lại đánh mất toàn bộ cá tính của mình trong một bài hát mà lẽ ra rất phù hợp với một ca sĩ trẻ như cô.
3. Lê Việt Anh
Hoàn toàn không có cảm giác rằng Việt Anh hát "Anh yêu em" của Vũ Quang Trung là ca khúc bắt buộc, vì đã biết phả vào bài hát cũ này một không gian rất mới. Ưu điểm của Việt Anh là hát các nốt thấp rất rõ, không bị xỉn. Có lẽ Việt Anh là thí sinh duy nhất của Sao Mai 2011 làm chủ được giọng hát của mình. Cậu đã làm mới bài hát một cách đầy thuyết phục, nhất là cách tạo ra đoạn cao trào rất phê.
Hy vọng Việt Anh sẽ trở thành nam ca sĩ thứ hai ở Việt Nam sau Tùng Dương có giọng hát biến hóa. Tôi có suy nghĩ thế sau khi nghe Việt Anh hát "Vậy thôi" của Xuân Thủy. Thật không uổng khi để cậu thi ở vị trí cuối cùng. Việt Anh xứng đáng là ca sĩ hát hay nhất đêm chung kết.
Dự đoán: Lê Việt Anh đoạt giải Nhất.
KẾT QUẢ CHUNG CUỘC:
Phong cách thính phòng
Giải Nhất - Đào Tố Loan
Giải Nhì - Vũ Thắng Lợi
Phong cách dân gian
Giải Nhất - Lương Nguyệt Anh
Giải Nhì - Nguyễn Thị Phương Thanh
Phong cách nhạc nhẹ
Giải Nhất - Đoàn Thị Thúy Trang
Giải Nhì - Lê Việt Anh
Một chút bất ngờ khi giải Nhất phong cách nhạc nhẹ không thuộc về Lê Việt Anh như dự đoán. Tôi lại cứ ngỡ là Thúy Trang chỉ đoạt giải Ba thôi đấy.
Ban nhạc dưới sự chỉ đạo của nhạc sĩ Xuân Thủy vẫn chơi rất hay, giống như họ đã từng chơi ở Sao Mai 2009.
Tham khảo:
CHUNG KẾT SAO MAI 2009
1. Vũ Thắng Lợi
Áp lực là người mở màn đã thể hiện rõ trong giọng hát kém phong độ và thiếu lửa của thí sinh mà tôi đặt nhiều kỳ vọng là sẽ đứng đầu dòng nhạc này.
Ca khúc bắt buộc "Giấc mơ mùa lá" của nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng được Lợi hát bằng một giọng sáng, khá tình cảm. Nhưng Lợi đã làm hỏng ở nốt cao nhất. Bài này được Lợi xử lý hiền lành quá, hoàn toàn không có đột phá gì.
Bài thứ 2 là "Giá em đừng yêu anh" của Phạm Tuyên, lời thơ: Bùi Văn Dung. Bài này rất ít người hát, trước kia chỉ có cố ca sĩ Ngọc Tân trình bày thành công. Lợi hát bài này rất chênh vênh, thiếu độ da diết và nồng nàn. Tôi hơi ngạc nhiên, vì Lợi chọn bài này mà lại hát không hề hay. Câu kết cũng bị hỏng nốt cao.
2. Đào Tố Loan
Loan mở đầu bài "Có một dòng sông trong lành" của An Thuyên rất ấn tượng, mặc định ngay cô đang thi thể loại thính phòng. Nhưng câu thứ hai thì bị xỉn. Cô có nhược điểm là lấy hơi to quá, nhiều chỗ hát không rõ lời, những nốt cao hát bị hụt hơn.
Trong bài tự chọn "Cô gái vót chông" của Hoàng Hiệp, Loan có cách xử lý khác hẳn khuôn mẫu đã nằm lòng bao nhiêu thế hệ mà NSND Tường Vi tạo dựng ra. Ở bài này, cô thể hiện rõ bản lĩnh sáng tạo của mình. Đáng tiếc, là giọng của Đào Tố Loan trong bài này lại không có cá tính riêng.
3. Nguyễn Khánh Ly
Khánh Ly là ca sĩ lọt vào vòng chung kết nhờ phiếu bình chọn của khán giả (không rõ có phải khán giả thực sự bình chọn cho cô hay không). Tuy nhiên, một BTV âm nhạc nói với tôi rằng giọng hát của cô rất hay, chỉ có điều bản lĩnh sân khấu chưa có mà thôi.
Vì vậy mà tôi mong chờ màn đột phá của cô.
Khánh Ly hát bài bắt buộc "Hoa tím cung đường" của Đức Trịnh. Cô có giọng khá lạ, giọng này hát nhạc nhẹ chắc hay hơn hát thính phòng. Đoạn mở đầu cô hát rất hay, các đoạn phiêu cũng vậy. Nhưng có điều lạ là cô cứ hát lời là y như rằng bài hát trở nên tẻ ngắt.
Cả bài "Lời ru cho anh" của Phạm Đình Sáu cũng được Ly hát theo kiểu như vậy. Có lẽ cô biết điểm yếu của mình khi hát lời, nên dành nhiều thời gian để phiêu. Nhưng phiêu hơi nhiều, đâm ra thành lạm dụng.
Dự đoán: Hơi khó, vì không có ai thực sự nổi bật. Có thể Đào Tố Loan sẽ hơn điểm nhờ xử lý "Cô gái vót chông" theo cách riêng, tương đối chấp nhận được.
PHONG CÁCH DÂN GIAN
Các thí sinh thi phong cách dân gian bao giờ cũng được tôi mong đợi nhất, bởi đây là dòng nhạc dễ nghe nhất nhưng để hát hay lại rất khó. Hơn nữa các nữ thí sinh hát dòng nhạc dân gian những năm gần đây rất xinh. Bùi Lê Mận - giải Nhất Sao Mai 2009 là một ví dụ.
1. Nguyễn Thị Phương Thanh
"Cung đàn Thúy Kiều" của Ngọc Thịnh mang âm hưởng dân ca Nghệ Tĩnh. Nhưng không hiểu do sáng tác, hay do cách hát của... mà bài này thiếu hẳn độ ngọt ngào, sâu lắng vốn có, tiêu biểu cho dân ca Nghệ Tĩnh.
Ở ca khúc tự chọn, Phương Thanh tiếp tục chọn âm hưởng dân ca Nghệ Tĩnh qua "Hết giận rồi thương" của Tiến Dũng và Hoàng Lương. Ở bài này, cô khắc phục được nhược điểm đã mắc trong bài trước: bài hát trở nên sâu lắng hơn, đa tình hơn. Đáng tiếc là hai ca khúc cùng một màu, khiến Phương Thanh không thể hiện được sự đa dạng trong giọng hát của mình. Đã thế cả hai bài hát đều không có cao trào.
2. Nguyễn Thị Bích Hồng
Hát "Chiều phủ Tây Hồ" của Phú Quang, thơ Thái Thăng Long là một thách thức đối với bất cứ ca sĩ nào. Bích Hồng ngồi giữa sân khấu như hát ả đào, tạo ấn tượng tốt về mặt hình ảnh. Trong tiếng đàn đáy khắc khoải, cô thể hiện đoạn đầu khá tốt. Tuy nhiên, giọng của Hồng khá mỏng, đã thế có những đoạn cô luyến láy điệu một cách bất thường, khiến bài hát như đãi ra. Nhưng dù sao cũng nên biểu dương Hồng vì đã có cố gắng xử lý bài hát theo một cách mới hơn.
Hồng chọn "Nhớ về quê mẹ" của Vân Đông với âm hưởng hò Huế như một cách lấy lòng khán giả cố đô (vòng chung kết Sao Mai năm nay diễn ra ở Huế). Nhưng tiếc thay bài hát của cô lại ít chất Huế quá. Không biết do Hồng không bắt chước được giọng Huế, hay cô cố tình dùng giọng Bắc để hát một bài hát về Huế, mà khán giả như tôi nghe cô cứ có cảm giác đang ăn món "giả cầy".
3. Lương Nguyệt Anh
Ở "Lời ru" nhạc: Lê Minh, lời: Hoàng Hạnh, phải ghi nhận rằng Nguyệt Anh đã có một bài hát ru ngọt ngào, điểm xuyết khắc khoải cần thiết. Chất dân gian được cô thể hiện rất rõ nét, cộng thêm với cách xử lý khá thông minh.
Dàn nhạc dây chơi đoạn dạo đầu cho "Làng quan họ quê tôi" của Nguyễn Trọng Tạo và Nguyễn Phan Hách quá hay, mở ra một không gian vô cùng lãng mạn. Nhưng trên cái nền đó, Nguyệt Anh lại không vẽ nên được một bức tranh quan họ trải rộng và tràn đầy màu sắc. Cô chủ động làm chậm tiết tấu, khiến bài hát phần nào mất đi sức sống vốn có của nó. Tiếc rằng giọng hát hay và những nỗ lực xử lý riêng của Nguyệt Anh đã không làm cho bài này hay hơn.
Dự đoán: Có thể Nguyệt Anh sẽ chiến thắng.
PHONG CÁCH NHẠC NHẸ
1. Nguyễn Huy Quyết
Quyết hát 2 bài: "Sẽ mãi yêu anh" nhạc Phùng Tuấn Hà, thơ: Pushkin và "Giấc mơ" của Hải Thuận. Ấn tượng chung là Quyết có một giọng hát trữ tình đẹp. Tuy nhiên, ở cả hai bài, Quyết chọn cách hát an toàn, hiền lành, không có cao trào. Ban nhạc đệm cho Quyết chơi rất ra chất nhạc nhẹ, nhưng Quyết lại không thể hiện điều đó trong giọng hát của mình.
2. Đoàn Thị Thúy Trang
Tôi luôn thích các ca khúc của nữ nhạc sĩ Giáng Son. "Mùa đông không lạnh" là một ca khúc mà Giáng Son phổ thơ của Quế Chi. Các bài của Giáng Son đầy những nỗi khắc khoải và được thể hiện bằng những giọng hát rất kịch tính như Tùng Dương. Lần này, những khắc khoải của Giáng Sơn được Thúy Trang thể hiện bằng một giọng cao và thanh thoát, khá lạ và cũng hay. Nhưng có một số nốt cao Trang hát bị vỡ.
Rất tiếc, sang bài tự chọn "Nếu như anh đến" của Nguyễn Đức Cường, Trang lại đánh mất toàn bộ cá tính của mình trong một bài hát mà lẽ ra rất phù hợp với một ca sĩ trẻ như cô.
3. Lê Việt Anh
Hoàn toàn không có cảm giác rằng Việt Anh hát "Anh yêu em" của Vũ Quang Trung là ca khúc bắt buộc, vì đã biết phả vào bài hát cũ này một không gian rất mới. Ưu điểm của Việt Anh là hát các nốt thấp rất rõ, không bị xỉn. Có lẽ Việt Anh là thí sinh duy nhất của Sao Mai 2011 làm chủ được giọng hát của mình. Cậu đã làm mới bài hát một cách đầy thuyết phục, nhất là cách tạo ra đoạn cao trào rất phê.
Hy vọng Việt Anh sẽ trở thành nam ca sĩ thứ hai ở Việt Nam sau Tùng Dương có giọng hát biến hóa. Tôi có suy nghĩ thế sau khi nghe Việt Anh hát "Vậy thôi" của Xuân Thủy. Thật không uổng khi để cậu thi ở vị trí cuối cùng. Việt Anh xứng đáng là ca sĩ hát hay nhất đêm chung kết.
Dự đoán: Lê Việt Anh đoạt giải Nhất.
KẾT QUẢ CHUNG CUỘC:
Phong cách thính phòng
Giải Nhất - Đào Tố Loan
Giải Nhì - Vũ Thắng Lợi
Phong cách dân gian
Giải Nhất - Lương Nguyệt Anh
Giải Nhì - Nguyễn Thị Phương Thanh
Phong cách nhạc nhẹ
Giải Nhất - Đoàn Thị Thúy Trang
Giải Nhì - Lê Việt Anh
Một chút bất ngờ khi giải Nhất phong cách nhạc nhẹ không thuộc về Lê Việt Anh như dự đoán. Tôi lại cứ ngỡ là Thúy Trang chỉ đoạt giải Ba thôi đấy.
Ban nhạc dưới sự chỉ đạo của nhạc sĩ Xuân Thủy vẫn chơi rất hay, giống như họ đã từng chơi ở Sao Mai 2009.
Tham khảo:
CHUNG KẾT SAO MAI 2009
10 comments:
Em đây :D
Em không khoái Chiều phủ Tây Hồ mới. Nó không có vẻ sáng mà tịnh của chiều ở đó :)
Đúng rồi ạ. Năm ngoái anh nhận xét về ban nhạc nên năm nay em chỉ nghe nhạc.
Tiếc cho Lê Việt Anh :((
Thế BGK đánh giá các thí sinh dòng nhạc nhẹ thế nào mà trật thế ạ?
Bạn Khánh Ly ở dòng thính phòng hát nhiều chỗ chênh, phô. Không hiểu do cột hơi của bạn không tốt hay do tâm lý hay tai bạn ấy kém??????? Giọng bạn dày, nhưng xỉn.
3 thí sinh dòng thính phòng hôm chung kết toàn quốc đều hát dưới phong độ, phô chênh nhiều. Nhưng do theo dõi khả nẳng cả đợt thi nên bánh khảo đều thống nhất Loan là thí sinh khá nhất của dòng này.
Lương Nguyệt Anh hát bài tự chọn quá thường, sít nữa thì giải nhất dòng này thuộc về Phương Thanh ke ke...
Em Việt Anh hát rất tốt, đáng lẽ đứng số một nếu như không show off quá nhiều. Giasm khảo cũng là con người nên sự thích thú sẽ nghiêng về những thí sinh khiêm tốn, đúng mực :-D
Nhưng em thích Việt Anh, chỉ cần chút điềm tĩnh và khiêm tốn, em ấy sẽ tiến rất xa :-)
thật là đáng buồn cho người viết bài báo này...chẳng hiểu một chút gì về kỹ thuật thanh nhạc mà nhận xét,đánh giá như một chuyên gia. Đúng là báo chí...Hehe..thử đánh giá bài báo này so với đa số những bài báo khác viết về Đêm chung kết xếp hạng mà xem...lệch hoàn toàn.
@Nặc danh:
Có ai là nhà báo và viết báo trong blog này đâu bạn?
mình cũng kết nặng đắm đuối Anh yêu em của Việt Anh
Đăng nhận xét